[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Biển số
OF-748591
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
9
Động cơ
55,080 Mã lực
Tuổi
34
Theo giáo lí tương sinh của cụ Cồ Đàm thì không có gì phải sinh trước hay sau gì cả mà là cùng nhau xuất hiện luôn: “cái sinh ra vũ trụ” nó xuất hiện đồng thời với “vũ trụ”; và nếu truy cùng tiếp cái gì sinh ra cái sinh ra vũ trụ thì nó cũng vẫn sẽ là tương sinh, như kiểu mặt trái nó có đồng lúc với mặt phải chứ ko thể nào có cái trước cái sau :))
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Em nghĩ là có 2 xu thế: quy luật về sự phân rã (giãn không gian, phân rã thành ánh sáng rồi đến hạt cơ bản) và quy luật về sự tổ chức (lực hấp dẫn, các liên kết vật chất để tạo thành cấu trúc phức tạp hơn).
E thì thiên về khả năng chuyển hóa, vận động chuyển hóa, quy luật chuyển hóa. Tại sao trong hóa học chỉ cần có xúc tác đúng thì chuyển hóa vượt trội so với ko có xúc tác? Ví dụ, Nếu nắm bắt được xúc tác chuyển hóa năng lượng vs khối lượng thì giải quyết được vấn đề. Con đường xúc tác, tạo điều kiện chuyển hóa đột phá có thể là 1 gợi ý dễ hơn - và nhu cầu bức thiết hơn? Phân rã hay tổ chức hơi có tính tĩnh, có vẻ như con người ko can thiệp được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hôm nay em vừa đọc bài báo, nói rằng ở nhệt độ 0k thì ánh sáng cũng hóa lỏng, không biết thực hư thế nào, cụ zorgvn và cụ Tứ Vô Lượng có thông tin gì không?
Hôm trước cũng đọc được đâu đó, khi nhiệt độ về gần 0k, đã đo được tốc độ ánh sáng còn 17m/s.
"Gần độ 0 tuyệt đối, nhiều hiện tượng kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Ví dụ, ánh sáng trở thành chất lỏng có thể đổ vào bình chứa, theo nghiên cứu trên tạp chí Nature Physics năm 2017."
 

Maygio

Xe máy
Biển số
OF-327996
Ngày cấp bằng
21/7/14
Số km
82
Động cơ
290,034 Mã lực
Nơi ở
Miền Đông nước Anh
không nhất thiết có vũ trụ thì phải có ngoài vũ trụ nhé cụ. nói một cách khoa học thì vũ trụ là hữu hạn nhưng không có biên. mặt của hình cầu là một ví dụ như vậy.
chưa ai chứng minh là nó có hay không cả cụ ạ.. mới chỉ là phỏng đoán thôi..còn chưa có khoa học nào nói vũ trụ là hữu hạn cả
 

Hoàng Quang Hưng 2701

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788898
Ngày cấp bằng
31/8/21
Số km
93
Động cơ
25,700 Mã lực
Tuổi
35
ngoài vòm trời có vòm trời khác, ok chuẩn nhưng có làm gì được khác đâu mà tò mò hả cụ
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Hôm nay em vừa đọc bài báo, nói rằng ở nhệt độ 0k thì ánh sáng cũng hóa lỏng, không biết thực hư thế nào, cụ zorgvn và cụ Tứ Vô Lượng có thông tin gì không?
Hôm trước cũng đọc được đâu đó, khi nhiệt độ về gần 0k, đã đo được tốc độ ánh sáng còn 17m/s.
"Gần độ 0 tuyệt đối, nhiều hiện tượng kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Ví dụ, ánh sáng trở thành chất lỏng có thể đổ vào bình chứa, theo nghiên cứu trên tạp chí Nature Physics năm 2017."
Những bài báo dạng trên là hậu quả của tình trạng 9 điểm 3 môn đi viết bài khoa học.

Hiện tượng liquid hay solid light không phải là ánh sáng biến thành 1 cục cầm trên tay hay 1 dung dụng ánh sáng để đổ vào cốc. Ánh sáng đi qua môi trường phi tuyến tính, trong một số điều kiện nhất định các photon di chuyển, tương tác với môi trường và tương tác với nhau (thông thường nó không tương tác với nhau) giống như cách các phân tử chất rắn hay chất lỏng tương tác với nhau. Các photon vẫn phi ầm ầm với tốc độ ánh sáng theo đường thẳng chứ không hề đọng lại nhé. Chỉ là vừa đi vừa huých nhau thôi, hoàn toàn không có chuyện ánh sáng hoá rắn hay hoá lỏng.

Một ví dụ tương tự thường ngày là hiện tượng Laminar Flow, dòng nước chảy, trong một số tình huống dòng chảy cực kỳ ổn định và đều thì trông như thể nó là một que thuỷ tinh. Tất nhiên nó có vẻ như chất rắn chứ không có đầy đủ tính chất của chất rắn, không thể cầm nắm mang đi:

Các bố lều báo khoa học cứ nhìn thấy liquid là nghĩ ngay đến rượu bia nước giải khát rót ra cốc, tính chuyện mời nhau một ly ánh sáng uống cho sang mồm.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,048
Động cơ
320,405 Mã lực
Tuổi
58
Những bài báo dạng trên là hậu quả của tình trạng 9 điểm 3 môn đi viết bài khoa học.

Hiện tượng liquid hay solid light không phải là ánh sáng biến thành 1 cục cầm trên tay hay 1 dung dụng ánh sáng để đổ vào cốc. Ánh sáng đi qua môi trường phi tuyến tính, trong một số điều kiện nhất định các photon di chuyển, tương tác với môi trường và tương tác với nhau (thông thường nó không tương tác với nhau) giống như cách các phân tử chất rắn hay chất lỏng tương tác với nhau. Các photon vẫn phi ầm ầm với tốc độ ánh sáng theo đường thẳng chứ không hề đọng lại nhé. Chỉ là vừa đi vừa huých nhau thôi, hoàn toàn không có chuyện ánh sáng hoá rắn hay hoá lỏng.

Một ví dụ tương tự thường ngày là hiện tượng Laminar Flow, dòng nước chảy, trong một số tình huống dòng chảy cực kỳ ổn định và đều thì trông như thể nó là một que thuỷ tinh. Tất nhiên nó có vẻ như chất rắn chứ không có đầy đủ tính chất của chất rắn, không thể cầm nắm mang đi:

Các bố lều báo khoa học cứ nhìn thấy liquid là nghĩ ngay đến rượu bia nước giải khát rót ra cốc, tính chuyện mời nhau một ly ánh sáng uống cho sang mồm.
=)) Nghĩ cũng thích cụ ạ.
Mời nhau ly ánh sáng, bú vào cho sáng dạ sáng lòng. Long lanh, nhìn phát biết xấu bụng hay không hehe.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Những bài báo dạng trên là hậu quả của tình trạng 9 điểm 3 môn đi viết bài khoa học.

Hiện tượng liquid hay solid light không phải là ánh sáng biến thành 1 cục cầm trên tay hay 1 dung dụng ánh sáng để đổ vào cốc. Ánh sáng đi qua môi trường phi tuyến tính, trong một số điều kiện nhất định các photon di chuyển, tương tác với môi trường và tương tác với nhau (thông thường nó không tương tác với nhau) giống như cách các phân tử chất rắn hay chất lỏng tương tác với nhau. Các photon vẫn phi ầm ầm với tốc độ ánh sáng theo đường thẳng chứ không hề đọng lại nhé. Chỉ là vừa đi vừa huých nhau thôi, hoàn toàn không có chuyện ánh sáng hoá rắn hay hoá lỏng.

Một ví dụ tương tự thường ngày là hiện tượng Laminar Flow, dòng nước chảy, trong một số tình huống dòng chảy cực kỳ ổn định và đều thì trông như thể nó là một que thuỷ tinh. Tất nhiên nó có vẻ như chất rắn chứ không có đầy đủ tính chất của chất rắn, không thể cầm nắm mang đi:

Các bố lều báo khoa học cứ nhìn thấy liquid là nghĩ ngay đến rượu bia nước giải khát rót ra cốc, tính chuyện mời nhau một ly ánh sáng uống cho sang mồm.
Theo cụ thì ánh sáng vẫn phi với tốc độ không đổi, có điều thay vì phi thẳng thì tự va đập với nhau như kiểu chạy loằn ngoằn chữ Z?
Vậy còn chuyện ở nhiệt độ rất thấp, ánh sáng di chuyển chậm lại đáng kể thì sao?
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Theo cụ thì ánh sáng vẫn phi với tốc độ không đổi, có điều thay vì phi thẳng thì tự va đập với nhau như kiểu chạy loằn ngoằn chữ Z?
Vậy còn chuyện ở nhiệt độ rất thấp, ánh sáng di chuyển chậm lại đáng kể thì sao?
Ánh sáng vẫn phi thẳng, còn tốc độ thì tuỳ môi trường cụ ợ.
Vụ ánh sáng xuống rất chậm có thể hiểu giống như chúng ta gửi thư qua 1 đám đông. Thay vì phi 1 lèo từ đầu này qua đầu kia thì lá thư được đưa cho từng người chép lại chuyển tay cho tới khi qua bên kia.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Ánh sáng vẫn phi thẳng, còn tốc độ thì tuỳ môi trường cụ ợ.
Vụ ánh sáng xuống rất chậm có thể hiểu giống như chúng ta gửi thư qua 1 đám đông. Thay vì phi 1 lèo từ đầu này qua đầu kia thì lá thư được đưa cho từng người chép lại chuyển tay cho tới khi qua bên kia.
Tức là hiểu nôm na cái vụ nhiệt độ kia là 1 dạng thay đổi môi trường, trong môi trường đó ánh sáng di chuyển chậm lại. Còn nếu giữa khối môi trường đó tạo ra 1 khoảng chân không thì ánh sáng lại phi vù vù, chả phụ thuộc gì nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Em hiểu thế không biết có đúng không! :D
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,732
Động cơ
1,808,386 Mã lực
Ở chỗ này cụ có nhầm lẫn giữa tốc độ cụ quan sát được với tốc độ thực tế.

Thực tế là anh sáng đi từ đèn sẽ có tốc độ 2c so với cụ. Tuy nhiên cụ chỉ quan sát được tốc độ c, bước sóng ánh sáng bị ngắn đi so với bước sóng đi từ đèn.

Nếu cụ thắc mắc thuyết tương đối đã bảo tốc độ tối đa là c, sao có 2c. Đó là nghịch lý đo tốc độ ánh sáng thôi, chứ quãng đường/thời gian ánh sáng đi vẫn đảm bảo tuân thủ vật lý cổ điển. Nó vẫn cộng trừ vận tốc như thường.
Cụ cho em hỏi: Nếu bóng đèn đi ra xa cụ với
- vận tốc ánh sáng
- vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng
Thì khi đó với mỗi trường hợp mình nhìn thấy bóng đèn sẽ như thế nào?
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Cụ cho em hỏi: Nếu bóng đèn đi ra xa cụ với
- vận tốc ánh sáng
- vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng
Thì khi đó với mỗi trường hợp mình nhìn thấy bóng đèn sẽ như thế nào?
Cái nào cũng c thôi cụ ơi, mấy trò lớn hơn c là nhà cháu lôi cụ Galileo ra đấu với mấy cụ bên Einstein.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cái nào cũng c thôi cụ ơi, mấy trò lớn hơn c là nhà cháu lôi cụ Galileo ra đấu với mấy cụ bên Einstein.
À đấy, vụ đèn đóm vẫn chưa giải quyết xong!
Túm lại là dù cho cái đèn có di chuyển ngược xuôi thế nào và với vận tốc nào, thì khi nó phát ra ánh sáng, ánh sáng thoát ra và thoát luôn khỏi hệ quy chiếu của cái đèn, nói cách khác là thời điểm ánh sáng thoát ra, coi như cái đèn đứng im, không có cộng hay trừ vận tốc gì ở đây, em hiểu thế có đúng không nhỉ?
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
À đấy, vụ đèn đóm vẫn chưa giải quyết xong!
Túm lại là dù cho cái đèn có di chuyển ngược xuôi thế nào và với vận tốc nào, thì khi nó phát ra ánh sáng, ánh sáng thoát ra và thoát luôn khỏi hệ quy chiếu của cái đèn, nói cách khác là thời điểm ánh sáng thoát ra, coi như cái đèn đứng im, không có cộng hay trừ vận tốc gì ở đây, em hiểu thế có đúng không nhỉ?
Đúng vậy cụ ợ, thực tế thí nghiệm lẫn Einstein bảo đều như vậy. Các nghịch lý toàn do bám theo cụ Galileo với áp dụng sai thuyết tương đối.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Tức là hiểu nôm na cái vụ nhiệt độ kia là 1 dạng thay đổi môi trường, trong môi trường đó ánh sáng di chuyển chậm lại. Còn nếu giữa khối môi trường đó tạo ra 1 khoảng chân không thì ánh sáng lại phi vù vù, chả phụ thuộc gì nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Em hiểu thế không biết có đúng không! :D
Tất nhiên cụ ợ. Người ta đo ánh sáng đi xuyên qua 1 bể cá, vào nước là 225.000km/s nhưng thoát ra bên kia lại lên 300.000km/s

Như vậy cái 17m/s của cụ nếu thoát ra ngoài môi trường lại phi lên 300.000km/s.

Thực ra việc nói tốc độ ánh sáng giảm khi đi qua môi trường có chiết quang (refraction index) lớn hơn 1 là một trong những điều hơi ngớ ngẩn của các nhà vật lý, làm các cháu học sinh hiểu sai bản chất, cứ nghĩ ánh sáng giảm tốc độ thật (tất nhiên các nhà vật lý thì không nhầm, họ chỉ phát biểu gây nhầm lẫn). Thực tế ánh sáng, là các photon, vẫn luôn di chuyển 300.000km/s = c. Cái làm nó chậm lại liên quan đến cách nó di chuyển qua các môi trường khác nhau.

Trường hợp môi trường mà chúng ta gọi là trong suốt, các photon sẽ bị electron hấp thụ, tăng năng lượng (nhưng chưa đủ để lên 1 mức năng lượng bền vững mới), sau đó xả ra 1 photon cùng mức năng lượng. Quá trình này sẽ tốn thời gian hơn là để photon chạy thẳng qua. Càng nhiều khâu trung gian, thời gian sẽ càng tăng lên, và lấy quãng đường chia thời gian ra tốc độ 225.000km/s với môi trường nước và 200.000km/s với môi trường thuỷ tinh.

Ở câu chuyện ánh sáng di chuyển tốc độ 17m/s, các nhà khoa học làm thế nào đó để tăng mật độ electron trên đường đi, khiến photon liên tục phải gặp electron để thực hiện quá trình hấp thụ/phát xạ. Chính vì vậy nhà cháu mới nêu hình ảnh so sánh là đưa thư, bắt từng thằng chép lại bức thư để giải thích cho câu chuyện giảm tốc độ ánh sáng hàng triệu lần.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Hôm nay em vừa đọc bài báo, nói rằng ở nhệt độ 0k thì ánh sáng cũng hóa lỏng, không biết thực hư thế nào, cụ zorgvn và cụ Tứ Vô Lượng có thông tin gì không?
Hôm trước cũng đọc được đâu đó, khi nhiệt độ về gần 0k, đã đo được tốc độ ánh sáng còn 17m/s.
"Gần độ 0 tuyệt đối, nhiều hiện tượng kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Ví dụ, ánh sáng trở thành chất lỏng có thể đổ vào bình chứa, theo nghiên cứu trên tạp chí Nature Physics năm 2017."
Cụ hỏi làm e phải ôn lại vật lý cơ bản :) e nghĩ nên bắt đầu = hỏi lại ánh sáng, photon là gì? E nghĩ ánh sáng photon ko phải là vật chất mà là 1 hình thái năng lượng vì photon có khối lượng = 0. Tương tự như graviton truyền trọng lực.

Vì vậy ko thể "nhắm 1 ly ánh sáng với thịt bò kobe" được :) mà có thể "giam" ánh sáng trong 1 chất lỏng tương tự như "giam" trong cáp quang để uống chất lỏng đó và có ánh sáng lọt ra 1 phần nhìn lung linh cho gái mê thôi :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Tất nhiên cụ ợ. Người ta đo ánh sáng đi xuyên qua 1 bể cá, vào nước là 225.000km/s nhưng thoát ra bên kia lại lên 300.000km/s

Như vậy cái 17m/s của cụ nếu thoát ra ngoài môi trường lại phi lên 300.000km/s.

Thực ra việc nói tốc độ ánh sáng giảm khi đi qua môi trường có chiết quang (refraction index) lớn hơn 1 là một trong những điều hơi ngớ ngẩn của các nhà vật lý, làm các cháu học sinh hiểu sai bản chất, cứ nghĩ ánh sáng giảm tốc độ thật (tất nhiên các nhà vật lý thì không nhầm, họ chỉ phát biểu gây nhầm lẫn). Thực tế ánh sáng, là các photon, vẫn luôn di chuyển 300.000km/s = c. Cái làm nó chậm lại liên quan đến cách nó di chuyển qua các môi trường khác nhau.

Trường hợp môi trường mà chúng ta gọi là trong suốt, các photon sẽ bị electron hấp thụ, tăng năng lượng (nhưng chưa đủ để lên 1 mức năng lượng bền vững mới), sau đó xả ra 1 photon cùng mức năng lượng. Quá trình này sẽ tốn thời gian hơn là để photon chạy thẳng qua. Càng nhiều khâu trung gian, thời gian sẽ càng tăng lên, và lấy quãng đường chia thời gian ra tốc độ 225.000km/s với môi trường nước và 200.000km/s với môi trường thuỷ tinh.

Ở câu chuyện ánh sáng di chuyển tốc độ 17m/s, các nhà khoa học làm thế nào đó để tăng mật độ electron trên đường đi, khiến photon liên tục phải gặp electron để thực hiện quá trình hấp thụ/phát xạ. Chính vì vậy nhà cháu mới nêu hình ảnh so sánh là đưa thư, bắt từng thằng chép lại bức thư để giải thích cho câu chuyện giảm tốc độ ánh sáng hàng triệu lần.
E cũng hiểu như thế, tương tự như điện truyền trong dây dẫn. Ko phải là dòng vật chất electron "chạy" trong dây dẫn từ đầu dây này đến đầu dây kia mà là 1 cơ chế "truyền" năng lượng. Cơ chế "truyền" đó thông qua một chuỗi chuyển hóa môi trường truyền do năng lượng kích vào môi trường.

Còn tại sao năng lượng hay "tín hiệu năng lượng" đó truyền được trong "chân không" mà ko cần 1 "dòng vật chất" chạy thì e chưa nghĩ ra, chắc phải chờ Einstein phẩy. Chân không có phải "không tuyệt đối" ko?

Và tại sao t môi trường truyền ở gần K=0 thì ánh sáng bị "cản" mà điện lại chạy tít thò lò siêu dẫn?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top