- Biển số
- OF-52644
- Ngày cấp bằng
- 11/12/09
- Số km
- 14,463
- Động cơ
- 523,681 Mã lực
Có khi không có gì lại hay.Em là rể mà các nhạc phụ không cho đồng nào em có tủi thân tí nào đâu.
Sang đó mình nhăn nhở được.
Bập vào tí thì Há miệng mắc quai
Có khi không có gì lại hay.Em là rể mà các nhạc phụ không cho đồng nào em có tủi thân tí nào đâu.
Ôi, mợ có chồng và bố mẹ chồng thế không biết ơn mới là lạLàm sao mợ chia được việc bên nội và việc bên ngoại. Bố mẹ em nằm viện buổi đêm toàn chồng em xung phong vào thay cho vợ. Em gái em về chơi giờ giấc trái khoáy toàn bố nó đi đưa đón. Thực sự ông bà nội ở xa rất là thiệt thòi toàn tự chăm sóc nhau thôi, em chưa làm được gì cả. Có khi cả năm tết Âm lịch mới về, cả nhà đang vui vì nhà em về đủ mà mẹ chồng đã bảo Cố về làm gì cho vất vả, ông bà trên đó ai chăm để bao giờ ông bà đỡ về chơi là được.
Nếu được chọn giữa đứng nấu và rửa bát thì em sẽ chọn rửa bát. Không hiểu sao em rất có hứng thú với việc cọ rửa một lúc từ đống bát đĩa ngổn ngang bẩn thành trắng sạch tinh tươm. Chục năm nay em toàn rửa bát trong khi mọi người ra uống nước chém gió
2 mợ khôn nhất chái đất nhé!Mợ giống em thế. Em rất thích rửa bát, dọn dẹp vì em nghĩ tay mình bẩn một tý, lưng mình mỏi thì một lát là hết ngay còn bừa bãi lộn xộn em không chịu được. Đến nhà người khác em cũng tranh phần rửa bát, mà bây giờ các nhà có máy rửa bát hết rồi thì em thích sắp xếp bát trong máy rửa bát. Con cô bạn em thấy em xếp từng cái nồi to oạch, chảo cán dài nghêu vào trong máy rất gọn gàng thì xuýt xoa Ôi cô làm đỉnh vãi, cháu chưa bao giờ xếp được gọn như cô.
Ông anh trưởng nhà này hay uống nên về quê ăn cỗ xong là dọn ra giếng, bác ý ăn sau nên rửa luôn cho cả nhà. Tóm lại là tranh nhau rửa bát em ạ.2 mợ khôn nhất chái đất nhé!
Rửa bát nghe có vẻ vất nhưng với 1 bữa cỗ to thì đó là công việc nhẹ nhàng nhất đấy. Em chỉ huy cỗ em biết, những chân chạy lên chạy xuống bưng bê mới là mệt nhất. Ăn xong bê mâm đi dọn, nào là phân loại đồ ăn thừa, gom bát đĩa bẩn rồi bê xuống khu rửa, dọn xong mười mấy mâm cỗ cũng rạc chân luôn. Nhà em là em phân công luôn thanh niên sức dài vai rộng đi dọn mâm, ko để chị em làm việc nặng nhọc đó.
Đúng cụ ạ, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Em cũng biết vậy. Càng ngày em càng hiểu ra lấy chồng là hưởng phúc bên chồng nên em biết ơn ông bà sống mẫu mực để phúc cho con cháu chứ lúc mới về làm dâu em cũng va chạm nhiều lắm vì hai bên gia cảnh khác hẳn nhau.Ôi, mợ có chồng và bố mẹ chồng thế không biết ơn mới là lạ
Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nên ko thể từ nhà mình suy sang nhà khác được
nhà chồng em luôn coi việc các cô con dâu lấy được con trai họ là quá may mắn vì vậy con dâu phải có nghĩa vụ trả ơn cho việc đó.
Như em sinh đẻ, nuôi con nhỏ nhà nội đảo qua như khách thôi( việc này em cũng ko ý kiến vì vẫn xác định con ai nấy nuôi). Nhưng Mọi việc sinh hoạt ngày con dâu phải làm, con trai mà giúp vợ cái là hỏi ngay con H đâu, đang làm gì mà ko ra làm. Bố vợ ốm, con rể có vào viện trông 1 tối thôi mà mẹ chồng khó chịu ra mặt. Tài sản thì bà chỉ có cái nhà con con đang sống trong ngõ ngách sâu hun hút tại 1 quận ở HN thôi mà suốt ngày bóng gió con dâu thời nay sướng tự nhiên ở đâu về dc hưởng tài sản nhà chồng. Khổ thật đó, mà em có bao giờ tơ hào tới cái nhà đó đâu vì tài sản em gấp mấy lần đó rồi thì tham lam làm gì. Chỉ hy vọng gia đình sống thoải mái với nhau, đừng vì mấy đồng mà suốt ngày đề phòng nhau vậy.
Mà ko phải chỉ có mẹ chồng em vậy mà từ thời các cụ cũng thế. Như kiểu truyền thống gia đình đó, các bà mợ cũng khốn khổ vì mẹ chồng yêu sách đủ kiểu.
Thế nên bảo em yêu quý xuất phát từ tâm là không thể nhưng vì không muốn chồng khó xử, vì dù sao mình cũng mang danh con dâu nên em vẫn cố chiều cụ, cố hài hoà để mối quan hệ không đi vào căng thẳng. Giờ em chỉ thích mẹ chồng tuyên bố cho hết tài sản cho em gái chồng rồi trách nhiệm phụng dưỡng sẽ do cô chịu trách nhiệm, dâu chỉ phụ theo cái tâm của nó thôi thì tốt nhất.
Bác trưởng nhà chị thế là quá chăm chỉ í.Ông anh trưởng nhà này hay uống nên về quê ăn cỗ xong là dọn ra giếng, bác ý ăn sau nên rửa luôn cho cả nhà. Tóm lại là tranh nhau rửa bát em ạ.
Em cho gì thì ko đòi lại. Còn dâu mới thì có gì cho nấy, ko có thì thôi.Tết rồi rảnh quá cho em hỏi một câu hỏi mở (với tư cách có thể là bố chồng tương lai) thì nếu em cảm động vì công ơn nối dõi huyết thống chia tài sản cho dâu mà nhỡ vợ chồng f1 nhà e bỏ nhau thì cựu dâu có trả lại tài sản đã cho để em còn có cái cho dâu mới không ạ, chứ nếu không lại thiệt dâu mới (nếu có) vì cũng nối dõi huyết thống mà lại chả còn gì cho thì xao. Tâm tư lắm.
Câu hỏi giả định kiểm tra thái độ thôi cụ chứ đã cho rồi thì khó đòi lắm. Thực tế thì một khi đã cho đứng tên chung phần thừa kế tức là bố mẹ chồng đã kỳ vọng hai vợ chồng sống với nhau đến cuối đời chứ không phải chỉ là phần "công lao" của con dâu tính cho đến thời điểm thừa kế.Em cho gì thì ko đòi lại. Còn dâu mới thì có gì cho nấy, ko có thì thôi.
Chả có lý gì lại kéo nó vào rắc rối đến từ quá khứ.
Đã cho là phải tính toán trước rồi, nói người ta "tự trọng" hay không chỉ mua bực vào thân, vì con dâu luôn có thể nói rằng đấy là tiền cho cháu.Câu hỏi giả định thôi cụ chứ đã cho rồi thì khó đòi lắm. Thực tế thì một khi đã cho đứng tên chung phần thừa kế tức là bố mẹ chồng đã kỳ vọng hai vợ chồng sống với nhau đến cuối đời chứ không phải chỉ là phần "công lao" của con dâu tính cho đến thời điểm thừa kế.
Hiểu nôm na cho kiểu đó là trả trước cho tương lai. Nếu sau này ly hôn, người con dâu có tự trọng thì nên tự nguyện trả lại phần thừa kế đó.
Đấy, bởi vì nàng dâu suy nghĩ như thế này nên bố mẹ chồng mới "lăn tăn" khi cho dâu đứng tên tài sản. Thời nay bố mẹ nào có được chọn nàng dâu, lại thường không sống gần nhau thì ai biết nàng dâu là người thế nào để giao hết tài sản cho.Đã cho là phải tính toán trước rồi, nói người ta "tự trọng" hay không chỉ mua bực vào thân, vì con dâu luôn có thể nói rằng đấy là tiền cho cháu.
Nói chung phải tính toán, có những trường hợp chấp nhận rủi ro có lợi hơn là chắc lép quá, tính cả về tâm lý. Dâu/ rể không bằng con ruột là bình thường, nhưng thể hiện dâu/ rể = 0 là rất không nên. Gieo nhân nào gặt quả đấy là câu nói đúng với mọi thế hệ.
Ở đây đang bàn cho con dâu chứ còn cho ai vào đây nữa, rể thì chả có ai được cho thì tính làm gì.Đây không phải chỉ là dâu đâu cụ, sao cụ cứ chăm chăm nói về "con dâu" nhỉ. Cụ không biết người ta là người thế nào thì cụ đã buông tiền ra là phải chấp nhận không có chuyện quay lại, ai cũng thế thôi, em nói thế có rõ không? Vậy nên phải tính toán. Nó khó mới phải nói phải tính, chứ dễ nói làm gì?
Muốn người ta quý mình thì mình cũng phải biết cho đi trước, đời là thế cụ ạ. Ai cũng khư khư phòng thủ thì coi nhau như nước lã là đương nhiên.
Ơ nhà cụ không cho con gái gì à?Ở đây đang bàn cho con dâu chứ còn cho ai vào đây nữa, rể thì chả có ai được cho thì tính làm gì.
Tất nhiên là cuộc sống thì nên cho đi rồi sẽ nhận lại, nhưng đây là tài sản cả đời, cho nhầm đâu còn cơ hội sửa sai nữa, thế nên phải thận trọng là đương nhiên rồi.
Nhà em chưa đến lúc chia nhưng quan điểm của em thì con trai con gái nhận phần như nhau.Ơ nhà cụ không cho con gái gì à?
Con cái học hành tử tế thì ngay lúc nó dưới 30t cho trên 20t em mới tính, giữ cho cái đầu bớt nhọc. Trông thế thôi chứ với nó tiền chả chắc đã to lắm đâu cụ. Cứ giữ mà tiêu cho sướng thân đã, đến lúc xuống lỗ tính sau.Nhà em chưa đến lúc chia nhưng quan điểm của em thì con trai con gái nhận phần như nhau.
Con em còn nhỏ em cũng chưa tính. Ở đây em chỉ bàn về xã hội, đạo đức nói chung thôi.Con cái học hành tử tế thì ngay lúc nó dưới 30t cho trên 20t em mới tính, giữ cho cái đầu bớt nhọc. Trông thế thôi chứ với nó tiền chả chắc đã to lắm đâu cụ. Cứ giữ mà tiêu cho sướng thân đã, đến lúc xuống lỗ tính sau.
Cụ chỉ trích dâu hăng quá làm em tưởng nhà nào biết nhà nấy thôi cụ ơi, nhiều thứ đằng sau, câu chuyện, quan điểm sống v.v. mình sao biết hết được mà đánh giá đạo đức xh.Con em còn nhỏ em cũng chưa tính. Ở đây em chỉ bàn về xã hội, đạo đức nói chung thôi.
Ơ thế hoá ra em lại là khôn à2 mợ khôn nhất chái đất nhé!
Rửa bát nghe có vẻ vất nhưng với 1 bữa cỗ to thì đó là công việc nhẹ nhàng nhất đấy. Em chỉ huy cỗ em biết, những chân chạy lên chạy xuống bưng bê mới là mệt nhất. Ăn xong bê mâm đi dọn, nào là phân loại đồ ăn thừa, gom bát đĩa bẩn rồi bê xuống khu rửa, dọn xong mười mấy mâm cỗ cũng rạc chân luôn. Nhà em là em phân công luôn thanh niên sức dài vai rộng đi dọn mâm, ko để chị em làm việc nặng nhọc đó.
Trăm sự tại tham, vc xđ bỏ nhau, tranh dành tài sản thì chẳng đến lượt con dâu. Còn nếu đang yên ấm, hòa thuận thì tài sản đó cũng chẳng ăn dc,sau cùng là cho con, cháu!__Trường hợp này hay xẩy ra trong hôn nhân ko các cụ các mợ, và theo mọi người thì nên xử lý sao cho ổn. Ngược lại nếu bên vợ cho nhà thì sao, ông chồng cũng dỗi đòi đứng tên có hợp lý
Vợ chồng chiến tranh lạnh vì bố mẹ chồng cho nhà, vợ không được đứng tên
(Dân trí) - "Bố mẹ chồng tôi chia nhà cho các con nhưng quyết không cho con dâu đứng tên chung cùng con trai trong tài sản"...dantri.com.vn
"Bố mẹ chồng tôi chia nhà cho các con nhưng quyết không cho con dâu đứng tên chung cùng con trai trong tài sản"...
Tôi đang cảm thấy rất phật ý với chồng và gia đình chồng. Các cụ ở đất làng từ xưa, nên diện tích nhà rất rộng, đến khi các con lớn khôn lập gia đình thì xắn đất xây cho mỗi đứa một cái nhà ở quây quần cạnh nhau.
Nhà chồng tôi có tận 4 anh chị em, một chị gái đi lấy chồng, còn lại 3 anh con trai, chồng tôi là áp út. Mới đây các cụ vì tuổi đã cao nên làm thủ tục chia nhà chia đất cho các con, theo đó, nhà gia đình nào đang ở thì sẽ là của gia đình đó.
Chị gái đi lấy chồng được các cụ dành cho một mảnh nhỏ nhất, còn lại 3 mảnh của ba người con trai. Phân chia như vậy cũng là hợp lý chẳng có gì phải bàn, nếu như không có thêm việc các cụ quyết không đồng ý cho các con dâu đứng tên chung với con trai trong tài sản.