[Funland] Vụ án "con ruồi" 500 tỏi - Tân Hiệp Phát đang được xử....

ngoibet

Xe container
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
5,045
Động cơ
967,240 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com
Từ qua đến giờ, ngập tràn Ruồi với với Muỗi. Em dự là các Cụ sập bãy báo chí roài, tăng view vèo vèo. Trong khi các bô lão đang lui vào hậu cung chia (choảng) nhau xem chú nào nghỉ, chú nào ở, chue nào về, chú nào ăn năn 9 trang, chú nào dài hơn... Phía lề dân ko thấy ruồi nhặng gì cả
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Cái này linh động được ạ !
Vd anh Minh nhận trả tiền cafe trừ vào 500tr :D
Cụ dạy chí phải, các nhà sư quý hóa của ta nếu đi theo hướng này có thể đưa mức án về 3 năm và xin hưởng án treo, trả tự do tại phiên tòa ngon choét :) tiếc thay các sư lại muốn cãi cho k phạm tội gì, vãi bào chữa.
Cũng cần thấy rõ tòa đã nhân đạo đến mức cao nhất rồi, khung 12-20 năm, xử tụt xuống mức thấp nhất của khung nhẹ hơn liền kề là khoản 3 ( từ 7 đến 15 năm) đã là đến giới hạn cuối cùng mà luật cho phép, không biết tế sống quan tòa mà còn ngồi kêu ca
 

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực
Tội danh này chỉ cần đe dọa chứ không cần hoàn thành các hành vi như đã đe dọa là đủ để kết tội cụ ạ !
Nếu dọa giết con tin để đòi tiền chuộc mà phải giết xong mới bị buộc tội thì... :D

Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
...
Cám ơn cụ trích dẫn. Vấn đề em đang bàn là nếu ko kết luận đc tống tiền thì ko quy đc tội chiếm đoạt TS. Việc doạ tố cáo sai phạm lên báo đài và các phương tiện truyền thông ko vi phạm pháp luật từ khi nào lại thành công cụ tống tiền vậy?
 

Sonyentrangminh

Xe điện
Biển số
OF-193905
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
3,098
Động cơ
352,307 Mã lực
E tẩy chay thp luôn ,nó chi tiền giã man quá a minh ko thoát đc nó răn người các cụ a nếu thấy gì ở nước là em gọi báo chí cho lành
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Cám ơn cụ trích dẫn. Vấn đề em đang bàn là nếu ko kết luận đc tống tiền thì ko quy đc tội chiếm đoạt TS. Việc doạ tố cáo sai phạm lên báo đài và các phương tiện truyền thông ko vi phạm pháp luật từ khi nào lại thành công cụ tống tiền vậy?
Cụ làm ơn cho hỏi "tống tiền" là gì ạ, và sao lại phải chứng minh cái đó ạ? Luật không có tống cái gì, chỉ có cưỡng đoạt thôi ạ, phải chứng minh cái gì thì cụ trên kia trích rõ rồi đấy ạ. Việc đe dọa trở thành tống tiền chính là vào lúc anh Minh mở mồm nói ra điều đó với thằng kia đấy ạ, rằng k đưa ông 500 thì ông sẽ... ông sẽ... hiểu chửa. Luật nói tội phạm đã hoàn thành vào lúc ấy rồi cụ ạ, giao tiền giao bạc chỉ là cái phần đuôi cho thêm phần phong phú và tránh tâm tư cho các thánh oan sai thôi ạ
 

quynhdiem

Xe tăng
Biển số
OF-141165
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,631
Động cơ
376,736 Mã lực
Cám ơn cụ trích dẫn. Vấn đề em đang bàn là nếu ko kết luận đc tống tiền thì ko quy đc tội chiếm đoạt TS. Việc doạ tố cáo sai phạm lên báo đài và các phương tiện truyền thông ko vi phạm pháp luật từ khi nào lại thành công cụ tống tiền vậy?
Vâng, Cụ Nokfev cho rằng nói sẽ TỐ CÁO TRÊN BÁO ĐÀI là thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác... theo điều 135.
 

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực
Cụ làm ơn cho hỏi "tống tiền" là gì ạ, và sao lại phải chứng minh cái đó ạ? Luật không có tống cái gì, chỉ có cưỡng đoạt thôi ạ, phải chứng minh cái gì thì cụ trên kia trích rõ rồi đấy ạ. Việc đe dọa trở thành tống tiền chính là vào lúc anh Minh mở mồm nói ra điều đó với thằng kia đấy ạ, rằng k đưa ông 500 thì ông sẽ... ông sẽ... hiểu chửa. Luật nói tội phạm đã hoàn thành vào lúc ấy rồi cụ ạ, giao tiền giao bạc chỉ là cái phần đuôi cho thêm phần phong phú và tránh tâm tư cho các thánh oan sai thôi ạ
Em hỏi cụ thế này nhé: em bán xe cho 2 người mua, người thứ 1 em bảo tôi bán 500tr ông ko mua tôi sẽ bán/cho/tặng người thứ 2 vậy em bị khép tội tống tiền/cưỡng đoạt (theo ý cụ) hay em đang nego?

Để cấu thành tội tống tiền phải có công cụ tống tiền. Công cụ đó phải vi phạm pháp luật còn trg khuôn khổ cho phép thì ko thể quy thành tội tống tiền đc.
 

hilacvn

Xe tải
Biển số
OF-373836
Ngày cấp bằng
16/7/15
Số km
215
Động cơ
250,140 Mã lực
Minh thì sai cơ bản rồi. Ổng tính nuốt một mình nên nghẹn.
Nếu bình tâm làm như bà Hà, kiếm tay luật sư ăn chia 50/50 số thắng thì may ra có cửa.

Các cụ cứ lăn tăn vụ luật sư cãi đúng, cãi sai làm gì thêm nực cười. Ở xứ ta, luật sư chỉ làm 2 việc với vụ án là: Thăm dò án điểm hay không và thập thò chạy án cho trúng chứ cãi nọ cãi kia ai nghe mà lập với luận?

Hãy chịu khó hình dung thuật ngữ "án điểm" rồi suy ra cho tỉnh táo.
Phần không nhỏ các vụ án trước khi xử 3 bên: điều tra, VKS và đại diện cơ quan (Nào đấy) ngồi với nhau thảo luận định hướng trước nhé. Bỏ túi vậy rồi thì luật sư giống như gã nói với cối xay thôi. Cãi vào mắt.

Vậy mới có thằng vỗ ngực côm cốp: Luật là tao này! Luật là bố tao nhé.
Có cần chứng mình câu nói trên không các quí vị? Nếu không cần thì...ngoan đi.
 

quynhdiem

Xe tăng
Biển số
OF-141165
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,631
Động cơ
376,736 Mã lực
Cụ làm ơn cho hỏi "tống tiền" là gì ạ, và sao lại phải chứng minh cái đó ạ? Luật không có tống cái gì, chỉ có cưỡng đoạt thôi ạ, phải chứng minh cái gì thì cụ trên kia trích rõ rồi đấy ạ. Việc đe dọa trở thành tống tiền chính là vào lúc anh Minh mở mồm nói ra điều đó với thằng kia đấy ạ, rằng k đưa ông 500 thì ông sẽ... ông sẽ... hiểu chửa. Luật nói tội phạm đã hoàn thành vào lúc ấy rồi cụ ạ, giao tiền giao bạc chỉ là cái phần đuôi cho thêm phần phong phú và tránh tâm tư cho các thánh oan sai thôi ạ
Vậy là mấy thiếu gia thua độ về nhà nói bố mẹ bỏ tiền đi chuộc xe nếu không họ sẽ ... nhảy cầu thì cũng có thể đi tù về tội này rồi Cụ nhỉ ( chẳng cần bố mẹ tố cáo) ?
 

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực
Cụ Nokfev như vậy đã mặc định anh Minh cưỡng đoạt TS rồi, chỉ chiếu theo khung mà xử thôi :D
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Cháu biết là cụ ghét đội ông Minh, nhưng cái chỗ đỏ đỏ thì cụ có vẻ hăng quá nên nói theo cảm tính rồi ạ. Thiết nghĩ mình nên phân tích xem ông luật sư ấy nói có đúng theo luật hay không, căn cứ và lý luận đưa ra có vững chắc không thì hơn. Trên OF chém với nhau thì ok, chứ ra ngoài đời nhiều khi rách việc vì vạ miệng kiểu đó. Nói được luật đã khó nhưng làm được theo luật không còn khó hơn cụ ạ. Cháu có ông đồng nghiệp bị công ty đuổi việc chỉ vì lỡ mồm gọi một chú Ấn ất ơ là "dot head". Cá nhân cháu thấy các điểm của luật sư đưa ra cần được xem xét vì nó cho thấy quá trình xử lý vụ việc của cơ quan điều tra chưa chặt chẽ đúng luật quy định, ví dụ là việc có LS bên nguyên tham gia hỏi cung. Tất nhiên là bản chất vụ việc không thay đổi.

Về phía THP thì cháu thấy công ty kiểu này thất bại chỉ là chuyện sớm hay muộn với vô khối các chiến tích góp phần lừa khách hàng vào tù. Mấy vụ báo chí đã đưa toàn là người thật việc thật, và cháu thấy THP có chủ đích thỏa thuận rồi gọi CA úp thì bẩn quá. Các cụ cứ lôi thuyết âm mưu này nọ ra, nhưng cháu chưa thấy bọn Coca hay Pepsi nó dùng võ bẩn như THP dùng với khách hàng. Còn cái giả thiết các cụ giả thiết phe X,Y,Z gì đó nhét con ruồi rồi mua báo chí thì người tiêu dùng tội nghiệp như cháu sao mà biết được. Cháu mua chai nước của THP thấy không tốt thì cháu chỉ biết kêu đồ THP không tốt thôi ạ, còn bảo vệ sản phẩm thế nào thì THP với chính quyền làm chứ. Cháu chẳng thích mấy thứ nước ngọt ngọt kiểu trà xanh gì đó, có uống cháu cũng không chọn đồ THP. Vụ này đúng là ông Minh vừa dại vừa tham, lại gặp đúng công ty bẩn bựa, cuối cùng cả hai đều thiệt hại nặng.
E nghe trong gió thấy mùi DLV, cay cú hằm hè, cụ mất công giải thích với đội lái làm gì.
Nếu THP đã chấp nhận mua mà vẫn xét xử thì ko còn là tội tống tiền mà anh Minh sẽ chỉ chịu tội đồng loã bao che hành động vi phạm pháp luật (sản xuất sản phẩm sai tiêu chuẩn qui định của nhà nc - Theo khung xử phạt hành chính ở mức độ sản phẩm này), THP thêm tội hối lộ công dân để ko tố cáo sai phạm của mình. Trg trường hợp anh Minh doạ cung cấp thông tin cho báo đài là hành động chính đáng phải biểu dương chứ ko thể quy về tội tống tiền. Báo đài là cơ quan đứng ngoài ánh sáng đại diện cho nhà nc VN nên ko thể coi đó là công cụ để cấu thành tội tống tiền. Anh Minh phạm tội tống tiền nếu đe doạ hoặc thuê xã hội đen gây sức ép THP.

THP thừa hiểu khép tội tống tiền với anh Minh là chưa đủ thuyết phục nên thòng thêm vụ kiểm định chai nc đã bị mở nắp để qui tội anh Minh cố tình nguỵ tạo bằng chứng giả để chiếm đoạt tài sản của THP. Nhg yếu tố này cũng ko đủ sức thuyết phục vì cho dù chai nc có bị mở cũng ko chứng minh đc người mở là anh Minh.

Nếu anh Minh là công dân tốt thì phải tố cáo sản phẩm để cảnh báo cộng đồng tiêu dùng. Nhg việc thương lượng bán lại sản phẩm cho nhà sản xuất để thu về lợi nhuận nào đó cho mình cũng là tâm lý bình thường của con người.
A Minh nên khởi kiện THP tội gài bẫy, mua chuộc NTD
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Em hỏi cụ thế này nhé: em bán xe cho 2 người mua, người thứ 1 em bảo tôi bán 500tr ông ko mua tôi sẽ bán/cho/tặng người thứ 2 vậy em bị khép tội tống tiền/cưỡng đoạt (theo ý cụ) hay em đang nego?

Để cấu thành tội tống tiền phải có công cụ tống tiền. Công cụ đó phải vi phạm pháp luật còn trg khuôn khổ cho phép thì ko thể quy thành tội tống tiền đc.
Chán nhể, cụ nhất định tỏ ra thế này hay troll cho vui vậy?
Cụ muốn làm gì thì làm, cái gì gây ra sức ép về tinh thần thì được coi là hành vi đe dọa, nó tùy cảnh tùy tình, nhưng cốt lõi là như vậy. Ví dụ cụ bắt được đôi gian phu dâm phụ, cụ dọa méc vợ méc chồng nó, thì là sức ép ghê gớm rồi đấy, nếu cụ đòi nó đưa tài sản để cụ im lặng thì cụ tiêu với pháp luật rồi đó.
Cái ví dụ của cụ là nego, vì lời vàng ngọc đó của cụ chả có tác dụng gây ra sức ép gì, vậy nhé
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,869
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cám ơn cụ trích dẫn. Vấn đề em đang bàn là nếu ko kết luận đc tống tiền thì ko quy đc tội chiếm đoạt TS. Việc doạ tố cáo sai phạm lên báo đài và các phương tiện truyền thông ko vi phạm pháp luật từ khi nào lại thành công cụ tống tiền vậy?
Em hỏi cụ thế này nhé: em bán xe cho 2 người mua, người thứ 1 em bảo tôi bán 500tr ông ko mua tôi sẽ bán/cho/tặng người thứ 2 vậy em bị khép tội tống tiền hay em đang nego?

Để cấu thành tội tống tiền phải có công cụ tống tiền. Công cụ đó phải vi phạm pháp luật còn trg khuôn khổ cho phép thì ko thể quy thành tội tống tiền đc.
Vâng, Cụ Nokfev cho rằng nói sẽ TỐ CÁO TRÊN BÁO ĐÀI là thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác... theo điều 135.
Cụ Nokfev như vậy đã mặc định anh Minh cưỡng đoạt TS rồi, chỉ chiếu theo khung mà xử thôi :D
Các cụ tự đọc kỹ nhé chỗ nào thật sự chưa hiểu hãy hỏi tiếp !


Tội cưỡng đoạt tài sản: Những dấu hiệu cơ bản
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v...

Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.

CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản: người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 135, vì khoản 1 Điều 135 là tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể ( quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần ( sự sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

3. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan sau:

- Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể dược thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt với tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Trong thực tế, có những trường hợp người bị hại bị người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực nếu không giao tài sản cho người phạm tội nhưng người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã thực hiện hành vi vũ lực đối với người bị hại thì cũng không phải là hành vi cướp tài sản mà vẫn là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Ví dụ: Tạ Phú C đã có hành vi đe doạ cháu Nguyễn Thị O là học sinh lớp 6 nếu không đưa cho C 50.000 đồng thì ngày mai đi học sẽ bị đánh. Cháu O rất lo sợ nhưng không biết lấy đâu ra 50.000 đồng đưa cho C, nên hôm sau cháu O rủ thêm bốn bạn khác cùng đi để nếu C có gây sự thì đã có các bạn can thiệp. Hôm sau, cháu O cùng các bạn trên đường đi đến trường thì bị C chặn đường đánh vì cháu O không thực hiện yêu cầu của C, các bạn cùng đi với cháu O đã kịp báo cho lực lượng bảo vệ bắt C. Việc C thực hiện lời đe doạ của mình đối người bị hại nhưng không vì thế mà cho rằng hành vi của C là hành vi phạm tội cướp tài sản, vì sau khi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với cháu O nếu cháu không giao tài sản thì hành vi cưỡng đoạt tài sản của C đã hoàn thành, còn việc C đánh cháu O thật là hậu quả do hành vi cưỡng đoạt tài sản của C gây ra cho cháu O chứ không phải là hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của cháu O. Tuy nhiên, nếu trước hoặc trong khi đánh cháu O, C vẫn yêu cầu cháu O phải đưa tiền cho C, thì hành vi cưỡng đoạt tài sản của C đã chuyển hoá thành hành vi cướp tài sản và trong trường hợp này C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự.

Nói chung, người phạm tội chỉ đe doạ dùng vũ lực, nếu người bị hại không giao tài sản thì người phạm tội cũng không dùng vũ lực. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp người phạm tội vẫn thực hiện lời đe doạ của mình để trả thù như trường hợp Tạ Phú C đối với cháu O nêu trên.

Nếu người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực và nói rõ ý định của mình buộc người có trách nhiệm về tài sản phải giao tài sản cho người phạm tội trong một thời gian nhất định thì việc xác định hành vi phạm tội của họ dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực trực tiếp đối với người có trách nhiệm về tài hoặc đối với người khác để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là trường hợp thực tiễn xét xử dễ nhầm lẫn với tội cướp tài sản, bởi vì nếu xác định người phạm tội đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc thì đó là hành vi phạm tội cướp tài sản. Ví dụ: Võ Công L thấy em Trần Mai H 10 tuổi có đeo dây chuyền vàng, L rủ em H đi vào công viên Lê-nin để chơi. Khi đi qua chỗ vắng, L nói với cháu H cởi dây chuyền đưa cho y nếu không sẽ bị đẩy xuống hồ, em H sợ định bỏ chạy thì L kéo em H lại rồi dùng tay giật chiếc dây chuyền của em H và doạ nếu kêu sẽ bóp cổ, rồi y bỏ đi. Nếu xác định người phạm tội chỉ đe doạ sẽ dùng vũ lực chứ không có căn cứ cho rằng người phạm tội dùng vũ lực ngay tức khắc nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội thì đó là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Ví dụ: Đào Văn T đang ngồi uống Cà phê trong quán nhìn thấy cháu Hoàng Kim D có đeo một chiếc đồng hồ loại đắt tiền liền nảy ý định chiếm đoạt; T đến gần cháu D dăm doạ: “Cởi đồng hồ đưa cho tao nếu không ăn đòn”, cháu D hoảng sợ chạy ra ngoài và hô cướp! cướp! Thấy em D hô cướp, T liền bỏ chạy nhưng mọi người trong quán đuổi bắt được y.

Người phạm tội có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhưng cũng có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người khác ( chủ yếu là đối với người thân của người có trách nhiệm với tài sản ). Ví dụ: Lê Minh Th viết thư cho chị Trần Thị Thu H với nội dung: “Nếu không giao cho Th 20.000.000 đồng thì Th sẽ chặn đường đánh cháu Trần Đức Tr hoặc sẽ bắt cóc cháu Tr đem bán ra nước ngoài”. Vì sợ Th thực hiện lời đe doạ nên chị H đã phải giao cho Th số tiền mà Th yêu cầu.

-Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản

Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.

Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như:

- Doạ sẽ huỷ hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội. Ví dụ: Doạ sẽ đốt nhà, đốt xe; doạ sẽ đập phá nhà, đập phá xe hoặc những tài sản khác...

- Doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết. Ví dụ: A biết B có ngoại tình với chị H, nên A viết thư yêu cầu B phải giao cho y một số tiền, nếu không y sẽ nói cho vợ của B biết về việc ngoại tình của B.

- Bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản. Ví dụ: Trần Tuấn A là phóng viên một tờ báo của một ngành, viết một bài vu khống đồng chí Nguyễn Văn T là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã quan hệ bất chính với chị Trần Thị M là nhân viên văn thư của huyện. Tuấn A không gửi bài đăng báo mà giử cho đồng chí T với lời yêu cầu bóng gió “anh nên thu xếp cho êm” và gọi điện thoại gợi ý cho đồng chí T chi một số tiền, y sẽ “dẹp yên” chuyện này. Mặc dù không có việc quan hệ bất chính với chị M, nhưng vì sợ nếu A cho đăng bài báo thì uy tín của mình bị ảnh hưởng, nhất là sắp đến kỳ bầu cử lại Hội đồng nhân dân huyện, nên đồng chí T đã phải giao cho A một khoản tiền. Sau khi nhận được tiền, Tuấn A thấy có thể tiếp tục tống tiền được đồng chí T nên lại gọi điện yêu cầu đồng chí giao thêm tiền để lo việc, nhưng đồng chí T đã tố cáo hành vi tống tiền của A.

- Giả danh là cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, Thuế vụ, Hải quan... để kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản. Ví dụ: Bùi Huy T, Vũ Văn Đ và Hoàng Văn H đã giả danh Cảnh sát giao thông để chặn xe tải do anh Đinh Văn Th lái, buộc anh Th phải nộp một số tiền nếu không sẽ đưa xe về trụ sở. Vì anh Th chở hàng tươi sống nếu để chúng đưa xe về trụ sở thì sẽ hỏng hết hàng nên anh Th đã giáo cho bọn chúng một số tiền.

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi được thực hiện một cách công khai, trắng trợn. Tuy nhiên, sự công khai trắng trợn chủ yếu đối với người có trách nhiệm về tài sản, còn đối với những người khác, người phạm tội không quan tâm, nếu hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi công cộng, người phạm tội chỉ công khai trắng trợn với người có trách nhiệm về tài sản còn những người khác thì người phạm tội lại có ý thức lén lút.

b. Hậu quả

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, điều này được thể hiện ngay điều văn của điều luật “nhằm chiếm đoạt tài sản”, do đó cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dạo sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.

Nếu hậu quả chưa xảy ra ( người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản) thì cũng không vì thế mà cho rằng tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt, vì người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan đó là đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc đã dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm đến tài sản. Tuy nhiên, nếu người phạm tội chưa thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc chưa dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội. Ví dụ: A, B, C bàn bạc sẽ viết thư đe doạ D nhằm buộc D phải giao cho cúng một số tiền, nhưng chưa viết thư hoặc dã viết thư rồi nhưng chưa gửi cho D thì bị phát hiện. Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự thì người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó chỉ người chuẩn bị phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự, vì khoản 1 Điều 135 không phải là tội phạm rất nghiêm trọng.

Do cấu tạo của Điều 135 Bộ luật hình sự không có quy định trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác là tình tiết định khung hình phạt. Do đó, nếu người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác thì tuy từng trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Sau khi đã cưỡng đoạt được tài sản, người phạm tội bỏ đi thì bị phát hiện nên đã dùng vũ lực tấn công người bị hại hoặc người đuổi bắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho những người này.

4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Nếu hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản lại nhằm một mục đích khác mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác. Ví dụ: Để thù anh Đinh Văn Q, nên Đỗ Cao Th đã viết đơn vu khống anh Q dùng bằng tốt nghiệp phổ thông giả nhằm ngăn cản việc anh Q sắp được đề bạt. Hành vi của Đỗ Cao Th là hành vi phạm tội vu khống quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản. Ví dụ: Trong trường hợp của Đỗ Cao Th nêu trên, nếu sau khi đã viết đơn vu khống, Đỗ Cao Th lại có yêu cầu anh Q phải giao cho y một khoản tiền thì y mới rút đơn bãi nại cho anh Q thì hành vi của Th đã chuyển hoá từ tội vu khống thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Ví dụ: Nguyễn Tiến D, có thù với anh Trịnh Quốc H nên D đã rủ Đỗ Văn S và Lê Thị T viết thư cho vợ anh H vu khống anh H có quan hệ bất chính với một cô sinh viên để trả thù, nhưng khi bàn với S và T thì S và T nói : “Chúng tao cần tiền”. Sau khi đã viết thư vu khống anh H, S và T điện thoại cho anh H phải nộp 50.000.000 đồng nếu không sẽ gửi tiép thư cho cơ quan anh H, D biết việc làm của S và T nhưng không nói gì. Trong trường hợp này, lúc đầu Nguyễn Tiến D chỉ có ý định trả thù anh H, nhưng khi bàn với đồng bọn, D đã tiếp nhận mục đích của S và T, nên D cũng phải chịu trách nhiệm về tội cưỡng đoạt đoạt tài sản cùng với S và T.

Trích "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự"
http://vanbanphapluat.tinphapluat.com/bo-luat-hinh-su/bo-luat-hinh-su-phan-cac-toi-pham-chuong-14-cac-toi-xam-pham-so-huu_t12-c031-a218-m19.html

Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản


1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 

reprocess_ed

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98860
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,149
Động cơ
413,680 Mã lực
Nơi ở
lò đúc
có cái dảnh cho các cụ giải trí
 

adxnguyen

Xe tăng
Biển số
OF-105095
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
1,890
Động cơ
161,695 Mã lực
Nơi ở
hanoi
Em thấy cụ Nokfev đang bảo vệ cách làm của THP là đúng là để răn đe không để tiếp diễn các vụ tương tự, nhưng lại vẫn xác định việc TPH rồi sẽ bị các đối thủ tiếp tục dùng bài cũ (sản phẩm có lỗi) để hạ gục THP
:))
Như vậy chẳng phải rất trái ngược hay sao ?
Nếu đã là cách làm đúng thì sẽ có hiệu quả để không xảy ra những vụ việc tương tự, nhưng làm như vậy rồi vẫn tiếp tục những vụ như vậy thì rõ ràng là không đúng chứ nhỉ
Ừ thì TPH là cây cao thì phải hứng gió lớn, và cũng đồng ý TPH là NSX các sp nước giải khát lớn thứ 3 tại Việt Nam.
Nhưng thực tế là TPH cũng chỉ là 1 trong số các công ty lớn chứ chưa được là lớn nhất, và trên thế giới cũng có rất nhiều những công ty nước giải khát lớn. Các công ty kia cũng phải cạnh tranh, cũng luôn có nguy cơ bị đối thủ dùng cách làm này để làm hại (thực tế thế), nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp lựa chọn cách làm như THP ?
Hầu hết các doanh nghiệp khác lựa chọn cách xử lí khác và thu về những kết quả thành công và rất triệt để, còn THP thì có vẻ ngược lại
Không thể nói cách làm của các doanh nghiệp khác là hèn nhát, hoặc nhượng bộ, chỉ có thể nói là họ đã làm đúng và đã thành công
Cách làm của THP chỉ thể hiện rằng họ thiếu tôn trọng người tiêu dùng, họ hành sử theo lối dùng sức mạnh của doanh nghiệp dựa trên nguồn vốn và công cụ pháp chế để áp chế người tiêu dùng có ít khả năng hơn.
Em nhận thấy cụ bày tỏ sự chua xót vì khả năng THP là DN Việt Nam sẽ lại bị chính dư luận người tiêu dùng Việt bị định hướng và bài xích.
Nhưng theo em, có lẽ thay vì đứng trên vị trí DN để nhìn sự việc thì nên đứng trên vị trí người tiêu dùng hoặc đứng trên vị trí xã hội để nhìn nhận sự việc. Lúc đó có lẽ cụ sẽ thấy chua xót vì cách làm của THP nói riêng và cách đối xử của rất nhiều DN Việt Nam nói chung dành cho người tiêu dùng, và sẽ thôi ko còn ủng hộ cách làm hiện tại của THP nữa.
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Vậy là mấy thiếu gia thua độ về nhà nói bố mẹ bỏ tiền đi chuộc xe nếu không họ sẽ ... nhảy cầu thì cũng có thể đi tù về tội này rồi Cụ nhỉ ( chẳng cần bố mẹ tố cáo) ?
Hảo ví dụ :) về nguyên lý thì có thể lắm, nhưng chẳng qua pháp luật k chấp đó thôi...
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,869
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em thấy cụ Nokfev đang bảo vệ cách làm của THP là đúng là để răn đe không để tiếp diễn các vụ tương tự, nhưng lại vẫn xác định việc TPH rồi sẽ bị các đối thủ tiếp tục dùng bài cũ (sản phẩm có lỗi) để hạ gục THP
:))
Như vậy chẳng phải rất trái ngược hay sao ?
Nếu đã là cách làm đúng thì sẽ có hiệu quả để không xảy ra những vụ việc tương tự, nhưng làm như vậy rồi vẫn tiếp tục những vụ như vậy thì rõ ràng là không đúng chứ nhỉ
Ừ thì TPH là cây cao thì phải hứng gió lớn, và cũng đồng ý TPH là NSX các sp nước giải khát lớn thứ 3 tại Việt Nam.
Nhưng thực tế là TPH cũng chỉ là 1 trong số các công ty lớn chứ chưa được là lớn nhất, và trên thế giới cũng có rất nhiều những công ty nước giải khát lớn. Các công ty kia cũng phải cạnh tranh, cũng luôn có nguy cơ bị đối thủ dùng cách làm này để làm hại (thực tế thế), nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp lựa chọn cách làm như THP ?
Hầu hết các doanh nghiệp khác lựa chọn cách xử lí khác và thu về những kết quả thành công và rất triệt để, còn THP thì có vẻ ngược lại
Không thể nói cách làm của các doanh nghiệp khác là hèn nhát, hoặc nhượng bộ, chỉ có thể nói là họ đã làm đúng và đã thành công
Cách làm của THP chỉ thể hiện rằng họ thiếu tôn trọng người tiêu dùng, họ hành sử theo lối dùng sức mạnh của doanh nghiệp dựa trên nguồn vốn và công cụ pháp chế để áp chế người tiêu dùng có ít khả năng hơn.
Em nhận thấy cụ bày tỏ sự chua xót vì khả năng THP là DN Việt Nam sẽ lại bị chính dư luận người tiêu dùng Việt bị định hướng và bài xích.
Nhưng theo em, có lẽ thay vì đứng trên vị trí DN để nhìn sự việc thì nên đứng trên vị trí người tiêu dùng hoặc đứng trên vị trí xã hội để nhìn nhận sự việc. Lúc đó có lẽ cụ sẽ thấy chua xót vì cách làm của THP nói riêng và cách đối xử của rất nhiều DN Việt Nam nói chung dành cho người tiêu dùng, và sẽ thôi ko còn ủng hộ cách làm hiện tại của THP nữa.
- Em không phản đối lên án cái sai !
- Em phản đối không lên án cái sai !
Có gì mâu thuẫn ở đây không cụ ?
 

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực
Chán nhể, cụ nhất định tỏ ra thế này hay troll cho vui vậy?
Cụ muốn làm gì thì làm, cái gì gây ra sức ép về tinh thần thì được coi là hành vi đe dọa, nó tùy cảnh tùy tình, nhưng cốt lõi là như vậy. Ví dụ cụ bắt được đôi gian phu dâm phụ, cụ dọa méc vợ méc chồng nó, thì là sức ép ghê gớm rồi đấy, nếu cụ đòi nó đưa tài sản để cụ im lặng thì cụ tiêu với pháp luật rồi đó.
Cái ví dụ của cụ là nego, vì lời vàng ngọc đó của cụ chả có tác dụng gây ra sức ép gì, vậy nhé
Em còm nốt phát này troll cụ tý :D Minh là bán lại chai nc với giá hai bên thoả thuận, khác xa ví dụ của cụ. Minh ko phải công dân tốt và trung thực nên đòi giá cao vì tham nhg chưa đủ quy thành cưỡng đoạt TS. Đều là nego cả nhg thiếu yếu tố thuận mua vừa bán nên cài và chơi nhau lại thế thôi.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,869
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em còm nốt phát này troll cụ tý :D Minh là bán lại chai nc với giá hai bên thoả thuận, khác xa ví dụ của cụ. Minh ko phải công dân tốt và trung thực nên đòi giá cao vì tham nhg chưa đủ quy thành cưỡng đoạt TS. Đều là nego cả nhg thiếu yếu tố thuận mua vừa bán nên cài và chơi nhau lại thế thôi.
Cụ lại giống y như LS, bỏ qua phần Ô. Minh đe dọa sẽ gây thiệt hại cho THP nếu THP không đồng ý mua bằng cách in 5000 tờ rơi và đưa thông tin bất lợi lên báo chí !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top