Lâu lắm mới có chủ đề hay.
Em xin góp mấy ý từ cách nhìn của em như thế này.
1/ Nhân - Quả:
Đây là thuyết của nhiều tôn giáo chứ không riêng phật giáo, vì bản chất của các tôn giáo là giúp con người hướng thiện, tên gọi, phương thức truyền đạt khác nhau, nhưng mục tiêu thì giống nhau. Nhân - quả là thuyết có thể thấy rõ nhất (mù chữ cũng nhận ra được) nhanh nhất (có thể trong 1 giây, 1 ngày, 1 năm...), không cần đến kiếp sau. Quan trọng nhất, thuyết nhân quả đưa ra 2 khái niệm, là thuyết nhân quả công bằng với mọi người, tác động với toàn bộ các hành vi, trong suốt quá trình và không có bất kỳ cái gì can thiệp được vào. Luật pháp vẫn có thể không công bằng vì quá trình, hoặc con người thực thi, luật cũng không bao trùm hết mọi hành vi, vì có việc làm sai, nhưng chưa phạm luật. Hoặc luật pháp chưa phát hiện ra, chưa xử lý đưỡc, nhưng nhân quả thì không. Ví dụ một người phạm tội, có thể trốn tránh đươc pháp luật, nhưng bị lương tâm giằng xé, có người không chịu nổi phải ra đầu thú. Đây, cũng là điểm mạnh của việc "có thần" hay vô thần. Ít nhất những người "có thần" ( theo một tôn giáo nào đó) thì thường xuyên được giáo huấn về đạo lý, việc này ít nhiều tác động đến hành vi của họ. Các cụ để ý phim tây, khi nói về một người xấu nào đó, họ hay nói mày là kẻ vô đạo (ý nói là không được giáo huấn về điều thiện, tương đương với câu đồ mất dạy, hoặc đồ vô học trong tiếng việt). Nhân quả cũng đã tồn tại trong văn hóa người việt ví dụ " đời cha ăn mặn, đời con khát nước"....
Đó là "Nhân ác", nhân tốt chắc không phải bàn cãi nhiều.
2/ luân hồi và kiếp sau.
Em nhớ không nhầm, thì phật giáo nguyên thủy không dùng các khái niệm này. Có thể một số trường phái phật giáo khác, sử dụng khái niệm kiếp sau, luân hồi, nhưng Phật giáo nguyên thủy dùng khái niệm Tái Sinh. Theo đó, phật giáo nguyên thủy quan niệm rằng, tất cả con người ngay sau khi chết đều tái sinh, tái sinh vào cảnh giới nào tùy theo nghiệp của họ ở kiếp trước đó, hoặc nhiều kiếp trước đó. Một số trường phái phật giáo cho rằng, có tối đa 49 ngày để xác định cảnh giới tái sinh.
Em hiều nôm là con người giống như cái điện thoại, máy tính có phần cứng (xác) và phần mềm (hương linh) . phần cứng có thể hỏng do rơi, vỡ, cháy, lão hóa theo thời gian..., phần mềm nó bất biển, khi có bộ máy mới, backup dữ liệu thì bắt đầu cuộc sống mới.
Như vậy, quan điểm PGNT cho rằng cuộc sống là vòng tuần hoàn, liên tục, không có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc. Có thể ví dụ (gần đúng) như cuôc sống của con tằm. Tằm trải qua 3 hình thức tồn tại khác nhau liên tục là tằm biến thành con nhộng, con nhộng nở ra con ngài (giống như con bướm) con ngài đẻ trứng, trứng nở ra tằm cứ thế liên tục nếu không bị tác động ngoại cảnh. Có thể có nhiều sinh vật khác cũng trải qua nhiều lần thay đổi hình dạng, môi trường sống và thức ăn khác nhau.
Biết đâu chúng ta như cái điện thoại/máy tính, biết đâu chúng ta như con tằm....
Em góp chuyện tý cho vui thôi, không dám giải thích, hoặc tranh luận thêm, vì em chưa đủ trình độ làm việc đó.
Chào các cụ! Dịch covid rảnh nên em đọc một số sách và suy nghĩ về những vấn đề trong cuộc sống, nhìn sâu vào bên trong mình...Em cũng đọc một số sách về Phật pháp, nhưng tự thấy trong lòng mình có khá nhiều mâu thuẫn. Nên lên đây đặt câu hỏi để bàn luận cùng các cụ để mở mang tầm nhìn, cách nghĩ. Hi vọng các cụ chia sẻ cùng em.
Em vốn là một người vô thần, không theo một tôn giáo hay có một đức tin cụ thể nào. Em chỉ tin vào Nhân - Quả, gieo điều tốt thì sẽ gặt điều lành, làm điều xấu thì sẽ nhận kết quả xấu, trong tương lai gần hay xa.
Thuyết Nhân Quả thì là của đạo Phật, mà trong đạo Phật thì nhân quả không chỉ ở trong kiếp này mà còn tiếp diễn ở kiếp sau, cách người ta sống ở kiếp này sẽ quyết định cả kiếp sau. Thuyết nhân quả sẽ khiến nhiều người hướng thiện, làm điều tốt (nhân) để sang kiếp sau được hạnh phúc sung sướng (quả), nhưng em trộm nghĩ, nếu có kiếp sau thì lúc đấy có liên quan gì đến kiếp trước, điều gì là sợi dây kết nối kiếp trước với kiếp sau để người ta phải sợ gieo nhân xấu gặt quả xấu?
Em nghĩ khi người ta chết đi thì cả thân xác lẫn suy nghĩ của người ấy đều mất đi, còn “linh hồn” - em nghĩ chỉ là những giá trị tình cảm người ấy để lại cho cuộc đời. Ví dụ như ông bà em đã mất, nhưng em luôn nhớ tới ông bà, nghĩ về những kỉ niệm, tình cảm với ông bà, và khi về quê, em luôn thấy hình ảnh ông bà trong từng góc nhà, cái cây, mảnh vườn...và ngôi nhà, khu vườn sẽ có một linh hồn rất riêng với em. Và luân hồi với em chính là thế, người mất đi rồi, thân xác là cát bụi nhưng tình cảm, kỉ niệm sẽ ở lại đọng trong từng kỉ vật, kỉ niệm.
Đấy là cách nghĩ của riêng em.
Còn các cụ nghĩ sao về Nhân Quả, Luân Hồi, Kiếp sau?