[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

SunShine.Anh

Xe tải
Biển số
OF-494439
Ngày cấp bằng
3/3/17
Số km
255
Động cơ
191,621 Mã lực
Tuổi
32
Nhân tiện cho e hỏi, 1 nguồn sáng có vận tốc ban đầu >0 thì khi 1 photon phát ra từ nguồn sáng đó có hướng di chuyển cùng với hướng của nguồn sáng thì có tốc độ ntn các cụ nhể.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Mấy hôm nhà cháu định lôi các thí nghiệm tưởng tượng để đưa đến các nghịch lý nhưng nhiều cụ nắm không chắc lý thuyết nêu bàn đi lan man quá. Nhà cháu làm lại từ đầu với từng nghịch lý đơn giản.
1. Nghịch lý ánh sáng vượt c

Giả sử chúng ta có 1 ga tàu, các con tàu đỗ song song, mỗi con tàu dài 600.000km, chiều rộng không đáng kể, coi như các đoạn thẳng nằm gần như trùng nhau. Giữa con tàu có 1 bóng đèn gọi là B. Đầu tàu và cuối tàu có các điểm A và C để thu sáng. Các tàu không bịt kín nên đèn có thể chiếu sang nhau. Mỗi khi đèn B ở vị trí ngang nhau trên ga đỗ thì tất cả các đèn trên các tàu đều bật cùng 1 lúc. Xét 2 con tàu đỗ cạnh nhau như sau:

A------------(300.000km)-------------B------------(300.000km)-----------C
A'-----------------------------------------B'----------------------------------------C'

Khi B và B' phát ra ánh sáng, cả A+A' và C+C' đều nhận cùng lúc, là sau 1 giây.

Bây giờ xét trường hợp tàu ABC di chuyển với tốc độ 150.000km/s, khi điểm B nằm ngang với điểm B' thì cả hai phát ra ánh sáng.

Ở trên tàu ABC, vẫn sau 1 giây A và C nhận được ánh sáng từ B.
Ở trên tàu A'B'C', cũng sau 1 giây A' và C' nhận được ánh sáng từ B'
Tại thời điểm đó, vị trí 2 tàu như sau:

---(150.000km)--A------------(300.000km)-------------B------------(300.000km)-----------C
A'-----------------------------------------B'----------------------------------------C'

Như vậy ánh sáng từ B mất 1 giây mới đến A và 2 giây mới đến A'
Tương tự, ánh sáng từ B mất nửa giây đã đến C' và 1 giây đến C

Như vậy, với A' và C', ánh sáng di chuyển lần lượt với tốc độ 150.000km/s và 450.000km/s
Đây là tốc độ thực tế, còn việc quan sát bằng máy đo vẫn là 300.000km/s với hiệu ứng ngả đỏ ở A' và ngả xanh ở C'.
Có mỗi 1 cụ vào bình thí nghiệm này nhà cháu về vụ tốc độ, thôi thì tự biên tự diễn vậy.
Thí nghiệm (tưởng tượng) này vi phạm gần như tất cả những khám phá và nguyên lý mới trong thuyết tương đối hẹp. Mặc dù tốc độ đã lên 0,5c-1c nhưng vẫn áp dụng nguyên xi quan niệm tốc độ, thời gian và không gian của ông Galileo.
- 1 giây đối với A'B'C' không phải 1 giây đối với ABC và ngược lại. (time dilation đã nói ở mấy trang trước)
- Tốc độ quá cao để dùng công thức cộng cổ điển (biến đổi Lorentz như có cụ nêu)
- Không gian co giãn nên phép đo và so sánh khoảng cách A-A'-B-B'-C'-C' không có giá trị với bất kỳ vị trí quan sát nào.
- Không tồn tại khái niệm "đồng thời" (tức là giả định có 1 khoảng khắc tất cả "tạm dừng" để chúng ta đo khoảng cách, đo trạng thái). Do đó việc dừng đoàn tàu ABC sau 1 giây để đo đạc là không có ý nghĩa trong thuyết tương đối. Thời gian vũ trụ là không-thời gian, nghĩa là nó không phải khái niệm độc lập với mọi sự kiện trong vũ trụ.

Tuy nhiên đây là cái được dạy ở thuyết tương đối. Làm thế nào để chúng ta tưởng tượng ra được, để thấy hiện tượng nào là hợp lý?
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Nhân tiện cho e hỏi, 1 nguồn sáng có vận tốc ban đầu >0 thì khi 1 photon phát ra từ nguồn sáng đó có hướng di chuyển cùng với hướng của nguồn sáng thì có tốc độ ntn các cụ nhể.
Thuyết tương đối đã chỉ ra là luôn bằng c bất cứ hệ nào. Các phép đo đều chứng minh như vậy. Kể cả vận tốc ban đầu có gần c thì ánh sáng phát ra về phía trước hay phía sau đều là c.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
365
Động cơ
402,026 Mã lực
Có mỗi 1 cụ vào bình thí nghiệm này nhà cháu về vụ tốc độ, thôi thì tự biên tự diễn vậy.
Thí nghiệm (tưởng tượng) này vi phạm gần như tất cả những khám phá và nguyên lý mới trong thuyết tương đối hẹp. Mặc dù tốc độ đã lên 0,5c-1c nhưng vẫn áp dụng nguyên xi quan niệm tốc độ, thời gian và không gian của ông Galileo.
- 1 giây đối với A'B'C' không phải 1 giây đối với ABC và ngược lại. (time dilation đã nói ở mấy trang trước)
- Tốc độ quá cao để dùng công thức cộng cổ điển (biến đổi Lorentz như có cụ nêu)
- Không gian co giãn nên phép đo và so sánh khoảng cách A-A'-B-B'-C'-C' không có giá trị với bất kỳ vị trí quan sát nào.
- Không tồn tại khái niệm "đồng thời" (tức là giả định có 1 khoảng khắc tất cả "tạm dừng" để chúng ta đo khoảng cách, đo trạng thái). Do đó việc dừng đoàn tàu ABC sau 1 giây để đo đạc là không có ý nghĩa trong thuyết tương đối. Thời gian vũ trụ là không-thời gian, nghĩa là nó không phải khái niệm độc lập với mọi sự kiện trong vũ trụ.

Tuy nhiên đây là cái được dạy ở thuyết tương đối. Làm thế nào để chúng ta tưởng tượng ra được, để thấy hiện tượng nào là hợp lý?
Em đang suy nghĩ rằng môi trường truyền dẫn ánh sáng là độc lập với các không gian quy chiếu cơ học. Các không gian quy chiếu quan sát được và có chuyển động như các toa tàu trên không ảnh hưởng đến môi trường truyền ánh sáng. Ánh sáng phát ra từ nguồn chuyển động hay đứng yên thì ảnh hưởng duy nhất là tọa độ nguồn.
Mặt khác tia sáng là chuỗi các photon nhưng dường như photon được xem như một chất điểm toán học, vì thế chuyển động của nguồn không truyền thêm động năng cho photon dể nói rằng tốc độ của nó sẽ khác. Dịch chuyển của nguồn khi phát chuỗi photon dường như chỉ làm thay đổi bước sóng của chuỗi đó.
Việc truyền ánh sáng giống như những vật trôi trên dòng sông theo tốc độ của dòng nước. Ta ở trên thuyền chạy với tốc độ bất kỳ, nhưng khi thả vật vào dòng nước thì nó chỉ trôi theo tốc độ dòng nước thôi.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Em đang suy nghĩ rằng môi trường truyền dẫn ánh sáng là độc lập với các không gian quy chiếu cơ học. Các không gian quy chiếu quan sát được và có chuyển động như các toa tàu trên không ảnh hưởng đến môi trường truyền ánh sáng. Ánh sáng phát ra từ nguồn chuyển động hay đứng yên thì ảnh hưởng duy nhất là tọa độ nguồn.
Mặt khác tia sáng là chuỗi các photon nhưng dường như photon được xem như một chất điểm toán học, vì thế chuyển động của nguồn không truyền thêm động năng cho photon dể nói rằng tốc độ của nó sẽ khác. Dịch chuyển của nguồn khi phát chuỗi photon dường như chỉ làm thay đổi bước sóng của chuỗi đó.
Việc truyền ánh sáng giống như những vật trôi trên dòng sông theo tốc độ của dòng nước. Ta ở trên thuyền chạy với tốc độ bất kỳ, nhưng khi thả vật vào dòng nước thì nó chỉ trôi theo tốc độ dòng nước thôi.
Thực ra nghĩ như vậy vẫn chưa ổn. Bản chất là tốc độ/không gian/thời gian ảnh hưởng lẫn nhau nên chúng ta không thể dùng hình ảnh thế giới tự nhiên lâu nay để hình dung. Vật chuyển động ngược hay xuôi chiều ánh sáng đều đo được tốc độ như nhau vì không-thời gian bị bóp méo ứng với tốc độ của vật để đảm bảo tốc độ vẫn là c. Nếu như ở dòng sông, thời gian tính từ lúc chiếc lá đi hết chiều dài con thuyền phụ thuộc vào tốc độ con tàu thì ở ánh sáng, con số đó là không đổi.

Có cụ đặt câu hỏi nếu đèn pin đi bằng tốc độ ánh sáng rồi chiếu ra phía trước thì sao? Tất nhiên theo thuyết tương đối không có cái gì có khối lượng >0 lên nổi tốc độ ánh sáng. Giả dụ lên được thì công thức Lorentz cộng vận tốc vẫn chỉ ra là c với các hệ, lúc này không thể lý giải nổi sao cho hợp lý. Đèn pin đi chậm hơn c một chút thì dễ dàng giải thích rằng thời gian ở đèn bị chậm lại so với bên ngoài. Ánh sáng/các hạt photo thực ra đang đi rất rất chậm so với đèn nhưng các giác quan người quan sát cũng bị chậm tương ứng, nhìn ánh sáng rùa bò này vẫn thấy là c. Bên ngoài đương nhiên vẫn thấy c.

Những câu chuyện trên nhắc chúng ta rằng: các khái niệm vận tốc, thời gian và không gian của Galileo không phải vận tốc, thời gian và không gian chúng ta dùng trong thuyết tương đối Einstein. Nó có thể xấp xỉ nhau khi vận tốc rất thấp, nhưng sai lệch càng lớn khi vận tốc giữa các vật thể càng lớn. Cái khó là hàng ngày chúng ta chỉ được chứng kiến các chuyển động chậm, và do đó nhận thức của chúng ta gắn với các trải nghiệm này.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Ngay từ nhiều bài trước nhà cháu đã nói nghịch lý là sai, hoặc sai do tính toán, hoặc sai do nguyên lý. Chứ làm gì có nghịch lý nào tồn tại trong vật lý.
Mỗi lần vật lý phát triển, tìm ra quy luật mới là nhờ quy luật cũ tạo ra nghịch lý, tức là có chỗ nào đó bị sai. Giải quyết cái này sẽ ra chân lý.
Đúng vậy cụ ợ, ông Galieo từng dạy cả thế giới làm theo như thế. Chúng ta lôi vật lý thời xưa ra để xem nó sai thế nào trong thuyết tương đối, và xem vấn đề co giãn không gian được giải thích như thế nào.
Thì mấu chốt của cái mà gọi là nghịch lý là do tính toán sai. Cái nghịch lý đó thì ngay từ nguồn của ví dụ họ đã giải thích rõ là không có nghịch lý nào mà do hiểu sai thôi, họ giải thích cũng đơn giản và chả cần phải dùng đến công thức nọ kia cho nó nguy hiểm ra làm gì! :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thuyết tương đối đã chỉ ra là luôn bằng c bất cứ hệ nào. Các phép đo đều chứng minh như vậy. Kể cả vận tốc ban đầu có gần c thì ánh sáng phát ra về phía trước hay phía sau đều là c.
Nói chung là về quả cộng tốc độ ánh sáng nếu như cụ diễn giải từ trước tới giờ thì chưa giải thích được đúng đắn và thuyết phục, chắc sẽ cần một thuyết mới của một ông nào đó mới giải thích cho đúng được. Việc 2 ông xuất phát đồng thời phi tói cùng 1 điểm, 1 ông tới xong một lúc sau ông kia mới tới mà cứ khăng khăng 2 ông cùng tốc độ thì nghe nó kém thuyết phục! :D
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Có mỗi 1 cụ vào bình thí nghiệm này nhà cháu về vụ tốc độ, thôi thì tự biên tự diễn vậy.
Thí nghiệm (tưởng tượng) này vi phạm gần như tất cả những khám phá và nguyên lý mới trong thuyết tương đối hẹp. Mặc dù tốc độ đã lên 0,5c-1c nhưng vẫn áp dụng nguyên xi quan niệm tốc độ, thời gian và không gian của ông Galileo.
- 1 giây đối với A'B'C' không phải 1 giây đối với ABC và ngược lại. (time dilation đã nói ở mấy trang trước)
- Tốc độ quá cao để dùng công thức cộng cổ điển (biến đổi Lorentz như có cụ nêu)
- Không gian co giãn nên phép đo và so sánh khoảng cách A-A'-B-B'-C'-C' không có giá trị với bất kỳ vị trí quan sát nào.
- Không tồn tại khái niệm "đồng thời" (tức là giả định có 1 khoảng khắc tất cả "tạm dừng" để chúng ta đo khoảng cách, đo trạng thái). Do đó việc dừng đoàn tàu ABC sau 1 giây để đo đạc là không có ý nghĩa trong thuyết tương đối. Thời gian vũ trụ là không-thời gian, nghĩa là nó không phải khái niệm độc lập với mọi sự kiện trong vũ trụ.

Tuy nhiên đây là cái được dạy ở thuyết tương đối. Làm thế nào để chúng ta tưởng tượng ra được, để thấy hiện tượng nào là hợp lý?
Em thì vẫn mắc ở vấn đề tính tương đối của chuyển động. Như cái ví dụ hai đồng hồ đếm ngược, một lên quỹ đạo rồi quay lại trái đất, một vẫn ở yên trên trái đất.

Rõ ràng theo thực tế thì đồng hồ trên quỹ đạo có một thời gian chuyển động với tốc độ nhanh hơn, nên nó sẽ chạy chậm hơn và dừng lại sau cái ở trái đất.

Nhưng nếu chuyển động là tương đối giữa các hệ chuyển động thẳng đều, thì đâu có phân biệt được đồng hồ nào "chuyển động" còn cái nào "đứng yên"? Tuy đồng hồ lên quỹ đạo có một thời gian gia tốc, lúc đó nó không còn là hệ quán tính, nhưng ta vẫn có thể loại trừ cả sai lệch thời gian phát sinh của quá trình này và rõ ràng sự chậm thời gian vẫn xảy ra trong quá trình đồng hồ chuyển động quán tính trên quỹ đạo.

Đây thực chất vẫn là ví dụ nghịch lý song sinh, nhưng thay hai người bằng hai cái đồng hồ để loại bỏ các khái niệm mập mờ về "già, trẻ" "người quan sát".

Hai cái đồng hồ không có ý thức, nên chúng không "biết" hay "cho rằng" cái nào chuyển động cái nào đứng yên, chúng chuyển động tương đối so với nhau. Nhưng rõ ràng sẽ phải có một cái chậm hơn cái kia, tức là chuyển động và đứng yên là "có phân biệt".
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Em thì vẫn mắc ở vấn đề tính tương đối của chuyển động. Như cái ví dụ hai đồng hồ đếm ngược, một lên quỹ đạo rồi quay lại trái đất, một vẫn ở yên trên trái đất.

Rõ ràng theo thực tế thì đồng hồ trên quỹ đạo có một thời gian chuyển động với tốc độ nhanh hơn, nên nó sẽ chạy chậm hơn và dừng lại sau cái ở trái đất.

Nhưng nếu chuyển động là tương đối giữa các hệ chuyển động thẳng đều, thì đâu có phân biệt được đồng hồ nào "chuyển động" còn cái nào "đứng yên"? Tuy đồng hồ lên quỹ đạo có một thời gian gia tốc, lúc đó nó không còn là hệ quán tính, nhưng ta vẫn có thể loại trừ cả sai lệch thời gian phát sinh của quá trình này và rõ ràng sự chậm thời gian vẫn xảy ra trong quá trình đồng hồ chuyển động quán tính trên quỹ đạo.

Đây thực chất vẫn là ví dụ nghịch lý song sinh, nhưng thay hai người bằng hai cái đồng hồ để loại bỏ các khái niệm mập mờ về "già, trẻ" "người quan sát".

Hai cái đồng hồ không có ý thức, nên chúng không "biết" hay "cho rằng" cái nào chuyển động cái nào đứng yên, chúng chuyển động tương đối so với nhau. Nhưng rõ ràng sẽ phải có một cái chậm hơn cái kia, tức là chuyển động và đứng yên là "có phân biệt".
Đồng hồ nào cũng thấy đối phương (đồng hồ kia) chạy chậm hơn mình.
Bạn loại bỏ ý thức (quan sát viên để đánh giá nhanh chậm, hoặc ít nhất phải coi mỗi cái đồng hồ là có ý thức) là hành động sai lầm. Việc loại bỏ ý thức khỏi việc xác định nhanh chậm là việc làm vô nghĩa, sai lầm.

Trong thuyết tương đối, quan sát viên không bao giờ được phép thiếu, mỗi quan sát viên sẽ nhận thấy các thứ tự sự kiện khác nhau, tùy vào việc quan sát viên đó đang ở hệ quy chiếu nào.
Quan sát viên là ý thức chứ là gì, chả lẽ quan sát viên là hòn sỏi? Là cục đất?

Rồi đến cơ học lượng tử, ý thức còn tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra thực tại nữa, thì lúc đó bạn đòi bỏ ý thức nữa thì chả còn gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Đồng hồ nào cũng thấy đối phương (đồng hồ kia) chạy chậm hơn mình.
Bạn loại bỏ ý thức (quan sát viên để đánh giá nhanh chậm, hoặc ít nhất phải coi mỗi cái đồng hồ là có ý thức) là hành động sai lầm. Việc loại bỏ ý thức khỏi việc xác định nhanh chậm là việc làm vô nghĩa, sai lầm.

Trong thuyết tương đối, quan sát viên không bao giờ được phép thiếu, mỗi quan sát viên sẽ nhận thấy các thứ tự sự kiện khác nhau, tùy vào việc quan sát viên đó đang ở hệ quy chiếu nào.
Quan sát viên là ý thức chứ là gì, chả lẽ quan sát viên là hòn sỏi? Là cục đất?

Rồi đến cơ học lượng tử, ý thức còn tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra thực tại nữa, thì lúc đó bạn đòi bỏ ý thức nữa thì chả còn gì.
Cụ lại nhầm Relativity of Time và Dilation of Time rồi, lát nữa nhà cháu kéo công thức vào tính cụ thể cụ thẩm chơi.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ lại nhầm Relativity of Time và Dilation of Time rồi, lát nữa nhà cháu kéo công thức vào tính cụ thể cụ thẩm chơi.
Phải chấp nhận thời gian của quan sát viên thì mới hết nghịch lý.
Nếu còn muốn loại bỏ quan sát viên thì xin mời cứ gặm nhấm nghịch lý đến mãi mãi, bởi không thể nói về thời gian chung chung (đó là thời gian Newton), mà phải nói rõ thời gian đó là của (gắn với) quan sát viên nào . :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Đồng hồ nào cũng thấy đối phương (đồng hồ kia) chạy chậm hơn mình.
Bạn loại bỏ ý thức (quan sát viên để đánh giá nhanh chậm, hoặc ít nhất phải coi mỗi cái đồng hồ là có ý thức) là hành động sai lầm. Việc loại bỏ ý thức khỏi việc xác định nhanh chậm là việc làm vô nghĩa, sai lầm.

Trong thuyết tương đối, quan sát viên không bao giờ được phép thiếu, mỗi quan sát viên sẽ nhận thấy các thứ tự sự kiện khác nhau, tùy vào việc quan sát viên đó đang ở hệ quy chiếu nào.
Quan sát viên là ý thức chứ là gì, chả lẽ quan sát viên là hòn sỏi? Là cục đất?

Rồi đến cơ học lượng tử, ý thức còn tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra thực tại nữa, thì lúc đó bạn đòi bỏ ý thức nữa thì chả còn gì.
Cụ không phân tích được case cụ thể này mà cứ loanh quanh mang lý thuyết ra rồi lại lộn từ khái niệm này sang khái niệm khác làm gì.

Khi mang hai cái đồng hồ về trái đất, đặt cạnh nhau, một cái dừng lại trước một cái dừng lại sau thì quan sát viên ở bất cứ nơi nào cũng sẽ ghi nhận thứ tự đó. Em khẳng định như vậy còn cụ muốn chứng minh là thứ tự đấy có thể đảo lộn thì mời cụ đưa ra một ví dụ cụ thể là quan sát viên đứng ở đâu sẽ nhìn được điều ngược với quan sát viên đang đứng cạnh 2 cái đồng hồ đi.

Cụ phải cố gắng hiểu cái em đang nói, và nếu tranh luận thì nên cụ thể, chứ đừng mang mấy câu chung chung kiểu "lời nói đầu" của thuyết tương đối đi áp vào mọi trường hợp một cách tùy tiện. :D
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Cụ lại nhầm Relativity of Time và Dilation of Time rồi, lát nữa nhà cháu kéo công thức vào tính cụ thể cụ thẩm chơi.
Cụ ấy nhầm hai khái niệm này, hay có lẽ là chỉ hiểu về mỗi relativity of time thôi nên đang quy đồng cả dilation of time vào.

Ngoài ra còn tự mình định kiến rằng thời gian do ý thức tạo ra, nên lại càng tìm cách bỏ hết các vấn đề của thời gian vào cái rọ "phụ thuộc người quan sát".
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Em thì vẫn mắc ở vấn đề tính tương đối của chuyển động. Như cái ví dụ hai đồng hồ đếm ngược, một lên quỹ đạo rồi quay lại trái đất, một vẫn ở yên trên trái đất.

Rõ ràng theo thực tế thì đồng hồ trên quỹ đạo có một thời gian chuyển động với tốc độ nhanh hơn, nên nó sẽ chạy chậm hơn và dừng lại sau cái ở trái đất.

Nhưng nếu chuyển động là tương đối giữa các hệ chuyển động thẳng đều, thì đâu có phân biệt được đồng hồ nào "chuyển động" còn cái nào "đứng yên"? Tuy đồng hồ lên quỹ đạo có một thời gian gia tốc, lúc đó nó không còn là hệ quán tính, nhưng ta vẫn có thể loại trừ cả sai lệch thời gian phát sinh của quá trình này và rõ ràng sự chậm thời gian vẫn xảy ra trong quá trình đồng hồ chuyển động quán tính trên quỹ đạo.

Đây thực chất vẫn là ví dụ nghịch lý song sinh, nhưng thay hai người bằng hai cái đồng hồ để loại bỏ các khái niệm mập mờ về "già, trẻ" "người quan sát".

Hai cái đồng hồ không có ý thức, nên chúng không "biết" hay "cho rằng" cái nào chuyển động cái nào đứng yên, chúng chuyển động tương đối so với nhau. Nhưng rõ ràng sẽ phải có một cái chậm hơn cái kia, tức là chuyển động và đứng yên là "có phân biệt".
Vì A và B lơ lửng trong không trung nhà cháu khó lý giải quá, nên đành ép về 1 trong 3 tình huống trong đó Trái Đất đóng vai người quan sát:

1. B đứng yên trên trái đất, A di chuyển khỏi trái đất tốc độ 0,9c trong 1 năm (của A) rồi quay về: cái này dễ rồi, quay về thì B già hơn, thí nghiệm đồng hồ đã chứng minh. Trong suốt thời gian đó trái đất chứng kiến B rung đùi ngồi 1 chỗ, A di chuyển liên tục.
Trong lúc A bay đi 1 năm, về 1 năm thì B trải qua 4.6 năm (hệ số giãn nở thời gian là 2,3 cho tốc độ 0,9c). Chênh nhau 2,6 năm

2. B và A ngồi trên tàu vũ trụ, tàu này di chuyển ra xa trái đất với tốc độ không đổi, ví dụ 0,9c cho nó hoành tráng.

Giả dụ A nhảy lên 1 tàu khác, đi cùng chiều với tốc độ 0,9c so với B. Sau vài tháng A quay lại cùng tốc độ gặp B thì B già hơn. Cái này giống trường hợp 1.

Theo công thức cộng vận tốc Lorents thì tốc độ tương đối của A so với trái đất là 0,9945c lúc bay đi và 0 lúc bay về. B thì luôn là 0,9 so với trái đất.
Nửa thời gian A bay đi thì hệ số giãn nở thời gian của B là 2,3 còn A là 9,5
Nửa thời gian A bay về thì hệ số giãn nở thời gian của B là 2,3 còn A là 1
Như vậy Trái đất đã trôi qua 10,5 năm, trong đó ông A cảm nhận có 2 năm còn ông B cảm nhận 4.6 năm, giống hệt như 1, chỉ khác là thêm trái đất

Nếu cho A bay ngược về phía trái đất thì thực chất cũng tương tự như trên, chỉ là đảo hành trinh đi/về.

3. B và A ngồi trên tàu vũ trụ, tàu này di chuyển lại gần trái đất tốc độ không đổi là 0,9c. Lần này A lên tàu bay về phía trái đất tốc độ 0,9c

Nếu xét riêng hệ A-B thì giống trường hợp 1, B vẫn già hơn.

Xét từ hệ trái đất:
Cũng giống hệt 2 vì tốc độ c chiều nào cũng như nhau, tương tự như phần 2.
--------------
Như vậy, trong ví dụ về hai anh em sinh đôi, ai là người đảo hướng sẽ di chuyển nhiều hơn. Nhà cháu đã thử đặt các mốc toạ độ tuyến tính khác nhau đều cho thấy nhân vật A luôn di chuyển nhanh hơn, lâu hơn.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cụ không phân tích được case cụ thể này mà cứ loanh quanh mang lý thuyết ra rồi lại lộn từ khái niệm này sang khái niệm khác làm gì.

Khi mang hai cái đồng hồ về trái đất, đặt cạnh nhau, một cái dừng lại trước một cái dừng lại sau thì quan sát viên ở bất cứ nơi nào cũng sẽ ghi nhận thứ tự đó. Em khẳng định như vậy còn cụ muốn chứng minh là thứ tự đấy có thể đảo lộn thì mời cụ đưa ra một ví dụ cụ thể là quan sát viên đứng ở đâu sẽ nhìn được điều ngược với quan sát viên đang đứng cạnh 2 cái đồng hồ đi.

Cụ phải cố gắng hiểu cái em đang nói, và nếu tranh luận thì nên cụ thể, chứ đừng mang mấy câu chung chung kiểu "lời nói đầu" của thuyết tương đối đi áp vào mọi trường hợp một cách tùy tiện. :D
Đương nhiên quan sát viên gắn với hệ quy chiếu trái đất sẽ thấy đồng hồ trái đất dừng trước.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Các bạn cứ nhảy múa loạn xạ với mấy cái nghịch lý là đương nhiên lạc lối, càng phân tích càng đi vào rừng rậm. Ý tưởng đòi loại bỏ ý thức (loại bỏ quan sát viên) là sai lầm.

Các bạn chỉ cần nghĩ đúng như sau: thời gian là 1 quy ước do ý thức tạo ra, nhằm dễ dàng nắm bắt sự vận động của vạn vật.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Đương nhiên quan sát viên gắn với hệ quy chiếu trái đất sẽ thấy đồng hồ trái đất dừng trước.
Thế quan sát viên ở đâu sẽ thấy đồng hồ vệ tinh dừng trước và tại sao? Chú ý rằng đồng hồ vệ tinh đã quay lại trái đất và đang để cạnh đồng hồ trái đất nhé.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Thế quan sát viên ở đâu sẽ thấy đồng hồ vệ tinh dừng trước và tại sao? Chú ý rằng đồng hồ vệ tinh đã quay lại trái đất và đang để cạnh đồng hồ trái đất nhé.
Quan sát viên thuộc hệ quy chiếu gắn với vệ tinh sẽ thấy đồng hồ vệ tinh dừng trước chứ sao.

Tôi đã nói mãi rồi, việc đồng hồ nào dừng trước còn tùy vào hệ quy chiếu. Không có chuyện đồng hồ trái đất dừng trước với mọi quan sát viên. Chỉ quan sát viên thuộc hệ quy chiếu gắn với trái đất mới thấy đồng hồ trái đất dừng trước.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Quan sát viên thuộc hệ quy chiếu gắn với vệ tinh sẽ thấy đồng hồ vệ tinh dừng trước chứ sao.

Tôi đã nói mãi rồi, việc đồng hồ nào dừng trước còn tùy vào hệ quy chiếu. Không có chuyện đồng hồ trái đất dừng trước với mọi quan sát viên. Chỉ quan sát viên thuộc hệ quy chiếu gắn với trái đất mới thấy đồng hồ trái đất dừng trước.
Thế hai đồng hồ dã nằm cạnh nhau rồi, coi như 1 điểm, sau đó vài năm 1 cái dừng trước, gọi là A, và sau đó 1 năm cái B dừng. Cụ thử mô tả một hệ quy chiếu nào đó mà chứng kiến B dừng trước.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top