Toà xử xe Công 8 năm là đúng về lý, nhưng về tình thì hơi nhẫn tâm, vì không xem xét yếu tố con người. Toà đang xử rất máy móc là thấy Ỉn lùi, thì ngay lập tức phải phanh, mà không xem xét các yếu tố phản xạ xử lý chậm của con người trong đó. Ví dụ như ông Công này chưa kịp hình dung là có người lại lùi xe trên cao tốc, hay như ông Công này còn phải nhìn gương sau, xem xe sau, xem chuyển làn, etc... Các yếu tố phân vân của con người đó làm mất đi vài giây quý giá, và dẫn tới hậu quả như trên. Nếu các cụ xem vụ điều tra cơ trưởng Sully, người hạ cánh máy bay xuống sông bên Mỹ thì sẽ thấy họ xét đến yếu tố con người như thế nào. Họ điều tra và cho 2 người lái giả lập để xem tại sao ông cơ trưởng không về sân bay mà lại đáp xuống sông. Họ lái thử 15 lần và ban đầu họ kết luận là có thể quay về sân bay, nhưng ông này lại không quay về. Nếu giữ nguyên kết luận đó thì ông cơ trưởng này cũng chịu số phận như anh xe Công kia thôi. Nhưng sau đó họ xem xét đến yếu tố con nguời. Vì trong môi trường giả lập, khi động cơ trục trặc, phi công lập tức quay về sân bay. Nhưng thực tế phi công sẽ phải kiểm tra rất nhiều thứ, và mất thời gian suy nghĩ. Nên khi họ cho vào môi trường giả lập thời gian mấy chục giây phi công suy nghĩ, thì option về sân bay lại trở thành thảm hoạ, và ông cơ trưởng lại trở thành người hùng.
So sánh 2 trường hợp này là khập khiễng. Tuy nhiên ý của em chỉ là nếu xét xử có yếu tố con người vào, thì kết quả sẽ thuyết phục hơn cho trường hợp này. Có thể anh Công vẫn đi tù, nhưng không nhiều như thế.