[Funland] Võ thuật Trung Hoa: Kém thật hay do các cao thủ thật không thèm bon chen :).

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Các cụ cứ bảo cụ Kim Dung miêu tả võ tàu ảo.
Chứ thực ra trong 1 số tác phẩm cụ Kim Dung cũng nói chính xác bản chất của võ thuật.
Ko có võ công hay chiêu thức mạnh hay yếu. Chỉ có người sử dụng võ công mạnh hay yếu thôi.
Ví dụ cùng 1 cú đấm đơn giản (em nhớ là thái tổ trường quyền) mà Kiều Phong đánh bại toàn bộ cao thủ võ lâm ở Tụ Hiền Trang. Lý do ko phải thái tổ trường quyền mạnh hơn nhưng môn võ khác mà là do Kiều Phong mạnh hơn những thằng khác. (Và mạnh hơn là do cơ địa nó là người khất đan. Thân hình to khỏe, cao gấp rưỡi dân Hán)
....
Quay lại câu chuyện về Từ Hiểu Đông. Ko thể nói là võ MMA của Từ mạnh hơn võ tàu. Mà bản chất là Từ mạnh hơn những võ sư tàu khác.
Nếu Từ ko dùng võ MMA mà dùng bất kỳ môn võ nào khác thì Từ cũng thắng các võ sư khác thôi. ( thực tế thì Từ chỉ đấm vài phát các ông kia đã ngất mịe nó rồi chứ có đòn thế gì đâu).
Mặt khác thể chất Từ có ngày hôm nay cũng ko phải luyện võ MMA có được. Mà là do chế độ ăn uống, tập luyện (tập Gym tập thể hình chứ ko chỉ tập võ).
Muốn so sánh hai loại võ công thì phải chọn được 2 thằng có tố chất giống nhau. Đồng cân đồng hạng. Mỗi thằng sử dụng 2 loại võ thì mới so sánh được.
....
Vậy nên đúc kết lại, theo em: ko phải võ tàu kém. Mà là những thằng học võ tàu kém, ko có tố chất. Ko chịu rèn luyện.
Cho Từ Hiểu Đông gặp mấy ông vật tầm đội tuyển vùng Nội Mông xem, đảm bảo nó vo viên bỏ lọ ngay.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
MMA hay những môn trên đài , nó cũng toàn chắt lọc từ võ cổ truyền . Thì nó cũng là cổ truyền thôi .
Đã là lọc thì không phải nguyên gốc, thí dụ như anh đồ tể xưa vừa bắt lợn, trói nhấc lên bàn rồi chọc tiết, cả ngày chỉ làm 5-7 con rồi nghỉ; giờ so với ông làm lò mổ có dây xích treo chân lợn chạy lộn ngược ra chỉ đợi mỗi cú chọc là xong, ngày chọc trăm cái chưa cần nhấc cái gì quá 5 cân. So thế là sai.
 

Chembao

Xe container
Biển số
OF-750775
Ngày cấp bằng
22/11/20
Số km
7,973
Động cơ
506 Mã lực
Có cả ngàn trường phái võ, võ tây, võ tàu, võ việt, japan, tây á..... mà bảo võ này hơn võ kia nghe buồn cười. Đấu võ cũng như thi đấu thể thao thôi lúc thắng lúc thua không thể kết luận được võ nào hơn võ nào :D
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,224
Động cơ
120,941 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Đã là lọc thì không phải nguyên gốc, thí dụ như anh đồ tể xưa vừa bắt lợn, trói nhấc lên bàn rồi chọc tiết, cả ngày chỉ làm 5-7 con rồi nghỉ; giờ so với ông làm lò mổ có dây xích treo chân lợn chạy lộn ngược ra chỉ đợi mỗi cú chọc là xong, ngày chọc trăm cái chưa cần nhấc cái gì quá 5 cân. So thế là sai.
Sao lại so sánh thế nhỉ ?
Đã là cổ truyền thì có chắt lọc thì những chiêu thức nó vẫn là có từ xưa thôi .
Giờ làm lúa = máy cày , máy gặt thì không lẽ lúa nó khác cày , cuốc = người + gặt tay sao ?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ngày xưa nghe tiểu thuyết gì có Quách Tĩnh Hoàng Dung qua radio, cứ tối đến là hóng. Sau có xem phim thì tưởng kinh khủng thật các cụ ah. Giờ bị phơi bày hóa ra toàn lừa bịp.
Cụ viết là tiêu thuyết đấy thôi, hay cụ tưởng là sách giáo khoa lịch sử hay phim tài liệu mà tin thế?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thích bài cụ nhất thớt. Còn lại chỉ đọc cho vui .
Cụ phân tích đúng vào vấn đề.
Kính cụ 1 ly.

Võ công/võ thuật/võ kĩ Trung Hoa là có. Và cao thủ cũng là có thật, đã có tồn tại thật.
Đại đa số võ thuật được sinh ra từ chiến tranh. Nên khả năng hiệu quả là có, sức uy hiếp là có. Kể cả các môn phái cổ truyền xuất phát từ việc mô phỏng tư thế chiến đấu của loài vật. Như các môn thuộc ngũ hình hoặc nhiều hình khác : Hổ hình ( hổ quyền ), Xà hình ( xà quyền ) , Long hình ( long quyền ), Báo hình ( báo quyền ) và Hạc hình ( hạc quyền )..., Hầu quyền, kê quyền.. vân vân và mây mây.
Thời vũ khí lạnh, dùng thực lực để giao chiến hoặc lăn lộn kiếm sống. Phải sử dụng nắm đấm. Hiển nhiên phải có cao thủ. Ngay cả các hạng mục thi võ tiến sĩ ở VN cũng có mô tả việc nâng, cử tạ. Nên võ nghệ đi song hành với sức mạnh, ko phải là múa may mấy đường xong vuốt râu ra dáng cao nhân kiểu mấy bố bị Từ Hiểu Đông đấm vêu mồm mấy năm nay ;))

Một vài nhận xét cá nhân : võ phái Trung quốc mang tính chất truyền trong phái ( nội môn đệ tử ) hoặc truyền ra ngoài ( có các tục gia đệ tử , đây là nói đến các phái như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi... còn với các phái khác thì được gọi bằng cái tên : đệ tử ngoại môn ). Cao thủ là có đấy nhưng những người giỏi thật sự, đa số thuộc về nội môn. Và việc giỏi ở đây có lẽ nên hiểu là tinh luyện võ nghệ môn phái. Kiến thức phong phú. Chưa phải là đúng cái nghĩa là 1 cỗ máy chiến đấu. Có lẽ như Taolu và Sanshou đều là thuộc Wushu nhưng đã khác nhau về bản chất. Cao thủ Taolu giỏi kỹ thuật, xuất chiêu đẹp như phim, bay múa như Triển Chiêu nhưng ko pải chiến binh như bên Sanshou. Sanshou đánh ko đẹp ( kỹ thuật ko bằng ) nhưng đánh nặng tay, vêu mồm.
( Ở đây còn chưa nói đến việc nhiều ý kiến bàn cãi nguồn gốc thực sự của hệ phái Sanshou trong Wushu vốn được bắt nguồn từ.... Nga :) )

Bàn về sự đi xuống võ thuật, tinh hoa cổ truyền nói chung của Trung Hoa :
- Thời nhà Thanh, đa số cao thủ, võ sĩ bị truy lùng, cấm luyện võ. Chùa Thiếu Lâm cũng bị mồi lửa thiêu rụi. Võ học bí kíp thất lạc ( tạm đem phái Thiếu Lâm ra làm đại diện thay cho các phái Võ Đang, Nga Mi.... )
- Cuối nhà Thanh, thời mạt, vô số cao thủ tham gia Nghĩa Hòa Đoàn đều ngã xuống trước họng súng tây dương. Vũ khí nóng lên ngôi, người luyện võ khủng hoảng, mất niềm tin vào thứ gọi là võ công.
- Dân quốc, số cao thủ còn lại cũng tiếp tục ngã xuống trước họng súng Nhật . Cũng là thời kì hưng thịnh gần như cuối cùng của võ lâm Trung quốc khi hình thành các Tổng cục, tổng hội Võ thuật ( kiểu như Tinh võ môn ;)) ).
Và sau mốc 1950 việc cấm võ ( như Việt nam hạn chế thời 1990 ) đã khiến võ lâm Trung quốc sa sút. Lớp người cũ già nua, mỏi mòn như lá vàng. Lớp người mới chưa tiếp thu được tinh hoa. Mà đặc thù võ cổ truyền Trung Hoa lại nặng về khổ luyện chân đế, bài bản ít nhất 5 năm đến 10 năm. Trong bối cảnh kì thị và hạn chế, ăn ko đủ ăn ko thể tập võ. Rồi chỉ sau hơn 10 năm lại là cuộc Đại cách mạng lớn, cao thủ hay võ sĩ gì cũng đều đi cày ruộng, học tập cách mạng hết ;)). Chú ý mà học đường lối chủ trương chứ mở miệng nói đến võ nghệ là hồng vệ binh vả vỡ mồm ;))

Nhược điểm cố hữu của giới võ Trung Hoa : bảo thủ, nặng về gia truyền hoặc bí truyền. Giờ đã biến thành con dao 2 lưỡi. Cộng với cả việc giấu dốt, làm thương mại. Đã tạo nên hình ảnh các tông sư võ lâm ngày nay. Lên võ đài bị Từ Hiểu Đông đấm vêu mồm :((

Đến cả chùa Thiếu Lâm còn lên sàn chứng khoán là đủ hiểu
" Năm nay hoa đào nở
Không thấy cao thủ xưa "

Còn như việc vơ vào cái khái niệm : Võ cổ truyền không có tính thực chiến hoặc Võ cổ truyền thua xa MMA thì hơi hài
1. Võ cổ truyền nên hiểu là đúng nghĩa cổ xưa truyền lại. Vậy nên những môn Muya Thai,Taekwondo, Karatewondo... đều có lịch sử truyền lại hàng trăm, hàng chục năm. Vậy cũng là Cổ Truyền chứ sao nữa. Và có ai nói Muya Thai ko hiệu quả đâu :)) Kể cả boxing cũng là cổ truyền cmn luôn mà.
2. Võ cổ truyền ko lợi hại như MMA là vì MMA không phải là 1 môn võ. Nó là môn tổng hợp. Được lọc, kết hợp bổ sung từ nhiều môn khác nhau. Hiển nhiên nó lợi hại thôi.
( Thậm chí MMA phải cảm ơn Jiu Jitsu nhiều. Nhờ có môn này mà các võ sĩ MMA ngày nay mới hay dùng môn vật, khóa, bẻ để chiến thắng. Jiu jitsu không đẹp mắt, như phim hay kêu là địa đường quyền , cứ đè ra là bẻ . Do gia tộc Gracie vĩ đại đã truyền thừa từ Nhu thuật Nhật Bản mà đồng sáng lập nên )
Cụ điểm các ý chính thật đầy đủ và thuyết phục, nhiều thông tin em cũng không rõ ràng đến khi được cụ nêu ra @};-
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thực ra là cụ Kim Dung chăn vịt :). Cụ cứ nghĩ mà xem, thể thao độ tuổi chín nhất là tầm 20-30. Môn nào cũng thế thôi, kể cả võ hiện đại bây giờ. Tuy nhiên có 2 yếu tố đẩy độ tuổi có thể thi đấu của vận động viên võ thuật lên. Thứ nhất là do khoa học. Vận động viên giờ sinh hoạt điều độ, tập luyện theo chế độ được thiết kế riêng, ăn uống khoa học ... Thứ hai em nghĩ là do đặc thù của võ thuật, kinh nghiệm nhiều, chiến nhiều, tập luyện nhiều thì chiêu trò cũng nhiều hơn, mảng miếng cũng tốt hơn. Nhưng cho dù có thế cũng không thể như Kim Dung viết trong truyện được. Nếu theo cụ Kim Dung, các cụ già tầm Trương Tam Phong mới gọi là cao thủ. Nói chung gặp mấy cụ tóc bạc râu bạc là không có cửa đánh rồi. Mà như thế rõ ràng là phản khoa học :).
Em nghĩ các sư phụ có tuổi đáng quí nhất sẽ là kiến thức, kinh nghiệm để dạy cho các đồ đệ. Chứ chẳng ai có tuổi lại đi thi đấu cả. Thi đấu cho hội tầm 20 đến dưới 40 đánh nhau thôi.
Lý luận võ thuật mà cụ dùng sao giải thích được tiểu thuyết của KD vì trong đấy tuyền khí công, chưởng pháp bay vèo vèo như súng laze, luyện công càng nhiều thì người như động cơ điện được nâng cấp, các lão già lụ khụ mới là vô địch thiên hạ =))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nghe các cụ bênh võ Tàu mà em cười mím chi cọp. Thực chiến mí cả biểu diễn! Rồi lại đòi chọn đối thủ để ra tay. Học võ, 1 là để rèn luyện, nâng cao sức khỏe, 2 là để tự vệ cho người thân, cho bản thân, 3 là để chủ động chiến đấu bảo vệ cái chân thiện mỹ cho cộng đồng... Và 4 là để khoe mẽ, nếu có đi chủ động cà khịa thì cũng không vác đầu máu mang về.
Ông nhận lời thách đấu, nghĩa là quy ước về đồng cân đồng lạng coi như vô hiệu, ông đã hiểu và đồng ý điều đó, ông đánh với người ta trong một không gian nhất định, ông đã tự động loại bỏ ưu thế của ông(nếu có). Nói cho cùng, đánh nhau, rủi ro về mọi khía cạnh là chia đều cho cả hai bên. Ông kém thì ông thua, chấm hết. Cao thủ với cả Cu thảo, toàn võ đánh ruồi, thua thì đổ lỗi cho đủ mọi thứ, nực cười thật. Nếu trình ông đủ cao, đánh nhao trong bất cứ bối cảnh nào thì ông cũng dành ưu thế, ngược lại, ông kém thì ông ăn hành là điều đương nhiên. Nhưng, như bản chất của bọn Tàu bựa, không bao giờ nhận thua hay nhận lỗi về mình. Thảm án Nam Kinh, sự đô hộ của Nguyên Mông hay thời kỳ bị các nước phương tây xé Khựa ra làm nhiều tô giới đến bây giờ vẫn là nỗi nhục của Tàu bựa không bao giờ rửa sạch được.
Võ Tàu, là loại võ để giải trí, không hơn.
Cụ có 2 điểm cần logic hơn: về cao thủ và về chiến tranh
-Có cao thủ tự phong và có cao thủ được người trong giới công nhận, cách công nhận thuyết phục nhất là thông qua cạnh tranh, thi đấu đối kháng. Do đó có cao thủ "this", cao thủ "that". Võ sư là người dạy võ, không có nghĩa auto là cao thủ. Nhiều giáo viên piano, giáo viên thanh nhạc không biểu diễn được hay như học sinh của mình, bù lại họ giỏi về kỹ năng sư phạm
-Trong chiến tranh: vai trò của cá nhân là mờ nhạt trong quân đội, trừ khi vẫn quy ước 2 tướng chiến trước, bên nào tướng bị thua thì cả quân ôm nhau chạy. Khi lý giải nguyên nhân quân đội của Thành Cát Tư Hãn quét ngang Á-Âu, tuyền thấy nhắc đến chiến thuật chứ có nói giỏi võ đâu.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Sao lại so sánh thế nhỉ ?
Đã là cổ truyền thì có chắt lọc thì những chiêu thức nó vẫn là có từ xưa thôi .
Giờ làm lúa = máy cày , máy gặt thì không lẽ lúa nó khác cày , cuốc = người + gặt tay sao ?
Cụ nói thế tức là chưa cày cuốc bao giờ rồi.
Đương nhiên khác.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
...
-Trong chiến tranh: vai trò của cá nhân là mờ nhạt trong quân đội, trừ khi vẫn quy ước 2 tướng chiến trước, bên nào tướng bị thua thì cả quân ôm nhau chạy. Khi lý giải nguyên nhân quân đội của Thành Cát Tư Hãn quét ngang Á-Âu, tuyền thấy nhắc đến chiến thuật chứ có nói giỏi võ đâu.
Trong chiến tranh, võ là cách thức tiến hành chiến tranh, ngày xưa võ cao nhất là xạ kỵ- cưỡi ngựa bắn cung, nay là cưỡi IFV, bắn tên lả.
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,342
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
MMA hay những môn trên đài , nó cũng toàn chắt lọc từ võ cổ truyền . Thì nó cũng là cổ truyền thôi .
Mma là viết tắt của Mixed martial arts võ tổng hợp, đâú tay không trên đài, nó là một thuật ngữ hẹp, quy ước trong pham vi hẹp. Vâỵ mà nhiều cụ vội vàng quy cho nó là thực chiến ( theo nghĩa rộng) và ca ngợi nó . Ok, nó là số 1 trên võ đài mma , vậy xin hỏi vứt nó ngoài chợ với đủ đồ, dao , kiếm giáo mác , ghế đẩu vs mấy chú chuyên võ tổng hợp của tổng hợp : chạy, ném, chém, phi thì thằng nào thắng,Chắc chắn thằng chuyên mma thua vì nó không đc luyện đánh vs mấy thứ đó, chiều ngc lại cũng tương tự. Đấy là thực chiến hay đánh trên đài là thực chiến. Trả lời rõ thì mới bàn tiếp đc :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Nếu đúng cổ truyền, nghĩa là những miếng đánh phải áp dụng được cho sử dụng công cụ sản xuất, chiến đấu. Miếng đánh vũ khí dài hay trường quyền cơ bản cũng từ cuốc đất, chặt cây, xẻ gỗ mà ra. Musashi cũng thấy vậy.
Những môn chuyên để đánh người, không thể gọi là cổ truyền.
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
E thấy có 1 sự ngộ nhận ở đây, đó là: TQ là Trung hoa. Bản thân người Hoa đánh trận không thắng, toàn thua, chỉ có văn chương là hoa mỹ, toàn thấy đề cập nói về nội chiến.
 

thecuongxd3

Xe tải
Biển số
OF-11419
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
445
Động cơ
533,665 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Võ truyền thống để chiến đấu toàn đòn hiểm, đánh trúng là gục. Giờ tham gia đánh theo luật của MMA thì sao đánh được. MMA, boxing cách đánh khác, sức chịu đòn cao. Các cụ nhà mình xưa chiến cũng ác liệt lắm chứ.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Nhiều cụ cứ mang phim ,truyện ra so vs đời thì chả thất vọng, kể cả tây ,mỹ ,hàn hay tàu gì thì cũng thế thôi. Phim ảnh ,tiểu thuyết mà không phóng tác, bôc phét mà bê nguyên ngoài đời vào thì ma nó xem. Còn nói về Võ, các cụ giờ bảo võ tàu, võ ta hay võ cổ truyền yếu lắm, không thực chiến mà không biểu cái từ " THỰC CHIẾN" là thế nào. Thực chiến xuất phát từ thực tế, từ chiến tranh, không có quy ước cân nặng, địa hình, vũ khí, có gì là chiến tất, miễn sao thắng. Cái này thì võ đánh sàn, đánh tay không luẩn quẩn trong 5,10 m2 sàn có phải thực chiến không, hay chỉ như đá gà, mang thuần túy thể thao giải trí ?, Thực chiến ở đâu ?. Trong khi đó võ cổ truyền nó sinh ra từ cuộc sống , từ chiến trận hàng ngàn năm chắt lọc , dùng binh khí, luyện tấn kỹ để đánh ngoài bờ ruộng, ngoài triền đê vv vậy nó có thực chiến , thực tế không ?. Ngày nay, không ai đánh đấm nữa vì đã có phap luật, công an, bộ đội vv bảo vệ. Võ cổ truyền không còn cần tính chiến đấu nữa ,nó lùi lại đảm nhận vai trò rèn giũa sức khoẻ, biểu diễn đẹp mắt. Vậy nó có thực tế không ? . Trông cây xin hãy thấy rừng
Em thấy cụ nói chí lý, trước trên youtube em có nghe 1 tay cựu biên tập của tạp chí võ thuật bên TQ nói về chuyện Thái Cực Quyền ngày một không thực chiến sau vụ đấu của Lôi Lôi với Từ Hiểu Đông:
Ngày xưa học võ thuật là theo nghề, mà nghề dùng đến võ thuật đều lấy sinh mạng ra để phân định, như các nghề cận vệ, binh lính, áp tải, canh gác, lạc thảo, ... những cái nghề này khi dấn thân vào thì võ thuật được ứng dụng triệt để hàng ngày, những người còn sống sót đều là những kẻ ứng dụng võ thuật vào cuộc sống sâu sắc. Thái Cực Quyền ngày xưa cũng vậy, uy lực của nó khủng khiếp nên bây giờ người ta vẫn còn hâm mộ và tôn xưng nó. Tuy nhiên có 1 câu chuyện được kể lại về chuyện Thái Cực Quyền ngày một dưỡng sinh chứ không còn sức chiến đấu nữa. Đó là chuyện chưởng môn được mời vào cung ra mắt Bối lặc gia nhà Thanh, trong cung ông ta đánh thắng hết các cận vệ của Bối lặc, rất ấn tượng, Bối lặc giữ ông ta lại đàm đạo về võ và cuối cùng mời ông ấy dạy võ cho cận vệ của mình. Ông chưởng môn suy nghĩ rất lâu, mấy ngày chưa trả lời được cho Bối lặc, ông con đi cùng bàn với ông bố tại sao không dạy võ, ông bố nói triều đình có ý cấm người dân dạy võ, luyện võ vì sợ làm phản lật đổ người Mãn, võ thuật nếu dạy hết thì sau này triều đình biết, không chống lại được nếu triều đình có ý làm cỏ, mà không dạy thì sợ Bối lặc trách tội. Ông con nói với ông bố chưởng môn cứ dạy, nhưng dạy chiêu thức lỏng lẻo đi, thông qua việc luyện tập chiêu thức như thế sẽ giảm khả năng chiến đấu, không thể dùng võ Thái Cực Quyền đấy đánh bại người Trần gia trang được. Ông chưởng môn nghe theo và sau này nó được người học Thái Cực Quyền gọi là tiểu giá, trung giá, đại giá. Tiểu giá là hình thế vốn dĩ của Thái Cực Quyền, trung giá là rộng hơn, cởi mở trong thế thủ hơn, là thứ dạy cho cận vệ của Bối lặc, còn đại giá chính là hình thế mà sau này đại đa số người dân vẫn tập luyện ở các công viên, vườn hoa, được các diễn viên múa trong các phim võ thuật, được các vận động viên taolu biểu diễn. Đại giá nặng về tập luyện thể chất như một môn thể dục khí công dưỡng sinh, người tập vốn dĩ vậy nên bị ảnh hưởng bởi tính chậm rãi, thoáng đạt trong tư thế, điều hoà nhẹ nhàng trong hơi thở, ý chí chiến đấu của thế võ không quyết liệt, với cơ sở như thế thì cơ bản người đánh võ không có ý định tấn công, triệt hạ, đánh gục hoặc đánh chết đối thủ, mà những ai đã từng đánh nhau hoặc thi đấu rồi thì đều hiểu, ý chí không cứng rắn quyết thắng thì đã cầm nửa phần thua rồi.
Còn về Từ Hiểu Đông, Từ vốn không có ý xúc phạm võ thuật TQ, nhưng lại có ý vạch mặt bọn võ sư giả dối lừa bịp dạy võ kiếm tiền người khác, dạy người ta không ra gì nhưng lừa bịp họ để kiếm tiền, đấy là động cơ khiến Từ khiêu chiến với nhiều tay khoác lác và tất cả đều bị Từ tẩn cho đo ván, những kẻ thua Từ Hiểu Đông là những kẻ học võ không nghiêm túc, dùng võ không đúng đắn, nó không nói lên chuyện võ thuật kém hơn MMA hay võ thuật là khoác lác.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Em thấy cụ nói chí lý, trước trên youtube em có nghe 1 tay cựu biên tập của tạp chí võ thuật bên TQ nói về chuyện Thái Cực Quyền ngày một không thực chiến sau vụ đấu của Lôi Lôi với Từ Hiểu Đông:
Ngày xưa học võ thuật là theo nghề, mà nghề dùng đến võ thuật đều lấy sinh mạng ra để phân định, như các nghề cận vệ, binh lính, áp tải, canh gác, lạc thảo, ... những cái nghề này khi dấn thân vào thì võ thuật được ứng dụng triệt để hàng ngày, những người còn sống sót đều là những kẻ ứng dụng võ thuật vào cuộc sống sâu sắc. Thái Cực Quyền ngày xưa cũng vậy, uy lực của nó khủng khiếp nên bây giờ người ta vẫn còn hâm mộ và tôn xưng nó. Tuy nhiên có 1 câu chuyện được kể lại về chuyện Thái Cực Quyền ngày một dưỡng sinh chứ không còn sức chiến đấu nữa. Đó là chuyện chưởng môn được mời vào cung ra mắt Bối lặc gia nhà Thanh, trong cung ông ta đánh thắng hết các cận vệ của Bối lặc, rất ấn tượng, Bối lặc giữ ông ta lại đàm đạo về võ và cuối cùng mời ông ấy dạy võ cho cận vệ của mình. Ông chưởng môn suy nghĩ rất lâu, mấy ngày chưa trả lời được cho Bối lặc, ông con đi cùng bàn với ông bố tại sao không dạy võ, ông bố nói triều đình có ý cấm người dân dạy võ, luyện võ vì sợ làm phản lật đổ người Mãn, võ thuật nếu dạy hết thì sau này triều đình biết, không chống lại được nếu triều đình có ý làm cỏ, mà không dạy thì sợ Bối lặc trách tội. Ông con nói với ông bố chưởng môn cứ dạy, nhưng dạy chiêu thức lỏng lẻo đi, thông qua việc luyện tập chiêu thức như thế sẽ giảm khả năng chiến đấu, không thể dùng võ Thái Cực Quyền đấy đánh bại người Trần gia trang được. Ông chưởng môn nghe theo và sau này nó được người học Thái Cực Quyền gọi là tiểu giá, trung giá, đại giá. Tiểu giá là hình thế vốn dĩ của Thái Cực Quyền, trung giá là rộng hơn, cởi mở trong thế thủ hơn, là thứ dạy cho cận vệ của Bối lặc, còn đại giá chính là hình thế mà sau này đại đa số người dân vẫn tập luyện ở các công viên, vườn hoa, được các diễn viên múa trong các phim võ thuật, được các vận động viên taolu biểu diễn. Đại giá nặng về tập luyện thể chất như một môn thể dục khí công dưỡng sinh, người tập vốn dĩ vậy nên bị ảnh hưởng bởi tính chậm rãi, thoáng đạt trong tư thế, điều hoà nhẹ nhàng trong hơi thở, ý chí chiến đấu của thế võ không quyết liệt, với cơ sở như thế thì cơ bản người đánh võ không có ý định tấn công, triệt hạ, đánh gục hoặc đánh chết đối thủ, mà những ai đã từng đánh nhau hoặc thi đấu rồi thì đều hiểu, ý chí không cứng rắn quyết thắng thì đã cầm nửa phần thua rồi.
Còn về Từ Hiểu Đông, Từ vốn không có ý xúc phạm võ thuật TQ, nhưng lại có ý vạch mặt bọn võ sư giả dối lừa bịp dạy võ kiếm tiền người khác, dạy người ta không ra gì nhưng lừa bịp họ để kiếm tiền, đấy là động cơ khiến Từ khiêu chiến với nhiều tay khoác lác và tất cả đều bị Từ tẩn cho đo ván, những kẻ thua Từ Hiểu Đông là những kẻ học võ không nghiêm túc, dùng võ không đúng đắn, nó không nói lên chuyện võ thuật kém hơn MMA hay võ thuật là khoác lác.
Đến đời Tống Triệu khuông Dẫn vẫn dùng Trường quyền, cuối đời Tống trong Thuỷ hử tăng, nho, đạo sĩ, bổ đầu, giáo đầu... không ai luyện Thái cực quyền cả. Ngay Chu Nguyên Chương cũng có thơ đại ý: “ tuốt 3 thước kiếm đầy máu tanh...” không có quyền quèo gì dù bản thân ông là côn đồ trốn chùa.
Cái món Thái cực quyền khéo đẻ ra dưới thời họ Tưởng.
 
Chỉnh sửa cuối:

cadilac30

Xe tăng
Biển số
OF-25723
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
1,871
Động cơ
507,067 Mã lực
Một môn võ để rèn luyện con người cả thể chất và tinh thần, mang đi đấu với 1 môn tập trung vào việc hạ gục đối thủ càng nhanh càng tốt. Khác gì mang cái iPhone và cái Nokia ném chó ra phang vào nhau.
Cụ ơi anh thua là luyện nhánh võ thực chiến của tcq đấy, cụ nghĩ bao nhiêu năm làm đặc nhiệm mà không thực chiến thì là gì vậy 😱🤣

Truyền thông Trung Quốc cho hay, tuổi của Trần Dũng là 53. Ông là võ sư điều hành một võ đường Thái Cực Quyền ở Thâm Quyến, sở hữu cân nặng tới 90kg (tương đương với Từ Hiểu Đông) và được coi là người có thể lực rất tốt.

Theo lời tự thuật của chính Trần Dũng trên truyền hình Thâm Quyến hồi năm ngoái thì ông khẳng định mình từng là trinh sát đặc nhiệm, công tác trong quân đội nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Trần Dũng còn nói rằng ông khác với những võ sư Thái Cực Quyền khác bởi ông giỏi cả thực chiến tự do lẫn đánh trên sàn theo luật MMA.!!!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Đến đời Tống Triệu khuông Dẫn vẫn dùng Trường quyền, cuối đời Tống trong Thuỷ hử tăng, nho, đạo sĩ, bổ đầu, giáo đầu... không ai luyện Thái cực quyền cả. Ngay Chứ Nguyên Chương cũng có thơ đại ý: “ tuốt 3 thước kiếm đầy máu tanh...” không có quyền quèo gì dù bản thân ông là côn đồ trốn chùa.
Cái món Thái cực quyền khéo đẻ ra dưới thời họ Tưởng.
Em hiểu ý tứ của cụ, em không tranh luận chuyện này vì người TQ họ hiểu thứ họ sản sinh ra, em chỉ nói lại sơ lược nội dung mà tay biên tập tạp chí võ thuật nọ nói trên youtube, tay đấy cũng cỡ 60+ nên em nghĩ nó cũng chẳng khoác lác làm gì, và em thấy tay đó nói về diễn biến của võ thuật theo thời gian và thời đại, cũng thấy hợp lý, nhất là khi xem lại Lý Tiểu Long, Lý là người đưa khái niệm luyện tập thể lực vào võ thuật hiện đại, nên em nghĩ những lời nói như vậy là hợp lý.
Còn chuyện chiến đấu trên chiến trường có dựa vào võ thuật hay không, em nghĩ tranh luận nó thừa, nhất là với chuyện chiến trường của TQ thời cổ đại phong kiến, nếu cụ đọc qua Lục Thao hoặc Binh Pháp Tôn Tử thì cụ sẽ có suy nghĩ khác :)
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Em hiểu ý tứ của cụ, em không tranh luận chuyện này vì người TQ họ hiểu thứ họ sản sinh ra, em chỉ nói lại sơ lược nội dung mà tay biên tập tạp chí võ thuật nọ nói trên youtube, tay đấy cũng cỡ 60+ nên em nghĩ nó cũng chẳng khoác lác làm gì, và em thấy tay đó nói về diễn biến của võ thuật theo thời gian và thời đại, cũng thấy hợp lý, nhất là khi xem lại Lý Tiểu Long, Lý là người đưa khái niệm luyện tập thể lực vào võ thuật hiện đại, nên em nghĩ những lời nói như vậy là hợp lý.
Còn chuyện chiến đấu trên chiến trường có dựa vào võ thuật hay không, em nghĩ tranh luận nó thừa, nhất là với chuyện chiến trường của TQ thời cổ đại phong kiến, nếu cụ đọc qua Lục Thao hoặc Binh Pháp Tôn Tử thì cụ sẽ có suy nghĩ khác :)
Họ Lý nói về võ nghệ dành cho rèn luyện cá nhân, đỉnh cao là Triệt quyền thì cũng là nói về tay không tự vệ thôi, ngay những gì họ Lý phê phán các môn võ cổ như thế này hở, thế kia chậm cũng là trong ngữ nghĩa một người tay không đi đánh nhau.
Quyển sách võ đầu tiên của họ Lý phổ cập cũng chủ yếu là nói về tự vệ ở những khung cảnh thường thấy hồi đó. Chính các thế miếng này mới là cái MMA thiếu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top