Xe AT lên xuống dốc thía nào cho pro?

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
1. Xuống dốc

Đường thực tế thì em chưa gặp đường nào có độ dốc và độ dài của dốc lớn đến mức đáng lo ngại, nhưng khi xuống một số hầm đỗ xe (của các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm) em đã gặp những dốc có độ dốc cao, và gặp phải tình trạng xe lao xuống quá nhanh, buộc phải rà phanh để giảm tốc.

Em cũng đã áp dụng vào số bán tự động, để số thấp nhất là số 1 nhưng xe vẫn lao quá nhanh, đồng thời vòng tua máy lên rất cao, trên 2000 rpm. Vẫn phải dí phanh.

Xuống hầm thì cũng chỉ một đoạn ngắn cũng không thành vấn đề, nhưng xuống đèo núi mà liên tục rà phanh thì không ổn các cụ nhỉ.

2. Lên dốc

Em hay đi qua dốc Bưởi (Đào Tấn cắt với đường Bưởi) và độ dốc cỡ này thì chưa có vấn đề gì. Em toàn phi xe hơi chếch chếch đi tí là thậm chí nhả phanh ra xe cũng không bị trôi.

Nhưng độ dốc cao hơn và xe phải đi thẳng đường lên dốc thì xảy ra tình trạng trôi xe khi phải dừng giữa dốc. Đối với xe MT thì không phải bàn, cứ việc áp dụng bài đề-pa leo dốc, dùng phanh tay hay không dùng phanh tay đều có thể áp dụng tùy độ dốc, còn xe AT thì em áp dụng thế này:

2.1 Nếu đằng sau không có xe khác, do đó có thể chấp nhận trôi xe một đoạn thì khi có thể chuyển bánh khởi hành, em chuyển chân phanh sang chân ga thật nhanh.

2.2 Nếu đằng sau có chướng ngại vật thì em phải dùng phanh tay. Khi chuyển bánh thì vừa ga lên, vừa nhả phanh tay.

2.3 Cách thứ 3 em mới nghĩ mà chưa áp dụng vì nó có vẻ củ chuối. Đó là dùng chân trái đạp phanh, chân phải nhấn ga. Khi có thể chuyển bánh thì chân phải vừa nhấn ga, chân trái vừa từ từ nhả bàn đạp phanh. Thế là khỏi phải dùng phanh tay.

Đại đa số trường hợp là em áp dụng cách 2.2 và không có vấn đề gì, tuy nhiên có quy tắc nào để phối hợp cho nó pro không các cụ nhỉ? Như là trên xe MT, cảm nhận được côn bám, máy gằn, xe rung thì bắt đầu nhà phanh tay ấy. Trên xe AT thì không có những dấu hiệu ấy cho người lái biết. Hay là nhìn vòng tua máy? Em đi cũng thành quen rồi nhưng gấu nhà em thì không dám đi, mà chả biết hướng dẫn bằng lời thế nào.
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,114
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Xuống dốc thì cụ mua Mondeo đi nó sẽ dồn số tự động, pro cực!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,485
Động cơ
900,894 Mã lực
Nói đến AT thì có rất nhiều loại, những loại kha khá sẽ có chế độ lên - xuống dốc tự động, ít khá hơn một chút thì có cái nút Auto-Hold, lên dốc cao mà bị đường tắc cứ bấm cái nút ấy rồi chân để ở pedal phanh, xe chậy chậm quá thì chuyển sang pedal ga khống chế tốc độ bò có thể được phép của nó.
Nếu xe không có những tiện ích ấy, dốc không quá cao có chế độ S, chuyển số lên cao chậm hơn, số xuống nhanh hơn. Nếu dốc cao, dài hay đi đường đồi núi ngoằn nghèo thì nên phối hợp thường xuyên với cả chế độ D để khống chế số lên hay xuống hợp lý với độ dốc, tốc độ chạy được sao cho máy đỡ "gầm" hay rên (gần đến giai đoạn "gõ"). Đường quen và tầm quan sát tốt có thể hơi lấy đà một chút khi chuẩn bị lên dốc,
Xe bán tự động khi chuyển sang MT các số thấp như 1 hay 2 cũng gần như xe MT, nhưng sự liên kết giữa máy và bánh xe không hoàn toàn cứng 1:1 vì vẫn là hệ biến mô thủy do vậy việc phải dùng phanh nhiều hơn khi xuống những cái dốc rất cao dù xe đã để ở số 1 là chuyện bình thường. Ngay đi đường bằng thì chạy 1 cái AT xe vẫn phải "đỏ đuôi" thường xuyên hơn 1 cái MT rất nhiều!
Ai cũng thấy AT rất tiện lợi. Các phần mềm điều khiển xe trong ECU được học lại từ những lái xe có nhiều kinh nghiệm nhất. Trên kia cũng có 1 cái topic về kinh nghiệm lái xe AT với lời khuyên "chỉ sử dụng chế độ D" tức là để xe nó giúp mình mọi thứ.
Nhưng ai quan tâm nhiều đến At cũng sẽ thấy, những cái xe giá bán tương đối cao được tích hợp option "semi-AT", tức là đưa lại chế độ MT vào. Vì có thông minh đến mấy thì ở rất nhiều tình huống chạy xe ECU điều khiển chưa hoàn toàn tối ưu, sự can thiệp của người lái xe có kinh nghiệm vào vẫn tốt hơn chế độ tự động rất nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

tman75hd

Xe hơi
Biển số
OF-59462
Ngày cấp bằng
19/3/10
Số km
155
Động cơ
444,400 Mã lực
Nơi ở
Chí Linh, Hải Dương
Website
tman75hd.blogspot.com
AT thì ly hợp của nó thuộc loại thuỷ lực, có nghĩa là bơm dầu cho các cánh ly hợp để văng từ bên cánh này sang cánh kia, do đó ly hợp không thể 'dính' chết như của loại MT. Do điều này nên việc xuống dốc dùng số thấp (nếu xe có số thấp) hiệu quả thấp hơn so với MT. Khi xuống dốc xe AT thì nhà cháu vẫn dùng số thấp, sau đó nhấp phanh cho chậm hẳn lại rồi nhả phanh cho xe tăng tốc dần dần (không đạp ga) rồi khi thấy tốc độ cao dần thì lại nhấp phanh....cách này có thể làm bớt nóng má phanh và hệ thống dầu phanh.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
Nghe các cụ giải thích thì những hiện tượng của xe AT khi lên xuống dốc như em đã trình bày thuộc về bản chất cố hữu của nó rồi. Cám ơn và vodka các cụ nhìu!

Thế cơ mà tóm lại đi những cung đường khó (như Tam Đảo chẳng hạn, em mới nghe nói nhưng mà chưa đi) thì đi xe AT là không an toàn bằng xe MT rồi các cụ nhể, bất kể kinh nghiệm cầm lái thía nào.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,485
Động cơ
900,894 Mã lực
Nghe các cụ giải thích thì những hiện tượng của xe AT khi lên xuống dốc như em đã trình bày thuộc về bản chất cố hữu của nó rồi. Cám ơn và vodka các cụ nhìu!
Thế cơ mà tóm lại đi những cung đường khó (như Tam Đảo chẳng hạn, em mới nghe nói nhưng mà chưa đi) thì đi xe AT là không an toàn bằng xe MT rồi các cụ nhể, bất kể kinh nghiệm cầm lái thía nào.
Đường Tam Đảo thì cũng bình thường thôi bác. Vì là khu du lịch gần Hà Nội, ven đường phía ta luy âm phần lớn các quãng đường đã được xây các bục bê tông ngăn xe vượt qua xuống vực rồi. Khi xuống, nếu lái AT thì chắn phải đệm nhiều phanh hơn một chút. Còn lúc leo lên, xe AT mà yếu thì leo hơi vất vả hơn MT, nhất lại tải nhiều nữa. Nhưng họ vẫn leo lên đến nơi bình thường. Chỉ khi nào phải leo những cái dôc tương đối thực thụ như đèo Khau Phạ trên đường 32 (đường đi Than Uyên) trở lên thì mấy cái AT yêu yếu mới bị thử thách thật!
 

ktslengoc

Xe tải
Biển số
OF-46223
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
356
Động cơ
465,100 Mã lực
Chạy đường bằng hay dốc ngắn hay thoải thì no problem,
Nhưng đổ đèo = AT là vấn đề lớn, đèo dài đạp phanh lâu sợ cháy má,
mà về S1 thì gầm rú giật kinh hồn, vòng tua vọt khủng khiếp, S2 thì trôi vù vù,
em đi CV đường Lũng Cú mà mỗi lần xuống đèo lại toát mồ hôi hột...
http://www.otofun.net/threads/295249-lung-cu-mua-thu-noi-dia-dau-to-quoc?highlight=
 

beck_vn

Xe điện
Biển số
OF-17990
Ngày cấp bằng
28/6/08
Số km
2,004
Động cơ
525,620 Mã lực
Nơi ở
29B-055.54
Xuống dốc kiểu pro thì cụ đừng đạp phanh. Em nhớ các pro tổ lái ngày trước toàn tháo phanh đấy.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi năm ngoái em lên Việt Trì làm việc. Anh ở cơ quan trên đó kể: chỗ ông ý có mấy mợ rủ nhau mua KM tự động cho dễ đi, chưa được 1 năm đã đòi bán. Hóa ra nếu đi loanh quanh trong thành phố thì không sao, nhưng nhiều chỗ hơi đèo dốc là các mợ bị trôi ngược, không dám đi nữa, thành thử lại rủ nhau bán !. Theo em, các xe AT mà tầm nhỏ 1.5 đổ lại thường là yếu, đi đèo phải rất quen xe. Trước em chạy Vivant 2.0 AT leo đèo thấy cũng ngon. Nó có 3 số L 1, 2 và 3, càng dốc càng để thấp, ít phải rà phanh khi đổ đèo.
 

biken

Đi bộ
Biển số
OF-141128
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
7
Động cơ
364,970 Mã lực
Về số L hoặc 1,2 tuỳ độ dốc, cả lên và xuống dốc. Mình thường xuyên đi dốc, đèo, nếu cứ để D mà rà phanh thì trời mưa ABS kêu liên tục
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,112
Động cơ
512,228 Mã lực
Nếu các bác thi thoảng đi chơi núi thì lên xuống như nào cũng được, xe AT nam phụ lão ấu đều lái được chả cần lăn tăn nhiều, lên thì thốc gas xuống thì dí phanh, bác nào đi rồi đều biết là trừ khi xe có chức năng hỗ trợ đổ dốc chứ dùng số thấp xuống dốc chả ăn thua, vẫn phải dí phanh lại hại máy.

Còn nếu nhà ở vùng đồi núi thì xác định lâu dài là thường xuyên thay má phanh thôi, chứ dùng engine-break liên tục dễ đi củ máy lắm, các bác cứ so sánh giá tiền bảo dưỡng phanh và tiền làm máy thì biết.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu các bác thi thoảng đi chơi núi thì lên xuống như nào cũng được, xe AT nam phụ lão ấu đều lái được chả cần lăn tăn nhiều, lên thì thốc gas xuống thì dí phanh, bác nào đi rồi đều biết là trừ khi xe có chức năng hỗ trợ đổ dốc chứ dùng số thấp xuống dốc chả ăn thua, vẫn phải dí phanh lại hại máy.

Còn nếu nhà ở vùng đồi núi thì xác định lâu dài là thường xuyên thay má phanh thôi, chứ dùng engine-break liên tục dễ đi củ máy lắm, các bác cứ so sánh giá tiền bảo dưỡng phanh và tiền làm máy thì biết.
Em sợ cứ dí phanh liên tục, có khi không còn cơ hội mà thay phanh đấy cụ ạ.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,485
Động cơ
900,894 Mã lực
Nếu các bác thi thoảng đi chơi núi thì lên xuống như nào cũng được, xe AT nam phụ lão ấu đều lái được chả cần lăn tăn nhiều, lên thì thốc gas xuống thì dí phanh, bác nào đi rồi đều biết là trừ khi xe có chức năng hỗ trợ đổ dốc chứ dùng số thấp xuống dốc chả ăn thua, vẫn phải dí phanh lại hại máy.
Còn nếu nhà ở vùng đồi núi thì xác định lâu dài là thường xuyên thay má phanh thôi, chứ dùng engine-break liên tục dễ đi củ máy lắm, các bác cứ so sánh giá tiền bảo dưỡng phanh và tiền làm máy thì biết.
Bác yên tâm trong vấn đề sử dụng sức ỳ của máy làm phanh. Không biết mấy cái xe mới chuyên dùng để đi trong thành phố như thế nào, còn lại thì nhà sx đã chế tạo ra cái xe với mục đích cho những công việc cả như đổ dốc dài rồi. Em hay chạy đường đồi núi, ngay ở đồng bằng em cũng có thói quen ít động đến phanh, nhưng có cái xe sau hơn 12 năm máy bị sử dụng thường xuyên cho hãm tốc độ nhưng bộ hơi vẫn còn rất khỏe!
Đi đường đèo dốc cao, nhiều dốc hay dốc dài mà bác lạm dụng phanh thì việc hay phải thay phanh chỉ là vấn đề rất nhỏ. Nhất là xe càng to, càng nặng thì việc phải phanh thường xuyên ngang dốc là điều nên tránh. Phanh nhiều không chỉ nhanh mòn má mà nó sẽ rất nóng. Khi nhiệt độ quá cao, nhiều chế độ làm việc của bộ phanh không còn bình thường. Nếu không quen sử dụng máy để hãm tốc độ cho xe, thì cách đi an toàn nhất là cách từng quãng thời gian nên nghỉ để máy và phanh có thể nguội nhằm đảm bảo chế độ hoạt động an toàn của chúng!
 
Chỉnh sửa cuối:

nghiemhung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19759
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
1,757
Động cơ
518,100 Mã lực
Em đi pro luôn:
Lên dốc bấm hỗ trợ lên dốc
Xuống dốc kéo về L xuống như rùa bò luôn
 

Kysidemtrang

Xe buýt
Biển số
OF-129428
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
581
Động cơ
366,338 Mã lực
khởi hành AT giữa dốc thì cái 2.2 là đúng bài, an toàn + hiệu quả nhất cụ ạ.
2.3 thì lởm. tuyệt đối ko nên.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,485
Động cơ
900,894 Mã lực
khởi hành AT giữa dốc thì cái 2.2 là đúng bài, an toàn + hiệu quả nhất cụ ạ.
2.3 thì lởm. tuyệt đối ko nên.
Các bác nói AT chung chung quá!
Nhiều cái AT bây giờ "phanh tay" họ lại để dưới chân cho nên sử dụng nó cũng không tiện lắm (chắc nếu tập quen thì cũng được, vì lúc ấy chân phải để cài hay cắt "phanh tay". Nhưng cái xe mới của em thì phanh tay không có cả cần lẫn bàn đạp mà chỉ là cái lẫy khi dùng bấm vào nó thôi)!
Do cấu tạo của bộ biến mô xe AT, không sợ chết máy, xe ít trôi hơn cho nên cứ chân trái chuyển giữa pedal phanh (chân) và pedal ga là tương đối đủ, cho cả trường hợp dốc tương đối cao!
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
Túm lại là khó có thể có công thức chung các cụ nhể.

Đọc đến đây thì em tạm kết luận là trừ những xe nào có hộp số có chức năng hỗ trợ đổ dốc, thì khi xuống dốc bằng xe AT, vào số thấp để hãm bằng động cơ không có hiệu quả mấy. Cái này là đúng cho hầu hết xe AT, không chỉ cái xe em đang đi (Focus AT).

Trên cái Focus AT nếu em nhả hoàn toàn chân ga thì xe vẫn lao đi mà không hề giảm tốc. Tất nhiên là sau một quãng dài thì nó cũng chậm lại, nhưng chỉ giống như đang đạp xe đạp mà ngừng đạp thôi, chứ không giống như trên xe MT, nếu giảm ga hoặc nhả hẳn chân ga thì cảm giác xe bị hãm lại rất rõ. Việc này càng khiến cho đi xe AT trong phố phải liên tục sử dụng phanh để giảm tốc độ của xe (trong khi xe MT chỉ cần giảm ga).

Một lần đi đường đèo ở Hòa Bình, đoạn đi vào V-Resort, gặp một đoạn dốc xuống tương đối thẳng, em đã thử để số D và nhả hoàn toàn chân ga cho xe lao xuống dốc. Kết quả là xe đã lên đến tốc độ 80 kM/h. Đến tốc độ này thì em hơi hãi, phải dí phanh rồi.
 

quancan

Xe tăng
Biển số
OF-22054
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
1,908
Động cơ
511,477 Mã lực
Nơi ở
18 H-Q-Viet. Email :quancancan@gmail.com
Lái xe công tử sao biết đc Khau Phạ
Đường Tam Đảo thì cũng bình thường thôi bác. Vì là khu du lịch gần Hà Nội, ven đường phía ta luy âm phần lớn các quãng đường đã được xây các bục bê tông ngăn xe vượt qua xuống vực rồi. Khi xuống, nếu lái AT thì chắn phải đệm nhiều phanh hơn một chút. Còn lúc leo lên, xe AT mà yếu thì leo hơi vất vả hơn MT, nhất lại tải nhiều nữa. Nhưng họ vẫn leo lên đến nơi bình thường. Chỉ khi nào phải leo những cái dôc tương đối thực thụ như đèo Khau Phạ trên đường 32 (đường đi Than Uyên) trở lên thì mấy cái AT yêu yếu mới bị thử thách thật!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top