ĐỘT PHÁ CÁC KHÔNG GIAN DUY THỨ TRONG VŨ TRỤ
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Giải - Hoà Thượng Tịnh Không
"Chúng ta sinh tại nhân đạo, cho nên chỉ sinh hoạt trong ba độ không gian, chúng sanh ở duy thứ từ bốn độ không gian trở lên, chúng ta không biết được. Ngày nay khoa học gia cho chúng ta biết được xác thực là tồn tại mười một độ không gian. Nhưng làm thế nào để đột phá không gian duy thứ, hiện tại các khoa học gia vẫn còn đang nghiên cứu. Một khi đột phá được không gian duy thứ, điều mà chúng ta đã nói, tức bạn có thể biết được quá khứ, tương lai. Quá khứ đã tạo nhân gì, hiện tại phải chịu quả báo như thế nào, đời nay tạo cái nhân gì, tương lai quả báo ra sao, không phải đều hiểu rõ ràng hay sao. Đây không phải là cách suy đoán, so với Khổng Tiên Sinh còn cao minh hơn hay sao. Khổng Tiên Sinh là từ số học, “Kinh Dịch” là một bộ số học, ông từ trên số học mà suy đoán, suy đoán được rất chính xác, tuy nhiên không dám nói là hoàn toàn chính xác. Bởi vì lúc suy đoán nếu có một tơ hào không chính xác thì kết quả hoàn toàn không giống nhau. Nhưng nếu có thể đột phá không gian duy thứ thì quyết định là hoàn toàn chính xác, một tơ hào cũng không sai. Vì sao. Vì quá khứ, hiện tại, vị lai, bạn đều là chính mắt mình nhìn thấy.
Cái sự việc này, hiện tại mà nói cũng không khó. Tại Cổ Ấn Độ, những chuyên gia về số luận, yoga, bà la môn giáo, họ đều có năng lực này. Cho nên thuyết về lục đạo luân hồi không phải của Phật Giáo, mà là của cổ Bà La Môn Giáo, nay là Ấn Độ Giáo. Lịch sử của họ, hiện tại Thế Giới công nhận là có 8500 năm lịch sử. So với Phật Giáo, họ ra đời sớm hơn rất nhiều. Những người này đều là tu thiền định, trong Kinh Phật có nói đến tứ thiền bát định, do đó, không gian duy thứ trong lục đạo, họ cơ hồ đều đã đột phá được. Cho nên trạng huống trong lục đạo, họ nói được rất rõ ràng. Nhưng họ chỉ biết được cái đương nhiên mà không biết được cái sở dĩ nhiên. Lục đạo làm sao mà có, tại sao lại có hiện tượng này, tại sao lại có những biến hóa như vậy, họ đều không biết. Vì vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện tại thế gian này. Người vì sao lại xuất hiện. Là vì những người có năng lực quan sát đến được những cảnh giới như thế, nhưng lại đối với những cảnh giới này có rất nhiều nghi hoặc không thể giải trừ. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện tại thế gian là vì cái sự việc này. Cái gọi là, chúng sanh có cảm thì Phật, Bồ tát có ứng. Điều này đã cảm ứng Thích Ca Mâu Ni Phật đến thế gian này, vì chúng ta mà thuyết minh cái sở dĩ nhiên của những hiện tượng đó. Phật tại trong Kinh Đại Thừa đã giảng nói được rất nhiều, nhất là trong Kinh Hoa Nghiêm. Không chỉ có lục đạo, bên ngoài lục đạo còn có Tứ Thánh Pháp Giới, còn có nhất chân pháp giới, đây đều là quy nạp lại mà nói, nếu nói tỉ mỉ thì không thể dùng ngôn ngữ để nói một cách tường tận được. Cũng giống như chỗ mà khoa học gia đã nói, không gian duy thứ vô hạn, cùng với Phật tại trong Kinh nói được hoàn toàn tương ưng.
Chúng ta ngày nay nói về đơn vị thời gian, nhỏ nhất là giây. Trong nhà Phật nói đến sát na, sát na làm sao mà tính. Phật dùng đàn chỉ, một đàn chỉ có 60 cái sát na. Một đàn chỉ một khảy móng tay chưa đến một giây, nếu chúng ta khảy được nhanh thì một giây đồng hồ chúng ta có thể khảy được 4 lần. Một đàn chỉ là ¼ giây, một đàn chỉ lại có 60 cái sát na, vậy 1/60 của ¼ giây mới gọi là một sát na. Trong một sát na lại có 900 sanh diệt, đó là niệm đầu, 1 niệm sanh, 1 niệm diệt, trong một sát na có 900 niệm sanh diệt. Điều này quá vi tế, người bình thường chúng ta không thể quan sát được. Chúng ta bình thường tâm khí bao chao, sao có thể quan sát đến được. Nhập định, trong định thì tâm thanh tịnh, có thể đem vọng tưởng phân biệt chấp trước của chúng ta lắng xuống.
Ở trong thiền định thâm sâu, chúng ta mới có thể nhìn thấy được những hiện tượng sanh diệt. Đây phải là công phu rất cao, Vân Cốc Thiền Sư e rằng vẫn chưa thấy được. Trong Đại Thừa Phật Pháp có nói, có thể nhìn thấy đầu số của sát na sanh diệt, phải là Bát Địa Bồ Tát của Đại Thừa Viên Giáo. Bát Địa còn gọi là Bất Động Địa, rất gần với quả vị của Như Lai. Trên Bát Địa là Cửu Địa, Thập Địa, Đẳng Giác, rất gần với quả vị Phật. Lúc này mới chân chính có thể hiểu được chân tướng của vũ trụ nhân sinh.
Hôm nay, chúng ta nói đến ý niệm là niệm thô, vô cùng vô cùng thô. Chúng ta khởi lên một thiện niệm, lợi ích cho người khác, cho xã hội, cho chúng sanh, quả báo là được phước. Chúng ta khởi lên một niệm ác, niệm ác là vì lợi ích bản thân, cái gọi là tổn người lợi mình. Cái niệm này trong nhà Phật gọi là ác niệm. Ác niệm thì quả báo là hung, là tai họa. Cho nên, cát hung họa phước trong một đời chính là quả báo của ngôn ngữ tạo tác, khởi tâm động niệm của chính chúng ta, cũng có thể nói là hiện tượng của ngôn ngữ tạo tác. Đây chính là sở dĩ mà nói “mệnh do ta tạo”. Người chân chánh minh bạch hiểu rõ thì khẳng định đối với lời nói này, khẳng định đối với sự thật này. Trong suốt cuộc đời anh ta, bất luận là gặp bất cứ hoàn cảnh trái nghịch, bất thiện thế nào, anh ta cũng quyết không oán Trời, quyết không trách người. Anh ta không trách người, mà quay lại trách chính mình “bản thân tôi tạo tác bất thiện nên mới phải chịu quả báo khổ sở như thế này.”