Theo cụ thì đạo thờ tổ tiên của người Việt là như thế nào? Con gái đi lấy chồng làm ma nhà người ta, bố mẹ mất con, con không được thờ bố mẹ?
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn, chuyện thờ cũng nó chỉ là 1 phần nhỏ trong hàng ngàn mối lo trong cuộc sống: Con cái, kiếm tiền, sự nghiệp...
Mà khi cưới nhau chủ yếu thấy con người đối phương được, hợp với mình thì lấy, tất nhiên có người sẽ nhìn vào gia cảnh mà lấy rồi yêu sau, nhưng nó đã là chấp nhận con người kia, có điểm này điểm kia hợp, có điểm xung khắc. Nhưng ở với nhau hàng chục năm rồi, tới lúc vì cái ban thờ, rằng thờ ai, thờ ở đâu.. mà sinh ra cãi vã, rồi ném cái tô vào mặt nhau, hay xấu nhất ra toà ly hôn có đáng.
Nhiều cụ mợ đang nhầm lẫn cái đạo thờ và "tưởng nhớ", việc gì ra việc đó.
Tưởng nhớ có thể treo ảnh các thế hệ trang trọng trong một phòng truyền thống, hay phòng khách, có thể lưu lại những kỷ niệm về người đã khuất trong các album, hay đơn giản tới ngày kỷ niệm đặc biệt mang ra mộ một nhành hoa, kể cho thế hệ sau về người đã khuất.
Quan niệm thờ cũng xưa nay thì người chết cũng như người sống, chỉ là họ đã sang thế giới khác, vào ngày giỗ, ngày mùng 1, ngày rằm, các ngày truyền thống thì làm mâm cơm để mời "ma" về nhà ăn, để người chết phù hộ độ trì cho con cháu.
Vậy các cụ các mợ thờ có quan tâm tới ngừoi chết "nghĩ" gì không?
Khi lập gia đình riêng, với bố mẹ thân thích con cái có hiếu thuận tới mấy thì thường ở riêng, và khi ở riêng thì cũng 1 năm có bao nhiêu ngày đấy về thăm, phụng dưỡng chăm sóc bố mẹ, tới nhà bố mẹ cũng như người ngoài thôi, bước vào nhà là phải theo cái gia phong của chủ nhà, đó mới là phải đạo.
Thử hỏi ông Nhạc bà Mẫu xem là các cụ có thích ngồi chung mâm với ông thông gia 365 ngày / năm không?
Không rõ các cụ các mợ ntn, chứ em về nhà bố mẹ thì em vẫn thoải mái hơn là em lên nhà ông nhạc bà mẫu, vì đơn giản nó vẫn là nhà của bố mẹ mình, ngược lại vợ em cũng thế thôi, ở nhà bố mẹ chồng thì vẫn giữ kẽ hơn ở nhà bố mẹ đẻ.
Ông Nhạc thì bố mẹ em mời ăn cơm cũng chỉ xuống ăn, uống dăm ba chén rượu, trò chuyện hàn huyên rồi về, hay là thi thoảng có vụ gì hay hay các ông các bà lại ngồi chung với nhau, vẫn là khách và chủ nhà, chứ không phải là vượt qua ranh giới để thành ngừoi thân trong nhà ngồi chung mâm hay ở chung nhà.
Con gái thờ cũng được, nhưng thờ thì bàn thờ riêng, gian thờ riêng, em chả phản đối, nhưng cái gì nó cũng phải tuân theo các chuẩn mực trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.