[Funland] Vũ trụ làm mỏi suy nghĩ .. ngoài vũ trụ là gì ?

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Giới khoa học vẫn để ngỏ khả năng này dưới dạng giả thiết. Tức là không chứng minh được nó có hay không. Nếu theo Big Bang khả năng cao là không có gì.
Thôi thì điểm khởi đầu này cứ tạm thời bằng lòng với những gì khoa học đã chứng minh vậy, giờ có cố hiểu thì cũng chả ai giải thích được rõ ràng hơn! :D
Thế vào thời điểm hiện tại, ngoài rìa của vũ trụ là gì, ngoài đó còn có gì nữa? Nếu tất cả xuất phát từ BigBang và không có gì trước đó, thì ngoài rìa sẽ là "không có gì!"?
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,458
Động cơ
570,764 Mã lực
Hiz, em thì biết rằng không phải cụ tag em, nhưng em cũng ngứa mồm xen vào tý. Vũ trụ theo quan niệm hiện tại đã được khoa học chứng minh. Bằng chứng là dựa vào đó các nhà kh đã tính toán được chính xác quỹ đạo của các hành tinh, giải thích và tính toán chính xác ngày xảy ra các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực hay tìm ra được các hành tinh, ngôi sao còn dấu mặt... Còn vũ trụ của tôn giáo, chúa trời thì chỉ có niềm tin chứ chả chứng minh, tìm tòi ra cái gì khác trong thực tế. Còn để tìm ra trước đó cái gì đã tạo ra vt hay tương lai vt sẽ thế nào thì con người còn cần nhiều thời gian hơn nữa để mới có thể tìm được lời giải đáp. Hoặc cũng có thể không bao giờ có được câu trả lời chính xác. Giống như con người thì hiểu được cấu tạo và lập trình của robot, chứ bản thân nó thì không thể hiểu được nó từ đâu ra và ra đời ntn. Dù nó tính toán và làm nhiều việc giỏi hơn con người hàng triệu lần.😁
Đúng như cụ nói. Và mỗi lần chứng minh được 1 lý thuyết hay 1 giả thiết nào đấy thì vũ trụ của con người lại rộng ra thêm. Nôm na là vũ trụ của loài người không thể lớn hơn được sự hiểu biết của loài người. :D
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Thôi thì điểm khởi đầu này cứ tạm thời bằng lòng với những gì khoa học đã chứng minh vậy, giờ có cố hiểu thì cũng chả ai giải thích được rõ ràng hơn! :D
Thế vào thời điểm hiện tại, ngoài rìa của vũ trụ là gì, ngoài đó còn có gì nữa? Nếu tất cả xuất phát từ BigBang và không có gì trước đó, thì ngoài rìa sẽ là "không có gì!"?
Hiện tại chúng ta mới quan sát được xa nhất đến những điểm cách trái đất 45 tỷ năm ánh sáng. Vùng quan sát được này chúng ta gọi là vũ trụ quan sát được (vụ trụ biểu kiến), có dạng hình cầu với tâm là Trái Đất. Ngoài vùng này là phần vũ trụ chúng ta chưa biết. Cụ hỏi về rìa tức là ngoài cả phần chúng ta chưa quan sát được. Có mấy giả thiết về tận cùng vũ trụ:
- Có thể vẫn như phần bên trong rồi kéo dài vô tận (Hầu hết mọi người thích kịch bản này)
- Có thể có biên, đằng sau biên đó là sẽ bí mật của vũ trụ (các nhà làm phim rất khoái ý tưởng này)
- Vòng vòng 1 hồi lại quay về chỗ cũ (khoa học viễn tưởng, nhưng không phải không thể)
- Do vũ trụ giãn nở nhanh hơn tốc độ ánh sáng nên chúng ta vĩnh viễn không có cách gì biết được ngoài kia là gì (giả thiết này thực tế nhất), thông tin không bao giờ đến được với chúng ta. (các nhà khoa học thường chọn cái này)

Khái niệm "rìa" vũ trụ được suy luận từ không gian chúng ta sống, dựa vào nhận thức của chúng ta. Tuy nhiên lịch sử đã chứng minh nhận thức của chúng ta là giới hạn. Loài người từng nghĩ trái đất phẳng, nên chia 2 phe tranh cãi chỗ nào là rìa của trái đất. 1 bên cho là trái đất rộng vô tận, 1 bên cho là hình tròn hoặc vuông hữu hạn. Việc không tìm thấy rìa khiến phe vuông/tròn thua, nhưng cuối cùng phe vô tận cũng không đúng. Trái đất hình cầu, và đi theo hướng nào cũng vẫn được, không có biên, rìa nào cả. Chẳng qua trái đất to quá nên khi đứng trên 1 khoảng đất nhỏ, chúng ta nghĩ trái đất phẳng.

Các nhà khoa học cũng đang làm việc tương tự với vũ trụ để xem nó có rìa hay không. Họ hy vọng rằng nếu vũ trụ "cong" thì nó có rìa và ngược lại. Khái niệm cong này được thể hiện qua mật độ vật chất và tốc độ giãn nở của các khu vực, không phải cong hình học. Đó là sự bẻ cong không gian-thời gian. Nhìn chung các đo đạc cho thấy vũ trụ có vẻ "phẳng", tức là sự giãn nở và mật độ phân bổ đồng đều về mọi hướng. Vũ trụ "phẳng", tức là không có biên. Vũ trụ giãn nở đều về mọi hướng với mật độ tương tự nhau, không có dấu hiệu gì sẽ có vòng lặp quay trở lại điểm cũ. Tuy nhiên rất có thể giống như trái đất, nó không hề phẳng nhưng chúng ta quá nhỏ bé để nhận ra sự "cong" của nó.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hiện tại chúng ta mới quan sát được xa nhất đến những điểm cách trái đất 45 tỷ năm ánh sáng. Vùng quan sát được này chúng ta gọi là vũ trụ quan sát được (vụ trụ biểu kiến), có dạng hình cầu với tâm là Trái Đất. Ngoài vùng này là phần vũ trụ chúng ta chưa biết. Cụ hỏi về rìa tức là ngoài cả phần chúng ta chưa quan sát được. Có mấy giả thiết về tận cùng vũ trụ:
- Có thể vẫn như phần bên trong rồi kéo dài vô tận (Hầu hết mọi người thích kịch bản này)
- Có thể có biên, đằng sau biên đó là sẽ bí mật của vũ trụ (các nhà làm phim rất khoái ý tưởng này)
- Vòng vòng 1 hồi lại quay về chỗ cũ (khoa học viễn tưởng, nhưng không phải không thể)
- Do vũ trụ giãn nở nhanh hơn tốc độ ánh sáng nên chúng ta vĩnh viễn không có cách gì biết được ngoài kia là gì (giả thiết này thực tế nhất), thông tin không bao giờ đến được với chúng ta. (các nhà khoa học thường chọn cái này)

Khái niệm "rìa" vũ trụ được suy luận từ không gian chúng ta sống, dựa vào nhận thức của chúng ta. Tuy nhiên lịch sử đã chứng minh nhận thức của chúng ta là giới hạn. Loài người từng nghĩ trái đất phẳng, nên chia 2 phe tranh cãi chỗ nào là rìa của trái đất. 1 bên cho là trái đất rộng vô tận, 1 bên cho là hình tròn hoặc vuông hữu hạn. Việc không tìm thấy rìa khiến phe vuông/tròn thua, nhưng cuối cùng phe vô tận cũng không đúng. Trái đất hình cầu, và đi theo hướng nào cũng vẫn được, không có biên, rìa nào cả. Chẳng qua trái đất to quá nên khi đứng trên 1 khoảng đất nhỏ, chúng ta nghĩ trái đất phẳng.

Các nhà khoa học cũng đang làm việc tương tự với vũ trụ để xem nó có rìa hay không. Họ hy vọng rằng nếu vũ trụ "cong" thì nó có rìa và ngược lại. Khái niệm cong này được thể hiện qua mật độ vật chất và tốc độ giãn nở của các khu vực, không phải cong hình học. Đó là sự bẻ cong không gian-thời gian. Nhìn chung các đo đạc cho thấy vũ trụ có vẻ "phẳng", tức là sự giãn nở và mật độ phân bổ đồng đều về mọi hướng. Vũ trụ "phẳng", tức là không có biên. Vũ trụ giãn nở đều về mọi hướng với mật độ tương tự nhau, không có dấu hiệu gì sẽ có vòng lặp quay trở lại điểm cũ. Tuy nhiên rất có thể giống như trái đất, nó không hề phẳng nhưng chúng ta quá nhỏ bé để nhận ra sự "cong" của nó.
Có mấy điểm phiền cụ giải thích sâu hơn:
- Nếu hiểu 1 cách thô thiển, giãn ra là các vật thể chạy xa nhau ra, và tốc độ của mỗi vật thể phi ra xa cũng không thể lớn hơn tốc độ ánh sáng, vậy theo mốc hơn 13 tỷ năm sau vụ nổ, 2 vật thể cách nhau xa nhất là 2 lần của hơn 13 tỷ thôi?
- 45 tỷ năm ánh sáng. Cái chúng ta đang "nhìn thấy" đã diễn ra 45 tỷ năm trước?
 
Chỉnh sửa cuối:

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Có mấy điểm phiền cụ giải thích sâu hơn:
- Nếu hiểu 1 cách thô thiển, giãn ra là các vật thể chạy xa nhau ra, và tốc độ của mỗi vật thể phi ra xa cũng không thể lớn hơn tốc độ ánh sáng, vậy theo mốc hơn 13 tỷ năm sau vụ nổ, 2 vật thể cách nhau xa nhất là 2 lần của hơn 13 tỷ thôi?
- 45 tỷ năm ánh sáng. Cái chúng ta đang "nhìn thấy" đã diễn ra 45 tỷ năm trước?
- Tốc độ vật thể vẫn không đổi nhưng KHÔNG GIAN giữa hai vật thể giãn ra. Vì thế không dùng vật lý cổ điển lấy khoảng cách chia thời gian ra tốc độ được nữa (thời gian nào, mỗi hệ quy chiếu có hệ thời gian riêng, không có khái niệm thời gian chung, tức là không có khái niệm "đồng thời" trong vũ trụ).

- Do sự giãn nở không gian nên khoảng cách trái đất và vật quan sát lớn hơn quãng đường mà đáng nhẽ ra với tốc độ nó xuất phát chỉ được bấy nhiêu.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,821
Động cơ
318,810 Mã lực
Người ta đã chứng minh được thời gian và trọng lực có mối liên hệ với nhau từ đời tám hoánh. Trọng lực lớn thì thời gian trôi chậm hơn và thậm chí bị bẻ cong, giãn nở...
Thế mà giờ cụ vẫn còn uu mê mê "thời gian là sản phẩm của tư duy, tưởng tượng"
Chịu cụ
Thời gian em cũng chỉ nhĩ là quy ước thôi cụ. Vd hiện nay loài người đang quy ước 24h là 1 vòng trái đất tự quay quanh mình nó, 1 năm là 1 vòng nó quay quanh mt chẳng hạn. Từ quy ước đó nó dẫn đến vật càng nhỏ ( như các vệ tinh của các hành tinh chẳng hạn) lực hấp dẫn, trọng lưch sẽ yếu và 1 vòng quay của nó cũng ngắn cả tự quay quanh nó hay quay quanh ht mà nó là vệ tinh. Điều đó dẫn đến 1 năm của các ht sẽ không giống nhau và tg ở tđ hoàn toàn khác tg ở các nơi khác, ở các hệ mt khác hay các thiên hà khác. Tóm lại nói tg là sp của tư duy em nghĩ cũng không hẳn sai. Giả sử có sự sống ở một thiên hà khác có thể họ phát triển hơn loài người, họ quy ước tg của họ theo tiêu trí khác hợp lý hơn chẳng hạn, hoặc đơn giản là họ chả có khái niệm tg mà họ lại có khái niệm một cái gì đó khác hơn mà em chịu chả nghĩ ra.😆
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Nếu hiểu 1 cách thô thiển, giãn ra là các vật thể chạy xa nhau ra, và tốc độ của mỗi vật thể phi ra xa cũng không thể lớn hơn tốc độ ánh sáng, vậy theo mốc hơn 13 tỷ năm sau vụ nổ, 2 vật thể cách nhau xa nhất là 2 lần của hơn 13 tỷ thôi?
Sự giãn ra của không gian không phải là chuyển động của vật chất nên không áp dụng giới hạn tốc độ. Một số nhà khoa học có lập luận rằng, tốc độ của một vật "có khối lượng" tối đa là c nhưng vật không có khối lượng lại không chịu tác động của quy luật này. Không gian không có khối lượng, vì vậy nó có thể giãn nở với tốc độ tuỳ ý.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Thời gian em cũng chỉ nhĩ là quy ước thôi cụ. Vd hiện nay loài người đang quy ước 24h là 1 vòng trái đất tự quay quanh mình nó, 1 năm là 1 vòng nó quay quanh mt chẳng hạn. Từ quy ước đó nó dẫn đến vật càng nhỏ ( như các vệ tinh của các hành tinh chẳng hạn) lực hấp dẫn, trọng lưch sẽ yếu và 1 vòng quay của nó cũng ngắn cả tự quay quanh nó hay quay quanh ht mà nó là vệ tinh. Điều đó dẫn đến 1 năm của các ht sẽ không giống nhau và tg ở tđ hoàn toàn khác tg ở các nơi khác, ở các hệ mt khác hay các thiên hà khác. Tóm lại nói tg là sp của tư duy em nghĩ cũng không hẳn sai. Giả sử có sự sống ở một thiên hà khác có thể họ phát triển hơn loài người, họ quy ước tg của họ theo tiêu trí khác hợp lý hơn chẳng hạn, hoặc đơn giản là họ chả có khái niệm tg mà họ lại có khái niệm một cái gì đó khác hơn mà em chịu chả nghĩ ra.😆
Cụ cũng nhầm giữa đơn vị thời gian, khái niệm thời gian với thuộc tính thời gian của vật lý.
Loài người chưa tồn tại thì thời gian vẫn tồn tại. Nó gắn liền với chuyển động của vật chất. Cũng như khi Newton chưa tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn thì vẫn có lực hấp dẫn. Loài người chưa có công thức vận tốc thì muôn loài vẫn chạy nhảy, các hành tinh vẫn bay. Thời gian cũng vậy, nó là thuộc tính vật lý độc lập, mà mãi sau này loài người mới nghĩ ra cách để đo đạc nó, gọi tên nó theo cách của con người.

Cụ lưu ý đây là thuộc tính vật lý của vật chất, như khối lượng, kích thước, độ dẫn điện, thể tích, thời gian... Nó vẫn tồn tại, chỉ là các cụ có nhận ra nó, đo được nó hay không.
 

Trăm hoa đua nở

Xe điện
Biển số
OF-534449
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
2,396
Động cơ
188,144 Mã lực
Thời gian em cũng chỉ nhĩ là quy ước thôi cụ. Vd hiện nay loài người đang quy ước 24h là 1 vòng trái đất tự quay quanh mình nó, 1 năm là 1 vòng nó quay quanh mt chẳng hạn. Từ quy ước đó nó dẫn đến vật càng nhỏ ( như các vệ tinh của các hành tinh chẳng hạn) lực hấp dẫn, trọng lưch sẽ yếu và 1 vòng quay của nó cũng ngắn cả tự quay quanh nó hay quay quanh ht mà nó là vệ tinh. Điều đó dẫn đến 1 năm của các ht sẽ không giống nhau và tg ở tđ hoàn toàn khác tg ở các nơi khác, ở các hệ mt khác hay các thiên hà khác. Tóm lại nói tg là sp của tư duy em nghĩ cũng không hẳn sai. Giả sử có sự sống ở một thiên hà khác có thể họ phát triển hơn loài người, họ quy ước tg của họ theo tiêu trí khác hợp lý hơn chẳng hạn, hoặc đơn giản là họ chả có khái niệm tg mà họ lại có khái niệm một cái gì đó khác hơn mà em chịu chả nghĩ ra.😆
2 cái đồng hồ 1 cái ở mặt đất một cái đem lên giời, sau một thời gian thì 2 cái chạy không giống nhau . Và con người đã phải điều chỉnh lại thiết bị cho thích ứng với hiện tượng này rồi. :)
Còn nếu cụ mợ nào bảo chắc do đồng hồ rởm thì em nể lắm đấy =))

1633690016919.png
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
2 cái đồng hồ 1 cái ở mặt đất một cái đem lên giời, sau một thời gian thì 2 cái chạy không giống nhau . Và con người đã phải điều chỉnh lại thiết bị cho thích ứng với hiện tượng này rồi. :)
Còn nếu cụ mợ nào bảo chắc do đồng hồ rởm thì em nể lắm đấy =))

View attachment 6566578
Đồng hồ là thiết bị đo thời gian, nó có thể ảnh hưởng bởi yếu tố nọ kia nên 2 cái để ở 2 chỗ khác nhau chạy khác nhau không chứng minh được là thời gian ở các nơi khác nhau là khác nhau! Còn thực tế thời gian ở những nơi đó có khác nhau không thì ... em không biết! :D
 

Trăm hoa đua nở

Xe điện
Biển số
OF-534449
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
2,396
Động cơ
188,144 Mã lực
Đồng hồ là thiết bị đo thời gian, nó có thể ảnh hưởng bởi yếu tố nọ kia nên 2 cái để ở 2 chỗ khác nhau chạy khác nhau không chứng minh được là thời gian ở các nơi khác nhau là khác nhau! Còn thực tế thời gian ở những nơi đó có khác nhau không thì ... em không biết! :D
Nếu không đồng ý các kết luận hiện tại, thì cụ cứ cố tìm hiểu xem nguyên nhân khác coi, rồi làm quả luận án mang tên "Học thuyết xe vài bánh" cho nó máu lửa :))
Đời người có mấy đâu, tỏa sáng 1 lần coi sao :))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nếu không đồng ý các kết luận hiện tại, thì cụ cứ cố tìm hiểu xem nguyên nhân khác coi, rồi làm quả luận án mang tên "Học thuyết xe vài bánh" cho nó máu lửa :))
Đời người có mấy đâu, tỏa sáng 1 lần coi sao :))
Em chưa dám ý kiến gì về cái kết luận, vì có biết gì đâu mà kết luận! Nhưng chỉ với 1 thực nghiệm cụ bắt em tin ngay kết luận đó thì hơi khiên cưỡng! :D
À em còn nghe ai đó nói là khi ta chuyển động với tốc độ ánh sáng thì thời gian coi như đứng im nữa cơ, chả biết thế nào!
 
Chỉnh sửa cuối:

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Tiền và thời gian là những khái niệm.
Rồi con người dùng vỏ sò, giấy, đồng, đô la, bảng anh....để đo tiền.
Rồi con người dùng ngày, giờ, phút, năm,...để đo thời gian.
Em phải trích lại bài của cụ một lần nữa vì đây là ví dụ rất hay về phép ngụy biện so sánh không tương đương.

Ta có thể dùng ngụy biện này để đánh lừa người khác, thậm chí tự đánh lừa chính mình (mắc sai lầm trong tư duy). :))

Ngụy biện này như sau:

1. Tiền và thời gian đều là các "khái niệm".

2. Tiền do con người tạo ra

3. Vì thế thời gian (giống tiền) nên thời gian cũng do con người tạo ra.

Kết luận: Thời gian là một sản phẩm của tư duy con người :D

Nghe rất có lý mà thật ra là vô lý, đó chính là ngụy biện. =))

Ngụy biện này bắt đầu cái "ngụy" của nó ở đâu?

Đó là từ một phần "giống nhau" của tiền và thời gian "đều là các khái niệm" mà suy ra là chúng "tương đương" nhau về mọi tính chất khác, kể cả nguồn gốc "do con người tạo ra".

Một ví dụ khác của ngụy biện kiểu này:

1. Em với cụ đều là "con người"

2. Cụ là sản phẩm của các cụ thân sinh nhà cụ tạo ra

3. Vậy em cũng chung nguồn gốc với cụ... =))
 

Trăm hoa đua nở

Xe điện
Biển số
OF-534449
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
2,396
Động cơ
188,144 Mã lực
Em chưa dám ý kiến gì về cái kết luận, vì có biết gì đâu mà kết luận! Nhưng chỉ với 1 thực nghiệm cụ bắt em tin ngay kết luận đó thì hơi khiên cưỡng! :D
À thế thì cứ tin là do mấy ông kỹ sư khi chế tạo mua nhầm mịa nó đồng hồ Rolex rởm lắp vào vệ-tênh và tầu-vẫu-trậu nên khi bay đồng hồ nó bị sai giờ đi.
Giải thích thế cho nó ngắn gọn súc tích và ai cũng hiểu =))
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Sự giãn ra của không gian không phải là chuyển động của vật chất nên không áp dụng giới hạn tốc độ. Một số nhà khoa học có lập luận rằng, tốc độ của một vật "có khối lượng" tối đa là c nhưng vật không có khối lượng lại không chịu tác động của quy luật này. Không gian không có khối lượng, vì vậy nó có thể giãn nở với tốc độ tuỳ ý.
Nếu con người tận dụng được sự giãn nở của không gian để du hành vào vũ trụ thì mấy phim khoa học viễn tưởng lại thành chuyện trẻ con nhỉ! :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
À thế thì cứ tin là do mấy ông kỹ sư khi chế tạo mua nhầm mịa nó đồng hồ Rolex rởm lắp vào vệ-tênh và tầu-vẫu-trậu nên khi bay đồng hồ nó bị sai giờ đi.
Giải thích thế cho nó ngắn gọn súc tích và ai cũng hiểu =))
Đấy cụ cứ nói thẳng tuột ra thế có phải đến dân xe ôm như em cũng hiểu không! =))
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,821
Động cơ
318,810 Mã lực
Cụ cũng nhầm giữa đơn vị thời gian, khái niệm thời gian với thuộc tính thời gian của vật lý.
Loài người chưa tồn tại thì thời gian vẫn tồn tại. Nó gắn liền với chuyển động của vật chất. Cũng như khi Newton chưa tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn thì vẫn có lực hấp dẫn. Loài người chưa có công thức vận tốc thì muôn loài vẫn chạy nhảy, các hành tinh vẫn bay. Thời gian cũng vậy, nó là thuộc tính vật lý độc lập, mà mãi sau này loài người mới nghĩ ra cách để đo đạc nó, gọi tên nó theo cách của con người.

Cụ lưu ý đây là thuộc tính vật lý của vật chất, như khối lượng, kích thước, độ dẫn điện, thể tích, thời gian... Nó vẫn tồn tại, chỉ là các cụ có nhận ra nó, đo được nó hay không.
Em vẫn biết không có hay có loài người thì vạn vật vẫn chuyển động theo định luật vạn vật hấp dẫn. Thế có bao giờ cụ nghĩ ban đầu cái gì làm cho cái hệ thống ấy chuyển động không. Nó buộc phải cần 1 cú hích rồi mới bắt đầu guồng quay giống như cái mô tơ đề hay cái tụ khởi động vậy. Còn nữa, quá trình vận động nó sẽ gặp các lực cản, thế cái gì tác động để nó không bị mất đi năng lượng. Mà kể cả có năng lượng từ các vụ nổ mặt trời hay vũ trụ thì ban đầu cái gì tác động để nó tới giới hạn và đạt được các điều kiện của phản ứng tổng hợp nhiệt hạch...
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,821
Động cơ
318,810 Mã lực
Nếu con người tận dụng được sự giãn nở của không gian để du hành vào vũ trụ thì mấy phim khoa học viễn tưởng lại thành chuyện trẻ con nhỉ! :D
Thì loài người vẫn đang là các du hành gia siêu hạng bay vùn vụt trong vũ trụ với tốc độ không tưởng đó thôi. Vấn đề là so với cái gì làm mốc. TĐ cùng với hệ mt đang bay trong vt với tốc độ rất lớn. Giống như các nhà du hành trong tên lửa bay tốc độ vũ trụ c1, c2 nhưng giữa họ với nhau trong tàu thì chả di chuyển mm nào cả.😄
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thì loài người vẫn đang là các du hành gia siêu hạng bay vùn vụt trong vũ trụ với tốc độ không tưởng đó thôi. Vấn đề là so với cái gì làm mốc. TĐ cùng với hệ mt đang bay trong vt với tốc độ rất lớn. Giống như các nhà du hành trong tên lửa bay tốc độ vũ trụ c1, c2 nhưng giữa họ với nhau trong tàu thì chả di chuyển mm nào cả.😄
Đã gọi là du hành thì đi xa khỏi trái đất càng xa càng tốt chứ lị! :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top