Xe airblade mất phanh tại Tam Đảo

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
11,591
Động cơ
20,296 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
Cháu thấy xe ga nó có ghì máy như xe số đâu nhỉ? chả nhẽ tắt máy dắt bộ đổ đèo??
 

thinhtd

Xe container
Biển số
OF-347592
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
5,505
Động cơ
418,461 Mã lực
Cụ nhích một tí ga, đừng thả hết tay ga để xe không trôi tự do. E đi phượt bằng con PCX toàn đi như vậy, cũng được vài cung Tây Bắc rồi.
Xe số thì còn phanh bang sô
Tôi cũng thắc mắc tương tự: Xe ga xuống dốc kiểu gì.

Và câu tiếp là: Xe số vô cấp CVT (tương tự xe ga) xuống dốc kiểu gì ạ??
Cảm ơn các bác.
Vẫn phải ga để máy chạy thì mới ghì lại được.
 

vinaconex47

Xe buýt
Biển số
OF-302726
Ngày cấp bằng
24/12/13
Số km
621
Động cơ
311,548 Mã lực
Nơi ở
TP Ho Chi Minh
Chỗ này ngoặt gấp quá, không xử lý kịp nên ngã thôi, nhiều cụ giải thích sôi dầu thắng kinh quá, AB nó còn thắng sau bằng tang trống nữa mà. Chứ đổ dốc mà cứ thắng đĩa trước mà bóp thì không còn cái răng ăn cháo.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,632
Động cơ
566,797 Mã lực
Em đọc báo thấy bảo đôi bạn trẻ được cây rừng đỡ, chỉ xây xát nhẹ thôi. Em đổ Tam Đảo bằng xe đạp đao hiu rồi, nói chung là mệt hơn đi bộ. Vì đi bộ thì chỉ đi người không, đằng này phải dắt thêm cái xe vướng lắm. Chứ ngồi xe mà lao vù vù, nghe có tiếng anh Thiên Lôi anh í tiếp thị ngay mang tai về bất động sản 4 mặt tiền. Hãi lắm.
Xe ga thả dốc Tam Đảo mà cứ miết phanh suốt chặng thì hên xui lắm
 

Ngố.Rừng

Xe buýt
Biển số
OF-366330
Ngày cấp bằng
11/5/15
Số km
840
Động cơ
263,583 Mã lực
Em nghĩ cái vụ mất phanh chưa ai khẳng định, em nói thật đi xe máy đường trường, nhất là miền núi không có kinh nghiệm đi rễ tai nạn, có khi còn tèo ý ạ, em miền núi nói thật trước đây đi xe tàu phanh đĩa có nhiều người ngã vì lí do phanh đĩa tàu bóp nó không nhả nên bị tai nạn, còn xe có thương hiệu em chưa thấy bị lần nào, bọn em đi đường ngang thạm chí có độ dốc hơn tam đảo khoảng 15-16% đèo dài tầm 11,12 km, em nghĩ do kinh nghiệm là phần nhiều ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe cỏ cũ

Xe điện
Biển số
OF-306140
Ngày cấp bằng
24/1/14
Số km
2,771
Động cơ
322,639 Mã lực
Không nên đổ đèo bằng xe ga.
Cơ cấu xe số và xe ga nó khác nhau. Hãm bằng động cơ với xe ga là qua bộ côn, cụ nào tháo ra xem thì biết, (airblade) có mỗi cái dây cu roa, đĩa bám thì có 3 miếng như guốc phanh bé bé, nó khác hẳn xe số là bánh răng.
Xe airblade em ít đi, mới 6000km mà nó bong cả 3 cái guốc bám vào đĩa côn. Biểu hiện là thỉnh thoảng kéo ga nó kêu két két. Rủi mà mang đi đổ đèo là tiêu.
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,941
Động cơ
429,135 Mã lực
Xe tay ga đổ đèo chả có gì là khó cả. Đi đúng tốc độ và luôn nổ máy ở tốc độ gìm máy là ok. Chú ý không được bóp phanh liên tục mà phải nhả phanh ra cho nó nghỉ.
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,664
Động cơ
527,215 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Làm mấy cái cành cây buộc vào mít là lành nhất, xưa các cụ đổ đèo bằng xe đạp tuyền thế.
 

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
1,845
Động cơ
305,360 Mã lực

F37

Xe tải
Biển số
OF-431344
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
360
Động cơ
218,100 Mã lực
Tuổi
23
Đi xuống dốc lâu thế thì xe ga nào chịu đc.
Xe ga càng giảmvgacthì cày phóng nhanh
 

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
1,845
Động cơ
305,360 Mã lực
Kg ăn thua đâu cụ vì cành cây nó kg to dần dc.Cho lên thùng xe tải chở xuống còn ng vẫy tacxi là ok.
Vấn đề là nó không cho tốc độ cao ngay từ đầu cụ ơi! Nhiều khi còn phải vít gas bỏ bà nó mới đi được ấy!
 

Xe cỏ cũ

Xe điện
Biển số
OF-306140
Ngày cấp bằng
24/1/14
Số km
2,771
Động cơ
322,639 Mã lực
Xe tay ga đổ đèo chả có gì là khó cả. Đi đúng tốc độ và luôn nổ máy ở tốc độ gìm máy là ok. Chú ý không được bóp phanh liên tục mà phải nhả phanh ra cho nó nghỉ.
Thật sự là không nên dùng xe ga đổ đèo cụ ah. Em mới sửa xe vì bị lỗi, xem cơ cấu côn của xe airblade là dây đai và mấy miếng bố kiểu má phanh bé tẹo dán lên mặt (loại khác em ko biết nhưng dự là chả khác) mới thấy là không nên dùng đi đèo dốc, nó hoàn toàn khác xe số (bánh răng và xích).
Cụ nào đã xem rồi vào xác nhận đi để mọi người lưu ý.
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,033
Động cơ
584,574 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Đi xe ga đổ đèo thì nhất rồi !
 

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
1,845
Động cơ
305,360 Mã lực

F37

Xe tải
Biển số
OF-431344
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
360
Động cơ
218,100 Mã lực
Tuổi
23
Không cụ, cái đó gần như không quán tính. Nó hãm xe cực hiệu quả. Cái này em sử dụng rất nhiều lần rồi nên yên tâm áp dụng.

Cụ nhắc đến em mới nhớ cái trò ngày xưa. Xe Hongda tung của chạy tung tăng Tây Bắc.
Một kn rất hay
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,641
Động cơ
723,036 Mã lực
Tôi cũng thắc mắc tương tự: Xe ga xuống dốc kiểu gì.

Và câu tiếp là: Xe số vô cấp CVT (tương tự xe ga) xuống dốc kiểu gì ạ??
Cảm ơn các bác.
Nó vẫn có số ảo, chuyển sang số ảo chạy như bán tự động thôi
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,415
Động cơ
806,206 Mã lực
Đúng là xe ga chạy đường đèo dốc thì vất vả,nguy hiểm và xót xe hơn chạy xe số nhiều nhưng trường hợp bất khả kháng thì cũng vẫn phải chạy. Bản thân nhà cháu cũng đã chạy trên chính con đường lên Tam đảo này vài lần rồi và thấy cũng không vấn đề gì nếu chú ý đến việc chủ động vận tốc và hành trình để sử dụng phanh ít nhất có thể.
Về kỹ thuật đổ đèo bằng xe ga thì trước hết cháu xin copy bài viết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số vô cấp trên xe ga:
1,Cấu tạo và sơ đồ truyền lực.
Hầu hết hộp số vô cấp CVT đều có ba bộ phận cơ bản:
- Đai truyền bằng kim loại hay cao su có độ bền cao.
- Một hệ puli sơ cấp gắn với trục quay động cơ.
- Một hệ puli thứ cấp dẫn đến bánh xe.
Hai puli có thể thay đổi đường kính là bộ phận quan trọng nhất trong hộp số CVT. Mỗi puli được tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng 20 độ và đặt đối diện với nhau. Một dây đai chạy trong rãnh giữa hai khối hình nón này. Dây đai hình chữ V được làm từ cao su vì có ma sát cao, hạn chế trượt.
2,Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ quay ở tốc độ chậm (garanty), vì tốc độ thấp nên lực ly tâm của cụm ma sát nhỏ, chưa thắng được lực của lò xo nên các má ma sát không tiếp xúc được với vỏ nồi ly hợp, lực chưa truyền tới bánh sau nên xe không chuyển động.


Khi tốc độ động cơ tăng lên khoảng 2.700 đến 3.000 vòng/phút, lúc này lực ly tâm của các má ma sát đủ lớn nên thắng lực lò xo, các má ma sát văng ra tiếp xúc vào vỏ nồi ly hợp. Lực kéo bắt đầu được truyền tới bánh sau. Lúc này, dây đai V đang nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của puli thứ cấp. Tỷ số truyền của bộ truyền lúc này lớn nhất, tương tự như số 1 trên xe số, nên lực truyền tới bánh sau mạnh nhất, vận tốc thấp.
Tiếp tục tăng vận tốc động cơ, lực li tâm lớn làm các con lăn trên puli sơ cấp văng ra xa hơn, ép má di động của puli sơ cấp hẹp lại, dây curoa bị đẩy ra xa tâm hơn, vì vậy bán kính puli sơ cấp tăng lên. Vì độ dài dây curoa không đổi nên má di động của puli thứ cấp văng ra, bán kính puli thứ cấp nhỏ dần. Lúc này tỷ số truyền sẽ giảm dần và làm tăng tốc độ xe.
Hộp số vô cấp đang ngày càng được ứng dụng nhiều trên cả xe hơi, thay thế cho cơ cấu truyền động bằng bánh răng “hành tinh” vô cùng phức tạp trên những chiếc Audi, Mercedes…
-------------
Vậy nguyên lý chạy xe ga khi đổ đèo là sau khi dùng phanh để hãm tốc độ xe chậm lại rồi kéo ga và giữ động cơ hoạt động ở mức 2700->3000 vòng/phút( thực tế sẽ cảm nhận được xe bị gằn lại) cũng tương tự như các cụ đi số Low trên xe hơi số tự động hay số 1 của xe số bình thường. Việc điều tiết tay ga để giữ được vòng máy đó vất vả và mỏi tay hơn chạy xe số nhiều. Từ Tam đảo xuống thì thường chạy đc 1/2 đường là em tìm chỗ nào rộng rãi là ngồi nghỉ cho đỡ mỏi tay và để phanh được nghỉ ngơi cho yên tâm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top