(Tiếp theo)
Samsung tuy chưa đạt đến đẳng cấp thiết kế custom chip loại 2 như Apple và Qualcomm, nhưng cũng có truyền thống làm chip lâu đời. Ngoài làm chip cho điện thoại của mình, Samsung còn cung cấp chip cho các hãng khác (3 thế hệ iPhone đầu tiên là dùng chip của Samsung) nhưng mảng này sau này đã teo tóp lại do sự thống trị của Qualcomm.
Những điện thoại đầu bảng của Samsung thuộc dòng Galaxy S xuất ra thị trường quốc tế trước nay đều dùng chip của Qualcomm, trừ thị trường nội địa và một số thị trường lân cận như Việt Nam. Cho đến Galaxy S6. Tin tức chiếc điện thoại hàng đầu mới nhất của Samsung này sẽ không dùng chip của Qualcomm đã gây sốc trên thị trường công nghệ thế giới, khiến nhiều người “không thể tin được”. Nhưng Samsung đã chứng tỏ mình có quyết định đúng đắn, khi chip 810 của Qualcomm gặp vấn đề nghiêm trọng về overheat. Ngược lại, chip Exynos 7420 của Samsung, tuy cũng là loại 1, dùng chung kiến trúc core của ARM như 810, lại không mắc phải những vấn đề này.
Cũng như trường hợp của Apple, việc Samsung có được dây chuyền sản xuất chip hiện đại hàng đầu thế giới (cái này đầu tư cực kỳ tốn kém, mỗi năm phải rót vào vài tỉ là bình thường). Ngang ngửa Intel, và vượt trội hãng chuyên gia công bán dẫn lớn nhất thế giới là TSMC, như thế là cực kỳ ấn tượng. Ngoài ra, khác với Apple hiện vẫn còn phải lệ thuộc vào Qualcomm ở các bộ phận vô tuyến (modem, transceiver, antenna tuner…) Samsung đã làm chủ được các công nghệ này và mạnh dạn áp dụng vào chiếc flagship của mình, tăng tỉ lệ hàng của nhà trồng được lên hơn 90%. Tỉ lệ này có thể nói là cao nhất thế giới, và vượt xa các hãng còn lại.
Phần cuối cùng là Huawei, họ cũng đi theo đúng hướng apple, Samsung từ 2 năm nay và đã gặt hái được thành quả. Tức là tự mình thiết kế chip. Sản phẩm thương mại đầu tiên là con P20 hay Mate 20 gì đó, bạn có thể gúc. Riêng về Huawei, mình kính nể năng lực RD của bọn này đạt được trong thời gian ngắn. Một ví dụ rõ nét nhất là hệ thống nhận dạng 3D của nó có một số mặt gần đuổi kịp Apple như cụm projector 3D (sau 1 năm).
Đây là những nguyên nhân quan trọng để lý giải tại sao Apple, Samsung chiếm gần 100% lợi nhuận trong ngành cn di động. Hàng trăm hãng khác tranh nhau số ít ỏi còn lại.
Vậy VSM đang ở đâu ? Họ chỉ đang ở mức lắp ráp ở mức cao hơn mọi thằng điện thoại thương hiệu VN hồn tầu khác như Bphone, Masstel, Mobiistar, Asanzo … thôi. Một cái nhà máy làm main chưa thể so sánh với bọn LG, HTC, Blackberry, Oppo, Xiaomi... chứ không nói đến SS, Apple, Huawei. Và thêm thứ nữa vsm hơn hẳn bọn kia nhờ có khâu design từ BQ, hội kia thì thuê anh Thâm Quyến. Nói thế cũng không phải là dìm hàng mức độ quan trọng của khâu thiết kế. Đây là một trong những khâu quan trọng của quá trình sx chiếc điện thoại. Ghép nối các thành phần linh kiện trên kia thành bảng mạch chủ và test nó hoạt động ổn định/tối ưu hóa hay không để quyết định sx thương mại thì điều bắt buộc phải cần phải có team design của riêng mình. Và bọn BQ là công ty châu âu cho nên quy trình thiết kế/thử nghiệm sản phẩm nó hơn đứt những người anh em Thâm Quyến thần thánh mà các công ty VN khác đang thuê.
https://reportajes.lavanguardia.com/smartphone-made-in-spain-bq/
(đọc bài viết này, nhớ translate sang tiếng việt để thấy khâu thiết kế muốn đúng chuẩn nó khổ cực thế nào)
Và nói thế cũng là để hiểu tại sao câu chữ điện thoại “100% made in vn” là không thể có. Bạn vừa sản xuất thử nghiệm đc 1 chiếc xe máy và ngay lập tức đăng đàn nhận mình là đối thủ tiềm năng lớn nhất của Honda. Hay như thằng trên vừa mới xây xong cái nhà máy đã tự sướng thuê thằng viết bài cho mình hô to mình là thách thức của LG, HTC, BB... trên thế giới thì ai cũng phải phì cười.
P/S: một điểm lưu ý BQ là công ty điện tử/công nghệ chứ không chỉ mỗi việc thiết kế và bán đtdd. Một mảng khác khá thành công của BQ là máy in 3D, thiết bị đọc sách/máy tính bảng phục vụ giáo dục. Vin mua thằng này để tiến vào không chỉ trong ngành sx đtdd mà còn nhiều lĩnh vực. Mình nghĩ đây là bài toán ẩn giấu của họ khi mua BQ. Giờ chỉ còn chờ mỗi việc triển khai thế nào thôi. Sắp tới Vin sang sx tivi mà thấy quảng cáo đội ngũ BQ thiết kế thì cũng chẳng nên lạ hay bỉ bôi.