Thật ra quay đi quay lại cũng vẫn là tư duy đến đâu thì vũ trụ to bằng ấy cụ ạ. Ví dụ bây giờ bảo có nhiều bằng chứng cho rằng vũ trụ có giới hạn nhưng sau này khoa học kỹ thuật phát triển (tư duy phát triển) thì vũ trụ lại to ra một mớ nữa. Không ai phủ định khoa học nhưng nếu thoát ra khỏi những mớ lý thuyết thì có khi tư duy của con người sẽ được giải phóng mạnh mẽ hơn. Đôi khi chúng ta phải chấp nhận rằng khoa học không phải là chỗ đưa ra mọi lời giải và phải chấp nhận lời giải thích “trời sinh ra thế”. Đơn giản nhất là sao ta yêu người này mà lại không yêu người kia? Khoa học chắc là sẽ chịu rồi.
Hay là khoa học giải thích rằng “
Sét hay tia
sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu” nhưng tại sao đám mây này mang điện tích âm còn đám kia lại mang điện tích dương thì khó quá nhỉ? Chẳng phải trời sinh ra thế hay sao?
Trời sinh ra thế
Xưa có một ông nhà giàu, sinh được hai cô con gái, cô chị gả cho người làm ruộng, cô em gả cho người học trò.
Một hôm thong thả, bố vợ cùng hai con rể đưa nhau đi chơi. Bỗng nghe thấy tiếng con ngỗng trời kêu. Ông bố mới hỏi:
-Làm sao mà con ngỗng nó lại kêu to được như thế nhỉ?
Người rể học trò nói chữ:
Trường cảnh tắc đại thanh.(Cổ dài thì kêu to)
Người rể làm ruộng nói:
-Trời sinh ra thế !
Đi được một quãng, lại thấy con vịt đang bơi dưới ao, bố lại hỏi:
-Tại sao con vịt nó lại nổi được nhỉ?
Người rể học trò lại nói chữ:
-Đa mao, thiểu nhục tắc phù. (Nhiều lông, ít thịt thì nổi)
Người rể làm ruộng lại nói:
-Trời sinh ra thế !
Đi một quãng nữa, thấy hòn đá nứt đôi, bố lại hỏi:
-Sao hòn đá này lại nứt đôi ra thế này nhỉ?
Người rể học trò vội trả lời:
-Phi nhân đả, tắc thiên đả.(Không người đánh, thì trời đánh)
Người rể làm ruộng vẫn thủng thẳng nói:
-Trời sinh ra thế !
Đến lúc về nhà, ba bố con ngồi uống rượu, bố khen con rể học trò hay chữ, chê con rể làm ruộng dốt. Người con rể làm ruộng tức mình mới hỏi lại người học trò:
-Tôi thì dốt thật, nhưng mà chú nói: "Trường cảnh tắc đại thanh" là nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
-Nghĩa là "Cổ dài tất sẽ kêu to" .
Người làm ruộng mới bẻ:
-Thế con ếch ương cổ nó đâu mà nó cũng kêu to thế?
Rồi lại hỏi:
-Chú nói: " Đa mao, thiểu nhục tắc phù" là nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
-Nghĩa là: " Nhiều lông, ít thịt thì ắt phải nổi "
Người làm ruộng lại bẻ:
-Thế thì cái thuyền, lông nó đâu, thịt nó đâu mà nó cũng nổi?
Rồi lại hỏi:
-Còn chú nói: "Phi nhân đả, tắc thiên đả" là nghĩa làm sao?
Người học trò trả lời:
-Nghĩa là: "Nếu không phải người đánh thì cũng do trời đánh "
Người làm ruộng tức mình liền bẻ luôn:
-Thế cái L... mẹ chú thì từ lúc bé; có ai đánh? trời nào đánh? mà nó cũng ..."nứt đôi" ra đấy thôi? Chẳng cũng là trời sinh thế cả hay sao?
Lúc đó ông bố vợ mới gật gù nói:
-Ừ, đúng là…. "Trời sinh ra thế" !!!