Cụ cứ nhét chữ vào mồm "nhiều người" chứ em thấy càng những người làm khoa học thì càng hiểu rằng còn rất nhiều điều họ chưa biết và cần phải nghiên cứu. Nghi ngờ và phản biện là nền tảng của khoa học, khát khao tìm hiểu những điều chưa biết là động lực để khoa học tiến lên.
Ngược lại càng ít hiểu biết thì càng dễ tin vào những thứ chân lý dễ dãi không cần chứng minh, kiểm chứng.
Còn nói khoa học là chìa khóa tối thượng với nghĩa là cách thức tốt nhất để tìm hiểu thế giới này cũng không sai, vì rõ ràng cho đến giờ chưa có cách nào tốt hơn, vậy nó không phải tối thượng sao? Tâm linh học đang đẩy lùi covid? Tôn giáo đang nghiên cứu về ô tô, máy bay? Triết học tính được quỹ đạo chính xác đưa người lên mặt trăng? Nhà ngoại cảm dự đoán được quỹ đạo thiên thạch?
Ngoài ra, cụ cũng không hiểu về tiến trình phát triển của vật lý thiên văn, vũ trụ khi chụp mũ rằng các nhà khoa học "không chấp nhận vũ trụ là vô tận". Khái niệm vũ trụ vô hạn đã từng được lưu hành trong khoa học, nhưng vì sau đó người ta đưa ra được nhiều bằng chứng và tính toán cho thấy nó không vô hạn cụ ạ.
Trong khoa học làm gì có những khái niệm "chấp nhận" với lại "cho rằng" như cụ nghĩ. Lý thuyết nào có mô hình sát với thực tế hơn, tính toán tốt hơn, giải quyết được nhiều vấn đề hơn, được kiểm chứng kỹ hơn... thì lý thuyết đó được nhiều người công nhận.
Ví dụ: Nghịch lý Olber đặt câu hỏi rằng nếu vũ trụ là vô hạn, tĩnh tại với số ngôi sao nhiều vô tận, và nếu vũ trụ luôn tồn tại như vậy "từ vô thủy đến vô chung" của cụ
Kem tươi thì mỗi một điểm trên bầu trời đêm đều phải tồn tại một tia sáng phát ra từ một ngôi sao. Như thế thì bầu trời đêm phải sáng rực như ban ngày chứ không thể tối đen được (khi không có mây). Nhưng tại sao thực tế lại không như thế? Từ đó mới có nghi ngờ về tính vô hạn và nghiên cứu về sự hữu hạn và chuyển động của vũ trụ.
Hay thí nghiệm Michelson đo tốc độ ánh sáng và thấy là nó không hề thay đổi bất kể là cộng hoặc trừ thêm với tốc độ quay trái đất (khá lớn), vì thế nên mới sinh ra khái niệm tốc độ ánh sáng là hằng định.
Tóm lại khoa học không có gì là
thả neo hay cho rằng, nghĩ thế cụ ạ. Đấy là đặc điểm của các nhà thần học, đạo học, tu chân học.
Chúng ta chỉ đọc các kết luận khoa học nên cứ nghĩ là họ đút chân gầm bàn chém gió ra, chứ thực ra đằng sau là biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, thí nghiệm, xác minh, cãi vã nhau rồi chứ không phải cứ nói ra là thành chân lý giống các đạo sư đâu.