Theo quan điểm cá nhân em:
1. Nhà trường, bao gồm giáo viên có lỗi. Trường học ai là chủ thể? HỌC SINH, mọi thứ đều được xây dựng để phục vụ cho chủ thể đó là học sinh. Nếu nhà trường không đảm bảo tất cả yếu tố để quan tâm, chăm sóc đến học sinh thì đó là vấn đề sai của nhà trường. Ở đây không có chuyện đúng giờ, sớm, muộn vì đó là việc nhà trường phải nghĩ đến để giải quyết. Nhà trường không làm được vì nhà trường không có quy trình để phòng chánh, và khi không có quy trình thì đó là sự yếu kém về khâu quản lý....Mà thật ra dạy học tốt không có nghĩa là quản lý tốt...
2. Cách ứng xử của cô giáo không đúng chuẩn mực. Chuẩn mực ở đây không phải là dạy giỏi, trình độ sư phạm tốt...đó là chuẩn mực sống. Đáng tiếc cái này trường lớp, đại học ngành giáo dục không thể đào tạo được và bản thân giáo viên cũng không thể học ngày một ngày hai được....Nó không phải chỉ là kiến thức sách vở, nó là hành vi đối sử giữa cá nhân, con người với nhau, cảm thông, thấu hiểu, lịch sự...qua giao tiếp học hỏi nó trở thành bản năng, nguyên tắc sống của từng người.
Con em học một trường quốc tế Hà Nội, học từ mẫu giáo đến khi đi học....vì công việc nên em chuyển gia đình vào Đà Lạt, bạn ấy cũng chuyển theo. Ở đó trường lớp không được đầy đủ cơ sở vật chất như Hà Nội nhưng tính kỷ luật, sự tôn trọng và tình yêu thương cô dành cho trò là một thứ ở Hà Nội con em sẽ không bao giờ có. VD nếu em đi vào trường, học sinh dù lớn hay nhỏ đều khoanh tay cúi người chào em..con chào chú, con chào cô!!! và cô giáo khi nhìn thấy học trò cũng đứng lại chào học sinh...sau một năm nhà em lại ra Hà Nội, con em vẫn khoanh tay chào cô giáo như thế.
Có những chuyện cô giáo về làm dâu nhà chồng nhưng nhà chồng nề nếp trên dưới thì cô giáo cũng phải học lại phép tắc từ đầu.
3. Mẹ cháu bé: Sai về hành vi dựng chuyện, ngay cả việc trước đó là nạn nhân nhưng khi làm sai thì không thể tính theo kiểu bù trừ phải trái. Sai nghĩa là Sai. Có thông cảm cho mẹ cháu bé...Có, nhưng vẫn lên án hành vi làm giả chứng cứ. Sai ở đâu thì đến đó giải quyết, rối chỗ nào thì gỡ chỗ đó....Nếu phụ huynh chỉ dừng lại việc tố cáo hành vi của nhà trường, cô giáo phạt con thì giờ đây câu chuyện là diễn ra một chiều...nhưng cách cố tình sử dụng chứng cứ giả thì lại thật đáng trách...một số người có thể gọi đó là hành vi có chủ đích.
Vậy tất cả các bên trong trường hợp này đều sai cả.
1. Nhà trường, bao gồm giáo viên có lỗi. Trường học ai là chủ thể? HỌC SINH, mọi thứ đều được xây dựng để phục vụ cho chủ thể đó là học sinh. Nếu nhà trường không đảm bảo tất cả yếu tố để quan tâm, chăm sóc đến học sinh thì đó là vấn đề sai của nhà trường. Ở đây không có chuyện đúng giờ, sớm, muộn vì đó là việc nhà trường phải nghĩ đến để giải quyết. Nhà trường không làm được vì nhà trường không có quy trình để phòng chánh, và khi không có quy trình thì đó là sự yếu kém về khâu quản lý....Mà thật ra dạy học tốt không có nghĩa là quản lý tốt...
2. Cách ứng xử của cô giáo không đúng chuẩn mực. Chuẩn mực ở đây không phải là dạy giỏi, trình độ sư phạm tốt...đó là chuẩn mực sống. Đáng tiếc cái này trường lớp, đại học ngành giáo dục không thể đào tạo được và bản thân giáo viên cũng không thể học ngày một ngày hai được....Nó không phải chỉ là kiến thức sách vở, nó là hành vi đối sử giữa cá nhân, con người với nhau, cảm thông, thấu hiểu, lịch sự...qua giao tiếp học hỏi nó trở thành bản năng, nguyên tắc sống của từng người.
Con em học một trường quốc tế Hà Nội, học từ mẫu giáo đến khi đi học....vì công việc nên em chuyển gia đình vào Đà Lạt, bạn ấy cũng chuyển theo. Ở đó trường lớp không được đầy đủ cơ sở vật chất như Hà Nội nhưng tính kỷ luật, sự tôn trọng và tình yêu thương cô dành cho trò là một thứ ở Hà Nội con em sẽ không bao giờ có. VD nếu em đi vào trường, học sinh dù lớn hay nhỏ đều khoanh tay cúi người chào em..con chào chú, con chào cô!!! và cô giáo khi nhìn thấy học trò cũng đứng lại chào học sinh...sau một năm nhà em lại ra Hà Nội, con em vẫn khoanh tay chào cô giáo như thế.
Có những chuyện cô giáo về làm dâu nhà chồng nhưng nhà chồng nề nếp trên dưới thì cô giáo cũng phải học lại phép tắc từ đầu.
3. Mẹ cháu bé: Sai về hành vi dựng chuyện, ngay cả việc trước đó là nạn nhân nhưng khi làm sai thì không thể tính theo kiểu bù trừ phải trái. Sai nghĩa là Sai. Có thông cảm cho mẹ cháu bé...Có, nhưng vẫn lên án hành vi làm giả chứng cứ. Sai ở đâu thì đến đó giải quyết, rối chỗ nào thì gỡ chỗ đó....Nếu phụ huynh chỉ dừng lại việc tố cáo hành vi của nhà trường, cô giáo phạt con thì giờ đây câu chuyện là diễn ra một chiều...nhưng cách cố tình sử dụng chứng cứ giả thì lại thật đáng trách...một số người có thể gọi đó là hành vi có chủ đích.
Vậy tất cả các bên trong trường hợp này đều sai cả.
Chỉnh sửa cuối: