Em chia sẻ với các cụ bài viết này của ông Hùng, nguyên Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Việt Nam, nội dung rõ ràng, dễ hiểu không dùng các từ cảm tính .
BÀN VỀ VỤ ÁN
Thực sự là tôi chưa yên tâm với ý kiến của bạn ấy phát biểu về vụ án đang được nhiều người quan tâm, tôi xin phép trao đổi chút đỉnh như sau:
1) bạn ấy cho rằng: “ Các thành viên trong đoàn giám sát thảo luận kỹ và “cơ bản thống nhất” HDH không oan...”
Tôi sợ cụm từ “ cơ bản thống nhất” của bạn í quá, vì điều đó trái với nguyên tắc pháp chế XHCN quy định tại điều 07 Bộ luật tố tụng hình sự ( BLTTHS) có nội dung: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được ...điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ, trình tự do Bộ luật này quy định..” và trái với nguyên tắc xác định sự thật của vụ án quy định tại điều 15 BLTTHS có nội dung:” Trong phạm vi thẩm quyển của mình các cơquan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật khách quan vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ...”...!
Như vậy xét về mặt luật pháp thì khi mới “ cơ bản thống nhất” thôi mà đã xử tù bị cáo rồi là chưa khách quan, toàn diện và đầy đủ...!
Còn xét về mặt xã hội thì việc chứng minh tội phạm mới ở giai đoạn :” Cơ bản thống nhất” mà đã xử tử hình bị cáo là rất không ổn....!
2) bạn ấy còn nói :” tuy có một số “sơ suất” như không thu giữ vật chứng như chiếc thớt, chiếc ghế và con dao khi khám nghiệm...tuy vậy bản ảnh hiện trường đã ghi nhận, mô tả tất cả những chi tiết liên quan đó tại hiện trường, đó là chứng cứ vật chất để sau này đấu tranh với đối tượng nghi vấn...”...!
Sự thật là như thế, nhưng tại sao bạn lại không soi chiếu sự thật đó vào điều 153 BLTTHS năm 2003 quy định:” khi khám nghiệm hiện trường, ĐTV tiến hành ....thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật...liên quan đến vụ án...” để kết luận sự vi phạm tố tụng nghiêm trọng ..trong việc khám nghiệm hiện trường nêu trên..!
Các điều 391, 371 BLTTHS còn quy định cấp giám đốc thẩm hủy bản án...để điều tra, xét xử lại khi “ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ....dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án”...!
Xin lưu ý, bạn nên đọc kỹ luật để hiểu và không nên dùng cụm từ “ có một số sơ suất” khi bàn về việc giải quyết vụ án hình sự nêu trên...!
Và còn một điều quan trọng nữa đó là tại điều 139 BLTTHS năm 2003 quy định:” ..điều tra viên có thể...đưa vật, “ảnh” cho....bị can nhận dạng..”...!
Trong trường hợp cụ thể này thì “cái thớt” đã được chụp ảnh và lưu giữ trong hồ sơ vụ án cùng biên bản khám nghiệm...thì tại sao điều tra viên lại không cho bị can nhận dạng “ cái thớt” trên “ ảnh” đã chụp theo điều luật trên, mà lại cho người mua chiếc thớt ngoài chợ để bị can nhận dạng gây rắc rối như vậy...!
Cứ cho cái thớt mua ngoài chợ không phải là vật chứng của vụ án đi, nhưng “ biên bản nhận dạng cái thớt đó” lại là chứng cứ của vụ án để kết tội bị cáo...rất không ổn về mặt tố tụng...!
Lời bàn
Làm việc tất yếu phải có sơ suất, nhưng trong xử án mà đặc biệt là án tử hình thì phải đưa tỷ lệ sơ suất xuống mức thấp nhất, vì thế cho nên luật quy định rất chặt chẽ đối với loại hình phạt tử hình, cụ thể là sau khi bản án có hiệu lực pháp luật tuyên tử hình một bị cáo nào đó, thì còn phải trải qua hai khâu kiểm soát quan trọng của Chánh tối cao, Viện trưởng VKSTC, khâu tiếp theo là khi ************* quyết định bác đơn ân xin giảm án...mới được thi hành.
Có thể là đứng trước sự đau thương, tang tóc quá lớn của vụ án..hai cô gái bị sát hại rất tàn bạo..làm cho các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán bị chi phối bởi cảm xúc...muốn nhanh chóng tìm ra thủ phạm, nên đã vi phạm quy định của BLTTHS.
Và giai đoạn thứ nhất Chánh án tối cao & Viện trưởng VKSTC không phát hiện được sự vi phạm...nên đã ban hành quyết định không kháng nghị...!
May mắn là ************* đã phát hiện được sự vi phạm... trong giai đoạn xét đơn ân giảm án tử hình, nên đã yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại
Viện trưởng VKSTC xem xét lại thấy có sự vi phạm nghiêm trọng ..nên kháng nghị..và hội đồng giám đốc thẩm cũng kết luận vụ án này “ có sai sót”...!
Vấn đề đặt ra là, một bản án tuyên tử hình một con người có những vi phạm, “ sai sót” và dư luận quan tâm nhiều như thế thì có nên đưa ra thi hành hay không?.?
Tôi đồng tình với câu trả lời là không, bởi sự điều tra lại để khắc phục những sai phạm và “ sai sót “ của vụ án nêu trên không những tạo sự minh bạch cho vụ án này theo quy định của pháp luật, mà lại còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác
Kính mong được quý lãnh đạo xem xét lời đề nghị trên của tôi
Trân trọng