Khách cũng tham , mà tân hiệp phát mưu quá , hậu quả cả 2 đều dính đòn
Đã có kết luận con ruồi bị bỏ vào trước khi CA niêm phong và sau khi THP xuất xưởng từ đầu năm, nhưng truyền thông hạn chế đăng tin !Các bác cứ lôi Luật này, Nghị định nọ, thông tư kia ra làm gì cho rối vấn đề. Em dân đen chả hiểu gì về Luật, em chỉ có mỗi thắc mắc: Sao ko có kết luận nào về việc "Con ruồi từ đâu ra?".
Ấy chết, theo thánh ý của cụ thì THP đưa tiền là do nego mà, sao giờ lại bảo nó đưa là saiTính đến thời điểm trao 500tr ko đủ chứng minh đó là tống tiền ngoài thương vụ giao dịch dân sự.
Tội THP là chấp nhận đưa (hối lộ) Minh 500tr (mức vô lý cho 1 chai nc) để Minh ko đưa thông tin bất lợi cho sản phẩm của mình.
Em trao đổi theo hướng đặt giả sử mình trg thời điểm Minh và THP đang nego, coi như em ko biết gì về thông tin đoạn sau. Các cụ thì lấy thông tin đoạn sau để phán xét ngược lại quá khứ theo em là ko cần thiết. Diễn ra rồi thì cứ y án thôi, bàn bạc gì nữa.
Hơ, việc em gửi thư hay đt mời nó mua với giá đó là việc của em, nó không mua thì là việc của nó có sao đâu mà police bắt em??Em đã ở Mỹ, chưa từng thấy có cái ý nghĩ như vậy ở Mỹ. Chắc chắn ở Mỹ mà làm vậy sẽ bị ghép tội blackmail.
Thế này: Khi bác mua 1 cái fone, hay thậm chí chỉ 1 cái USB chẳng hạn, rẻ thôi, bác chờ đợi điều gì?Cụ không phản đối lên án cái sai, nhưng thực tế cách làm của THP (thay vì đàm phán, cảnh báo pháp luật cho người tiêu dùng, tìm cách làm rõ sự việc thì lại dùng cách âm thầm thu thập bằng chứng phạm luật của người tiêu dùng và đẩy họ vào tù) là sai và nguy hiểm, sẽ tạo ra những tiền lệ doanh nghiệp đánh bẫy người tiêu dùng hoặc ít nhiều cũng khiến cho dư luận xã hội lo sợ về điều này. Người tiêu dùng từ vụ việc này sẽ có thêm suy nghĩ tiêu cực khi dùng sản phẩm: "mình dùng sản phẩm dù tốt hay xấu thì cũng chỉ có thể chọn cách dùng sản phẩm hoặc không chứ doanh nghiệp thì sẽ không phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm", niềm tin của người tiêu dùng đối với xã hội và cuộc sống vốn đã có nhiều tổn thương sẽ bị khoét sâu hơn nữa.
Bị cáo Võ Văn Minh thừa nhận rằng có đe dọa là nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ đưa ra cho người tiêu dùng biết, thừa nhận để làm mất uy tín của nhà sản xuất trên thương trường.
Võ Văn Minh được đưa đến tòa.
Sáng 17/12, TAND tỉnh Tiền Giang đưa vụ án Võ Văn Minh cưỡng đoạt tài sản ra xét xử sơ thẩm. Tại tòa bị cáo Minh thừa nhận hành vi đe dọa để lấy tiền của nhà sản xuất.
Mặc dù thừa nhận bị thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng sau vụ việc này nhưng tại tòa, Cty TNHH Tân Hiệp Phát ngoài việc không yêu cầu Võ Văn Minh phải bồi thường thiệt hại mà còn xin HĐXX áp dụng các biện pháp giảm nhẹ cho bị cáo Minh.
Thừa nhận liên tục đe dọa nhà sản xuất
Vào đầu phiên xử sáng nay, các luật sư của bị cáo Võ Văn Minh cho rằng HĐXX cần phải cần phải triệu tập thêm một số cá nhân… Sau khi nghỉ giải lao để hội ý, HĐXX, TAND tỉnh Tiền Giang cho rằng có đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử đúng pháp luật. Vì vậy HĐXX tiếp tục xét xử vụ án.
Tại phần xét hỏi, khi được thẩm phán, chủ tọa phiên tòa yêu cầu kể lại diễn biến sự việc, bị cáo Võ Văn Minh thừa nhận bản thân làm nghề bán hàng, các đồ uống giải khát. Khi phát hiện ra chai nước có dị vật, chưa mở nắp, bên ngoài ghi nhãn là do Cty THP sản xuất, Minh đã lén giấu đi và không kể cho ai biết sự việc. Sau đó, Minh đã điện thoại theo số điện thoại để bàn đến đại diện nhà sản xuất.
Minh thừa nhận sau khi điện thoại, nhân viên của Tân Hiệp Phát, đã tiếp cận Minh, thừa nhận việc nhân viên Cty có giải thích về quy trình sản xuất của Cty, có giải thích rõ là nếu sản phẩm lỗi thì Cty chỉ đổi lại sản phẩm chứ không thương lượng bằng tiền.
Nhân viên Cty có xin lại Minh chai nước để về kiểm nghiệm nhưng Minh yêu cầu phải đưa cho Minh 1 tỷ đồng thì Minh mới giao chai nước. Lần làm việc đầu tiên này, có lập biên bản và Minh có ký.
Trước vành móng ngựa, bị cáo Võ Văn Minh cũng thừa nhận biết Cty Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường nên mới đòi 1 tỷ đồng.
Chủ tọa phiên tòa hỏi Minh: “Chai nước chỉ có giá khoảng 10.000 đồng, bị cáo bán hàng và biết rõ như vậy. Vậy việc bị cáo đòi 1 tỷ đồng có vô lý hay không? Bị cáo biết Cty này có thương hiệu trên thị trường. Công ty không đồng ý, bên công ty có giải thích nhưng bị cáo không đồng ý. Bị cáo giải thích thế nào về việc này”?
Bị cáo Võ Văn Minh thừa nhận rằng có đe dọa là nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ đưa ra cho người tiêu dùng biết, thừa nhận để làm mất uy tín của nhà sản xuất trên thương trường. “Bị cáo chỉ hù thôi, bị cáo chưa biết làm thế nào, phương pháp nào. Bị cáo không bị mớm cung, ép cung trong quá trình điều tra”, bị cáo nói.
HĐXX hỏi: “Trong suy nghĩ bị cáo có nghĩ đến việc kiếm tiền để mua đất với số tiền lớn đúng không”, Minh đáp: “Bị cáo có suy nghĩ vậy, nhưng mới suy nghĩ vậy thôi”.
Võ Văn Minh trong phòng xét xử.
Tại phiên tòa, Võ Văn Minh thừa nhận sau lần làm việc với nhân viên Cty Tân Hiệp Phát đòi 1 tỷ, Minh vẫn tiếp tục điện thoại yêu cầu Cty Tân Hiệp Phát phải thực hiện yêu cầu. Minh cũng thừa nhận, phía đại diện nhà sản xuất đã giải thích về quy trình sản xuất sản phẩm, nhưng Minh không nghe và tiếp tục giữ nguyên mức yêu cầu 1 tỷ đồng và đe dọa nếu không đáp ứng nhu cầu sẽ đưa lên cơ quan báo chí.
“Lúc đó phía Cty có giải thích về quy trình sản xuất, nhưng bị cáo nói là bị cáo không cần biết sản xuất như thế nào”, Minh nói.
Tiếp đó, Minh thừa nhận tiếp tục điện thoại cho nhân viên Cty ở lần tiếp xúc thứ 2, Minh vẫn giữ nguyên mức 1 tỷ đồng để… đổi lại sự im lặng. ở lần gặp này nhân viên của nhà sản xuất vẫn kiên trì giải thích cho Minh hiểu, nhưng Minh vẫn không nghe mà tiếp tục gọi điện cho nhân viên của Cty Tân Hiệp Phát.
“Sau lần gặp thứ hai, bị cáo tiếp tục điện thoại nhiều lần cho người của Cty, cụ thể là bao nhiêu lần thì bị cáo không nhớ”, Minh nói.
Tại tòa, Võ Văn Minh thừa nhận nói là nếu không đáp ứng số tiền Minh đưa ra, Minh sẽ cho in 5.000 tờ rơi về sản phẩm lỗi này của Cty.
Minh thừa nhận sau đó số tiền được Minh giảm xuống còn 600 triệu, rồi còn 500 triệu. Minh thừa nhận các lần gặp làm việc đều tại quán café và do Minh chủ động chọn địa điểm.
HĐXX truy Minh: “Bị cáo có quán bán hàng, tại sao bị cáo không làm việc tại quán của bị cáo mà ra quán café?”. Với câu hỏi này, Minh lí nhí trả lời (không nghe rõ).
Trong suốt diễn biến phiên tòa sáng nay, bị cáo Võ Văn Minh luôn thừa nhận rằng trong các lần tiếp xúc với nhân viên nhà sản xuất nhân viên đều giải thích rõ về quy trình sản xuất, đền bù, hỗ trợ bằng sản phẩm, nhưng Minh không nghe. Các lần làm việc này đều có lập biên bản.
HĐXX hỏi: “Bị cáo có đe dọa là sau bao nhiêu ngày nếu không đưa tiền thì bị cáo sẽ đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, in 5.000 tờ rơi không”? Bị cáo Võ Văn Minh thừa nhận là “có”.
Chủ tọa phiên tòa khẳng định: “Bị cáo nói hù chính là đe dọa. Bị cáo nhận biết rõ công ty có uy tín, bị cáo có nghĩ đến điều đó. Vì vậy bị cáo hù người ta đúng không. Bị cáo đòi 1 tỷ đồng khi chai nước có giá khoảng 10 nghìn đồng bị cáo có thấy quá đáng không, có vi phạm pháp luật không, có vi phạm đạo đức xã hội không”? Với cây hỏi này của HĐXX, Võ Văn Minh loay hoay tìm cách chối tội khi cho rằng không vi phạm mà chỉ là trao đổi.
Đề nghị nhân văn
Đại diện Cty Tân Hiệp Phát tại tòa là bà Trần Ngọc Bích cho HĐXX biết là vụ việc này đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng. Bà Bích cho HĐXX biết là khi nhân viên phản ánh vụ việc Võ Văn Minh đòi 1 tỷ đồng cho sản phẩm được cho là của Tân Hiệp Phát sản xuất, với chủ trương Công ty là cầu thị, giải thích cho khách hàng hiểu về quy trình sản xuất khép kín của Cty.
Quang cảnh buổi xét xử.
“Nếu có sản phẩm mà chúng tôi nhận thấy có lỗi, chúng tôi sẽ xin sản phẩm đó về để phân tích tìm nguyên nhân, xem có đúng là do Cty sản xuất hay không hay là hàng giả. Chúng tôi có chính sách không thương lượng bằng tiền (quy định của Cty). Chúng tôi không có chủ trương thương lượng bằng tiền, việc thương lượng này không bao giờ xảy ra”- bà Bích nói.
Bà Bích cho biết là tất cả các lần nhân viên làm việc với khách hàng Võ Văn Minh đều có báo cáo lại lãnh đạo công ty và có lập biên bản làm việc. Lập biên bản làm việc với khách hàng là quy trình bắt buộc của công ty: “Nhân viên có báo cáo lại với tôi là anh Minh liên tục điện thoại đòi tiền, số tiền là 1 tỷ đồng. Sau hai lần gặp gỡ, giải thích cho anh Minh nhưng anh không nghe chúng tôi vẫn kiên trì giải quyết theo hướng giải thích cho khách hàng hiểu”.
Theo bà Trần Ngọc Bích nói tại tòa thì ở lần gặp thứ 3 Minh vẫn yêu cầu công ty phải đưa tiền và tiếp tục đe dọa nếu không đưa thì sẽ nhận hậu quả nghiêm trọng: “Do khi đó là gần đến tết, tôi bị áp lực lo lắng cho thương hiệu của Cty, lo cho công ăn việc làm của hơn 3.000 lao động, tôi đã có đơn đề nghị gửi cơ quan công an hỗ trợ. Khi đó Công an Tiền Giang có ghi nhận vụ việc. Sau khi gửi đơn, không có liên hệ với cơ quan công an”.
Đại diện Cty Tân Hiệp Phát khẳng định là sau đó Minh vẫn liên tiếp điện thoại đe dọa và vì lo sợ cơ quan công an làm chậm sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho Cty: “Tôi buộc phải quyết chi 500 triệu đồng cho Minh. Khi đó gần Tết, áp lực khủng khiếp buộc tôi phải đưa ra quyết định chi để cứi lấy thị trường dịp tết. Cty sống nhờ thương hiệu, nếu 5.000 tờ rơi do anh Minh phát ra sẽ ảnh hưởng khủng khiếp đến Cty”.
Tại tòa, đại diện Cty Tân Hiệp Phát cũng chia sẻ rằng đây là tình huống không mong muốn. “Chúng tôi không có yêu cầu buộc anh Minh bồi thường thiệt hại. Xin HĐXX xem xét bất kỳ tình huống nào có thể giảm nhẹ, khoan hồng hình phạt đối với bị anh Minh. Vì anh Minh cũng có gia đình, vợ con”, đại diện Cty Tân Hiệp Phát nói.
Trước đó, theo cáo trạng của VKSND tỉnh Tiền Giang, Võ Văn Minh (SN 1980, trú xã An Cư, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) phát hiện trong chai nước giải khát của Cty Tân Hiệp Phát có vật lạ trong chai. Minh đã đe dọa nhà sản xuất này để cưỡng đoạt số tiền 500 triệu đồng. Võ Văn Minh bị truy tố về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 Bộ Luật hình sự.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục ở phần xét hỏi và tranh tụng.
Theo Gia đình & Xã hội
Vấn đề là THP đang làm ăn buôn bán ở đâu, ở nước ngoài hay ở VN? Vừa muốn bán được hàng cho dân nhưng cũng vừa muốn dân hành xử và suy nghĩ giống Âu hay Mỹ, liệu có hơi khó khả thi không?Em nghĩ THP làm thế là chuẩn, theo thông lệ quốc tế. Cứ công khai mang ra toà mà xử.
Vấn đề là dân mình nó không như dân tây, cứ đòi tình cao hơn lý.
Thì em đã nói từ đầu đây là thương vụ mua bán (cụ xem lại còm đầu tiên của em) nhg nếu mang ra xét xử thì các bên sẽ có tội như thế. Còn hai bên im ko kiện tụng gì nữa thì chấm dứt ai về nhà đấy, chả tội tình gì. Nego thì phải đạt đc ý mình, tôi đưa thêm thông tin có trọng lượng, thuận lợi cho tôi và bất lợi cho đối tác trên bàn đàm phán khác với đe doạ miễn thông tin đó ko vi phạm luật pháp.Ấy chết,
Ấy chết, theo thánh ý của cụ thì THP đưa tiền là do nego mà, sao giờ lại bảo nó đưa là sai
Cái chỗ giả sử của cụ, em nói mãi rồi. Nego thoải con gà mái đi, miễn là đừng có đe dọa người ta để đạt ý mình, thì chả cấu thành tội gì sất, cụ cứ nhẽ ấy mà soi cho tỏ
Trước đây nó đã cho vài chú đi tù như thế, nhưng ko ai có ý kiến gì. Vì thế mới thành "một quy trình xử lý khủng hoảng" với sự phối hợp của lực lượng công an nhân dân địa phương. Lần này ai ngờ dính đòn dư luận.Anh Minh kia có ý định kiếm tiền kiểu đấy là anh ý sai, thế nhưng THP thành công đẩy anh ý đi bóc lịch 7 năm cũng là một nước cờ sai. Giờ nhìn ai ai cũng kêu gọi tẩy chay THP là thấy. Thị trường khắc nghiệt, đi sai một nước chắc cũng phải mất ối tiền và thời gian để khắc phục.
Cho rằng hành vi đe dọa Công ty Tân Hiệp Phát (Cty THP) bằng chai nước được cho là có ruồi để cưỡng đoạt 500 triệu đồng là nguy hiểm, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt Võ Văn Minh 7 năm tù khiến dư luận “nổi sóng” tranh cãi.
Có đe dọa doanh nghiệp?
Sau 2 ngày xét xử, chiều 18/12/2015 HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ xã An Cư – Cái Bè – Tiền Giang) 7 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” của Cty THP khiến dư luận “nổi sóng” tranh cãi về vụ án.
Để có thông tin khách quan, phóng viên đã có mặt tại phiên tòa ghi nhận quan điểm của luật sư bảo vệ quyền lợi cho phía Cty THP, cũng như luật sư bào chữa cho bị cáo và nhận xét của người dân có mặt tại phiên xử.
Võ Văn Minh tại phiên xử. Ảnh: Hồng Cơ
Tại tòa, vụ án được tóm lược như sau: Vào một ngày đầu tháng 12/2014, khi đang bán đồ ăn cùng nước giải khát tại xã An Cư – Cái Bè. Minh phát hiện chai Number 1 (loại nhựa 359ml) có con ruồi bên trong nên đề nghị Cty THP đến giải quyết.
Ngày 6/12/2014. Cty THP cử cán bộ đến giải thích: “Dây chuyền của Cty rất hiện đại, không có chuyện con ruồi trong chai nước”, mong anh Minh thông cảm, Cty THP có nhã ý tặng anh Minh 2 thùng nước Dr Thanh để cảm ơn…
Bị cáo Võ Văn Minh tại khuôn viên tòa án tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hồng Cơ
Tuy nhiên, Minh không đồng ý, yêu cầu Cty THP phải đưa 1 tỷ đồng, nếu không anh ta sẽ đưa thông tin này trên báo. Và trên chương trình 60 giây, cũng như in 5000 tờ rơi đưa thông tin chai nước Number 1 có ruồi bên trong, nhằm làm mất uy tín của doanh nghiệp. Thấy Cty THP không đồng ý, Minh chủ động “bớt xuống”, buộc Cty THP đưa 500 triệu đồng để đổi chai nước có ruồi.
Tân Hiệp Phát buộc phải báo công an tỉnh Tiền Giang, và trong lúc Minh đang nhận tiền cưỡng đoạt từ Cty THP tại một quán cà phê thì bị cảnh sát ập vào bắt.
Tranh luận “nảy lửa”
Tại tòa, Vị đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng: Hành vi phạm tội đã rõ, bị cáo không những liên tục điện thoại đe dọa Cty THP phải giao tiền cho Mình để đổi lấy chai nước có con ruồi, và sự im lặng của Minh với giá 1 tỷ đồng, sau đó bớt còn 500 triệu. Minh hẹn giao tiền tại quán cà phê chứ không nhận tiền ở quán ăn nhằm qua mặt dư luận để chiếm đoạt 500 triệu của Cty THP. Do đó, đủ căn cứ để VKS truy tố Minh về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 4, điều 135 Bộ luật hình sự. Với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù…
Tuy nhiên, cáo trạng buộc tội của VKS bị luật sư Phạm Hoài Nam cùng Ls Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Ls TP. Hồ Chí Minh) - bào chữa cho bị cáo phản đối, cho rằng Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản!.
Phiên tòa bắt đầu “nóng” khi Hội thẩm nhân dân là bà Nguyễn Thị Huệ hỏi bị cáo cảm thấy oan không? Minh vô tư trả lời “không rõ”. Sau một loạt câu hỏi của hội thẩm như: Bị cáo có phạm tội đó không? Muốn có nhiều tiền mà không phải lao động…? thì Luật sư Phạm Hoài Nam đứng lên yêu cầu HĐXX xem xét tình tiết vụ án rồi đưa ra bản án, chứ không thể xét hỏi theo hướng buộc tội bị cáo như vậy.
Bị cáo Minh trong vòng vây báo chí. Ảnh CTV
Sau ý kiến của luật sư Nam, vị hội thẩm tiếp tục xét hỏi Võ Văn Minh, khiến Ls Nguyễn Tấn Thi đề nghị HĐXX ngưng phần xét hỏi đối với hội thẩm, và cho rằng: “Tôi nghi ngờ năng lực của vị hội thẩm này”. Tuy nhiên, chủ tọa đã yêu cầu luật sư Nam và Thi ngồi xuống để HĐXX tiếp tục làm việc.
Phiên tòa tiếp tục “nóng” khi Luật sư Thi cho rằng: Xét xử vắng đến 4 người làm chứng, do đó, đề nghị phải có mặt các nhân chứng là những nhân viên Cty THP…; Luật sư Thi cũng đề nghị HĐXX xem xét ai là người bị cưỡng đoạt tài sản…
Các nhân viên của Cty THP đã thương lượng, hòa giải với Minh, đây không phải là những người khách quan, tôi thấy rằng, những người này có hành vi thương lượng. Bởi vậy, đề nghị đổi tư cách tố tụng của những người này, họ không phải là người khách quan, biết sự việc. Cũng như xem xét tư cách tố tụng của Ls phía Cty THP…
Phát biểu tại phiên tòa, Ls Nguyễn Đức Hoàng, bảo vệ quyền lợi cho Cty THP cho rằng: Những đề nghị của luật sư Thi là cảm tính, và tư cách tố tụng của nhân chứng là đúng pháp luật; Sau khi nghe luật sư hai phía tranh luận, đề nghị. Xét thấy, các yêu cầu trên của Ls Nguyễn Tấn Thi không có cơ sở. HĐXX tiếp tục làm việc.
Kẻ đúng, người sai trong vụ án
Trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng: Các yêu cầu triệu tập những người làm chứng, xem Cty THP là nguyên đơn dân sự hay bị hại… là không có cơ sở. Bởi người làm chứng đã có bản tự khai, có biên bản lấy lời khai đã rõ, cũng như gửi đơn xin xử vắng mặt tại tòa, nên không cần triệu tập. Chai nước chỉ 10.000 đồng mà Minh đòi 1 tỷ, kèm theo bao lời đe dọa là không chấp nhận được…; VKS đề nghị phạt Minh từ 12 – 13 năm tù.
Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng: Phát hiện chai nước của Cty THP có ruồi, bị cáo có thể báo với cơ quan chức năng, điều này là tốt cho xã hội, cho người tiêu dùng, và cả Cty THP, tuy nhiên, Minh đã dùng chai nước này uy hiếp tinh thần của THP là trái pháp luật. Do tính chất nguy hiểm của tội phạm này, Bộ luật Hình sự quy định dù nhận tài sản hay chưa, nhưng người bị hại sợ hãi mà phải đưa tiền thì đã cấu thành tội phạm.
Tòa xác định bị cáo nhận 500 triệu đồng và bị bắt quả tang không phải là giao kết hợp đồng dân sự. Mà là hành vi sử dụng thủ đoạn để chiếm đoạt 500 triệu đồng. Vụ việc này phải căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi. Hơn nữa, thời điểm phát hiện chai nước có ruồi vào dịp giáp tết, Cty THP lo sợ bị ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín nên phải tố giác tội phạm...
HĐXX cho rằng hành vi của bị cáo cố ý xâm phạm đến quyền tài sản, gây mất ổn định xã hội, cần có hình phạt nghiêm. Tòa cũng không chấp nhận quan điểm bào chữa của các luật sư vì chưa đủ cơ sở. Xét thấy Minh chưa tiền án, tiền sự, chưa gây ra thiệt hại, nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt, nên quyết định tuyên phạt Võ Văn Minh 7 năm tù.
Phiên tòa khép lại với những giọt nước mắt của người thân bị cáo. Bởi họ nuôi hy vọng và kỳ vọng vào hai luật sư sẽ bào chữa cho Minh vô tội trong vụ án tốn biết bao giấy mực, thời gian của các cơ quan báo đài. Tuy nhiên, quyết định của tòa vẫn được ban hành, và mọi người phải tuân theo cho đến ngày xét xử phúc thẩm (nếu có).
Về phía đại diện Cty THP tại phiên xử - Bà Trần Ngọc Bích cũng trình bày: “Cty THP luôn có thiện chí với khách hàng. Tuy bị thiệt hại nặng nhưng tôi vẫn xin quí tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho anh Minh, và không yêu cầu bồi thường.
Giám đốc điều hành Cty THP- Bà Trần Ngọc Bích tại tòa xin giảm nhẹ hình phạt cho anh Minh. Ảnh: Hồng Cơ
Tuy luôn cầu thị tiếp thu những góp ý mang tính chất xây dựng của khách hàng, nhưng trước những hành vi đe dọa, uy hiếp doanh nghiệp, chúng tôi buộc phải nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp, xử lý. Cty THP luôn tôn trọng pháp luật, chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Hình phạt tù tòa vừa tuyên là câu trả lời cho dư luận tranh cãi trong nhiều ngày qua biết: Kẻ đúng người sai trong vụ án này là ai? Một người dự phiên tòa thở dài cho biết.
Theo V.Minh – S.Tháp/Pháp luật & Xã hội
Cụ không theo dõi rồi ! Lần nào cũng rầm rộ như thế này rồi chìm nghỉm , truyền thông sau đó lại đăng tin QC ầm ầm như chưa hề có cuộc chia lyTrước đây nó đã cho vài chú đi tù như thế, nhưng ko ai có ý kiến gì. Vì thế mới thành "một quy trình xử lý khủng hoảng" với sự phối hợp của lực lượng công an nhân dân địa phương. Lần này ai ngờ dính đòn dư luận.
Nhìn internet thì thấy phần đông các bạn nhao nhao lên bày cách đòi cái cục 500 mil sao cho ngon. Và mơ có ngày săn được con ruồi nào sẽ làm ngon hơn Minh. Chứ thương xót gì ai đâu
Đây là lời khẳng định của Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp khi trao đổi về tính pháp lý và bản chất vụ việc Võ Văn Minh cưỡng đoạt tài sản của công ty Tân Hiệp Phát.
Tranh cãi về tính pháp lý
Hôm nay, Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang chính thức xét xử vụ án Võ Văn Minh cưỡng đoạt tài sản của Công ty Tân Hiệp Phát. Phiên tòa đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận bởi những tranh cãi về các vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc.
Trước phiên tòa, nhiều ý kiến cho rằng, việc khởi tố, bắt giữ ông Minh là không hợp lý vì đây hoàn toàn là thỏa thuận dân sự, không có dấu hiệu hình sự. Trao đổi với PV về điểm mấu chốt này, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, vụ việc ông Minh tống tiền Tân Hiệp Phát thông qua chai nước có ruồi là một vụ việc gây nhiều tranh cãi trên cả khía cạnh pháp lý, áp dụng pháp luật và cả câu chuyện đạo đức trong kinh doanh.
Theo ông Cường, việc chai nước có “ruồi” chỉ là cái cớ. Nếu ông Minh báo sự việc có con ruồi trong chai nước cho Hội bảo vệ người tiêu dùng, cho các cơ quan truyền thông, hay cho doanh nghiệp để làm rõ nguyên nhân, vì mục đích tốt cho sức khỏe của cá nhân, sức khỏe của cộng đồng thì còn đáng phải khen thưởng nếu con ruồi đó xuất phát từ lỗi trong quy trình sản xuất.
Dưới góc độ pháp lý thì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý, không phân biệt người vi phạm là người giàu hay người nghèo; Ai vi phạm thì người đó sẽ bị xử lý; Hành vi vi phạm tới đâu thì xử lý đến đó.
"Nếu Tân Hiệp Phát có sản phẩm không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì thiệt hại trước tiên sẽ là mất uy tín, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, sau đó mới là câu chuyện trách nhiệm pháp lý. Đối với vụ án cưỡng đoạt tài sản mà ông Minh là bị cáo, còn công ty Tân Hiệp Phát là bên bị hại lại là một câu chuyện độc lập" - Luật sư Cường phân tích.
Theo ông Cường, việc chai nước có “ruồi” chỉ là cái cớ. Nếu ông Minh báo sự việc có con ruồi trong chai nước cho Hội bảo vệ người tiêu dùng, cho các cơ quan truyền thông, hay cho doanh nghiệp để làm rõ nguyên nhân, vì mục đích tốt cho sức khỏe của cá nhân, sức khỏe của cộng đồng thì còn đáng phải khen thưởng nếu con ruồi đó xuất phát từ lỗi trong quy trình sản xuất. Khi DN có sản phẩm lỗi, gây thiệt hại tới sức khỏe, tài sản của NTD thì họ có quyền yêu cầu công ty phải bồi thường thiệt hại.
Luật pháp hiện hành cũng nghiêm cấm việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản một cách trái pháp luật. Hành vi gian dối, lén lút, đe dọa hoặc uy hiếp tinh thần người khác nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này, sang chủ thể khác là những hành vi trái pháp luật.
Nhưng ở đây, ông Minh không lựa chọn hành vi ứng xử theo quy định pháp luật mà lại có hành vi đe dọa, uy hiếp doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản và thực tế đã chiếm đoạt thành công 500 triệu đồng. Hành vi này thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự.
Bên nào cũng thiệt hại nặng nề
Dù kết quả phiên tòa ngày hôm nay có như thế nào chăng nữa thì vụ việc này cũng để lại nhiều bài học xương máu không chỉ với ông Minh và Tân Hiệp Phát mà còn dành cho nhiều người, nhiều DN về sau.
Theo ông Tuấn Hà, Giám đốc điều hành của Vinalink Media, dưới góc độ truyền thông, vụ việc này là điều “đáng tiếc” cho cả hai bên.
“Có thể khẳng định vụ việc này đã khiến Tân Hiệp Phát bị thiệt hại lên tới cả trăm triệu USD về thương hiệu và doanh thu. Với cộng đồng người sử dụng mạng xã hội Facebook lớn tới 26 triệu người như hiện nay cùng khả năng tương tác tốc độ lan truyền lớn, vụ việc đã gây thiệt hại khôn lường cho Tân Hiệp Phát. Có thể với nhiều người, cách làm của Tân Hiệp Phát khiến họ không thoải mái nhưng xét về góc độ pháp lý, tính minh bạch của thị trường về sau, họ làm như thế là đúng” – ông Tuấn Hà nhận định.
Dù vụ việc đang dần đi đến hồi kết, Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an cũng đã khẳng định chai sản phẩm có ruồi đã bị tác động và có dấu vết mở nắp, nhưng trước tình trạng một số trang mạng xã hội dưới sự “dẫn dắt” của các phần tử xấu luôn tìm mọi cách “biến” sự việc này thành một làn sóng tẩy chay Tân Hiệp Phát và lan rộng trên cộng đồng internet khiến DN này phải nỗ lực tìm mọi cách để “cứu” lấy chính mình trước các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ.
Về phía ông Minh, dù Tân Hiệp Phát đã thể hiện thiện chí và không yêu cầu bồi thường các thiệt hại sau vụ việc do ông gây ra. Phiên tòa cũng chưa đi đến hồi kết, tuy nhiên, chốn lao tù là điều gần như khó tránh khỏi với ông Minh bởi hành vi sai trái của mình và làm ảnh hưởng lớn đến gia đình và cuộc sống sau này của ông.
Trong vụ việc này không thể không nhắc người tiêu dùng cũng đang là đối tượng bị hại. Lý do bởi việc gây nhiễu thông tin và cố gắng “dẫn dắt” dư luận theo ý đồ của nhóm đối tượng nêu trên đã tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới tâm lý người tiêu dùng, gieo rắc nỗi hoang mang trong việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm của Tân Hiệp Phát vốn đã được thị trường và cả người tiêu dùng thừa nhận bấy lâu nay.
NTD cần hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm
Từ việc ông Minh tống tiền Tân Hiệp Phát cũng lại một lần nữa đặt ra vấn đề “quyền lực” của người tiêu dùng cần được đặt trong khuôn khổ pháp lý.
Theo Luật sư Cường, trong quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, pháp luật khuyến khích việc thỏa thuận, thương lượng giữa các bên để giải quyết tranh chấp. Việc thương lượng, thỏa thuận phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tránh việc sử dụng những hành vi có tính chất uy hiếp, đe dọa người khác để đạt được mục đích của việc thương lượng. Hành vi đe dọa, uy hiếp người khác để người khác phải bàn giao tài sản của họ cho mình là hành vi vi phạm pháp luật.
Và nếu không thương lượng được thì một trong các bên có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không được phép "tự xử" qua các hành vi đe dọa, uy hiếp làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ thể khác, gây mất ổn định trật tự xã hội.
Ngày nay, quyền lợi của người tiêu dùng đã được nâng cao nhưng họ và cộng đồng mạng cũng dễ bị dẫn dắt vào cuộc cạnh tranh không lành mạnh mà internet đang là mảnh đất màu mỡ để các đối tượng dùng “chiêu trò” để hạ bệ nhau, gây hoang mang thị trường nước giải khát, thậm chí nhiều doanh nghiệp khác còn bị… vạ lây do sự thiếu tin tưởng vào các sản phẩm đồ uống.
Cụ đọc lại tường thuật lời khai tại phiên tòa nhé, cụ nào trích trên kia đấy. Ôi cái chất đe dọa mới đậm đặc làm sao, dững là gọi điện bao lần, hẹn gạp đôi lần, k nghe thì làm 5000 tờ rơi... Tội phạm phải đặt trong tổng thể hành vi, mới có thể đánh giá đúng mặt chủ quan của nó, đó là lỗi, động cơ, mục đích. Cắt rời từng phần hành vi để đánh giá, ấy là thủ pháp cơ bản của cánh luật sư ngụy biện, tiếc thay trò đó câu like khá tốt, câu tiền đương sự cũng ổn, cho nên ta ít gặp lsu giỏi là vì vậyThì em đã nói từ đầu đây là thương vụ mua bán (cụ xem lại còm đầu tiên của em) nhg nếu mang ra xét xử thì các bên sẽ có tội như thế. Còn hai bên im ko kiện tụng gì nữa thì chấm dứt ai về nhà đấy, chả tội tình gì. Nego thì phải đạt đc ý mình, tôi đưa thêm thông tin có trọng lượng, thuận lợi cho tôi và bất lợi cho đối tác trên bàn đàm phán khác với đe doạ miễn thông tin đó ko vi phạm luật pháp.
Cái này khó, vì luật là quy tắc xử sự, trẻ con biết gì mà học. Như bọn Mỹ, nó làm ngược lại, phải đi học ĐH lấy 1 bằng khác trước, rồi mới được đi học luật.Hê hê, em công nhận.
Vấn đề là cần dậy luật nhiều hơn trong trường học, ngay từ cấp 2 và cấp 3.
Chính xác là các bạn THP chuối quen rồi, chuối từ quảng cáo cho đến xử lý tình huống. Nếu để ý sẽ thấy từ lâu các bạn Cola cho dù là Pepsi hay Coca chỉ quảng cáo dựa trên các tình huống vui vẻ, bắt mắt hay nhờ người nổi tiếng. Còn THP thì suốt ngày lải nhải các kiểu tăng cường sức khỏe, làm như chai nước đường công nghiệp năm, mười nghìn của các bạn bổ ngang bằng thuốc tiên . Còn dân đen mà dám cò kè mặc cả với các bạn tiên thì đương nhiên là bị đập cho te tua rồi. Thời kì đầu thì còn kiếm được, nhưng đến cả bây giờ vẫn cứ bài đấy diễn lại thì ra đi cũng là hợp lý thôi.Trước đây nó đã cho vài chú đi tù như thế, nhưng ko ai có ý kiến gì. Vì thế mới thành "một quy trình xử lý khủng hoảng" với sự phối hợp của lực lượng công an nhân dân địa phương. Lần này ai ngờ dính đòn dư luận.
(VTC News) - Vụ việc "chai nước ngọt có ruồi" là một vụ việc gây nhiều tranh cãi, cả về khía cạnh pháp lý, áp dụng pháp luật và đạo đức trong kinh doanh.
Dưới góc độ pháp lý thì phải tuân theo nguyên tắc: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý, không phân biệt người vi phạm là người giàu hay người nghèo; Ai vi phạm thì người đó sẽ bị xử lý; Hành vi vi phạm tới đâu thì xử lý đến đó...
Vì vậy, nếu Công ty Tân Hiệp Phát sản xuất hàng hóa không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì Công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, hình thức xử lý sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.
Tuy nhiên, việc quy kết trách nhiệm, xác định có sai phạm hay không, sai phạm đến đâu là thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo trình tự, thủ tục luật định.
Nếu công ty có vi phạm, không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì thiệt hại trước tiên sẽ là mất uy tín, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, sau đó mới là câu chuyện trách nhiệm pháp lý.
Còn đối với vụ án Cưỡng đoạt tài sản mà anh Minh là bị cáo, còn công ty Tân Hiệp Phát là bên bị hại lại là một câu chuyện độc lập.
Vũ Văn Minh và Tân Hiệp Phát: Câu chuyện đạo đức hay bài học pháp luật?
Theo quy định pháp luật thì một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án. Đến nay, vụ án chưa được xét xử nên anh Minh vẫn được coi là người chưa có tội.
Các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thu thập chứng cứ, làm sáng tỏ nội dung vụ án để kết luận là anh Minh có tội hay không.
Hiện nay, anh Minh bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự, với số tiền cưỡng đoạt là 500 triệu đồng thì hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Theo đó, Điều 135 Bộ luật hình sự quy định: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù...
Vì vậy, để kết tội anh Minh thì tòa án cần có chứng cứ chứng minh là anh Minh đã "đe dọa", uy hiếp tinh thần của người có chức vụ trong công ty này để chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin mà báo chí đã đưa thì anh Minh yêu cầu Công ty này phải trả 1 tỷ đồng, sau đó rút xuống là 500 triệu đồng với lời tuyên bố là sẽ “thưa ra Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đưa lên báo chí, in 5.000 tờ rơi để phát nhằm làm mất uy tín công ty”...
Cơ quan công an đã căn cứ vào nội dung đe dọa đó để khởi tố và viện kiểm sát đã truy tố anh Minh về tội cưỡng đoạt tài sản.
Nếu “con ruồi” đó là có thật trong chai nước, việc Công ty có sản phẩm lỗi như vậy gây thiệt hại tới sức khỏe, tài sản của khách hàng thì khách hàng có quyền yêu cầu công ty phải bồi thường thiệt hại. Thủ tục yêu cầu là thương lượng, trung gian hòa giải hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trong quá trình thực hiện thủ tục trên thì phải trên cơ sở “tự nguyện”, tự do thương lượng… Thiệt hại mà công ty phải bồi thường là mức thiệt hại thực tế phát sinh trên cơ sở chứng cứ mà người bị hại cung cấp. Nếu anh Minh lựa chọn cách ứng xử đó thì phù hợp với pháp luật và pháp luật khuyến khích, pháp luật bảo vệ.
Ngược lại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều ngành luật cùng bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản như luật dân sự, luật hình sự. Nhưng luật pháp hiện hành cũng ngăn cấm việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản một cách trái pháp luật.
Hành vi gian dối, lén lút, công nhiên hoặc uy hiếp tinh thần… của người khác nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này, sang chủ thể khác (không tự do ý chí, không tự nguyện trong giao dịch..) là những hành vi trái pháp luật.
Theo thông tin ở trên thì anh Minh không lựa chọn hành vi ứng xử theo quy định pháp luật mà lại có hành vi “tự xử”, mang tính uy hiếp tới doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản (nếu không thì sẽ thế này, thì sẽ thế khác, gây thiệt hại tới tài sản của công ty để buộc công ty phải đưa tiền cho anh Minh).
Cụ thể, nếu Tân Hiệp Phát không đồng ý thì ông Minh đã đe dọa sẽ “thưa ra Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đưa lên báo chí, in 5.000 tờ rơi để phát nhằm làm mất uy tín công ty”.
Anh Minh đã đe dọa là thực hiện nhiều hành vi, trong đó có cả những hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm gây thiệt hại cho công ty để buộc công ty này phải đưa tiền cho anh Minh, những hành vi này là sai phạm, là căn cứ để cơ quan điều tra khởi tố anh này về tội cưỡng đoạt tài sản.
Tuy nhiên, anh Minh và người bào chữa cho anh Minh có thể sẽ lập luận là việc anh Minh nói "sẽ thế này... sẽ thế kia" nếu công ty không đưa tiền chỉ là những đề nghị, những thỏa thuận dân sự nên không thể xử lý hình sự đối với anh Minh.
Việc kết luận là anh Minh có uy hiếp tinh thần của lãnh đạo công ty này hay không, có mục đích chiếm đoạt tài sản của công ty hay không sẽ căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa tới đây. Trong đó "con ruồi" chỉ là cái cớ chứ không phải là "nguyên nhân" câu chuyện pháp đình này.
Việc anh Minh có tội hay không phụ thuộc vào việc anh ta có thủ đoạn gì uy hiếp tinh thần của lãnh đạo Công ty Tân Hiệp Phát hay không ? Hành vi uy hiếp đó có nhằm chiếm đoạt tài sản hay không.
Con ruồi có giá nửa tỷ đồng của Tân Hiệp Phát
Nhiều người cho rằng điều luật quy định là uy hiếp tinh thần của "người" khác là thì người bị uy hiếp tinh thần phải là "cá nhân" thì mới xử lý được về tội cưỡng đoạt tài sản, còn uy hiếp tinh thần của pháp nhân thì pháp luật không xử lý. Quan điểm này là thiếu cơ sở pháp lý.
Tài sản của doanh nghiệp là tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp đó (thành viên, cổ đông...) nên tài sản này cũng được pháp luật bảo vệ, thậm chí bảo vệ bằng luật hình sự. Còn ý chí của pháp nhân thể hiện ở ý chí của người có thẩm quyền quyết định về tài chính của công ty này.
Nếu anh Minh truyền một thông điệp tới lãnh đạo công ty này với nội dung là: Các ông phải đưa tiền của công ty cho tôi, nếu không tôi sẽ phát tờ rơi, sẽ loan tin là công ty thế nọ, công ty thế kia... và công ty sẽ giảm doanh số, thiệt hại tới hoạt động sản xuất, giảm doanh thu thì hành vi này của anh Minh là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý.
Nếu anh Minh chỉ thỏa thuận mua bán lại chai nước bị lỗi hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thủ tục luật định mà không thực hiện thêm hành vi nào mà pháp luật không cho phép nhằm chiếm đoạt tài sản của công ty (thứ tài sản mà đáng ra theo pháp luật mình sẽ không được hưởng) thì anh Minh mới không phạm tội.
Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong các tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự.
Dấu hiệu đặc thù của tội này là yếu tố đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người bị hại: “đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Chỉ cần có “hành vi” mà “mục đích” như vậy (thỏa mãn dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm) là cấu thành tội phạm theo tội danh này, không cần bị cáo phải lấy được tài sản từ phía bị hại, cũng không cần số tiền định chiếm đoạt có đủ 2 triệu đồng hay không.
Việc nguyên nhân, lý do để đe dọa, uy hiếp tinh thần là gì không phải là căn cứ kết tội, không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm, chỉ có mục đích thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản mới là căn cứ kết tội.
Vì vậy, trong câu chuyện này "con ruồi" chỉ là cái cớ, trong chai nước là “con ruồi” hay con gì, có ruồi hay không đều không quan trọng, không phải là căn cứ để xác định quan hệ pháp luật.
Vấn đề ở chỗ anh Minh có hành vi nào có tính chất uy hiếp, đe dọa gây hại cho Công ty Tân Hiệp Phát hay không, những nội dung lời nói có tính chất đe dọa, uy hiếp của anh Minh có nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của công ty hay không (nhận số tài sản mà đáng ra mình không được hưởng).
Dư luận quan tâm nhiều tới câu chuyện này có lẽ cũng muốn biết về chất lượng sản phẩm của công ty này và tâm lý muốn bênh vực "kẻ yếu". Trong mối quan hệ này thì anh Minh là "kẻ yếu" nên sẽ được sự ủng hộ, thương cảm của nhiều người.
Tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật thì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu anh Minh có hành vi đe dọa, uy hiếp công ty nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của công ty này thì dù anh Minh có nghèo tới mấy, Công ty có giàu có đến đâu thì anh Minh vẫn bị xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự.
Hiện nay, vụ án chuẩn bị được xét xử nên vụ việc sẽ được làm sáng tỏ tại phiên tòa tới đây. Căn cứ vào phần xét hỏi, tranh luận công khai và căn cứ vào các tình tiết chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tòa án sẽ xác định hành vi của anh Minh có là hành vi "đe dọa, uy hiếp" hay không và hành vi này có nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không để xác định anh Minh có tội hay bị truy tố oan sai.
Qua câu chuyện này có thể rút ra bài học sâu sắc cho nhiều người là trong quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại thì pháp luật khuyến khích việc thỏa thuận, thương lượng giữa các bên để giải quyết tranh chấp.
Việc thương lượng, thỏa thuận phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tránh việc sử dụng những hành vi có tính chất uy hiếp, đe dọa người khác để đạt được mục đích của việc thương lượng. Hành vi đe dọa, uy hiếp người khác để người khác phải bàn giao tài sản của họ cho mình là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong quan hệ dân sự, nếu không thương lượng được thì một trong các bên có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không được phép "tự xử" làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ thể khác, gây mất ổn định trật tự xã hội.
Pháp luật sẽ xử lý những ai tự lựa chọn cho mình cách hành xử trái luật để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Vì vậy, chúng ta cần tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả hơn nữa để người dân hiểu và thực hiện cho đúng các quy định của pháp luật, tránh trường hợp vướng vào lao lý mới biết là mình đã vi phạm pháp luật.
Doanh thu cũng vượt lên dẫn đầu từ năm ngoái rồi cụ ạ !THP nó vẫn ổn lắm cụ. Doanh thu nó đứng thấp hơn Coca, Pepsi, nhưng lợi nhuận nó đầu bảng đấy.
Chính vì nó giầu, nên bọn kền kền nó mới cò quay chứ cụ. Nhất là ngành giải khát cần chi nhiều tiền truyền thông. Mỏ vàng cho báo chí đấy.
Lúc bị bắt thì sự việc chắc chắn sẽ theo hướng này rồi, bàn bạc gì nữa. Còn việc tờ rơi, thông báo đài em đã giải thích ở trên cụ cố tìm đọc lại vậyCu
Cụ đọc lại tường thuật lời khai tại phiên tòa nhé, cụ nào trích trên kia đấy. Ôi cái chất đe dọa mới đậm đặc làm sao, dững là gọi điện bao lần, hẹn gạp đôi lần, k nghe thì làm 5000 tờ rơi... Tội phạm phải đặt trong tổng thể hành vi, mới có thể đánh giá đúng mặt chủ quan của nó, đó là lỗi, động cơ, mục đích. Cắt rời từng phần hành vi để đánh giá, ấy là thủ pháp cơ bản của cánh luật sư ngụy biện, tiếc thay trò đó câu like khá tốt, câu tiền đương sự cũng ổn, cho nên ta ít gặp lsu giỏi là vì vậy