Xe AT lên xuống dốc thía nào cho pro?

quancan

Xe tăng
Biển số
OF-22054
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
1,600
Động cơ
511,428 Mã lực
Nơi ở
18 H-Q-Viet. Email :quancancan@gmail.com
CPU không bao giờ bằng đc não người.
Túm lại là khó có thể có công thức chung các cụ nhể.

Đọc đến đây thì em tạm kết luận là trừ những xe nào có hộp số có chức năng hỗ trợ đổ dốc, thì khi xuống dốc bằng xe AT, vào số thấp để hãm bằng động cơ không có hiệu quả mấy. Cái này là đúng cho hầu hết xe AT, không chỉ cái xe em đang đi (Focus AT).

Trên cái Focus AT nếu em nhả hoàn toàn chân ga thì xe vẫn lao đi mà không hề giảm tốc. Tất nhiên là sau một quãng dài thì nó cũng chậm lại, nhưng chỉ giống như đang đạp xe đạp mà ngừng đạp thôi, chứ không giống như trên xe MT, nếu giảm ga hoặc nhả hẳn chân ga thì cảm giác xe bị hãm lại rất rõ. Việc này càng khiến cho đi xe AT trong phố phải liên tục sử dụng phanh để giảm tốc độ của xe (trong khi xe MT chỉ cần giảm ga).

Một lần đi đường đèo ở Hòa Bình, đoạn đi vào V-Resort, gặp một đoạn dốc xuống tương đối thẳng, em đã thử để số D và nhả hoàn toàn chân ga cho xe lao xuống dốc. Kết quả là xe đã lên đến tốc độ 80 kM/h. Đến tốc độ này thì em hơi hãi, phải dí phanh rồi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,947 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
khởi hành AT giữa dốc thì cái 2.2 là đúng bài, an toàn + hiệu quả nhất cụ ạ.
2.3 thì lởm. tuyệt đối ko nên.
Có gì mà lởm hở cụ?
Có một số xe AT phanh (tay) bằng chân. VD Camry. Vì vậy thay vì chân trái đạp phanh (tay) thì đạp luôn phanh chân để khởi hành.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,303
Động cơ
898,524 Mã lực
Túm lại là khó có thể có công thức chung các cụ nhể.
Trên cái Focus AT nếu em nhả hoàn toàn chân ga thì xe vẫn lao đi mà không hề giảm tốc. Tất nhiên là sau một quãng dài thì nó cũng chậm lại, nhưng chỉ giống như đang đạp xe đạp mà ngừng đạp thôi, chứ không giống như trên xe MT, nếu giảm ga hoặc nhả hẳn chân ga thì cảm giác xe bị hãm lại rất rõ. Việc này càng khiến cho đi xe AT trong phố phải liên tục sử dụng phanh để giảm tốc độ của xe (trong khi xe MT chỉ cần giảm ga)...
Xe AT thường bị kêu tốn xăng hơn cho nên lên số cao sớm hơn, nhả chân ga nhưng xe chưa giảm tốc độ ngay (nếu chạy ở chế độ D) là cách làm mà các nhà sx đưa vào cái ECU cho xe đỡ hao nhiên liệu hơn. Do vậy lái xe AT quen người ta thường nới chân ga ra sớm hơn so với MT khi thấy đoạn đường phía trước cần giảm tốc độ!
Nhưng nhận xét của bác về sử dụng sức ỳ của máy để giảm tốc độ ở xe AT không hiệu quả thì không chính xác lắm. Việc lợi dụng sức ỳ của máy để giảm tốc độ nhằm hạn chế dùng phanh thì không chỉ các bác tài xe tải nặng trên đường dốc mà cả với những cái xe AT nhỏ cũng nên thực hiện vì khi phanh là lúc xe kém ổn định nhất, kể cả các loại xe được trang bị đầy đủ các hệ thống chống trượt hiện đại. Nhất là đi trên những quãng đường trơn, trượt, cung cua gấp... vì thế trước khi vào cua người ta thường khuyên nên đệm nhẹ phanh để giảm tốc độ đến vừa phải, khi vào trong cua thì lại hơi ga lên để bánh bám đường hơn và tùy tốc độ chạy an toàn được trong cua để sử dụng mức ga (ga nhẹ đi tương đương dùng sức ỳ của máy giảm tốc độ)!
 
Chỉnh sửa cuối:

vt_hoa

Xe tăng
Biển số
OF-84312
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
1,474
Động cơ
425,119 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
@ cụ Kienvinh: đổ đèo xe AT mà cụ để D thì em Ạ cụ ngàn lần, chắc cài đèo cụ đổ nó ngắn, cụ thừ đổ vào cái đèo khoảng 10km xem nó như thế nào. Em đã đổ đèo Tây Trường Sơn hơn 10km bằng xe AT, cụ nào nói dùng chế độ số manual không có tác dụng thì chứng tỏ chưa bao giờ đi đèo. Em đổ đèo dài, điều chỉnh số thùy theo tốc độ xe và độ dốc, thỉnh thoảng đệm phanh khi cảm thấy tốc độ vượt ngưỡng kiểm soát. Vào mấy cái hầm bãi đỗ xe Hà nội cụ phanh thoải mái vài chục năm chẳng cháy được má phanh đâu, cụ đổ đèo Tam Đảo hoặc vườn quốc gia Ba Vì mà gí phanh liên tục xem hậu quả thế nào. Các cụ cứ bay nhiều giờ trên nhiều địa hình xe cảm nhận được cái ưu việt của xe AT. Thời gian lái của em gần 10 năm, chủ yếu chạy MT nhưng sau gần 2 năm chạy xe AT, chinh phục khá nhiều đèo dốc từ phía bắc đến miền trung và Tây nguyên em kết luận chạy AT sướng hơn MT
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,361 Mã lực
Chính vì chưa đi đường đèo hiểm hóc nào nên em mới liên tưởng, nếu xuống hầm một đoạn vài chục mét, cài số 1 trên xe AT không thấy mấy tác dụng, thì khi đổ đèo thật sự nó có tác dụng đáng kể không.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,303
Động cơ
898,524 Mã lực
Chính vì chưa đi đường đèo hiểm hóc nào nên em mới liên tưởng, nếu xuống hầm một đoạn vài chục mét, cài số 1 trên xe AT không thấy mấy tác dụng, thì khi đổ đèo thật sự nó có tác dụng đáng kể không.
Bác không nên so sánh độ dốc xuống hầm ở 1 vài nhà cao tầng!
Đèo thật ngoài đường không có nền bê tông có gờ chống trượt và không phải lúc nào cũng khô như ở mấy cái đường xuống (hay lên) nhà để xe. Khi dốc quá thì cả xe MT cái số 1 vẫn phải đệm phanh khi xuống dốc!
Còn ở những cái đèo, thì độ dốc thường dưới 15 độ (những chỗ dốc cao hơn thì chỉ là những quãng rất ngắn thôi), tuy vậy khi chạy được quãng dài xe vẫn gia tốc dần lên để vượt quá tốc độ an toàn cho nên nếu thỉnh thoảng có phải đệm phanh thì cũng là bình thường. Người ta chỉ tránh rà phanh lâu làm phanh bị nóng quá mức thôi!
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,947 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Chính vì chưa đi đường đèo hiểm hóc nào nên em mới liên tưởng, nếu xuống hầm một đoạn vài chục mét, cài số 1 trên xe AT không thấy mấy tác dụng, thì khi đổ đèo thật sự nó có tác dụng đáng kể không.
Cài số 1 xe AT chưa chắc đã nhận ngay trong quãng đường vài chục mét. Có thể màn hình hiển thị là số 1 nhưng thực sự là số 4 đang hoạt động. Để giảm tốc bác phải lựa chọn 1 trong 2 cách: 1. Giật tiếp về số 1.
2. Đệm phanh.
Khi đó số 1 mới thực sự phát huy tác dụng.
 

adonis

Xe buýt
Biển số
OF-11787
Ngày cấp bằng
27/11/07
Số km
805
Động cơ
535,513 Mã lực
vt_hoa nói:
@ cụ Kienvinh: đổ đèo xe AT mà cụ để D thì em Ạ cụ ngàn lần, chắc cài đèo cụ đổ nó ngắn, cụ thừ đổ vào cái đèo khoảng 10km xem nó như thế nào. Em đã đổ đèo Tây Trường Sơn hơn 10km bằng xe AT, cụ nào nói dùng chế độ số manual không có tác dụng thì chứng tỏ chưa bao giờ đi đèo. Em đổ đèo dài, điều chỉnh số thùy theo tốc độ xe và độ dốc, thỉnh thoảng đệm phanh khi cảm thấy tốc độ vượt ngưỡng kiểm soát. Vào mấy cái hầm bãi đỗ xe Hà nội cụ phanh thoải mái vài chục năm chẳng cháy được má phanh đâu, cụ đổ đèo Tam Đảo hoặc vườn quốc gia Ba Vì mà gí phanh liên tục xem hậu quả thế nào. Các cụ cứ bay nhiều giờ trên nhiều địa hình xe cảm nhận được cái ưu việt của xe AT. Thời gian lái của em gần 10 năm, chủ yếu chạy MT nhưng sau gần 2 năm chạy xe AT, chinh phục khá nhiều đèo dốc từ phía bắc đến miền trung và Tây nguyên em kết luận chạy AT sướng hơn MT
Cụ nói quá chuẩn, em cũng chạy ÁT khi lên dốc thì e thường giữ nguyên D, chỉ khi xuống dốc e mới chuyển sang Manual. Chạy đg Tây Bắc mà cũng ít phải dùng đến phanh
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,361 Mã lực
Em không chắc chắn về ý kiến của bác lắm, vì khi em xuống hầm và cài số 1 thì vòng tua máy lên trên 2000 rpm, hiển thị trên màn hình là số 1, và thực tế không thể là số 4 với số rpm như thế được.

Cài số 1 xe AT chưa chắc đã nhận ngay trong quãng đường vài chục mét. Có thể màn hình hiển thị là số 1 nhưng thực sự là số 4 đang hoạt động. Để giảm tốc bác phải lựa chọn 1 trong 2 cách: 1. Giật tiếp về số 1.
2. Đệm phanh.
Khi đó số 1 mới thực sự phát huy tác dụng.
 

luongthanhhp

Xe hơi
Biển số
OF-99710
Ngày cấp bằng
12/6/11
Số km
103
Động cơ
399,130 Mã lực
Em không chắc chắn về ý kiến của bác lắm, vì khi em xuống hầm và cài số 1 thì vòng tua máy lên trên 2000 rpm, hiển thị trên màn hình là số 1, và thực tế không thể là số 4 với số rpm như thế được.
Xuống hầm thì cụ cứ để D cho đỡ gằn máy rồi rà phanh cho xuống ở tốc độ an toàn thôi. Mình thường xuyên có việc đi các cửa khẩu Móng Cái,Hoành Mô hay Bắc Phong Sinh với yaris 1.3 hatback em chỉ biết mỗi để số D thôi,xuống mấy con dốc ở tốc độ 80km/h em chẳng thấy nó lên tốc độ gì cả(nghe nói hộp số nó hỗ trợ đổ dốc) thấy chậm e toàn mớm cho nó lên 100km/h cho tròn b-) .Còn các bác cứ đi trong phố cứ dùng số D và rà phanh ở các con dốc nhỏ,chẳng phải lo gì đâu.
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Đợt này đi Cao Bằng đi lão ơi - làm chuyến là vỡ ra nhiều thứ lắm. Lão chưa đi thì chưa biết thôi chứ cứ xem lại các chuyến đi trước của hội đi Trạm Tấu - Nghĩa Lộ, Điện Biên Đông - Điện Biên, Simacai - Bắc Hà, Bảo Lạc - Cao Bằng...focus AT lên đèo đổ dốc phê lắm, đi về mới vỡ ra được cách sử dụng tối ưu vợ 2 của mình - số bán tự động nó hãm rất tốt nhưng vẫn phải đệm phanh, nhưng nhớ là đệm chứ không phải là rà không có như mấy cụ trên này đã nói, không còn cơ hội để phanh :D

Xem blue movies nhiều, xem tạp chí Playboy nhiều chưa chắc làm tình đã có kinh nghiệm & giỏi - chỉ có tự mình thực sự làm thì mới rút được ra kinh nghiệm thôi :">
 
Biển số
OF-94409
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
3,356
Động cơ
432,845 Mã lực

luongthanhhp

Xe hơi
Biển số
OF-99710
Ngày cấp bằng
12/6/11
Số km
103
Động cơ
399,130 Mã lực
Đợt này đi Cao Bằng đi lão ơi - làm chuyến là vỡ ra nhiều thứ lắm. Lão chưa đi thì chưa biết thôi chứ cứ xem lại các chuyến đi trước của hội đi Trạm Tấu - Nghĩa Lộ, Điện Biên Đông - Điện Biên, Simacai - Bắc Hà, Bảo Lạc - Cao Bằng...focus AT lên đèo đổ dốc phê lắm, đi về mới vỡ ra được cách sử dụng tối ưu vợ 2 của mình - số bán tự động nó hãm rất tốt nhưng vẫn phải đệm phanh, nhưng nhớ là đệm chứ không phải là rà không có như mấy cụ trên này đã nói, không còn cơ hội để phanh :D

Xem blue movies nhiều, xem tạp chí Playboy nhiều chưa chắc làm tình đã có kinh nghiệm & giỏi - chỉ có tự mình thực sự làm thì mới rút được ra kinh nghiệm thôi :">
Xuống hầm thì ra phanh nhẹ cũng được bác,nói chung khi có kinh nghiệm rồi thì chẳng ai để ý cái này đâu cụ.Còn đã ko biết thì cụ bảo đệm phanh người ta về lại dúi phanh cắm đầu vào vô lăng thì sao .:D
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,303
Động cơ
898,524 Mã lực
Xuống hầm thì cụ cứ để D cho đỡ gằn máy rồi rà phanh cho xuống ở tốc độ an toàn thôi. Mình thường xuyên có việc đi các cửa khẩu Móng Cái,Hoành Mô hay Bắc Phong Sinh với yaris 1.3 hatback em chỉ biết mỗi để số D thôi,xuống mấy con dốc ở tốc độ 80km/h em chẳng thấy nó lên tốc độ gì cả(nghe nói hộp số nó hỗ trợ đổ dốc) thấy chậm e toàn mớm cho nó lên 100km/h cho tròn b-) .Còn các bác cứ đi trong phố cứ dùng số D và rà phanh ở các con dốc nhỏ,chẳng phải lo gì đâu.
Mọi người viết ở đây để trả lời câu hỏi chủ đề của topic!
Không quan tâm gì đến tính năng thật sự của cái xe (mà chỉ coi trọng đống đồ chơi như bluetoooth, DVD, nẹp cửa i nốc... nó có) thì cứ D đi cũng không sao. Nhưng chắc chỉ cần đi 1 hay 2 lần lên Tây Bắc thì phần lớn lái xe sẽ có quan điểm khác ngay.
Cứ giở cái quyển hướng dẫn kèm theo xe sẽ thấy phần lớn các nhà sx thường khuyên thế nào (Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng)!
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,361 Mã lực
Nói ra thì có thể các cụ không tin, chứ em không chắc biết đệm phanh với rà phanh nó khác thế nào. Em biên dịch tạm thế này các cụ bẩu đúng không nhé:

- Dí phanh: Nhấn phanh hết sức để dừng xe trong tình huống nguy hiểm, có nguy cơ tai nại (có thể xe sẽ kích hoạt ABS)
- Đệm phanh: Nhấn phanh khá sâu, xe gần dừng hoặc giảm tốc đáng kể thì lại nhả phanh, xe tiếp tục chạy
- Rà phanh: Nhấn phanh vừa phải để giảm tốc độ, như trường hợp xuống hầm đỗ xe.

Em có lần đệm phanh khẩn cấp rùi, ABS kích hoạt nghe rần rần như chạy trên gờ giảm tốc. Nhưng vẫn chạy tiếp.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói ra thì có thể các cụ không tin, chứ em không chắc biết đệm phanh với rà phanh nó khác thế nào. Em biên dịch tạm thế này các cụ bẩu đúng không nhé:

- Dí phanh: Nhấn phanh hết sức để dừng xe trong tình huống nguy hiểm, có nguy cơ tai nại (có thể xe sẽ kích hoạt ABS)
- Đệm phanh: Nhấn phanh khá sâu, xe gần dừng hoặc giảm tốc đáng kể thì lại nhả phanh, xe tiếp tục chạy
- Rà phanh: Nhấn phanh vừa phải để giảm tốc độ, như trường hợp xuống hầm đỗ xe.

Em có lần đệm phanh khẩn cấp rùi, ABS kích hoạt nghe rần rần như chạy trên gờ giảm tốc. Nhưng vẫn chạy tiếp.


Khái niệm 'dí phanh' của cụ nên đổi thành phanh chết, phanh lút sàn... một hành động chỉ khi không còn giải pháp nào khác, và xe không có ABS thì dễ quay nghiêng, mất lái... nhưng thế vẫn hơn là lao vào chướng ngại vật ở tốc độ cao.
Đệm phanh: có thể khá sâu, có thể chỉ vừa phải, nhưng chỉ một, vài nhát, không giữ lâu.
Còn rà phanh là giữ phanh ở mức độ vừa phải cho xe giảm tốc từ từ. Rà phanh có thể áp dụng ở trạng thái ngắn, ví dụ dốc ngắn (hầm đỗ xe) hoặc chuẩn bị dừng đèn đỏ mà tốc độ hơi cao. Cấm rà phanh khi đổ đèo.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,361 Mã lực
Thì cũng giống như em nói thôi.

Có câu hỏi em đã đề cập ngay từ đầu nhưng các cụ bỏ qua, cho em hỏi lại phát là nguyên tắc đề-pa khởi hành giữa dốc đối với xe AT nó thế nào, có tín hiệu, dấu hiệu nào cụ thể không, chẳng hạn tiếng máy gằn (em chả thấy cái này gì cả) hay số vòng tua máy?

Giả sử lên dốc rất dốc (xe AT đang ở số D sẽ bị tụt dốc khi nhả phanh), đằng sau có chướng ngại vật như là có người chen lấn bám sát, hoặc một xe khác (có thể em ví dụ xe sau thuộc dạng siêu đắt tiền cho nó nghiêm trọng), hoặc xe 2 bánh dí sát vào bottom xe mình do 2 vợ chồng đèo nhau lại bế em bé sơ sinh... đại để rất nghiêm trọng :D Không thể để xảy ra trôi xe một tý nào.

Vậy thì ga to lên rồi nhả phanh tay để đi, nhưng ga to đến mức nào? Xe MT thì người lái sẽ cảm nhận được côn bám, xe rung, nhưng AT thì chịu. Hay là cứ ga to cho xe chuyển bánh kéo theo cả phanh tay đang bám? Phanh tay sẽ kêu ken két một tý, nhưng đoạn ngắn chắc chả làm sao.

Vấn đề là em cũng quen chân quen tay rồi nhưng lại muốn có quy tắc cụ thể để chẳng hạn, dạy lại cho gấu nhà, hoặc ứng phó với tình huống dốc cực dốc, hoặc nói cách khác, phải thật Pro như cụ Anhtho, cụ Kul Pích, cụ Xe ngựa cơ. Cứ ví dụ là em đang xin đi lái xe thuê cho các cụ, cụ đang test trình độ lái của em qua tình huống này, thì thía nào?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thì cũng giống như em nói thôi.

Có câu hỏi em đã đề cập ngay từ đầu nhưng các cụ bỏ qua, cho em hỏi lại phát là nguyên tắc đề-pa khởi hành giữa dốc đối với xe AT nó thế nào, có tín hiệu, dấu hiệu nào cụ thể không, chẳng hạn tiếng máy gằn (em chả thấy cái này gì cả) hay số vòng tua máy?

Giả sử lên dốc rất dốc (xe AT đang ở số D sẽ bị tụt dốc khi nhả phanh), đằng sau có chướng ngại vật như là có người chen lấn bám sát, hoặc một xe khác (có thể em ví dụ xe sau thuộc dạng siêu đắt tiền cho nó nghiêm trọng), hoặc xe 2 bánh dí sát vào bottom xe mình do 2 vợ chồng đèo nhau lại bế em bé sơ sinh... đại để rất nghiêm trọng :D Không thể để xảy ra trôi xe một tý nào.

Vậy thì ga to lên rồi nhả phanh tay để đi, nhưng ga to đến mức nào? Xe MT thì người lái sẽ cảm nhận được côn bám, xe rung, nhưng AT thì chịu. Hay là cứ ga to cho xe chuyển bánh kéo theo cả phanh tay đang bám? Phanh tay sẽ kêu ken két một tý, nhưng đoạn ngắn chắc chả làm sao.

Vấn đề là em cũng quen chân quen tay rồi nhưng lại muốn có quy tắc cụ thể để chẳng hạn, dạy lại cho gấu nhà, hoặc ứng phó với tình huống dốc cực dốc, hoặc nói cách khác, phải thật Pro như cụ Anhtho, cụ Kul Pích, cụ Xe ngựa cơ. Cứ ví dụ là em đang xin đi lái xe thuê cho các cụ, cụ đang test trình độ lái của em qua tình huống này, thì thía nào?
Cụ đi quen xe rồi sẽ tự hình thành phản xạ ga to cỡ nào để xe bò lên từ từ mà không bị tụt hoặc chồm. Bởi vậy với xe AT, độ nhậy cảm của chân ga là rất quan trọng, vì nó không có chân côn.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,303
Động cơ
898,524 Mã lực
Giả sử lên dốc rất dốc (xe AT đang ở số D sẽ bị tụt dốc khi nhả phanh), đằng sau có chướng ngại vật như là có người chen lấn bám sát, hoặc một xe khác (có thể em ví dụ xe sau thuộc dạng siêu đắt tiền cho nó nghiêm trọng), hoặc xe 2 bánh dí sát vào bottom xe mình do 2 vợ chồng đèo nhau lại bế em bé sơ sinh... đại để rất nghiêm trọng :D Không thể để xảy ra trôi xe một tý nào.

Vậy thì ga to lên rồi nhả phanh tay để đi, nhưng ga to đến mức nào? Xe MT thì người lái sẽ cảm nhận được côn bám, xe rung, nhưng AT thì chịu. Hay là cứ ga to cho xe chuyển bánh kéo theo cả phanh tay đang bám? Phanh tay sẽ kêu ken két một tý, nhưng đoạn ngắn chắc chả làm sao.
Hiện tại em đang đi 2 cái AT, cái Camry thì cần phanh tay phải đạp bằng chân phải, còn cái xe kia chỉ là 1 nút bấm (dù nó có cả chức năng hold nhưng ngay cả ở chỗ rất dốc em vẫn chưa phải sử dụng vì nó là xe 2 cầu). Khi đỗ ngang dốc thì sau khi khởi động máy em vẫn bấm tay hay đạp cần phanh để thả phanh tay. Còn chân trái luôn giữ phanh chân và chỉ khi muốn di chuyển mới chuyển nhanh sang pedal ga. Mức độ ga có thể lúc đầu tiên phải hơi mạnh một chút và sẵn sàng chuyển nhanh sang pedel phanh ngăn xe trôi vì xe AT thường có 1 độ trễ nhất định. Sau đó thì xe sẽ giữ và tiến lên phía trước được, ngay cả những chỗ rất dốc (trong quyển hướng dẫn thường có ghi độ dốc lớn nhất xe qua được)!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top