[TT Hữu ích] Vịnh Bắc Bộ → Vũng Rô → ném bom miền Bắc

Trạng thái
Thớt đang đóng

honghaleo2

Xe buýt
Biển số
OF-416122
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
858
Động cơ
227,490 Mã lực
Tuổi
61
Cái chính xác và bài học của cụ rút ra từ đâu ạ? Từ nguồn núp gầm giường, từ bà bán nước, từ a xe ôm hay từ trên mạng hả cụ.? Cháu tin là với trình độ của cụ thì chả được quyền mò vào những nguồn tin chính thống, chuẩn xác đâu ạ. Thế nên cháu nói thật, cụ đừng buồn, cụ thuộc thành phần dốt nhưng hay nói chữ. Lần nữa cháu ạ cụ, và dừng với cụ tại đây, trả lại đất cho cụ Ngao cụ nhé. Kính cụ.!
Không biết nói gì hơn, cháu hoàn toàn đồng ý với nhận xét của cụ
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Coi ảnh này em đã nghi ngờ không phải hàng xịn SAM 2 rồi, thay vì xe ZIL157 kéo đạn lại thấy xe kéo đạn là Hoàng Hà của TQ, vậy ảnh này là hệ thống tên lửa SAM2 nhái của Tàu.
Trong những năm KCCM ở miền Bắc, phía TQ có viện trợ cho 1 trung đoàn TLPK, mà chiến tích là không hạ nổi máy bay Mỹ nào
Cả Mig 19 của TQ viện trợ nữa. Trung đoàn 925 sử dụng Mig 19 hiệu quả thấp, mất máy bay và người lái khá nhiều
 

silverstar0211

Xe buýt
Biển số
OF-412660
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
567
Động cơ
214,041 Mã lực
Tuổi
46
Ngay cả việc đặt tên tít ảnh, một bên đưa quân vào lãnh thổ của bên khác thì gọi là giải phóng, tiến công. Bên kia trả đũa thì gọi là phá hoại. Thì ý nghĩa gì ở mấy cái ảnh này ạ. Cụ nhỉ.
Chán luôn, hỏi thế này thì đến buồn. Vì máy bay Mỹ ném bom trên đất Việt Nam rõ ràng mà, không gọi là phá hoại thì gọi là gì nhỉ? Còn giải phóng thì tùy cụ nghĩ thôi, nói chung là xác định là thống nhất về một mối, gạt đi những gì ngăn cản thì gọi là giải phóng.
 

silverstar0211

Xe buýt
Biển số
OF-412660
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
567
Động cơ
214,041 Mã lực
Tuổi
46
Về xem lại lịch sử thế giới bằng tiếng anh đi. Đông lào là cái chấm tiền đồn bé xíu, eo gìaf phải tranh cãi nhiều. Éo ai biết đông lào là cái nước nào mà nâng cao quan điểm.
Có thể tôi hiểu nhầm về từ Đông Lào của cụ. Theo kiến thức tôi được học Đông Lào thì chắc chả có tên trên bản đồ thế giới rồi, chỉ có nước Việt Nam phía Đông nước Lào và sát mép bờ biển. Nước Việt nhiều người biết lắm, kể cả các bạn quốc tế, cụ nên cập nhật nhé, bổ sung thêm chút kiến thức mới, cũng tốt lắm. Nếu có nước tên: Đông Lào, cụ cho tôi cái thông tin nhé, cảm ơn nhiều!
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
4,238
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Đây là điển hình của cố gắng bẻ cong lịch sử. Bên thua mạnh hơn vài chục lần bên thắng, lại có đại ca nhất thế giới đi đầu xung phong trực tiếp vẫn bại. Đổ thừa này nọ để làm gì?? Có thắng lại được không?? Muốn trở thành người chiến thắng cuối cùng thì phải biết nhận sai và can đảm làm hiệp mới.
Nghe bẩu bác LD nói thẳng là ta đánh Mèo là đánh cho Gấu cho Khựa, bên nào thắng cũng vậy nhà mình chỉ là xe pháo mã thôi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (38)
Anh hùng La Thị Tám

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (39)

7-1972 – trong lúc Mỹ ném bom dứ dội, nữ diễn viên điện ảnh Jane Fonda đến Hà Nội
Bà là người phản đối chiến tranh Việt Nam
Bà sinh một con trai đặt tên là Trỗi (lấy tên anh Nguyễn Văn Trỗi)







 

dhatcntt

Xe tăng
Biển số
OF-342215
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
1,471
Động cơ
501,466 Mã lực
Em nhờ cụ Tien Tung vào dọn thớt giúp em ạ. Nhiều tổ lái quá
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực








 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,851
Động cơ
393,331 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Chị Dên này nghe đâu về Mẽo gặp rắc rối vì mấy quả ảnh đến thăm trận địa phòng không này, mấy ảnh k chịu được cảm giác như thể chị Dên sắp đạp cò nhả đạn vào mấy ảnh :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Năm 1964, kế hoạch ném bom miền Bắc và đưa quân vào miền Nam đã được tính toán kỹ lưỡng
Tại phòng tình hình, những con số về lực lượng hai bên được hiện ra
Phía Mỹ hơn 3,5 triệu quân thường trực, GDP 600 tỷ USD, máy bay chiến đấu hàng nghìn chiếc....
Phía Bắc Việt Nam vẻn vẹn chưa đầy 5 triệu tấn lương thực (theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất mục tiêu 7,6 triệu tấn quy ra thóc), vài nhà máy nhỏ, không có công nghiệp nặng, ô tô chở hàng vào Nam chỉ chừng 800 chiếc, chủ yếu là xe "Molotova" 1,5 tấn trải dài trên tuyến đường dài 1.000 km từ Lạng Sơn đến Khe Ho. Có một lượng nhỏ máy bay vận tải nhỏ An-2, máy bay chiến đấu không có nổi một chiếc (sau 5-8-1964, phi đội đầu tiên MiG-17 mới hạ cánh xuống Nội Bài)
Tóm lại, Bắc Việt Nam chẳng có cửa gì so với Mỹ
Theo những bộ óc tính toán hoàn toàn bằng con số như McNamara thì Bắc Việt Nam thua là chắc
Đối với LeMay, Tư lệnh Lực lượng không quân chiến lược (B-52), từng chỉ huy ném bom Tokyo năm 1945, một người khá hiếu chiến, cho rằng chỉ vài tuần sẽ đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá
Nhiều tướng lĩnh khác phẩy tay, chẳng cần đánh, cứ cho máy bay gầm rú hai tuần là Bắc Việt Nam phải đầu hàng....



Sau này, khi thất bại trong chiến tranh phá hoại, nhiều tướng lĩnh cho rằng: "giá như" ngay từ đầu sử dụng B-52 thì Bắc Việt Nam gục ngay, cho rằng ném bom leo thang khiến Bắc Việt Nam có thời gian xoay sở, thích ứng
Nhưng họ quên một điều cơ bản của chiến lược "phản ứng linh hoạt", nếu không phải "giá như" mà làm thật, thì phản ứng của Liên Xô và Trung Quốc sẽ mạnh mẽ và chiến tranh sẽ ở tầm cao hơn, điều mà nước Mỹ không muốn
Ngay sau khi kiếm được "giấy phép tuyên chiến ký sẵn", dân chúng Mỹ ủng hộ Johnson, uy tín ông lên rất cao. Dân chúng Mỹ chẳng cần biết Việt Nam ở đâu, đánh đấm ra sao, khoán cho chính phủ
Johnson đưa ra chính sách "Xã hội vĩ đại", cả bơ lẫn pháo, nghĩa là vừa đánh nhau vừa xây dựng nước Mỹ phồn thịnh, tin rằng Bắc Việt Nam sẽ gục ngay trong vòng vài tháng và quỳ lạy đầu hàng. Đó là chính sách "Gậy và củ cà rốt"

*****
Trước khi xảy ra sự kiện Vinh Bắc Bộ, Mỹ nhờ James Blair Seaborn - Đại sứ Canada trong Uỷ ban Quốc tế Đông Dương tìm cách gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng
“Tổng thống đã nói với ông Pearson rằng ông muốn Hà Nội biết rằng tổng thống, trong khi là người của hoà bình, không có ý định cho phép người Bắc Việt Nam tiếp quản Đông Nam Á. Tổng thống cần một người đối thoại tin cẩn và có trách nhiệm để chuyển cho Hà Nội một thông điệp về thái độ của Mỹ. Trong khi vạch ra những nét đại cương về lập trường của Hoa Kỳ, đã có thảo luận về củ cà rốt và cái gậy… Sau khi biểu thị lòng mong muốn đóng góp thiện chí vào cố gắng đó, ông Pearson đã bày tỏ nỗi lo ngại về tính chất của cái gậy… Ông nói rằng ông hết sức dè dặt về việc sử dụng vũ khí nguyên tử, nhưng cho rằng việc tiến công trừng phạt bằng bom vào các mục tiêu có phân loại một cách rõ ràng sẽ là một việc khác… Ông nói rằng cá nhân ông muốn biết về phương sách của chúng ta để đi tới các biện pháp đó nếu thông điệp chuyển qua đường Canada thất bại, không tạo được việc làm giảm sự xâm lược của Bắc Việt Nam, và Canada muốn chuyển thông điệp trong bối cảnh đó” (M. McLear: Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nhà xuất bản London, 1982, tr.131).
Cũng trong thời gian có cuộc họp cấp cao Mỹ-Canada tại Ottawa, W. Sullivan và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Paul Martin làm việc với ông James Blair Seaborn. Ông được trao cho một đề cương những điều cần nói với Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng và được biết thêm rằng “Người Mỹ không chỉ muốn Canada chuyển một thông điệp mà còn muốn có một sự đánh giá về mặt tình báo khả năng chiến tranh của Bắc Việt Nam” (M. M. McLear: Sđd, tr.132).
Ông James Blair Seaborn vui lòng nhận các điều kiện làm việc và khẩn trương thu xếp công việc để đi Việt Nam. Ông cần nhận thức rõ sứ mệnh của mình khi chính tổng thống Johnson đã nói chuyện với ông trước khi ông lên đường để tỏ lòng tin cậy ông và nhấn mạnh hai nhiệm vụ chuyển thông điệp và nắm tình hình Bắc Việt Nam
Đến Sài gòn, ông nắm thêm tình hình qua tiếp xúc với các đồng sự Ấn Độ, Ba Lan, với đại sứ Hoa Kỳ và ông phấn khởi được Hà Nội trả lời là Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận tiếp ông. Ông đã được hai ngoại trưởng Dean Rusk và Martin dặn đó. Ông lại được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trang bị cho một bản mười ba điểm chi tiết hoá các nhiệm vụ mà ông được giao, trong đó đặc biệt có điều bốn:
“Ông James Blair Seaborn thông qua các lý lẽ, biện luận và quan sát thái độ của người Bắc Việt Nam để hình thành một sự đánh giá trạng thái tinh thần của Bắc Việt Nam. Ông cần rất nhạy bén về:
a. Sự khác biệt liên quan đến sự chia rẽ về chiến tranh.
b. Thất vọng hoặc mỏi mệt về chiến tranh.
c. Dấu hiệu về việc Bắc Việt Nam muốn nói chuyện với phương Tây.
d. Dấu hiệu về phe phái trong Đ.ảng và Chính phủ.
đ. Dấu hiệu về mẫu thuẫn giữa phái quân sự và phái chính trị.
Người ta còn yêu cầu ông khai thác bản chất và ưu thế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Việt Nam và đánh giá thực chất và ảnh hưởng của người Xô Viết. Điều mười hai còn nói: ông có thể xem lại mối tương quan về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ, Bắc Việt Nam và tài nguyên mà Trung Cộng có thể sử dụng ở Đông Nam Á. (Xem G. C. Hearing: Ngoại giao bí mật trong chiến tranh Việt Nam, tr. 22).
James Blair Seaborn cần vạch rõ qua kiểm tra xem có phải cụ Hồ Chí Minh tự đánh giá mình quá cao mà lao vào cuộc chiến hay Cụ cảm thấy rằng đồng minh Trung Quốc sẽ ủng hộ mình đến cùng. Chúng ta cần biết có phải quyết tâm hăng say hiện nay của Cụ là do áp lực của những phần tử thân Trung Quốc trong hàng ngũ Việt Nam hay do chính những tham vọng của Cụ thúc ép. Nhà báo M. Mclear gọi nhiệm vụ của ông James Blair Seaborn là một nhiệm vụ chủ yếu mang tính chất gián điệp” (M. M. Mclear: Sđd, tr. 137-138).
Washington ngoài cái gậy còn trao cho ông một củ “cà rốt”:
Nếu Hà Nội chấm dứt chiến tranh Hoa Kỳ sẽ:
Một: Hành động để nối lại buôn bán giữa Bắc và Nam Việt Nam “giúp vào việc thiếu lương thực của Bắc Việt Nam hiện nay”.
Hai: Viện trợ thực phẩm cho Bắc Việt hoặc bán cho Bắc Việt lấy tiền địa phương.
Ba: Bỏ sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với tích sản của Bắc Việt Nam và giảm kiểm soát của Hoa Kỳ trong buôn bán Hoa Kỳ - Bắc Việt Nam.
Bốn: Thừa nhận Bắc Việt Nam về ngoại giao và trao đổi đại diện ngoại giao.
Năm: Rút quân đội Hoa Kỳ xuống còn ba trăm năm mươi cố vấn, số lượng khi ký Hiệp nghị Geneva và được Hiệp nghị này cho phép.
Sáu: Sẽ cho phép Hà Nội rút bất kỳ nhân viên Việt Cộng nào muốn rời khỏi Nam Việt Nam… Chính phủ Nam Việt Nam sẽ ân xá cho các phiến quân thôi không chống lại quyền lực của Chính phủ (Xem G. C. Heanng: Ngoại giao bí mật trong chiến tranh Việt Nam, tr. 23).
Ông vững lòng lên đường ra Hà Nội và lúc này đây, khi đang leo những bậc thềm đá cao của Phủ chủ tịch, ông càng vững lòng, tuy không khỏi một chút phân vân về kết quả chuyến công cán.
Thượng tá Mai Lâm, Phó trưởng phái đoàn liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh Uỷ ban Quốc tế, đón ông ở bậc cuối cùng với nụ cười hữu nghị. Hai người rẽ về bên phải tới phòng khách phía tây, nơi Thủ tướng thường tiếp các đại sứ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Ông James Blair Seaborn hơi bối rối trước sự giản dị của phòng khách và nhất là trước sự khiêm tốn niềm nở của một nhà chính trị lớn, một nhà ngoại giao có tiếng luôn luôn biểu lộ một sắc thái phương Đông.
Sau những lời chúc mừng và thăm hỏi lễ tân, ông James Blair Seaborn bày tỏ niềm vui mừng được thay mặt nước ông làm việc trong Uỷ ban Quốc tế vì hoà bình ở Đông Dương và khu vực. Ông nói những đóng góp của Canada trong Uỷ ban Quốc tế và nếu những điều ông mới được biết về những khó khăn mà Uỷ ban Quốc tế nói chung, đoàn Canada nói riêng, đang gặp phải trong lúc này và nói tiếp:
“Canada luôn luôn quan tâm theo dõi sự phát triển ở vùng này và thấy rằng tình hình ngày càng nghiêm trọng. Canada quan tâm đến hoà bình và mong muốn đóng góp cố gắng của mình theo hướng đó”.
“Thưa Ngài Thủ tướng, Ngài biết quan hệ giữa Canada và Hoa Kỳ là hữu nghị và rất chặt chẽ. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi hiểu một cách sâu sắc những suy nghĩ của Hoa Kỳ, rằng tổng thống Johnson là con người của hoà bình. Ông ta muốn tránh một sự đụng độ giữa các cường quốc lớn nhưng cũng quyết tâm không để Đông Nam Á rơi vào sự kiểm soát của cộng sản thông qua các hoạt động lật đổ và chiến tranh du kích”.
Đến đây ông dừng lại - một cái dừng lại đầy kịch tính - và xin phép chuyển một thông điệp của Chính phủ Hoa Kỳ cho Chính phủ Việt Nam. Ông lại dừng lại nhìn Thủ tướng - một cái dừng của người tình báo để đó xét.
Về phía Thủ tướng; không một dấu hiệu nào phản đối hay khước từ. Ông James Blair Seaborn đọc một bản đánh máy:
Một: Hoa Kỳ biết rõ là Hà Nội nắm quyền kiểm soát đối với Việt cộng ở miền Nam Việt Nam và đó là nguyên nhân gây ra tình hình nguy hiểm hiện nay trong khu vực này;
Hai: Hoa Kỳ có lợi ích phải chống đối lại một thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam;
Ba: Hoa Kỳ quyết tâm kiềm chế Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong phạm vi lãnh thổ do Hiệp nghị Geneva quy định;.
Bốn: Hoa Kỳ bảo đảm với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Hoa Kỳ không tìm cách lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc đặt căn cứ quân sự ở Nam Việt Nam;
Năm: Tham vọng của Hoa Kỳ là có giới hạn nhưng sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ đã trở nên hết sức mỏng manh;
Sáu: Nhiều nước cộng sản đã được lợi về kinh tế do có quan hệ chung sống hoà bình với Hoa Kỳ như Nam Tư…”.
Ông James Blair Seaborn nhấn mạnh rằng ông lo sợ một sự leo thang chiến tranh và nghĩ rằng điều đó chẳng có lợi cho ai “nếu Bắc Việt Nam bị tàn phá nặng nề”.
Cuối cùng, ông hỏi Hà Nội có thông điệp gì muốn chuyển cho tổng thống Johnson.
Từ đầu, Thủ tướng chăm chú nghe ông James Blair Seaborn trình bày, không một lần ngắt lời ông, cũng không lúc nào tỏ ra đồng tình hay chấp nhận những lời ông nói.
Khi nghe ông đại sứ hỏi có thông điệp gì chuyển cho tổng thống Hoà Kỳ không, Thủ tướng liền trả lời:
- Không! Không! Lúc này không!
Và nói tiếp :
- Chúng tôi vui mừng được thấy Canada trong Uỷ ban Quốc tế. Chính phủ chúng tôi và bản thân tôi có quan hệ tốt, hợp tác với Uỷ ban Quốc tế cũng như với Canada trong mười năm qua vì chúng tôi thi hành Hiệp nghị Geneva đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Nhưng người Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam, cản trở sự thống nhất đất nước Việt Nam. Họ đã thất bại trong chính sách phiêu lưu của họ nhưng hiện nay họ đang đẩy sự can thiệp đầy tội ác, vô cùng nguy hiểm lên một bước mới, gây nên tình hình rất nghiêm trọng ở Đông Nam Á.
Chúng ta phải học tập để cùng tồn tại trong hoà bình, tìm ra một giải pháp cho vấn đề đã làm tổn hại chúng ta, nhưng đó phải là một giải pháp đúng đắn! Phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp nghị Geneva! Người Mỹ phải rút đi! Phải để công việc của miền Nam Việt Nam cho người Việt Nam giải quyết! Việc này cần có sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, không có nhóm nào đại diện cho quyền lợi của quảng đại quần chúng miền Nam Việt Nam như Mặt trận Dân tộc Giải phóng.
Cần có một giải pháp đúng đắn cho vấn đề thống nhất nước Việt Nam. Chúng tôi muốn thống nhất đất nước một cách hoà bình, không có áp lực bên ngoài. Chúng tôi muốn có thương lượng quanh bàn Hội nghị một cách thành thật, thoả mãn yêu cầu của nhau với sự thu xếp thuận lợi cho cả hai bên. Chúng tôi không vội vã. Chúng tôi muốn nói chuyện nhưng chúng tôi sẽ chờ đợi cho đến khi miền Nam Việt Nam sẵn sàng. Tôi thấy đó là điều khó chấp nhận đối với Hoa Kỳ. Tôi thấy rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ cho Chính phủ miền Nam Việt Nam. Họ có thể đưa thêm nhiều nhân viên quân sự nữa vào. Tôi rất đau lòng khi thấy chiến tranh sẽ tiếp diễn, mở rộng và tăng cường. Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu và nhất định sẽ thắng!”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Thủ tướng từ từ uống một ngụm nước chè rồi nói tiếp:

- Các ông phương Tây, các ông không thể hiểu, hoàn toàn không thể hiểu, sức mạnh của một dân tộc khi họ đã quyết tâm đứng lên kháng chiến vì độc lập và tự do của Tổ Quốc. Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam Việt Nam chúng tôi vượt xa mọi sự tưởng tượng. Họ làm cho cả chúng tôi phải ngạc nhiên.

Ông hãy nhìn lại tình hình miền Nam Việt Nam từ sau khi ám sát Diệm. Phong trào đấu tranh của nhân dân đã phát triển mạnh như một dòng thác lũ. Triển vọng cho Hoa Kỳ là không có lối ra. Tăng cường quân sự cho Nguyễn Khánh sẽ chẳng giúp được gì. Nhân dân miền Nam Việt Nam đã quá rõ bộ mặt của chúng, cần có một Chính phủ liên hợp dân tộc. Chính phủ liên hợp dân tộc ở Lào là một ví dụ. Chúng tôi không có quân ở Lào nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp vào. Hàng ngày máy bay Mỹ từ hướng Lào sang xâm phạm vùng trời chúng tôi. Những đơn vị biệt kích đã thâm nhập lãnh thổ chúng tôi đế tiến hành phá hoại.

Thủ tướng nhấn mạnh:

- Nếu Hoa Kỳ tăng cường chiến tranh ở miền Nam Việt Nam thì sẽ là một cuộc chiến đấu quyết liệt đến cùng, Hoa Kỳ không bao giờ giành được thắng lợi bất cứ trong tình huống nào.

Thủ tướng nhắc lời của nhà báo Mỹ Walter Lipmann: “Mỹ chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”.

Đại sứ James Blair Seaborn hứa sẽ chuyển về Washington những điều nói trên.

Thủ tướng:

- Ông có thể không tin những điều tôi nói, nhưng tôi bảo đảm với ông những gì tôi nói đều xuất phát từ lòng chân thành và thẳng thắn.

Ông James Blair Seaborn:

- Như Ngài vừa nói, có phải một điều kiện để lập lại hoà bình là trước hết miền Nam Việt Nam phải trung lập không?

- Không - Thủ tướng ngắt lời đại sứ - Tôi không nói đến vấn đề trung lập như là bước đầu tiên. Miền Nam Việt Nam trung lập bao nhiêu lâu là do nhân dân miền Nam quyết định. Tôi không dự đoán!

Ông James Blair Seaborn:
- Mặt trận Dân tộc Giải phóng đại diện cho một lực lượng ở miền Nam Việt Nam nhưng không phải là tất cả và cũng không phải là đa số. Tôi hoan nghênh Mặt trận sẽ được tham gia vào một liên hiệp sẽ xuất hiện, nhưng tôi sợ rằng việc liên hiệp sẽ sớm mở đường cho Mặt trận tiếp quản Nam Việt Nam, điều đó đã xảy ra ở một vài nơi.
Thủ tướng không trả lời câu này và có ý định chuyển câu chuyện sang hướng khác. Thủ tướng nói:.
- Tôi vui mừng qua thông điệp của Hoa Kỳ thấy Hoa Kỳ không có ý định đánh chúng tôi.
Ông đại sứ nói ngay:
- Hoa Kỳ không muốn đưa chiến tranh ra Bắc Việt nhưng sẽ bị buộc phải làm việc đó nếu bị đẩy quá xa. Sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ không phải là không có giới hạn.
Chậm rãi, Thủ tướng nói:
- Nếu chiến tranh bị đẩy ra miền Bắc Việt Nam, miền Bắc sẽ chiến đấu. Chúng tôi có các bạn bè của chúng tôi. Ông biết đấy, chúng tôi là một nước xã hội chủ nghĩa, là một thành viên trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Nhân dân chúng tôi sẽ đứng lên tự vệ. Chúng tôi không có hành động gì đẩy Hoa Kỳ đi vào con đường đó, chúng tôi không khiêu khích Hoa Kỳ.
Đại sứ James Blair Seaborn xin cáo từ. Thủ tướng nói thêm:
- Tôi chờ đợi có cuộc nói chuyện thêm nữa với ông đại sứ. Lần sau ông sẽ gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lần này Người đi nghỉ. Người có gửi lời chào ông.

Chuyến công cán của ông James Blair Seaborn tại Hà Nội theo yêu cầu của Washington đã hoàn thành, ông James Blair Seaborn trở về ngay Sài gòn. Tại đây ông đã làm báo cáo gửi đồng thời cho Ottawa và Washington.
Cuộc nói chuyện với Thủ tướng Phạm Văn Đồng được tường thuật rất đầy đủ.
Khi nói về Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông James Blair Seaborn viết: “Ông Phạm Văn Đồng trong suốt câu chuyện đã cố gắng gây cảm giác thành thật, nhận thức tính nghiêm trọng của những điều chúng ta đã thảo luận, và không có gì tỏ ra hung hăng và hiếu chiến”.
Khi nói về ý kiến của những người ông đã gặp ở Hà Nội, ông viết: “Không một người Việt Nam nào tôi đã gặp nói đến Liên Xô và Trung Quốc. Ông Đồng chỉ nói một cách gián tiếp rằng nước ông là thành viên của nhóm nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ khả năng Hoa Kỳ đưa chiến tranh ra miền Bắc.
Người Pháp cho tôi biết rằng Bắc Việt Nam lo ngại về một sự chia rẽ hoàn toàn giữa Liên Xô và Trung Quốc làm cho họ rơi vào sự kiểm soát của Trung Quốc, điều mà họ hết sức chống lại càng lâu được chừng nào càng tốt”
Về sự chia rẽ trong nội bộ Bắc Việt Nam, James Blair Seaborn nhấn mạnh tính ôn hoà trong lời nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông nói: Cụ Hồ Chí Minh có uy tín vô cùng to lớn và được sùng bái như một vị á thánh, đứng trên mọi phe phái. Các đại diện không cộng sản ở Hà Nội chống lại ý kiến cho rằng có thể có phe có nhóm ở Hà Nội. Họ thấy lòng tự hào dân tộc rất cao trong những lời tuyên bố dứt khoát của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và trong lời kêu gọi tự lực tự cường của Hà Nội.
Về tình trạng có dấu hiệu mỏi mệt vì chiến tranh hay không, James Blair Seaborn cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy dấu hiệu đó, và rõ ràng mọi người Việt Nam đều nhấn mạnh quyết tâm chiến đấu chừng nào còn cần thiết. Cũng không thấy người dân ở Bắc Việt buồn hay lo lắng như người Nam Việt Nam. Các sĩ quan Canada trong tổ (của Uỷ ban Quốc tế ở địa phương) cũng không thấy một bằng chứng nào về sự bất bình trong nhân dân (M. M. Mclear: Sđd, tr 147-148).
Chuyển được thông điệp của Nhà Trắng cho lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, biết được câu trả lời trước mắt của Hà Nội đối với thông điệp của Washington, nắm được tinh thần người dân Bắc Việt Nam trước nguy cơ chiến tranh lớn có thể xảy ra, có những tin tức đầu tiên về quan hệ của Bắc Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, đó là những kết quả của chuyến công cán đầu tiên của đại sứ James Blair Seaborn tại Hà Nội. Chuyến đi này được Bộ ngoại giao Mỹ đánh giá cao, vì đây là người đầu tiên của Mỹ sau gần hai mươi năm được trực tiếp nói chuyện với những nhà lãnh đạo Hà Nội để tìm hiểu tình hình chiến lược theo yêu cầu của Mỹ.
Trong bản báo cáo gửi Ottawa và Washington sau chuyến công cán đầu tiên tại Hà Nội, ông J. B. James Blair Seaborn đã ngỏ ý muốn được tiếp tục nhiệm vụ liên lạc với Hà Nội và sẽ “hoan nghênh bình luận của Bộ ngoại giao Canada và của Washington về bất kỳ gợi ý nào cho cuộc nói chuyện lần sau”

Theo yêu cầu gấp rút của Mỹ, James Blair Seaborn lại ra Hà Nội gặp các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam.

Nhưng trong chuyến máy bay riêng của Uỷ ban Quốc tế ra Hà Nội ngày 10 tháng 8 năm 1964, ông suy nghĩ và thấy sự việc chuyển biến quá nhanh.
Ngày 2 tháng 8 năm 1964, tàu phóng lôi Việt Nam tấn công tàu khu trục USS Maddox của Hải quân Hoa Kỳ
Ngày 5 tháng 8, máy bay Mỹ ném bom trả đũa vào các căn cứ Hải quân Bắc Việt Nam.
Ngày 7 tháng 8, Quốc hội Mỹ, với tuyệt đại đa số phiếu (chỉ có hai phiếu chống), thông qua một nghị quyết về “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” cho phép tổng thống “thi hành mọi biện pháp cần thiết bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang” để giúp đỡ thành viên nào hoặc các nước bảo vệ của tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ bảo vệ tự do.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Hà Nội nhộn nhịp chuẩn bị đi vào chiến đấu: đường phố bắt đầu có những ụ súng phòng không, những hố cá nhân, những hầm trú ẩn công cộng, nhà ga, bến xe chật ních phụ nữ, trẻ em đi sơ tán. Một không khí nghiêm trang nhưng không hốt hoảng. Tác động trực tiếp của tình hình mới đối với ông là lần này ông không được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ngay như lần trước, mà phải đợi đến ngày 13 tháng 8.
Khi ông tới Phủ chủ tịch, Thủ tướng đang đợi ông. Ông xin lỗi về sự chậm trễ do có báo động và đi ngay vào câu chuyện. Ông xin phép được chuyển tới Thủ tướng một thông điệp của Hoa Kỳ theo chỉ thị của Chính phủ Canada. Thủ tướng im lặng, vẫn bình tĩnh, lịch sự.
Ông đại sứ đọc một bản viết:
“Một: Bắc Việt Nam nói tàu chiến Mỹ bắn phá đảo Hòn Ngư và đáo Hòn Mê là không đúng. Sự thật tàu US Maddox không hề tấn công hai đảo đó, vì lúc sự việc xảy ra cũng như ngày hôm sau, nó ở cách xa đấy một trăm hải lý về phía Nam, gần vĩ tuyến 17. Cuộc tấn công của Bắc Việt ngày 2 tháng 8 Chính phủ Hoa Kỳ có thể chấp nhận được là do tính toán sai.
Hai: Nhưng lý do của cuộc tấn công của Bắc Việt đêm 4 tháng 8 vào hai tàu khu trục Mỹ thì không thể hiểu được. Chỉ có thể coi đó là một cuộc tấn công có tính toán trước. Cuộc công kích xảy ra một cách vô cớ cách bờ biển sáu mươi hải lý. Chỉ có thể coi đó là một mưu toan nhằm chứng minh rằng Mỹ là con hổ giấy hoặc khiêu khích Mỹ.
Ba: Hoa Kỳ đã trả lời bằng cuộc bắn phá tàu ngư lôi cùng căn cứ và thiết bị của nó. Đó là cuộc đánh trả hạn chế và thích đáng Chính sách của Hoa Kỳ là yêu cầu Bắc Việt phải hạn chế tham vọng của mình ở Nam Việt Nam. Hoa Kỳ quyết tâm giúp Nam Việt Nam chống xâm lược và lật đổ. Hoa Kỳ không có ý định thiết lập các căn cứ quân sự ở miền Nam hoặc lật đổ Chính phủ Hà Nội.
Bốn: Hoa Kỳ biết rõ Hà Nội đang lãnh đạo du kích ở miền Nam và phải chịu trách nhiệm về việc đó. Hà Nội cũng kiểm soát cả Pathet Lào và can thiệp vào Lào.
Năm: Hoa Kỳ duy trì quan hệ bình thường và có nhiều kết quả với một số nước xã hội chủ nghĩa. Các nước đó được lợi về mặt kinh tế do có quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ.
Sáu: Sau những sự kiện xảy ra, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua quyết định hầu như nhất trí tán thành các biện pháp của Chính phủ Hoa Kỳ. Điều đó chứng tỏ Chính phủ và nhân dân Mỹ kiên quyết chống lại các cố gắng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm lật đổ Chính phủ Nam Việt Nam và Chính phủ Lào. Hoa Kỳ cho rằng vai trò của Bắc Việt Nam ở Nam Việt Nam và Lào đã làm cho tình hình trở nên nguy kịch”


Theo cách ông đọc thì hình như thông điệp đó đến đây là hết. Nhưng sau này, khi các tài liệu của Lầu Năm Góc được công bố, người ta mới biết là ông ta, không hiểu vì sao, đã không đọc một đoạn nữa như sau: “Nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp tục đường lối hiện nay thì họ có thể tiếp tục phải chịu những hậu quả. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cần biết mình phải làm gì nếu muốn hoà bình được lập lại” (Tài liệu Lầu Năm Góc, New York Times xuất bản, 1971, tr. 289).
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top