Vụ AUV của Mẽo mất tích ở IRAN: Tai nạn, bị bắn hay...bị bắn sống???

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,307
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Em thì hơi thiên về khoa học viễn tưởng nên góp tí cho vui nhá.....:
Biết đâu đây là con ngựa thành Troy mà Mẽo cố tình thả hợp pháp vào đất Iran ...một hệ thống tinh vi nào đó, hay nó nằm chờ mấy đứa chóp bu đến thăm rồi " Bùm " cho một cái là ...xong...he..he..:P
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Iem nghĩ khác cơ, đã hằm hè nhau, rình mò nhau, oánh lén nhau từ mấy chục năm roài thì không có chuyện mẽo nó chủ quan được.
Thứ nhữ là có thể một hệ thống tác chiến điện tử thì không bắt được nhưng cả một chuỗi/ ma trận các hệ thố đó thì cũng là cả một vấn đề phải tính đến.
có vẻ như ng Mỹ đã quá chủ quan khinh thường khả năn điện tử của ng nga . chế áp điện tử của mỹ đã nhiều lần phải thua hẹ thống điện tử của Nga lần này cũng không ngoại lệ
@ducleminh: dòng mig-25 không hề bị hạ bởi nhưng chiếc máy bay cùng và đợi đến F-15 ra block C thì mới hạ nổi nó :)
bác quên mất rằng MiG-25 là máy bay duy nhất sau Chiến tranh Việt Nam đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian chiến tranh.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Cháu nghe nói ở máy bay chiến đấu có người lái còn có cơ chế tự hủy, nó sẽ tự đốt hết các dữ liệu chỉ dẫn các thứ khi bị kéo cần eject.
Chẳng có lý nào con này không có cơ chế tự hủy sau khi mất liên lạc cả :).
Cháu không tin đồ Mẽo mà ngu thế :))
 

gia doi

Xe điện
Biển số
OF-72158
Ngày cấp bằng
6/9/10
Số km
2,651
Động cơ
451,570 Mã lực
Nơi ở
Trên trời
Chắc nó tự hủy hết thông tin rùi còn cái xác vỏ không hủy được thì phải chịu thui:P. Cững ngạc nhiên thật đồ Mẽo tại sao khi mất liên lạc nó không có cơ chế tự bùm một phát là xong
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
vấn đề thông tin không quan trọng bằng hệ thống thu lượm thông tin, cơ chế bạn thù, tần số điều khiển, kiểu động cơ sử dụng, lớp vỏ tàng hình .....
kể cả IRAN không lấy đc nó nguyên vẹn thì Mỹ vấn lo
 

lenguyentuan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-68407
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
98
Động cơ
432,170 Mã lực
Vũ khí của Mỹ cũng thương thôi ah
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Sách nào dạy thế đới.
Bác cho xin 5 xu nguồn cái :))
em Mig 25 dùng động cơ ramjet bay 2.8 mach xong về thay động cơ luôn, được vài chuyến (e ko nhớ rõ) thì thay cả máy bay. Kiểu đại tư bản này thì bố Mỹ cũng lắc đầu chứ đừng nói Mỹ. sau khi anh ku gì đó bay trốn qua Nhật năm 1975 thì Mỹ thở phào cái còn LX phải cấp tốc lên đời thành con Mig31
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
bay MACH 3.2 thay động cơ Thằng LX và thằng ẤN làm việc này
nó sinh ra để đuổi SR-71 và U-2 chỉ cần bay lên chặn lại hư thì phọt cho tên lửa vào ***
F-16cũng bị thằng này bắn rơi mặc dù tỷ lệ chọi nghêng về F-16
với 1 em này cả bầy f-15 chạy tóe khói :))
và động cơ của con bay qua cả IS lẫn PAK không phải là RAM JET mà là TURBOJET :)
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
bay MACH 3.2 thay động cơ Thằng LX và thằng ẤN làm việc này
nó sinh ra để đuổi SR-71 và U-2 chỉ cần bay lên chặn lại hư thì phọt cho tên lửa vào ***
F-16cũng bị thằng này bắn rơi mặc dù tỷ lệ chọi nghêng về F-16
với 1 em này cả bầy f-15 chạy tóe khói :))
và động cơ của con bay qua cả IS lẫn PAK không phải là RAM JET mà là TURBOJET :)
Nhà cháu nhớ con Mig 25 ngoài một lần lượn dọa ít thì sau đó toàn bán Thanh lý thôi.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
không chỉ 1 lần đâu ạ hồi 91 không quân IRAQ sử dụng cũng khá hiệu quả đấy ạ
không dưng mà nó đc sx đến hơn 1000 cái
bác lên FAS.ORG xem bọn nó nói về Mig-25 ạ
toàn đèn chân không nhưng rada nó lại khá tốt và nó đc đặt tên là dơi cáo
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
đổi UAV lấy DF-31 đây
NN: 'Trung Quốc cung cấp cho Iran 6 tên lửa DF-31'

Xem tin gốc
Báo Đất Việt - Quốc phòng - 1 ngày trước 1574 lượt xem
Trang Ireport của CNN dẫn nguồn tin từ một trang mạng tiếng Iran cho biết, Trung Quốc đã bí mật chuyển cho Iran 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-31.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
(ĐVO) Theo nguồn tin, các chuyên gia tên lửa của Triều Tiên cũng tới Iran để giúp đỡ nước này kích hoạt 6 quả tên lửa sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Đây có thể là kết quả của hợp đồng bí mật mua tên lửa tầm xa DF-31A trị giá 11 tỷ USD đã được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ký với Trung Quốc. Có tất cả 11 tên lửa DF-31A, với tầm bắn tới 7.000 km được chuyển giao theo hợp đồng này.

Theo nguồn tin, Trung Quốc thiết kế tên lửa và đào tạo chuyên gia cho Iran.

Khi nỗ lực vận hành tên lửa này của Iran bị bất lợi và có mâu thuẫn với cộng đồng thế giới quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi, Trung Quốc tuyên bố không có khả năng hỗ trợ quốc gia Hồi giáo này, bởi các chuyên gia Trung Quốc bị ràng buộc hạn chế ngoại giao quân sự với Tehran.


Tên lửa DF-31 là một biến thể của tên lửa đạn đạo Liên Xô, được phát triển từ những năm 1960 và đã liên tục gặp phải các vấn đề kỹ thuật. Ở Trung Quốc, đã xảy ra ít nhất 6 vụ nổ tên lửa loại này.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, vào tháng 2/2011, một đoàn chuyên gia Triều Tiên tới Iran trong vai khách du lịch, đã cung cấp cho Iran các thiết bị phần cứng cần thiết cũng như công nghệ lắp ráp và đào tạo (trị giá 7 tỷ USD).

Ngoài ra, Triều Tiên và IRGC cũng đã đồng ý thiết lập một cơ sở chung để mở rộng hoạt động hỗ trợ lẫn nhau. Một phần của hợp đồng này có chi phí khoảng 3 tỷ USD.

Theo nguồn tin, các chuyên gia Triều Tiên đã đồng ý có mặt tại Iran và kích hoạt các tên lửa DF-31 trong trường hợp xảy ra chiến sự.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Khí tài Nga "bắt sống" UAV Mỹ ở Iran


Nhiều khả năng, UAV RQ-170 bị hệ thống tác chiến điện tử mà Nga cung cấp cho Iran "ép hạ cánh".

Iran đã không bắn hạ máy bay không người lái (UAV) tàng hình siêu mật RQ-170 Sentinel của Mỹ như thông báo trước đây mà bị “ép hạ cánh” bằng hệ thống tác chiến điện tử Avtobaza do Nga cung cấp cho Iran, báo chí phương Tây viết.


“Sáu tuần trước, Nga thông báo đã cung cấp cho Iran hệ thống trinh sát vô tuyến điện 1L22 Avtobaza. Phần lớn xuất khẩu vũ khí Nga sang Iran đang nằm trong lệnh cấm, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-300, vốn có thể gây khó khăn lớn cho các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran. Song lệnh cấm vận không có hiệu lực đối với các trạm gây nhiễu”, Fight Global viết.

Theo nguồn tin này, Avtobaza là một trạm như vậy và nó ít có khả năng được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu hạt nhân vì có thể gây cản trở hoạt động của radar của các hệ thống tên lửa phòng không.


Hệ thống tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza lắp trên khung gầm xe tải Ural-43203.​
Avtobaza đang được sử dụng trong thành phần hệ thống chế áp điện tử và dùng để trinh sát các loại radar trên máy bay như radar xung nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, cũng như các radar bảo đảm bay ở độ cao nhỏ. Bởi vậy, Avtobaza có thể trở thành một phương tiện lý tưởng để xâm nhập các kênh liên lạc dùng để điều khiển UAV từ một máy tính từ xa.

Cần lưu ý rằng, Avtobaza trên thực tế không phải dùng để gây nhiễu. Nó là một phần của hệ thống lớn hơn vốn bao gồm cả các trạm này.

Theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin: “Kênh điều khiển UAV là điểm sơ hở chủ yếu của phương tiện này. Để trao đổi thông tin với các trạm điều khiển và để được điều khiển, các UAV phải có kênh liên lạc vô tuyến mạnh mà bảo vệ chúng trước tác động bên ngoài là cực khó.

Các kênh này có thể bị gây nhiễu, nhưng đó là giải pháp đơn giản nhất. Phương án đối phó phức tạp hơn là cướp quyền điều khiển UAV. Để làm việc đó, cần bẻ khóa hệ thống mã hóa tín hiệu điều khiển và chế áp tín hiệu của trung tâm điều khiển, giành lấy quyền điều khiển UAV bằng tín hiệu của mình”.




Túm lại tuy vẫn còn nhiều TT hỏa mù về chuyện này, nhưng qua đó cũng thấy đồ chơi của Mẽo cũng chả phải nhất bét gì cả nhề:))
Ô, nếu đúng là hệ thống này bắt sống được máy bay không người lái hiện đại bậc nhất của Mẽo thì Việt Nam ta cũng có. Vậy các bác kê cao gối ngủ nhé.


 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Thêm tin buổi sáng nào
Iran, máy bay do thám và cuộc chiến tình báo

Xem tin gốc
VietnamNet - 1 giờ trước lượt xem
Tờ Foreign Policy (Mỹ) cho rằng việc mất một chiếc máy bay do thám vào tay Iran không đáng phải làm rùm beng lên như thế. Cũng như chiếc U-2 từng mất ở Liên Xô cách đây 60 năm, tờ báo này bình luận để có được các thông tin tình báo thuộc loại ưu tiên hàng đầu về Iran, Mỹ không tiếc gì chiếc RQ-170 Sentinel, thậm chí cả những chiếc máy bay đời tối tân hơn thế.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này




Chiếc may bay do thám của Mỹ RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran
Đôi khi, tất cả những gì thuộc về các cuộc chiến tình báo lại thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Vào ngày 1/5/1960, một máy bay do thám của Mỹ là U-2 đã bị tên lửa đất đối không SA-2 của Liên Xô hạ gục tại vùng Sverdlovsk. Sứ mệnh của chiếc U-2 (với mật danh là Chiến dịch Gland Slam) là ghi lại hình ảnh các khu vực tên lửa đạn đạo của Liên Xô để lấp khoảng trống thông tin về tên lửa vốn đang gây tranh cãi nảy lửa tại Washington lúc đó.
Mặc dù Grand Slam là máy bay có năng lực thâm nhập sâu thế hệ thứ 24 của Mỹ có mặt trên đất Liên Xô trong suốt 4 năm, và các nhà phân tích của cơ quan tình báo Mỹ là CIA đã được cảnh báo về những cải tiến trong hệ thống rađa phòng không và tên lửa của Liên Xô, cú liều đó của Mỹ cũng đáng đồng tiền bát gạo.
Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Christian Herter đã biện hộ với Tổng thống Dwight Eisenhower để thu hồi lại các máy bay U-2 như sau: "Các mục tiêu tình báo có giá trị còn hơn cả nguy cơ bị tóm".
Phải chăng lịch sử đang lặp lại? Mới đây, đài truyền hình Iran đã phát cảnh hai người đàn ông trong trang phục quân sự đang sờ vào chiếc máy bay cánh cụp mà hãng này cho rằng đó là chiếc máy bay không người lái RQ-170 Sentinel.
Một quan chức Mỹ giấu tên đã nói với "tin tưởng cao độ" rằng chiếc máy bay do thám trong clip đó chính là chiếc Sentinel đã mất tích khi thâm nhập vào lãnh thổ Iran. (Chỉ vài ngày trước đó, một quan chức cấp cao đã tuyên bố: 'Người Iran chỉ có một đống sắt vụn và họ đang cố tìm hiểu những gì mà họ có').
Một số quan chức khác đều đã biết rằng chiếc máy bay do thám đó là dưới sự kiểm soát của CIA trong một sứ mệnh thu thập thông tin tình báo trên đất Iran.
Một điều dễ hiểu là một sự việc xảy ra, cùng với dòng tiêu đề bao gồm các từ khóa như "Iran", "máy bay do thám", và "hạt nhân" lại thu hút sự quan tâm lớn đến thế. Tuy nhiên, với tất cả dung lượng trên máy tính cũng như mực in trên báo giấy nhằm thảo luận về việc hạ chiếc Sentinel, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cũng như nói lên điều gì đặc biệt.
Cũng đúng như những gì xảy ra năm 1960, cái giá của việc do thám Iran còn lớn hơn nhiều so với việc chương trình này đang bị bại lộ, hoặc chỉ là việc mất một chiếc máy bay không người lái. Và nó cũng là những gì mà người Mỹ đã phải nghĩ đến từ khoản chi 55 tỉ USD vào năm ngoái cho chương trình tình báo quốc gia. Để hiểu tại sao việc hạ chiếc máy bay này lại là một sự việc "thường thôi", cần phải hiểu rõ quy trình hàng ngày của Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC).

RQ-170 Sentinel
Đây là cách thức hoạt động của bộ máy. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đưa ra hướng dẫn nhiệm vụ cho IC thông qua Khuôn khổ các Ưu tiên Thông tin Tình báo (NIPF) - "một cơ chế độc lập để thiết lập các ưu tiên tình báo quốc gia", theo chỉ đạo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI). NIPF phối hợp với ODNI, và cho ra kết quả trong một ma trận các ưu tiên thông tin tình báo của các nhà hoạch định chính sách dựa trên các chủ đề tập hợp từ các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và các cuộc thảo luận với quan chức nội các.


NIPF được cập nhật 6 tháng một lần và do tổng thống ký phê duyệt. Ma trận này bao gồm khoảng hơn 30 vấn đề lo ngại để thu thập thông tin, xếp theo dải hàng ngang, chạy từ mức A (quan trọng nhất) sang mức C (ít quan trọng nhất) với khoảng 180 quốc gia và các nhóm phi quốc gia liệt kê theo hàng dọc. Cuối cùng, ma trận này được ký hiệu bằng màu dựa trên mức độ ưu tiên hiện thời. Sau khi xếp hạng, ma trận này được chuyển ngữ sang chỉ dẫn đặc biệt từ DNI sang các nhà quản lý cấp cao của IC để định rõ vị trí thu thập thông tin và các nguồn lực phân tích.
Mặc dù NIPF được xếp vào hạng "hạn chế phổ biến", nhưng có lẽ là không còn mục tiêu thông tin tình báo nào có ưu tiên cao hơn chương trình hạt nhân của Iran, các khu vực tên lửa đạn đạo, và hệ thống phòng không.
Dựa trên những gì mà Sentinel thực thi trong sứ mệnh của CIA, chắc chắn là có các bản ghi nhớ của tổng thống về việc thông báo cho phép hợp thức hóa việc bí mật thu thập thông tin tình báo về Iran. Hơn nữa, nhất định là các ủy ban tình báo của Thượng và Hạ viện đều được báo cáo thường xuyên và rõ ràng về việc CIA sử dụng Sentinel để do thám Iran.
Kể từ khi Iran trở thành ưu tiên thu thập thông tin tình báo quan trọng bậc nhất, điều đó chỉ khiến Mỹ thấy cần phải đưa vào sử dụng các tiềm lực tân tiến nhất của mình, cũng như là lúc họ sử dụng máy bay do thám U-2 nửa thế kỷ trước. Các phương tiện thông tin đưa tin về việc Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại máy bay do thám với các nhiệm vụ khác nhau tại Iran từ tháng 4/2004. Iran từng tưởng nhiều máy bay đó là các vật thể không xác định ngoài trái đất.
Năm sau đó, Iran đã phản đối các máy bay do thám của Mỹ thông qua kênh ngoại giao là Thụy Sĩ, và qua thư từ cho Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, yêu cầu "chấm dứt các hoạt động phi pháp đó". Bản thân máy bay do thám RQ-170 Sentinel đã chụp lại những bức hình sau đó được công bố vào năm 2007. Theo hãng tin AP, RQ-170 Sentinel đã bay trên khắp không phận Afghanistan qua Iran "trong nhiều năm". (Iran cũng cử máy bay do thám tới Mỹ để theo dõi các cơ sở quân sự, như đã chứng minh trong video về tàu USS Ronald Reagan).
Chiếc RQ-170 Sentinel chỉ là một trong số rất nhiều máy bay do thám tại Iran đã rơi vào tay của người Iran, và việc này phía Mỹ cũng đã lường trước. Một cựu quan chức Mỹ bình luận: "Việc liệu có mất một chiếc máy bay do thám không thành vấn đề, mà vấn đề là khi nào".
Có thể thấy RQ-170 Sentinel có bốn ưu tiên thu thập thông tin như sau: 1) Địa điểm và các hoạt động của các khu vực hạt nhân đã biết hoặc đang tình nghi; 2) Địa điểm và hoạt động của các cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo và các thử nghiệm tầm xa; 3) Địa điểm và các trại huấn luyện các nhóm tình nghi; 4) Địa điểm và đặc điểm công nghệ của hệ thống phòng không kết hợp của Iran.
Về việc chiếc RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran, Mỹ lo ngại nhất là khả năng Iran sẽ chuyển lại chiếc máy bay này cho các nước khác. Hãng thông tấn Mehr đưa tin rằng "các quan chức Nga và Trung Quốc đã ngỏ ý muốn kiểm tra chiếc máy bay do thám của Mỹ". Viễn cảnh này có vẻ gần giống như vụ việc trước đó. Năm 1998, có tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đã có chuyến thăm tới Khost (Afghanistan) để mua tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp còn nguyên si của Mỹ là Tomahawk. Tên lửa này đã không phát nổ trong một cuộc tấn công vào hang ổ của trùm khủng bố Osama bin Laden.
Khi chiếc U-2 yểu mệnh bị hạ trên đất Liên Xô, chiếc A-12 OXCART tối tân hơn đã ra đời để thay thế, do đó, U-2 không phải là thiệt hại quá lớn. Tương tự vậy, mất chiếc Sentinel chỉ là một bước lùi tạm thời. Như tạp chí Aviation Week đưa tin, hệ thống cảm biến của Sentinel đã bị cho là lỗi thời. Một hệ thống cảm biến mạnh hơn sẽ được trang bị cho các phiên bản tân tiến hơn của RQ-170 Sentinel. Khi nào mà những chiếc máy bay do thám tân tiến đó không may rơi trên đất Iran hoặc các đối thủ khác, mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên và cũng không cần thiết phải cảnh báo rùm beng như thế.
Lê Thu (theo FP)
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Em thấy con Mig 25 này nổi tiếng thế giới với chiến thuật chui cát. Khi bọn Mỹ phát hiện nó toàn lấy xe tăng M1A1 cưỡi lên. Coi như xe tăng thật híp xe tăng bay.

Ngày xưa bé tí cứ thần tượng Mic miếc. Sau này mới hiểu trong phân công ở chính LX-Nga thằng Mig này chuyên sản xuất máy bay rẻ tiền lây lượng bù chất. Thằng chủ lực của KQ LX-Nga là Sukhoi. Mig 25 cũng là 1 sp dạng đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,986
Động cơ
48,300 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Công nhựn anh Ngan giỏi ra phết.
 

A03806

Xe tải
Biển số
OF-32023
Ngày cấp bằng
22/3/09
Số km
466
Động cơ
479,048 Mã lực
Nơi ở
lâm gia trang
E dự là con này bị hạ cánh cưỡng bức bởi chuyên gia liên xô chứ không phải mấy bác Iran,nên nhớ bàn cờ thế giới là của mấy ông lớn chơi với nhau thôi chứ mấy bác như Iran hay bắc hàn kể cả việt cộng chúng ta cũng chẳng quyết định được.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Em thấy con Mig 25 này nổi tiếng thế giới với chiến thuật chui cát. Khi bọn Mỹ phát hiện nó toàn lấy xe tăng M1A1 cưỡi lên. Coi như xe tăng thật híp xe tăng bay.

Ngày xưa bé tí cứ thần tượng Mic miếc. Sau này mới hiểu trong phân công ở chính LX-Nga thằng Mig này chuyên sản xuất máy bay rẻ tiền lây lượng bù chất. Thằng chủ lực của KQ LX-Nga là Sukhoi. Mig 25 cũng là 1 sp dạng đấy.
=)) nó nổi tiếng vì quá đơn giản quá nhảm để đc gọi là 1 cái máy bay tiêm kích nhanh nhất thế giới cái tiêm kích đầu tiên và duy nhất đến bây h đủ sức lùa F-15 và F-16 chạy như vịt trong thực chiến
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chú mig 25 đi vào lịch sử rồi .. thực chiến có oánh được trận nào ra hồn đâu, các cuộc chiến nó tham dự thường mang tính một phía từ vũ khí, tinh thần chiến đấu đến nghệ thuật chiến đấu, chênh lệch về kinh tế, chính trị ... nên thua cũng chả có gì đáng bàn.
Chứ ngày xưa Iran- Irag ngang ngửa táng nhau thì có thấy chú nào thua chú nào đâu dù hai bên có dùng vũ khí của Ngố hay Mẽo ....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top