Nói chung đã bị ghét thì kiểu gì cũng bị soi cụ ạ. Nhưng phải nói cụ Văn Cao đúng là thiên tài, bao năm cơ khổ mà cuối đời cụ ấy vẫn tạo ra được một nhạc phẩm vừa trong trẻo lại thấm đẫm tình yêu tình thương như vậy.
Bài hát
Mùa xuân đầu tiên của
Văn Cao có thể nói là tuyệt phẩm cuối cùng của ông để lại cho thế gian!
Trong thực tế, người ta không cứ đợi khi xuân đến, tết về mới nghe lại bản nhạc này, mà có thể nghe bất cứ lúc nào!
FYI, bài hát
Mùa xuân đầu tiên được Văn Cao khởi viết cuối tháng 12/1975 và hoàn thành vào Tết Bính Thìn năm 1976.
Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao.
Nó cũng là một bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập giống như sự hòa quyện của nước và lửa - sự trộn chung của hai từ:
ít &
nhiều. Trộn gi ư? Theo ý kiến của các nhà văn, và phê bình thì cái "
ít & nhiều" ntn:
Vui ít buồn nhiều. mừng ít tủi nhiều, hoan ca ít bi ca nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít đau đáu nhiều, tự sự ít ai oán nhiều, bi thương ít than thở nhiều, cứng cỏi ít run run nhiều, da diết ít nỉ non nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, vui ít khóc nhiều, sum họp ít cô đơn nhiều, yêu thương ít đau thương nhiều, gặp gỡ và bơ vơ nhiều, ................... Hầu như tất cả các cảm xúc trạng thái tình cảm trái ngược nhau trong con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này!
Thế nên ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình.
Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Nếu ai đó, đã và đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc Mùa xuân đầu tiên thì sẽ cảm thương và nhờ những dòng nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.
Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay!
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa
Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn
Văn Cao thấy cần phải nhắc lại giai điệu này nhưng ca từ phải vượt qua phần kể tả của sự trình bày. Và lời ca lại nối tiếp:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm đôi
vai anh niềm vui phút giây như đang long lanh
Không khí chung cuộc dâng lên bất tận. Nỗi cảm thán như vừa thắt lại nghẹn ngào, vừa như bật ra nức nở:
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…
Bản luân vũ (valse) cho ngày toàn thắng của Văn Cao thật sâu lắng, không ồn ào. Bởi vậy, cũng không lạ gì khi nó bị chìm nghỉm giữa những tiếng reo hò sung sướng lúc đó. Riêng “cặp mắt xanh” của NXB Âm nhạc Moscou thì không nhầm.
Mùa xuân đầu tiên đã được dịch ngay sang tiếng Nga và ấn hành ngay vào mùa xuân 1977. Song dù cho nó được in mãi tận bên Liên Xô, dù cho đó là tác phẩm của Văn Cao, thì thói quen nghĩ về Văn Cao lúc đó cũng chẳng làm thế nào cho
Mùa xuân đầu tiên vang lên được. Nó được Văn Cao cất cẩn thận trong chiếc tủ cũ và chấp nhận thời gian dần dà phủ bụi.........................