Cụ thử kể những kiến thức cụ thu được về "lỗ đen" xem sao.
Có phải lỗ đen hút hết những thứ xung quanh, và khi đã vào lỗ đen rồi thì mọi vật chất tan hết đúng không cụ?
Mỗi một lỗ đen xuất hiện là có vô số vệ tinh vây quanh. Vệ tinh nào cũng muốn chui vào lỗ đen, nhưng hiếm có vệ tinh nào được lao thẳng vào lỗ đen ngay. Phần lớn vệ tinh chỉ được vờn xung quanh lỗ đen, cho đến khi rách nát tơi tả, thân tàn ma dại và bị lỗ đen cuốn mất tất cả.
Vũ trụ có nhiều thứ sáng rực rỡ tươi đẹp, nhưng chỉ cần lỗ đen chen vào giữa thì chúng ta không còn nhìn thấy gì phía sau lỗ đen nữa.
Vào lỗ đen là chấp nhận đoạn tuyệt với quá khứ, tương lai thì đen tối, sướng khổ chỉ bản thân mình biết.
Nghe nói cho dù chúng ta có hoành tráng đến đâu, có là ai đi nữa thì cuối cùng kết cục của chúng ta cũng sẽ là ở một lỗ đen.
Lỗ đen như trong cuốn đó nói thì nó là 1 ngôi sao có khối lượng lớn, mà khi cuối vòng đời của nó sẽ nén một khối lượng vô cùng lớn ở 1 không gian vô cùng nhỏ. Ví dụ khối lượng ngôi sao lớn hơn trái đất hàng trăm, hàng triệu lần nhưng bị nén trong 1 không gian chỉ bằng 1/10 trái đất.
Vì vậy lực hấp dẫn là rất lớn, nó sẽ hút mọi thứ xung quanh, kể cả ánh sáng (do đó trong lỗ đen không có ánh sáng).
Vậy điều kiện để 1 ngôi sao trở thành lỗ đen ở cuối chu kỳ của nó là gì. 1 ông người Ấn Độ tên là Chandrashekhar đã xác định được 1 giới hạn và sau này được đặt tên ông ta luôn đó là Giới hạn Chandrashekhar. Theo ông ấy thì 1 ngôi sao ở giới hạn hơn hơn 1,4 khối lượng mặt trời của chúng ta thì có khả năng trở thành 1 Lỗ đen. Còn nếu dưới giới hạn đó thì ngôi sao đó sẽ thành 1 Sao lùn trắng hoặc 1 Sao Neutron. Các sao này sẽ không đủ phản ứng nhiệt hạch để phát sáng và tỏa nhiệt lượng nữa.
Lỗ đen có 1 cấu trúc trung tâm gọi là Điểm kỳ dị, biên xung quanh của nó gọi là Chân trời sự kiện (Chân trời sự cố) (Event Horizon), một khối lượng lớn vật chất, khí, bụi quay xung quanh nó gọi là Đĩa bồi tụ.
Vậy trong lỗ đen có gì: Với khối lượng khủng khiếp, được nén trong 1 không gian rất nhỏ, thì lỗ đen có lực hấp dẫn vô cùng lớn, do đó, không thời gian trong lỗ đen bị bẻ cong.
Người ta quan sát lỗ đen như thế nào: Vì lỗ đen không có ánh sáng phát ra, nên sao người ta quan sát được. Có 1 vấn đề là lỗ đen có 1 lực hấp dẫn lớn, nên nó sẽ hút các ngôi sao quay xung quanh nó, và sau dần là cuốn ngôi sao về phía nó và nuốt chửng. Do đó, người ta quan sát ngôi sao đó, với những tính chất chuyển động sóng và hạt nhất định thì người ta ước đoán được lỗ đen.
Ngoài ra ông Hawkings đã có 1 phát hiện là Bức xạ từ lỗ đen được đặt tên ông ấy là Bức xạ Hawkings. Theo đó, lỗ đen tưởng như 1 vùng không có gì, cái gì cũng bị nghiền nát, nhưng bản thân nó lại phát ra các bức xạ ở 2 đầu lỗ đen. Và người ta có thể ghi nhận được các bức xạ đó.
Đọc về Hawkings ta mới thấy, Chúa luôn ban cho con người 1 điều kỳ diệu gì đó. Bản thân Hawkings là sự kỳ diệu mà Chúa ban cho con người. Với 1 thân thể kỳ dị và khó nhọc, nhưng trí tuệ ông ấy lại có khả năng nghiên cứu những thứ mà Chúa đã tạo ra.