[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Thời gian tương đối đấy chứ. Ngồi lên vệ tinh thì dùng thời gian của vệ tinh, nó sẽ nhanh hơn thời gian thường nhưng cảm giác vẫn như thường. Ngồi mặt đất dùng thời gian mặt đất. Cảm giác thì như nhau nhưng lôi đồng hồ ra thì cái vệ tinh nhanh hơn cái dưới đất.
Thì cái hành động lôi 2 cái đồng hồ ra đo, là đã trở về thời gian gắn hệ quy chiếu trái đất rồi.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,048
Động cơ
320,405 Mã lực
Tuổi
58
Tốc độ bàn thờ nên được bàn ở các topic liên quan đến bàn thờ mới là chuẩn! :))
Níu áo cụ nói nhỏ tý.
Cc đang nói tới thuyết tương đối của anh Sờtanh và tốc độc ánh sáng, mục đích là vươn tới nơi xa xăm của vũ trụ, nôm là đi tìm thiên đàng. Thuyết Trời Định có tên là TĐBT cụng rưa rựa, mục tiêu còn rõ ràng hơn của cc đấy nhé. Sao phân biệt...giai tầng dưới thế hiccc.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Bắt đầu từ chỗ nào cụ thấy khác. Cụ nắm chắc nội dung nghịch lý về anh em sinh đôi chưa?
Đang chém sùi bọt mép mà cụ hỏi thế em cũng tâm tư lắm, em lại muốn hỏi xem cụ có hiểu đề bài cụ đưa ra không ý! :D
Việc em nắm chắc hay chưa nó lại là ... tương đối, em nói chắc nhưng cụ không tin thì cụ vẫn nghĩ là chưa chắc, em nắm chưa chắc nhưng múa khéo có khi cụ lại tưởng là chắc... =))
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,965 Mã lực
Em lại thắc mắc về góc độ năng lượng. Giả dụ tàu vũ trụ đi từ trái đất đến sao X mất 10 năm với tốc độ tiệm cận tốc độ ánh sáng. Đơn giản hoá các yếu tố khác, giả định với công suất động cơ thì các kỹ sư tính phải N năm động cơ hoạt động liên tục thì tàu mới đạt tốc độ ngưỡng (N < hoặc = 10). Vậy:

- Nhiên liệu cần nạp lên tàu là cho N năm hay sẽ ít hơn theo hệ thời gian tàu khi bay?
- Người lái tàu theo dõi đồng hồ tiêu thụ nhiên liệu tàu sẽ thấy tốc độ tiêu thụ nhiên liệu thế nào?
- Nếu quan sát được tàu trong quá trình bay thì nhìn lửa phụt ra từ động cơ sẽ lom dom hay ào ào như bình thường (giả thiết dùng động cơ có thể quan sát trực quan mức độ hoạt động)?
Dạ đây cụ zorgvn
Ý tổng quát hơn của em là: khi do tốc độ chuyển động mà hình thành 2 hệ thời gian khác nhau, liệu có các sự việc/yếu tố nào vẫn kết nối 2 hệ thời gian đó, gây nên sự khó hiểu ko? tất nhiên là khó hiểu với những người ko chuyên về vật lý như em thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Đang chém sùi bọt mép mà cụ hỏi thế em cũng tâm tư lắm, em lại muốn hỏi xem cụ có hiểu đề bài cụ đưa ra không ý! :D
Việc em nắm chắc hay chưa nó lại là ... tương đối, em nói chắc nhưng cụ không tin thì cụ vẫn nghĩ là chưa chắc, em nắm chưa chắc nhưng múa khéo có khi cụ lại tưởng là chắc... =))

Ta bắt đầu từ cái này, và cụ thấy đề bài có vấn đề gì không, theo cụ A (du hành) và B (ở lại) ai già hơn ai khi gặp nhau.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,844
Động cơ
1,263,711 Mã lực
Tuổi
49
Vật nào được coi là đứng yên với hệ quy chiếu thì thời gian của vật đó sẽ trôi nhanh hơn thời gian của vật chuyển động với hệ quy chiếu.
Nên nếu gắn hệ quy chiếu với cái đồng hồ trên vệ tinh, thì thời gian của nó cũng sẽ trôi nhanh hơn đồng hồ dưới mặt đất, vì đồng hồ vệ tinh đứng yên trong hệ quy chiếu này mà.

Tuy nhiên, con người khi so sánh 2 cái đồng hồ, đã chọn hệ quy chiếu là cái đồng hồ trái đất, nên sẽ thấy đồng hồ trái đất nhanh hơn, vì đồng hồ trái đất đứng yên mà. Chứ con người có dùng hệ quy chiếu gắn với đồng hồ vệ tinh để mà so sánh đâu !?
Ở hệ quy chiếu này thì A nhanh hơn B, ở hệ quy chiếu khác thì A chậm hơn B, là điều rất bình thường.
Nghe thì đúng nhưng cứ thấy sai sai. :D

Giờ cụ Kem và các cụ khác luận giúp em ví dụ này nhé.

Có hai cái đồng hồ, loại đồng hồ đếm ngược. Hai đồng hồ này rất chính xác và khi bấm một cái thì chúng sẽ bắt đầu đếm ngược từ 10.000 giây cho đến hết 0 giây thì chúng dừng lại.

Hai đồng hồ này không có cái nào làm quy chiếu cho cái nào nhé, vì đây là đồng hồ đếm ngược, chúng không có mốc thời gian gắn với cái gì cả mà chỉ xác định được cái nào chạy nhanh thì về 0 trước, cái nào chạy chậm thì về 0 sau.

Bây giờ người ta bấm đồng thời hai cái đồng hồ, xong rồi một cái để dưới mặt đất, một cái vứt vào trong tên lửa phóng ngay lên quỹ đạo bay với tốc độ cực nhanh vèo một cái được mấy vòng xong lại hạ cánh ngay. (vẫn chưa hết 10.000 giây, giả định thế)

Sau đó người ta lôi hai cái đồng hồ ra (vẫn đang chạy) và ngồi đợi xem cái nào về 0 trước.

Theo các cụ kết quả thế nào? Cái nào về 0 trước?
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Em lại thắc mắc về góc độ năng lượng. Giả dụ tàu vũ trụ đi từ trái đất đến sao X mất 10 năm với tốc độ tiệm cận tốc độ ánh sáng. Đơn giản hoá các yếu tố khác, giả định với công suất động cơ thì các kỹ sư tính phải N năm động cơ hoạt động liên tục thì tàu mới đạt tốc độ ngưỡng (N < hoặc = 10). Vậy:

- Nhiên liệu cần nạp lên tàu là cho N năm hay sẽ ít hơn theo hệ thời gian tàu khi bay?
- Người lái tàu theo dõi đồng hồ tiêu thụ nhiên liệu tàu sẽ thấy tốc độ tiêu thụ nhiên liệu thế nào?
- Nếu quan sát được tàu trong quá trình bay thì nhìn lửa phụt ra từ động cơ sẽ lom dom hay ào ào như bình thường (giả thiết dùng động cơ có thể quan sát trực quan mức độ hoạt động)?
- Hệ tàu bay vẫn là N năm cụ nhé, nhưng ở Trái Đất thì N x m năm (m là hệ số nhân thời gian)
- Giống như khi ở Trái Đất
- Khi tàu bay gần tốc độ ánh sáng, quan sát lửa phụt từ động cơ:
+ Từ trên tàu: thấy bình thường như khi đi tốc độ thấp
+ Từ phía sau, không di chuyển: Lửa vẫn hoành tráng nhưng ngả xanh (tức là sóng ánh sáng tần số cao hơn so với tần số người quan sát trên tàu). Từ phía trước, không di chuyển: ngả đỏ.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,844
Động cơ
1,263,711 Mã lực
Tuổi
49
Làm gì có chuyện này được, riêng câu này đã là không thể kể cả trong toán học đơn thuần lẫn thực tế cuộc sống.
Cụ đọc lại ví dụ nhé, lẽ nào cụ không hiểu? :D

Đồng hồ đếm ngược thì chả cần có hệ quy chiếu thời gian gì cả. Thậm chí cũng không cần đơn vị thời gian.
Em bỏ luôn cả cái con số 10.000 giây cho đỡ gắn với cái gì nhé.

Hai cái đồng hồ giống hệt nhau, vì chúng rất chính xác nên nếu đồng thời bấm khởi động thì chúng sẽ đồng thời dừng lại "sau một thời gian nào đó" :))

Đấy, xong rồi một cái để ở trái đất, một cái mang lên quỹ đạo rồi lại mang về.

Cái nào dừng lại trước?

Nghe thì đúng nhưng cứ thấy sai sai. :D

Giờ cụ Kem và các cụ khác luận giúp em ví dụ này nhé.

Có hai cái đồng hồ, loại đồng hồ đếm ngược. Hai đồng hồ này rất chính xác và khi bấm một cái thì chúng sẽ bắt đầu đếm ngược từ 10.000 giây cho đến hết 0 giây thì chúng dừng lại.

Hai đồng hồ này không có cái nào làm quy chiếu cho cái nào nhé, vì đây là đồng hồ đếm ngược, chúng không có mốc thời gian gắn với cái gì cả mà chỉ xác định được cái nào chạy nhanh thì về 0 trước, cái nào chạy chậm thì về 0 sau.

Bây giờ người ta bấm đồng thời hai cái đồng hồ, xong rồi một cái để dưới mặt đất, một cái vứt vào trong tên lửa phóng ngay lên quỹ đạo bay với tốc độ cực nhanh vèo một cái được mấy vòng xong lại hạ cánh ngay. (vẫn chưa hết 10.000 giây, giả định thế)

Sau đó người ta lôi hai cái đồng hồ ra (vẫn đang chạy) và ngồi đợi xem cái nào về 0 trước.

Theo các cụ kết quả thế nào? Cái nào về 0 trước?
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Cụ đọc lại ví dụ nhé, lẽ nào cụ không hiểu? :D

Đồng hồ đếm ngược thì chả cần có hệ quy chiếu thời gian gì cả. Thậm chí cũng không cần đơn vị thời gian.
Em bỏ luôn cả cái con số 10.000 giây cho đỡ gắn với cái gì nhé.

Hai cái đồng hồ giống hệt nhau, vì chúng rất chính xác nên nếu đồng thời bấm khởi động thì chúng sẽ đồng thời dừng lại "sau một thời gian nào đó" :))

Đấy, xong rồi một cái để ở trái đất, một cái mang lên quỹ đạo rồi lại mang về.

Cái nào dừng lại trước?
Thế ý thức nào đọc kết quả 2 cái đồng hồ đó? Thời gian chỉ tồn tại khi có ý thức thôi chứ, vì thời gian là khái niệm quy ước do ý thức tạo ra mà. Chỉ có thời gian Newton mới là khách quan tuyệt đối và vĩnh hằng mà không phụ thuộc ý thức.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu

Ta bắt đầu từ cái này, và cụ thấy đề bài có vấn đề gì không, theo cụ A (du hành) và B (ở lại) ai già hơn ai khi gặp nhau.
Nói chung người ta cũng giải thích rõ ràng và kết luận chả có nghịch lý gì, cụ vẫn thấy có nghịch lý gì chăng?
Tự nhiên cụ hỏi thế em lại phải suy nghĩ xem cụ có gài hay cài cắm gì không, mệt phết! :))
Theo em thì đề bài không có vấn đề gì.
Nếu tính già trẻ theo thời gian trái đất thì 2 người già như nhau.
Nhưng khi gặp nhau thì A có 1 khoảng thời gian phát triển chậm hơn B nên có thể thấy B già hơn.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Mỗi lần còm chữ "thời gian", các cụ cứ mở ngoặc đơn ghi chú gắn với hệ quy chiếu nào, là sẽ dễ dàng hơn trong việc hiểu khái niệm thời gian trong thuyết tương đối.

Chứ không là cứ còm tít mù, cái đầu thì luôn gắn chặt với thời gian Newton, trong khi cái tay thì nào là các thể loại thời gian :)) bảo sao nghịch lý.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,844
Động cơ
1,263,711 Mã lực
Tuổi
49
Thế ý thức nào đọc kết quả 2 cái đồng hồ đó? Thời gian chỉ tồn tại khi có ý thức thôi chứ, vì thời gian là khái niệm quy ước do ý thức tạo ra mà. Chỉ có thời gian Newton mới là khách quan tuyệt đối và vĩnh hằng mà không phụ thuộc ý thức.
Có mỗi cái bài "ý thức tạo ra thời gian", thế khi trái đất chưa có sự sống, chưa có sinh vật, chưa có ý thức thì chưa có thời gian, mọi thứ dừng lại à, nhảm kinh mà cụ cứ cày từ bài này qua bài khác không biết mỏi, em cũng phục cụ :))

Tóm lại là cụ trả lời cái đồng hồ nào dừng lại trước?
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Có mỗi cái bài "ý thức tạo ra thời gian", thế khi trái đất chưa có sự sống, chưa có sinh vật, chưa có ý thức thì chưa có thời gian, mọi thứ dừng lại à, nhảm kinh mà cụ cứ cày từ bài này qua bài khác không biết mỏi, em cũng phục cụ :))

Tóm lại là cụ trả lời cái đồng hồ nào dừng lại trước?
Khổ, mọi thứ diễn dịch, vận động như nó là, chứ cần gì thời gian :)) Cái đầu cụ bị ám ảnh bởi thời gian Newton quá nặng nề.

Mọi vật diễn dịch và vận động, sở hữu các trạng thái khác nhau. Và để thuận tiện nắm bắt các trạng thái này, con người đã quy ước ra khái niệm thời gian.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,844
Động cơ
1,263,711 Mã lực
Tuổi
49
Khổ, mọi thứ diễn dịch, vận động như nó là, chứ cần gì thời gian :)) Cái đầu cụ bị ám ảnh bởi thời gian Newton quá nặng nề.

Mọi vật diễn dịch và vận động, sở hữu các trạng thái khác nhau. Và để thuận tiện nắm bắt các trạng thái này, con người đã quy ước ra khái niệm thời gian.
Thôi tóm lại là cái đồng hồ nào dừng lại trước? :))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Khổ, mọi thứ diễn dịch, vận động như nó là, chứ cần gì thời gian :)) Cái đầu cụ bị ám ảnh bởi thời gian Newton quá nặng nề.
Giờ người ta định nghĩa thời gian theo tốc độ ánh sáng trong chân không rồi đấy, không liên quan gì đến ý thức nữa đâu. :))
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,844
Động cơ
1,263,711 Mã lực
Tuổi
49
Trước với sau là theo hệ quy chiếu nào ? =))
Đến khổ
Có hai cái đồng hồ, cái A dừng lại trước cái B hay cái B dừng lại trước cái A, đơn giản thế thôi chứ có gì mà quy với chiếu?

Đến khổ :))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cụ đọc lại ví dụ nhé, lẽ nào cụ không hiểu? :D

Đồng hồ đếm ngược thì chả cần có hệ quy chiếu thời gian gì cả. Thậm chí cũng không cần đơn vị thời gian.
Em bỏ luôn cả cái con số 10.000 giây cho đỡ gắn với cái gì nhé.

Hai cái đồng hồ giống hệt nhau, vì chúng rất chính xác nên nếu đồng thời bấm khởi động thì chúng sẽ đồng thời dừng lại "sau một thời gian nào đó" :))

Đấy, xong rồi một cái để ở trái đất, một cái mang lên quỹ đạo rồi lại mang về.

Cái nào dừng lại trước?
Lại hỏi lại cụ, nếu 2 cái đồng hồ của cụ dùng công nghệ đo vận tốc ánh sáng thì cái nào dừng trước? :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top