1. Xuống dốc
Đường thực tế thì em chưa gặp đường nào có độ dốc và độ dài của dốc lớn đến mức đáng lo ngại, nhưng khi xuống một số hầm đỗ xe (của các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm) em đã gặp những dốc có độ dốc cao, và gặp phải tình trạng xe lao xuống quá nhanh, buộc phải rà phanh để giảm tốc.
Em cũng đã áp dụng vào số bán tự động, để số thấp nhất là số 1 nhưng xe vẫn lao quá nhanh, đồng thời vòng tua máy lên rất cao, trên 2000 rpm. Vẫn phải dí phanh.
Xuống hầm thì cũng chỉ một đoạn ngắn cũng không thành vấn đề, nhưng xuống đèo núi mà liên tục rà phanh thì không ổn các cụ nhỉ.
2. Lên dốc
Em hay đi qua dốc Bưởi (Đào Tấn cắt với đường Bưởi) và độ dốc cỡ này thì chưa có vấn đề gì. Em toàn phi xe hơi chếch chếch đi tí là thậm chí nhả phanh ra xe cũng không bị trôi.
Nhưng độ dốc cao hơn và xe phải đi thẳng đường lên dốc thì xảy ra tình trạng trôi xe khi phải dừng giữa dốc. Đối với xe MT thì không phải bàn, cứ việc áp dụng bài đề-pa leo dốc, dùng phanh tay hay không dùng phanh tay đều có thể áp dụng tùy độ dốc, còn xe AT thì em áp dụng thế này:
2.1 Nếu đằng sau không có xe khác, do đó có thể chấp nhận trôi xe một đoạn thì khi có thể chuyển bánh khởi hành, em chuyển chân phanh sang chân ga thật nhanh.
2.2 Nếu đằng sau có chướng ngại vật thì em phải dùng phanh tay. Khi chuyển bánh thì vừa ga lên, vừa nhả phanh tay.
2.3 Cách thứ 3 em mới nghĩ mà chưa áp dụng vì nó có vẻ củ chuối. Đó là dùng chân trái đạp phanh, chân phải nhấn ga. Khi có thể chuyển bánh thì chân phải vừa nhấn ga, chân trái vừa từ từ nhả bàn đạp phanh. Thế là khỏi phải dùng phanh tay.
Đại đa số trường hợp là em áp dụng cách 2.2 và không có vấn đề gì, tuy nhiên có quy tắc nào để phối hợp cho nó pro không các cụ nhỉ? Như là trên xe MT, cảm nhận được côn bám, máy gằn, xe rung thì bắt đầu nhà phanh tay ấy. Trên xe AT thì không có những dấu hiệu ấy cho người lái biết. Hay là nhìn vòng tua máy? Em đi cũng thành quen rồi nhưng gấu nhà em thì không dám đi, mà chả biết hướng dẫn bằng lời thế nào.
Đường thực tế thì em chưa gặp đường nào có độ dốc và độ dài của dốc lớn đến mức đáng lo ngại, nhưng khi xuống một số hầm đỗ xe (của các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm) em đã gặp những dốc có độ dốc cao, và gặp phải tình trạng xe lao xuống quá nhanh, buộc phải rà phanh để giảm tốc.
Em cũng đã áp dụng vào số bán tự động, để số thấp nhất là số 1 nhưng xe vẫn lao quá nhanh, đồng thời vòng tua máy lên rất cao, trên 2000 rpm. Vẫn phải dí phanh.
Xuống hầm thì cũng chỉ một đoạn ngắn cũng không thành vấn đề, nhưng xuống đèo núi mà liên tục rà phanh thì không ổn các cụ nhỉ.
2. Lên dốc
Em hay đi qua dốc Bưởi (Đào Tấn cắt với đường Bưởi) và độ dốc cỡ này thì chưa có vấn đề gì. Em toàn phi xe hơi chếch chếch đi tí là thậm chí nhả phanh ra xe cũng không bị trôi.
Nhưng độ dốc cao hơn và xe phải đi thẳng đường lên dốc thì xảy ra tình trạng trôi xe khi phải dừng giữa dốc. Đối với xe MT thì không phải bàn, cứ việc áp dụng bài đề-pa leo dốc, dùng phanh tay hay không dùng phanh tay đều có thể áp dụng tùy độ dốc, còn xe AT thì em áp dụng thế này:
2.1 Nếu đằng sau không có xe khác, do đó có thể chấp nhận trôi xe một đoạn thì khi có thể chuyển bánh khởi hành, em chuyển chân phanh sang chân ga thật nhanh.
2.2 Nếu đằng sau có chướng ngại vật thì em phải dùng phanh tay. Khi chuyển bánh thì vừa ga lên, vừa nhả phanh tay.
2.3 Cách thứ 3 em mới nghĩ mà chưa áp dụng vì nó có vẻ củ chuối. Đó là dùng chân trái đạp phanh, chân phải nhấn ga. Khi có thể chuyển bánh thì chân phải vừa nhấn ga, chân trái vừa từ từ nhả bàn đạp phanh. Thế là khỏi phải dùng phanh tay.
Đại đa số trường hợp là em áp dụng cách 2.2 và không có vấn đề gì, tuy nhiên có quy tắc nào để phối hợp cho nó pro không các cụ nhỉ? Như là trên xe MT, cảm nhận được côn bám, máy gằn, xe rung thì bắt đầu nhà phanh tay ấy. Trên xe AT thì không có những dấu hiệu ấy cho người lái biết. Hay là nhìn vòng tua máy? Em đi cũng thành quen rồi nhưng gấu nhà em thì không dám đi, mà chả biết hướng dẫn bằng lời thế nào.