Em thấy cụ nói chí lý, trước trên youtube em có nghe 1 tay cựu biên tập của tạp chí võ thuật bên TQ nói về chuyện Thái Cực Quyền ngày một không thực chiến sau vụ đấu của Lôi Lôi với Từ Hiểu Đông:
Ngày xưa học võ thuật là theo nghề, mà nghề dùng đến võ thuật đều lấy sinh mạng ra để phân định, như các nghề cận vệ, binh lính, áp tải, canh gác, lạc thảo, ... những cái nghề này khi dấn thân vào thì võ thuật được ứng dụng triệt để hàng ngày, những người còn sống sót đều là những kẻ ứng dụng võ thuật vào cuộc sống sâu sắc. Thái Cực Quyền ngày xưa cũng vậy, uy lực của nó khủng khiếp nên bây giờ người ta vẫn còn hâm mộ và tôn xưng nó. Tuy nhiên có 1 câu chuyện được kể lại về chuyện Thái Cực Quyền ngày một dưỡng sinh chứ không còn sức chiến đấu nữa. Đó là chuyện chưởng môn được mời vào cung ra mắt Bối lặc gia nhà Thanh, trong cung ông ta đánh thắng hết các cận vệ của Bối lặc, rất ấn tượng, Bối lặc giữ ông ta lại đàm đạo về võ và cuối cùng mời ông ấy dạy võ cho cận vệ của mình. Ông chưởng môn suy nghĩ rất lâu, mấy ngày chưa trả lời được cho Bối lặc, ông con đi cùng bàn với ông bố tại sao không dạy võ, ông bố nói triều đình có ý cấm người dân dạy võ, luyện võ vì sợ làm phản lật đổ người Mãn, võ thuật nếu dạy hết thì sau này triều đình biết, không chống lại được nếu triều đình có ý làm cỏ, mà không dạy thì sợ Bối lặc trách tội. Ông con nói với ông bố chưởng môn cứ dạy, nhưng dạy chiêu thức lỏng lẻo đi, thông qua việc luyện tập chiêu thức như thế sẽ giảm khả năng chiến đấu, không thể dùng võ Thái Cực Quyền đấy đánh bại người Trần gia trang được. Ông chưởng môn nghe theo và sau này nó được người học Thái Cực Quyền gọi là tiểu giá, trung giá, đại giá. Tiểu giá là hình thế vốn dĩ của Thái Cực Quyền, trung giá là rộng hơn, cởi mở trong thế thủ hơn, là thứ dạy cho cận vệ của Bối lặc, còn đại giá chính là hình thế mà sau này đại đa số người dân vẫn tập luyện ở các công viên, vườn hoa, được các diễn viên múa trong các phim võ thuật, được các vận động viên taolu biểu diễn. Đại giá nặng về tập luyện thể chất như một môn thể dục khí công dưỡng sinh, người tập vốn dĩ vậy nên bị ảnh hưởng bởi tính chậm rãi, thoáng đạt trong tư thế, điều hoà nhẹ nhàng trong hơi thở, ý chí chiến đấu của thế võ không quyết liệt, với cơ sở như thế thì cơ bản người đánh võ không có ý định tấn công, triệt hạ, đánh gục hoặc đánh chết đối thủ, mà những ai đã từng đánh nhau hoặc thi đấu rồi thì đều hiểu, ý chí không cứng rắn quyết thắng thì đã cầm nửa phần thua rồi.
Còn về Từ Hiểu Đông, Từ vốn không có ý xúc phạm võ thuật TQ, nhưng lại có ý vạch mặt bọn võ sư giả dối lừa bịp dạy võ kiếm tiền người khác, dạy người ta không ra gì nhưng lừa bịp họ để kiếm tiền, đấy là động cơ khiến Từ khiêu chiến với nhiều tay khoác lác và tất cả đều bị Từ tẩn cho đo ván, những kẻ thua Từ Hiểu Đông là những kẻ học võ không nghiêm túc, dùng võ không đúng đắn, nó không nói lên chuyện võ thuật kém hơn MMA hay võ thuật là khoác lác.