Em thì vẫn mắc ở vấn đề tính tương đối của chuyển động. Như cái ví dụ hai đồng hồ đếm ngược, một lên quỹ đạo rồi quay lại trái đất, một vẫn ở yên trên trái đất.
Rõ ràng theo thực tế thì đồng hồ trên quỹ đạo có một thời gian chuyển động với tốc độ nhanh hơn, nên nó sẽ chạy chậm hơn và dừng lại sau cái ở trái đất.
Nhưng nếu chuyển động là tương đối giữa các hệ chuyển động thẳng đều, thì đâu có phân biệt được đồng hồ nào "chuyển động" còn cái nào "đứng yên"? Tuy đồng hồ lên quỹ đạo có một thời gian gia tốc, lúc đó nó không còn là hệ quán tính, nhưng ta vẫn có thể loại trừ cả sai lệch thời gian phát sinh của quá trình này và rõ ràng sự chậm thời gian vẫn xảy ra trong quá trình đồng hồ chuyển động quán tính trên quỹ đạo.
Đây thực chất vẫn là ví dụ nghịch lý song sinh, nhưng thay hai người bằng hai cái đồng hồ để loại bỏ các khái niệm mập mờ về "già, trẻ" "người quan sát".
Hai cái đồng hồ không có ý thức, nên chúng không "biết" hay "cho rằng" cái nào chuyển động cái nào đứng yên, chúng chuyển động tương đối so với nhau. Nhưng rõ ràng sẽ phải có một cái chậm hơn cái kia, tức là chuyển động và đứng yên là "có phân biệt".
Vì A và B lơ lửng trong không trung nhà cháu khó lý giải quá, nên đành ép về 1 trong 3 tình huống trong đó Trái Đất đóng vai người quan sát:
1. B đứng yên trên trái đất, A di chuyển khỏi trái đất tốc độ 0,9c trong 1 năm (của A) rồi quay về: cái này dễ rồi, quay về thì B già hơn, thí nghiệm đồng hồ đã chứng minh. Trong suốt thời gian đó trái đất chứng kiến B rung đùi ngồi 1 chỗ, A di chuyển liên tục.
Trong lúc A bay đi 1 năm, về 1 năm thì B trải qua 4.6 năm (hệ số giãn nở thời gian là 2,3 cho tốc độ 0,9c). Chênh nhau 2,6 năm
2. B và A ngồi trên tàu vũ trụ, tàu này di chuyển ra xa trái đất với tốc độ không đổi, ví dụ 0,9c cho nó hoành tráng.
Giả dụ A nhảy lên 1 tàu khác, đi cùng chiều với tốc độ 0,9c so với B. Sau vài tháng A quay lại cùng tốc độ gặp B thì B già hơn. Cái này giống trường hợp 1.
Theo công thức cộng vận tốc Lorents thì tốc độ tương đối của A so với trái đất là 0,9945c lúc bay đi và 0 lúc bay về. B thì luôn là 0,9 so với trái đất.
Nửa thời gian A bay đi thì hệ số giãn nở thời gian của B là 2,3 còn A là 9,5
Nửa thời gian A bay về thì hệ số giãn nở thời gian của B là 2,3 còn A là 1
Như vậy Trái đất đã trôi qua 10,5 năm, trong đó ông A cảm nhận có 2 năm còn ông B cảm nhận 4.6 năm, giống hệt như 1, chỉ khác là thêm trái đất
Nếu cho A bay ngược về phía trái đất thì thực chất cũng tương tự như trên, chỉ là đảo hành trinh đi/về.
3. B và A ngồi trên tàu vũ trụ, tàu này di chuyển lại gần trái đất tốc độ không đổi là 0,9c. Lần này A lên tàu bay về phía trái đất tốc độ 0,9c
Nếu xét riêng hệ A-B thì giống trường hợp 1, B vẫn già hơn.
Xét từ hệ trái đất:
Cũng giống hệt 2 vì tốc độ c chiều nào cũng như nhau, tương tự như phần 2.
--------------
Như vậy, trong ví dụ về hai anh em sinh đôi, ai là người đảo hướng sẽ di chuyển nhiều hơn. Nhà cháu đã thử đặt các mốc toạ độ tuyến tính khác nhau đều cho thấy nhân vật A luôn di chuyển nhanh hơn, lâu hơn.