Nhưng trước đó ba năm, tháng 12-1966 - Bắc Việt Nam cho phép Harrison Salisbury, trợ lý chủ bút tờ
New York Times tới Việt Nam
Harrison Salisbury đến Hà Nội ngày 23-12 và ở lại hai tuần lễ. Những bài báo trên trang một bắt đầu xuất hiện vào ngày Nô-en
Salisbury trú tại khách sạn Metropole (cũ) ở Hà Nội, khách sạn này được đổi tên là Thống Nhất, minh hoạ kế hoạch của Bắc Việt nam chiếm Nam Việt nam. Khi ông ở đó, khách sạn có phó giám đốc TASS; bốn phụ nữ Mỹ đi thăm theo sự thu xếp của David Dellinger, một chiến sĩ hoà bình nổi bật; và một đoàn đại biểu 7 người đi tìm kiếm bằng chứng cho nhà triết học Anh Bertrand Russell, người đang chuẩn bị một phiên toà chế giễu tổng thống Johnson và “những tội phạm chiến tranh người Mỹ”. Mỗi nhóm và Salisbury theo các chuyến đi riêng rẽ dưới làn bom nguy hiểm. ( em đã đưa hình ở trang đầu)
Bắc Việt nam gửi một thông điệp hoàn toàn đẹp đẽ tới nhân dân Mỹ qua Harrison Salisbury. Bức thông điệp không đơn giản về tội ác của Mỹ, mà còn là sự phản đối của Bắc Việt nam. Những quan chức Bắc Việt nam cẩn thận thổi phồng thiệt hại do bom Mỹ gây ra và giảm nỗ lực của họ tại Nam Việt nam. Họ nói với Salisbury rằng họ chờ đợi Hà Nội sẽ bị phá huỷ và họ đã chuẩn bị những bản thiết kế cho thủ đô tương lai. Salisbury cũng nghe rằng nhiều dân chúng thành phố và nhà máy của họ đã sơ tán về nông thôn. Tại Nam Định - thành phố lớn thứ ba của Bắc Việt nam, chỉ 20 nghìn người trong số 90 nghin ở lại nội thành. Với thông tin này, con số thương vong thấp có thể tương thích với những thiệt hại lớn, và có lẽ người Mỹ có thể bị thuyết phục rằng mọi cố gắng ném bom vào công nghiệp và dân chúng sẽ là vô ích. Bản thân Salisbury nhìn thấy khá nhiều người ở lại trong những thành phố có thể nấp dưới hầm trú ẩn. Mặc dù ông không chứng kiến một cuộc không kích, nhưng nhiều báo động phòng không đã cổ vũ dân chúng cầm súng trường sẵn sàng bắn vào máy bay Mỹ.