CPU thì SS, Apple, Huawei đều chưa thiết kế được cái nào tốt hơn Arm cả, mua hết. Cái bọn nó thiết kế là SoC hệ thống tích hợp bao gồm CPU và các IP ngoại vi khác. Qcom bán SoC Snapdragon chứ CPU cũng mua của Arm nhưng RF (wireless) thì Qcom rất tốt nên SOC của Qcom rẻ và chạy hiệu quả. Thằng duy nhất hiện giờ còn có thể làm được cả SoC và CPU là Intel nhưng đã rút lui khỏi chiến trường mobile rồi. Ericsson cũng đã từng làm được cả hai nhưng giờ cũng đắp mộ cuộc tình. Thế nên Mẽo nó muốn bóp chết Huewei Xào mì cũng được thôi, không bán Snapdragon qua độ 1/2 version thì SS với Apple nó xông vào xả thịt market luôn. Bù lại CP Mẽo phải trợ giá cho Qcom. Về lý thuyết Tàu làm được rất nhiều thứ vấn đề là có thương mai được không vì cái này là câu chuyện dài. Thế giới cạnh tranh, chỉ cần ZTE Huewei Xào mì, miss vài đơn hàng là goodbuy forever.
Bạn hiểu nhầm lẫn và không đầy đủ rồi. Đây là 1 bài viết rất nhiều kiến thức nhưng mình nghĩ bạn đọc có thể hiểu được:
http://genk.vn/tra-da-cong-nghe/loi-tuy-chinh-trong-the-gioi-arm-apple-qualcomm-samsung-nvidia-ai-hon-ai-20160203153707512.chn
Nói về chip, tất cả các điện thoại hiện nay (hay tất cả các thiết bị di động nói chung, trừ laptop và một vài mẫu tablet) đều dùng chip dựa trên nền tảng của ARM. ARM là công ty chuyên design chip nhưng không tự mình sản xuất thành phẩm luôn như Intel, AMD mà cấp giấy phép cho các công ty khác sản xuất thay. Có hai loại licence.
Loại 1 là cấp phép nguyên cả kiến trúc CPU (processor core), license chỉ cần chỉnh sửa chút đỉnh, thêm vào bớt ra những thứ mình cần, là có thể sản xuất ngay. Samsung, Mediatek, Broadcom, Huawei… là thuộc dạng này.
Loại 2 là chỉ cấp phép riêng phần kiến trúc tập lệnh (instruction set architecture (ISA)), license tự design CPU riêng của mình (custom core), miễn sao tương thích với ISA của ARM là được. Apple, Qualcomm thuộc nhóm này. Gần đây thì Mediatek, Samsung, Huawei cũng đang bỏ nhóm 1 mà tiến đến gia nhập nhóm 2 này nốt.
Hiển nhiên loại 2 phức tạp hơn và đòi hỏi thời gian và công sức phát triển gấp nhiều lần so với loại 1, và không phải ai cũng làm được. Nhưng custom chip, nếu được design tốt, sẽ đem lại hiệu năng (performance/battery) cao hơn loại “phổ thông” có sẵn của ARM.
Trong thời kỳ đầu của smartphone trước 2010, có rất nhiều nhà sản xuất CPU loại 1 như TI, Ericsson, và cả Samsung. Tuy nhiên kể từ khi Qualcomm tung ra custom chip Snapdragon được tích hợp nhiều tính năng và có hiệu năng vượt trội, lần lượt các nhà sản xuất khác đã tung cờ trắng đầu hàng, tạo nên vị thế gần như độc quyền trong thị trường trung và cao cấp, trừ mảng giá rẻ của Mediatek (điện thoại dưới $150 hầu hết dùng chip của công ty chip Đài Loan này).
Qualcomm rung đùi tận hưởng vị trí thống trị của mình suốt mấy năm, cho đến khi một nhà sản xuất loại 2 khác xuất hiện, Apple.
Trước đó Apple đã âm thầm xây dựng một đội ngũ phát triển chip cho riêng mình. Kể từ năm 2008, chỉ một năm sau khi iPhone đầu tiên được giới thiệu và Android của Google bắt đầu manh nha xâm chiếm thị phần, sau khi Steve Jobs quyết định rằng để duy trì vị trí dẫn đầu của mình, công ty không thể lệ thuộc vào bên thứ ba trong việc sản xuất thành phần quan trọng nhất của điện thoại này, Apple đã mua lại nhiều công ty sản xuất chip khác, bắt đầu từ P.A. Semi rồi đến Intrinsity… đồng thời chiêu dụ thêm nhiều chuyên gia hàng đầu về chip từ AMD, IBM, Intel, Samsung về đầu quân cho mình.
Thành quả đầu tiên là chip A4 của nhà trồng được trong iPhone 4. A4 đã gây tiếng vang lớn trong giới công nghệ, đánh dấu sự kiện Apple lần đầu tiên tự chế tạo được con chip chính cho iPhone của mình. Tuy nhiên chip này vẫn dựa trên nhân Cortex A8 của ARM, nghĩa là vẫn là loại 1. Nhưng chỉ hai năm sau, Apple đã cho ra đời custom chip loại 2 của riêng mình là
A6 trong iPhone 5, trở thành nhà sản xuất chip thứ hai sau Qualcomm làm được điều này.
Sang năm sau, Apple tiếp tục gây sốc, lần này với chính Qualcomm, với sự ra đời của chip A7 trong iPhone 5s, 64-bit custom chip đầu tiên trên thế giới. Điều này đã làm hãng sản xuất chip di động lớn nhất thế giới phải thay đổi hoàn toàn lộ trình phát triển sản phẩm của mình, chuyển hướng theo cuộc đua 64-bit do Apple khởi xướng. Tuy nhiên bắt kịp Apple là điều không đơn giản. Năm tiếp theo Apple tung ra chip A8, tiếp tục nới rộng khoảng cách. Trong khi đó Qualcomm phải vội vã tung ra các giải pháp 64-bit loại 1 (dùng nhân Cortex-A57/Cortex-A53 có sẵn của ARM) tạm thời cho các nhà sản xuất điện thoại khác trong khi dồn sức cho custom chip 64 đầu tiên của mình. Con chip loại 1 đầu bảng của Qualcomm thời điểm đó là 810 đã gây thất vọng lớn với các vấn đề về nhiệt, góp phần không nhỏ vào sự thất bại của HTC M9. Qualcomm dự kiến sẽ cho ra mắt custom chip 64-bit đầu tiên của mình, snapdragon 820 vào cuối năm 2015, hơn hai năm sau khi chip 64-bit đầu tiên của Apple được giới thiệu.
Vị trí dẫn đầu của Apple trong công nghệ thiết kế chip di động là cực kì kinh hoàng "không thể tin được"
. Và duy trì đến tận bây giờ. Qualcomm vẫn đang mải miết đuổi đằng sau với khoảng cách công nghệ tương đương từ 1 đến 1.5 năm nghiên cứu RD.