[Funland] Vịnh Bắc Bộ → Vũng Rô → ném bom miền Bắc

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Ông James Blair Seaborn chờ đợi, mắt chợt thấy các cửa kính của phòng khách đều có dán những mảnh giấy cắt để đề phòng bom nổ gần. Thủ tướng không để ông chờ lâu:
“Tôi rất tiếc đã tiếp ông vì những lời ông nói không đáng nghe. Tôi tiếp ông là tiếp một đại sứ trong Uỷ ban Quốc tế chứ không phải để nghe và trả lời những luận điệu giả dối và bịa đặt. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quan hệ hết sức tốt với Uỷ ban Quốc tế. Tình hình đang nguy kịch, đáng lẽ phải cộng tác với nhau để làm được một cái gì, Uỷ ban Quốc tế và mỗi thành viên của nó cần giúp sức vào việc thi hành Hiệp nghị Geneva, duy trì hoà bình. Hoà bình đang bị đe doạ. Mỹ có hành động xâm lược đối với miền Bắc là điều nhất định sẽ xảy ra. Các chính khách Mỹ đã nhiều lần tuyên bố mở rộng chiến tranh ra miền Bắc để gỡ thế bí ở miền Nam. Đó là nguyên nhân của cuộc tấn công ngày 5 tháng 8. Cuộc bầu cử (ở Hoa Kỳ) là lý do thứ hai, Johnson phải tỏ ra cao giọng hơn đối thủ của mình. Và lý do nữa: Hoa Kỳ muốn Quốc tế hoá chiến tranh”.
Một phút dừng. Thủ tướng nói tiếp:
- Tương lai sẽ ra sao?
Rồi nói ngay:
“Nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công ngày 5 tháng 8 vẫn còn nguyên, do đó Chính phủ Mỹ sẽ có những hành động xâm lược mới. Tình hình đã rất nguy hiểm”.
“Chủ trương của chúng tôi là làm mọi việc để cố duy trì hoà bình nhưng Hoa Kỳ đã không tán thành Hiệp nghị Geneva, can thiệp và xâm lược miền Nam, đến nay sa lầy vào thế bí, không có lối thoát, lại muốn mở rộng chiến tranh ra miền Bắc để gỡ thế bí đó. Đó là một tính toán sai lầm. Chúng tôi muốn duy trì hoà bình ở miền Bắc, bây giờ việc đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu Mỹ gây chiến tranh, chúng tôi buộc phải tự vệ. Chiến tranh có thể xảy ra. Cuộc chiến đấu của chúng tôi là yêu nước. Cả thế giới ủng hộ chúng tôi…”.
Với giọng nghiêm nghị, Thủ tướng nói tiếp:
“Khác với Triều Tiên là một bán đảo khuất nẻo, nếu chiến tranh lan ra miền Bắc Việt Nam, có thể sẽ lan ra cả vùng Đông Nam Á. Nếu Mỹ gây chiến, Mỹ sẽ thất bại to lớn, không có kết quả nào khác”.
“Với ông, một Đại biểu trong Uỷ ban Quốc tế, yêu cầu ông tìm cách ngăn ngừa không để xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn. Tình hình đã quá nghiêm trọng rồi. Uỷ ban Quốc tế có nhiệm vụ ổn định tình hình để đi đến một giải pháp, giải pháp đó là trở lại Hiệp nghị Geneva. Tổng thống de Gaulle cũng cho rằng giải pháp cho vấn đề Việt Nam là Hiệp nghị Geneva. Uỷ ban Quốc tế có vai trò quan trọng, cần chuẩn bị cho vai trò đó, không phải bằng cách đi theo lập trường của Hoa Kỳ mà theo lập trường của Hiệp nghị Geneva”.
Thấy Thủ tướng dứt lời, đại sứ James Blair Seaborn nói ngay:
“Tôi xin lỗi phải làm nhiệm vụ theo chỉ thị của Chính phủ tôi. Vai trò trung gian là vai trò nhiều khi bạc bẽo vì phải nói những điều khó lọt tai người nghe, nhưng đã là người lính thì phải làm đúng chỉ thị. Thưa Thủ tướng không nên bắn vào người đưa thư”.
“Trong những sự kiện đã xảy ra cũng có những chi tiết khó tin nhưng điều quan trọng là tìm ra được cách không để tình hình nguy hiểm tái diễn. Có một điều tôi tin là Hoa Kỳ không muốn đầu độc bầu không khí, không để xảy ra chiến tranh thế giới và cũng không phải là điên rồ”.
Về cuộc công cán thứ hai, đại sứ James Blair Seaborn nhận xét: “Tôi dè dặt mà nói rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước những tuyên bố công khai (của Mỹ) và các cuộc vận động bằng các công hàm mà tôi đã chuyển, đã không bị thuyết phục…” phải từ bỏ quyết tâm trong việc theo đuổi đường lối của họ.
Sau này, khi cục diện chiến tranh đã thay đổi thuận lợi rõ ràng cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông còn nói:
“Sau chuyến công cán thứ hai sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ - một sự kiện lạ lùng - Hà Nội tin một cách chính đáng rằng họ không cần phải nhượng bộ. Hà Nội có lý do để tỏ ra không mềm dẻo. Họ hoàn toàn tin chắc rằng nếu họ giữ thái độ cứng rắn càng lâu bao nhiêu thì họ sẽ tạo ra được những khả năng mà họ mong muốn và lịch sử đã chứng minh rằng họ đúng” (M. McLear: Sđd tr.162).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Sau khi Mỹ mở Chiến dịch Sấm Rền ném bom Bắc Việt Nam, trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhắc lại lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là tôn trọng nghiêm chỉnh Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam và đề ra bốn điểm làm cơ sở cho một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề Việt Nam:
Lập trường trước sau như một của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là tôn trọng nghiêm chỉnh Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam, thi hành đúng đắn những điều khoản cơ bản của Hiệp nghị ấy thể hiện cụ thể ở mấy điểm sau đây:
“Một: Xác nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: hoà bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo đúng Hiệp nghị Genève, Chính phủ Mỹ phải rút quân đội, nhân viên quân sự và các loại vũ khí Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, triệt phá những căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam, xoá bỏ “liên minh quân sự” với miền Nam. Chính phủ Mỹ phải đình chỉ chính sách can thiệp và xâm lược đối với miền Nam. Theo đúng Hiệp nghị Genève, Chính phủ Mỹ phải đình chỉ hành động chiến tranh đối với miền Bắc, hoàn toàn chấm dứt mọi hoạt động xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hai: Trong lúc chờ đợi thực hiện hoà bình thống nhất nước Việt Nam, trong lúc nước Việt Nam còn tạm thời bị chia làm hai miền, thì phải triệt để tôn trọng những điều khoản quân sự của Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam như: hai miền đều không có liên minh quân sự với nước ngoài, không có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự của nước ngoài trên đất mình.
Ba: Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Bốn: Việc thực hiện hoà bình thống nhất nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam ở hai miền tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài”.
Lập trường đó chắc chắn được mọi Chính phủ và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới đồng tình và ủng hộ.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho rằng lập trường trình bày trên đây là cơ sở cho một giải pháp chính trị đúng đắn về vấn đề Việt Nam sẽ có điều kiện tiến hành thuận lợi và mới có thể tính đến việc họp lại một cuộc Hội nghị quốc tế theo kiểu Hội nghị Genève năm 1954 về Việt Nam.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố rằng mọi giải pháp trái với lập trường trình bày trên đây đều không thích hợp; mọi giải pháp muốn dùng Liên Hợp Quốc để can thiệp vào tình hình nước Việt Nam cũng đều không thích hợp, bởi vì những giải pháp như vậy về cơ bản trái với Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam.


Lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đưa ra ngay sau tuyên bố Baltimore của Tổng thống Johnson. Đúng thế, tối ngày 7 tháng 4 năm 1965, tại Trường Đại học Johnson Hopskin, Johnson đã đọc một bài diễn văn quan trọng về tình hình Việt Nam. Khi đó, các máy bay Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam và đã leo thang đến vĩ tuyến 20, ngoài lữ đoàn viễn chinh, lính thuỷ đánh bộ đã đổ bộ lên Đà Nẵng. Lữ đoàn Dù 173, lực lượng can thiệp nhanh đã đến bảo vệ căn cứ không quân Biên Hoà, Lữ đoàn Dù 101 đã đến tăng cường cho vùng Sài Gòn.

Để làm dịu dư luận đang kịch liệt phản đối Mỹ ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam, Johnson đã bào chữa những hành động chiến tranh của Mỹ, và đưa ra đề nghị: “sẵn sàng thương lượng không điều kiện “ và cử Eugene Black đại diện nước Mỹ để thương lượng ngay với miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Để thêm sức thuyết phục dư luận, Johnson hứa sẽ viện trợ một tỷ đô-la để xây dựng Đông Nam Á, trong đó có Bắc Việt Nam.
Dư luận có người tin thiện chí của Johnson, có người không tin, nhưng dư luận chung thấy một bên đã nói “sẵn sàng thương lượng không điều kiện”, một bên lại đưa ra nội dung giải pháp. Bất kể thế nào, sự trùng hợp đó là điều thuận lợi để cứu vãn hoà bình ở Việt Nam.
Lập trường bốn điểm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một giải pháp dựa trên Hiệp nghị Genève năm 1954 và Thủ tướng đã nói rõ đây là “cơ sở để giải quyết vấn đề Việt Nam”.
Nhưng các nhà ngoại giao Mỹ và các nhà báo lại phân biệt chi li từ “recornize” (thừa nhận) với từ “accept” (chấp nhận). Nghe nói có nhà ngoại giao giở đủ thứ từ điển để tra cứu bốn điểm của ông Phạm Văn Đồng và điều đó cũng là tất nhiên vì họ phải hiểu ý đồ của Hà Nội về chủ trương, phương pháp. Họ không những chỉ thị cho các sứ quán tìm hiểu mà còn tìm người trung gian trực tiếp hỏi các nhà ngoại giao Hà Nội.
Mỹ vui mừng có một thuận lợi là có sẵn mối quan hệ với J. B. James Blair Seaborn đại sứ Canađa trong Uỷ ban Quốc tế đã hai lần ra Hà Nội thăm dò tình hình và quan điểm. Theo yêu cầu của Bộ ngoại giao Mỹ, ông James Blair Seaborn tới Hà Nội ngày 3 tháng 6 năm 1965.
Lần này ông không được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng như hai lần trước. Ông được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tiếp .
Sau mấy câu lễ tân, James Blair Seaborn đi ngay vào vấn đề:
“Chính phủ Canađa tỏ ra lo ngại đến tình hình nghiêm trọng đang diễn ra ở Việt Nam có liên quan trực tiếp đến tình hình thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ có gửi một bức công hàm mật cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đến nay, Chính phủ Canađa chưa được biết phản ứng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? Chúng tôi rất mong muốn được nói chuyện với Ngài về vấn đề đàm phán thương lượng tìm cơ sở cho một giải pháp hoà bình ở Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng làm người trung gian, tuy nhiệm vụ trung gian nhiều lúc rất bạc bẽo.
Trước khi tôi ở Sài Gòn ra đây, tôi được chỉ thị chuyển một thông điệp miệng của Chính phủ Hoa Kỳ nếu ngài đồng ý, tôi xin đọc...”.
Đến đây, đại sứ dừng lại.
Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh cảm ơn ông đã tỏ sự quan tâm đến tình hình nghiêm trọng ở Việt Nam và nêu rõ nguyên nhân của tình hình là việc Mỹ mở rộng chiến tranh. Bộ trưởng nhấn mạnh: Mỹ đang theo đuổi chính sách “cái gậy và củ cà rốt” và nói tiếp:
“Chắc đại sứ đã rõ nhân dân Việt Nam ở miền Nam và miền Bắc đã trả lời như thế nào đối với chính sách của Mỹ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói rõ lập trường của chúng tôi! Chúng tôi nghĩ rằng với Canađa là một thành viên trong Uỷ ban Quốc tế, chúng tôi mong rằng Ngài làm tròn nhiệm vụ trong Uỷ ban Quốc tế với hết khả năng của mình”.
James Blair Seaborn:
“Trong việc đánh giá tình hình giữa Chính phủ chúng tôi và Chính phủ Ngài có những điều không giống nhau, nhưng Chính phủ chúng tôi luôn thành thật trong khi làm nhiệm vụ Uỷ ban Quốc tế... Tôi đã đọc, đã nghiên cứu và tìm hiểu bốn điểm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vì đấy là sự mở đầu quan trọng. Tôi nghĩ, với ý kiến cá nhân, trong bốn điểm đó có những điểm đáng chú ý. Tôi thấy có nhiều điểm đối phương có thể chấp nhận được nhưng cũng có điểm mà hiện nay Chính phủ Mỹ không sẵn sàng chấp nhận.
Chúng tôi thấy có điều cần được rõ thêm là có phải việc chấp nhận bốn điểm đó là điều kiện tiên quyết để đàm phán hay bốn điểm đó là những vấn đề sẽ đưa ra bàn để giải quyết dần trong quá trình đàm phán?”
Nguyễn Duy Trinh:
“Báo cáo của Chính phủ chúng tôi đã nêu rõ đó là cơ sở để giải quyết vấn đề Việt Nam, nghĩa là vấn đề Việt Nam phải giải quyết bằng cách như vậy.
Nhân dân chúng tôi đang phải chiến đấu để giành các quyền dân tộc cơ bản của mình như Hiệp nghị Genève đã quy định. Bản báo cáo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: Thi hành bốn điểm đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán.
Diễn văn của Tổng thống Johnson ở Baltimore tuy nói thương lượng không điều kiện nhưng thực ra đã đưa ra những điều kiện: Mỹ không từ bỏ xâm lược miền Nam Việt Nam, không thừa nhận nước Việt Nam thống nhất, không thừa nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Đối chiếu với Hiệp nghị Genève, rõ ràng Hiệp nghị Genève đã không được Mỹ để ý đến...
Bốn điểm của chúng tôi là cơ sở để giải quyết vấn đề Việt Nam, thực hiện bốn điểm đó mới trở lại Hiệp nghị Genève”.
James Blair Seaborn:
“Trong bốn điểm có điểm nói Mỹ phải rút quân khỏi Nam Việt Nam. Như vậy là Mỹ phải rút trước khi đàm phán hay là việc Mỹ rút sẽ được thu xếp trong khi đàm phán?”.
Nguyễn Duy Trinh:
“Vấn đề là thái độ của Mỹ đối với tất cả bốn điểm đó như thế nào Đáng tiếc thực tế không phải là Mỹ rút mà Mỹ còn đang tăng số quân ở miền Nam, tăng cường chiến tranh. Nhân dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu và đòi Mỹ cút”.
Bộ trưởng dừng lại.
James Blair Seaborn ngập ngừng:
“Tôi có đem theo đây thông điệp miệng của Chính phủ Hoa Kỳ. Nếu ngài thấy quan điểm của Mỹ đã rõ ràng thì không nhất thiết phải đọc ra đây, nhưng nếu ngài cho phép, tôi xin đọc”.
Nguyễn Duy Trinh:,
“Tôi không phản đối, nếu ngài muốn đọc”.
James Blair Seaborn:
“Chính phủ tôi chỉ thị cho tôi chuyển thông điệp này của Chính phủ Hoa Kỳ tới Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quan điểm của Mỹ trong thông điệp cũng đã được nói với đại diện của Bắc Kinh và Moscow.
Một: Chính phủ Hoa Kỳ biểu lộ quyết tâm trong việc bảo vệ tự do của Việt Nam Cộng hoà. Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp cần thiết như Hoa Kỳ đã giải thích, nếu sự xâm lược của người khác vẫn tiếp tục.
Hai: Diễn văn ngày 7 tháng 4 năm 1965 của tổng thống Johnson và trả lời của Chính phủ Hoa Kỳ đối với lời kêu gọi của mười bảy nước không liên kết xác định một lần nữa là Hoa Kỳ sẵn sàng thương lượng không điều kiện cũng như nói rõ mục đích và hành động tiếp theo của Mỹ để giải quyết hoà bình ở Việt Nam.
Ba: Chính phủ Hoa Kỳ thất vọng thấy những hoạt động ở miền Nam Việt Nam được Hà Nội ủng hộ và điều khiển vẫn tiếp tục không thay đổi mà lại tăng cường. Chính phủ Hoa Kỳ thấy Hà Nội không biểu lộ sự sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi của mười bảy nước không liên kết, trả lời tiêu cực với đề nghị mới đây của Ấn Độ, ngay cả việc coi đó làm cơ sở để đàm phán.
Bốn: Chính phủ Hoa Kỳ đã báo cho Hà Nội ngày 12 tháng 5 năm 1965 là Hoa Kỳ tạm ngừng oanh tạc trong một thời gian nhiều ngày. Tiếc rằng Hà Nội không hưởng ứng dưới bất kỳ hình thức nào. Chính phủ Hoa Kỳ buộc phải cùng với Chính phủ Việt Nam Cộng hoà tiếp tục oanh tạc lại và tiếp tục xét khả năng tìm một giải pháp mà cả hai bên cùng thực hiện được.
Năm: Chính phủ Hoa Kỳ cần phải nói rõ rằng nếu không có những hoạt động, những cuộc đàm phán dẫn tới giải pháp chính trị, Mỹ sẽ có bất cứ biện pháp nào thấy cần thiết để chống lại những hoạt động tấn công được miền Bắc ủng hộ và điều khiển nhằm chống lại Việt Nam Cộng hoà và chống lại những hoạt động của Hoa Kỳ trợ giúp Việt Nam Cộng hoà”.


Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh tỏ ra kiên nhẫn nghe đại sứ trình bày, rồi thong thả nói:
“Nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh trả lại bọn xâm lược Mỹ. Các vấn đề miền Nam Việt Nam phải do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giải quyết. Còn đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… Chúng tôi kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền của chúng tôi, chúng tôi không thể nào nhận được những điều kiện của bọn xâm lược. Ngài cũng vui lòng làm người trung gian truyền đạt tới họ quyết tâm của nhân dân Việt Nam đánh bại sự xâm lược của Mỹ trên đất nước chúng tôi”.
James Blair Seaborn:
“Cám ơn Ngài đã kiên nhẫn vui lòng cho tôi thực hiện chỉ thị của Chính phủ chúng tôi, tuy trong thông điệp đó tôi cũng thấy có điểm không được dễ nghe lắm. Tôi hứa sẽ truyền đạt trung thành những ý kiến của Ngài về Chính phủ tôi để Chính phủ tôi chuyển cho Chính phủ Hoà Kỳ”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Năm 1965, lúc Mỹ ồ ạt đưa quân vào Nam Việt Nam, chẳng mấy người Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam, họ coi đó chuyện đã "khoán" cho chính phủ, chẳng ảnh hưởng đến họ, trừ việc đóng thuế
Tháng 9-1965, Norman Morrison tự thiêu trước Lầu Năm Góc

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,012
Động cơ
538,090 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Xem bóng đá phải có tý bình luận nó mới xôm ,không có nó lại giống kịch câm mất .
Cụ dạy phải. Các cụ phải tập thói quen nhằn sạn khi thưởng thức bữa tối chứ đừng lùng bùng chửi sẽ ko còn ngon miệng. Không thích là next chứ đừng quất lại còm là mắc mưu khiêu khích. Các ông DLV trong nước ăn thù lao 3 củ sức đâu mà đánh đu được với DLV 300$, phỏng ạ. :-bd
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Ở miền Bắc, Mỹ khoanh hai vùng trung tâm Hà Nội, Hải Phòng tạm là khu vực cấm, muốn ném bom phải có lệnh của Tổng thống
Còn lại, máy bay Mỹ chặt đứt tất cả các cây cầu đường bộ và đường sắt trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6 (Châu Yên)... để ngăn chặn tiếp tế từ các nước X.HCN
Đến 29-6-1966, nấc thang được leo cao khi Mỹ ném bom hai kho xăng dầu lớn nhất Bắc Việt Nam
Ba tuần sau, ngày 19-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên chống Mỹ "dù phải mười năm, hai mươi năm hay lâu hơn nữa"...
Kèm theo đó là "Lệnh động viên cục bộ"
Cuộc chiến càng đẩy mạnh, thì thương vong của Mỹ cũng tăng lên, máy bay chở những quan tài về nước, khiến người dân tỉnh ngộ
Chính phủ buộc phải bắt lính, và thế là đụng chạm đến mạng sống của nhiều thanh niên
Phong trào phản đối chiến tranh tăng dần: tụ họp, đốt thẻ quân dịch.... ngày một rầm rộ. Thoạt đầu chính phủ đàn áp và bắt giam, sau cũng chẳng cản nổi nữa vì những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ngày càng to rộng hơn.
Chưa bao giờ nước Mỹ bị chia rẽ như thế
Thêm nữa, từ giữa 1967, Mỹ xây dựng Đài truyền hình Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (AFVN), từ đây những tin tức chiến sự, từ xứ sở xa xôi trước đây chưa ai hình dung ra, thì nay đi thẳng vào buồng ngủ của họ, càng làm cho người Mỹ chán ghét chiến tranh

Đài AFVN












 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Làn sóng chống chiến tranh Việt Nam (1)



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Làn sóng chống chiến tranh Việt Nam (2)




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực








 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Làn sóng chống chiến tranh Việt Nam (3)

Ngoại trưởng (tương lai) John Kerry









 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
272,224 Mã lực
Ở Hà Nội em không rõ như thế nào
Ở Hải Phòng, chia ra hai mức
1) Lệnh Dự báo báo động, đọc trên loa truyền thanh thành phố, rất ngắn gọn
"phía đông nam thành phố đang có máy bay địch hoạt động"
"phía đông bắc thành phố đang có máy bay địch hoạt động"
"máy bay địch cách thành phố 80 km"
"máy bay địch cách thành phố 40 km"
2) Lệnh báo động + còi ủ
"máy bay địch tiến vào thành phố. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, đồng bào xuống ngay hầm hố trú ẩn"
Phát 3 lần điệp khúc này
Hàng ngày, máy bay Mỹ tiến hành ném bom trên toàn lãnh thổ miền Bắc, Máy bay Mỹ ném bom Thanh Hoá, thì vòng lượn của họ gần Ninh Bình, cách Hải Phòng chừng 100 km đường chim bay, ném bom Hải Dương thì đường bay qua sông Văn Úc (chỗ EXIT cao tốc Hà Nội-Hải Phòng ở An Lão, Đường 10), cách Hải Phòng 27 km (2 phút bay)
Nếu cứ báo động thường xuyên rất mất thời gian
Khi thấy nguy cơ nguy hiểm, máy bay đang cách 40 km lao vào thành phố thì Ban chỉ huy phòng không mới phát lệnh, từ lúc phát lệnh đến lúc còi ủ nhiều lúc chỉ còn hơn một phút thành ra khi còi ủ cũng là lúc đạn phòng không nổ rồi (bắn trước) rồi đến tiếng máy bay và bom
Nhanh, thì báo động trước được một phút
Chậm thì khi đạn nổ rồi mới còi ủ
Nhân dân ta thời đó, do sống chết ranh giới mỏng manh, nên cũng ... ít người nhảy xuống hầm
1. Do bẩn
2. Hầm cá nhân ngoài đường (ống cống bi 600 và 660 mm) nước mưa và bùn, cũng có người vét, nhưng đa phần không sạch.
Không có chuyện tranh nhau hầm đâu
Bà già và trẻ con được nhường
Cánh thanh niên và mày râu, đứng nép vào chỗ nào đó,... hên xui
Thêm nữa máy bay Mỹ bị hạn chế đánh vào trung tâm Hà Nội nên dân chúng cũng chủ quan
Sống trong chiến tranh, mới hiểu hết những điều tưởng chừng vô lý
Tự vê thành phố ở bất cứ vị trí nào cũng phải ra đường làm nhiệm vụ, không xuống hầm đâu
Ở nhà máy thì ra vị trí được phân công trước, ở đường phố thì ra đường cùng cán bộ Phường, không có lương lậu, phụ cấp gì đâu
Không như bây giờ, chen nhau đạp nhau tranh mấy đồ khuyến mại đâu cụ ạ
Hết báo động thì lệnh phát ra như sau
"Máy bay địch đã đi xa, sinh hoạt thành phố trở lại bình thường"

Cụ làm cháu nhớ tiếng còi báo động/báo yên trên nóc nhà hát lớn ở Hà Nội quá. Cháu ít tuổi hơn cụ, chỉ đi sơ tán năm 1972. Tháng 12 năm 1972 Mỹ đánh Hà Nội 12 ngày đêm. Khi ấy, cháu đang ở nơi sơ tán với mẹ cháu, còn bố cháu ở lại Hà Nội. Nó đánh Hà Nội từ 18-23/12 thì nghỉ lễ Nô en. Mẹ cháu tưởng nó không đánh nữa, xin đi nhờ xe tải cho cháu về chơi với bố cháu. Ai ngờ ngày 26/12 nó đánh trở lại, dữ dội hơn. Và thế là cháu biết thế nào là B52.

Nhà cháu ở chỗ cung Văn hóa Hữu Nghị bây giờ, hồi trước gọi là khu Nhà hát nhân dân, trước nữa (thời Pháp thuộc) gọi là khu Đấu xảo. Ban đầu là tiếng còi báo động. Bố cháu cho mẹ con cháu xuống hầm tăng xê (ống cống phi 600 - 650), không quên đội cho cháu cái mũ sắt (cháu thấy rất nặng vì khi ấy cháu còn bé quá), rồi đậy nắp hầm lại. Còn bố cháu chạy xuống hầm trú ẩn rất kiên cố xây từ thời Pháp dưới sân khấu và khán đài ngoài trời của nhà hát nhân dân. Một lát sau thì có tiếng ầm ì từ phái xa. Cuối cùng là một thứ tiếng động trầm, nặng, và rất lớn ù ù khắp tứ phía - tiếng của mấy đàn máy bay B52. Cả không gian chỉ có cái tiếng ù ù, ầm ì rất lớn đó, nó át hết các âm thanh khác (cháu không hề nghe thấy tiếng nổ của pháo cao xạ hay tiếng bom). Được một lát thì tiếng B52 chợt tắt vụt, không gian đột ngột tĩnh lặng trở lại. Một lúc sau là tiếng còi báo yên. Mẹ con cháu phải chờ một lúc đợi bố cháu kéo nắp hầm cá nhân (khá nặng) ra để trèo lên. Cháu lại theo mẹ cháu ra bể nước rửa chân để lên giường đi ngủ. Cháu chưa kịp ngủ thì lại có tiếng còi báo động, lại xuống hầm, tiêng B52 rồi còi báo yên lại lên rửa chân để đi ngủ rồi lại còi báo động. Cháu nhớ mang mang máng là đêm hôm ấy xuống hầm cá nhân 3 lần.

Cuối cùng cháu cũng được đi ngủ. Hôm sau mẹ cháu cho cháu dậy sớm và tức tốc đi nhờ xe com măng ca về nơi sơ tán ngay. Chiều hôm ấy, bố cháu cũng được lệnh rời khỏi Hà Nội vì Mỹ nó đánh dữ quá (hồi ấy, bố cháu đã là cán bộ trung cấp rồi).

Cháu không bao giờ quên cái đêm hôm ấy. Và cái mà còn đọng lại đến giờ là sự bình thản đến lạ lùng của dân quân Hà Nội khi đó. Nó hoàn toàn không phải là sự quá khích do nhồi sọ và chắc chắn không có nỗi sợ hãi trong đó, mặc dù mọi người đều biểu lộ sự lo lắng nhưng niềm tin thì vẫn còn nguyên. Sau này trưởng thành, cháu mới ngộ ra, cái sự bình thản đến lạ lùng ấy là một trong những nhân tố quyết định buộc người Mỹ phải chùn bước và thoái lui.

Cháu nhớ, đến khoảng những năm đầu thập kỷ 1980, còi báo động/báo yên trên nóc nhà hát lớn Hà Nội vẫn ủ vào chính ngọ. Hồi đấy Hà Nội vẫn còn bé tý và còn thanh vắng nên ở khu vực nào trong nội thành vẫn có thể nghe rõ mồm một. Thậm chí sau này nhà cháu chuyển ra cách xa hồ Gươm khoảng hơn 4km thỉnh thoảng vẫn nghe được tiếng đồng hồ nóc nhà bưu điện Bờ Hồ báo 18h vào những hôm gió thuận chiều!

Cảm ơn cụ Ngao nhiều nhiều!

P/S: cháu vô duyên, vô cùng xin lỗi cụ Ngao và các cụ trong này vì đã ngắt ngang các post của cụ!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực
Làn sóng chống chiến tranh Việt Nam (4)
Ngày 4-5-1970, Vệ binh Quốc gia nổ súng bắn vào sinh viên Đại học Kent biểu tình giết chết 4 sinh viên và làm bị thương 9 người khác
Một sự kiện ô nhục của chính phủ Hoa Kỳ







 

chuongphenh

Xe máy
Biển số
OF-84883
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
86
Động cơ
410,960 Mã lực
Nơi ở
Hyundai Lê Văn Lương
Cụ làm cháu nhớ tiếng còi báo động/báo yên trên nóc nhà hát lớn ở Hà Nội quá. Cháu ít tuổi hơn cụ, chỉ đi sơ tán năm 1972. Tháng 12 năm 1972 Mỹ đánh Hà Nội 12 ngày đêm. Khi ấy, cháu đang ở nơi sơ tán với mẹ cháu, còn bố cháu ở lại Hà Nội. Nó đánh Hà Nội từ 18-23/12 thì nghỉ lễ Nô en. Mẹ cháu tưởng nó không đánh nữa, xin đi nhờ xe tải cho cháu về chơi với bố cháu. Ai ngờ ngày 26/12 nó đánh trở lại, dữ dội hơn. Và thế là cháu biết thế nào là B52.

Nhà cháu ở chỗ cung Văn hóa Hữu Nghị bây giờ, hồi trước gọi là khu Nhà hát nhân dân, trước nữa (thời Pháp thuộc) gọi là khu Đấu xảo. Ban đầu là tiếng còi báo động. Bố cháu cho mẹ con cháu xuống hầm tăng xê (ống cống phi 600 - 650), không quên đôi cho cháu cái mũ sắt (cháu thấy rất nặng vì khi ấy cháu còn bé quá), rồi đậy nắp hầm lại. Còn bố cháu chạy xuống hầm trú ẩn rất kiên cố xây từ thời Pháp dưới sân khấu và khán đài ngoài trời của nhà hát nhân dân. Một lát sau thì có tiếng ầm ì từ phái xa. Cuối cùng là một thứ tiếng động trầm, nặng, và rất lớn ù ù khắp tứ phía - tiếng của mấy đàn máy bay B52. Cả không gian chỉ có cái tiếng ù ù, ầm ì rất lớn đó, nó át hết các âm thanh khác (cháu không hề nghe thấy tiếng nổ của pháo cao xa hay tiếng bom nổ). Được một lát thì tiếng B52 chợt tắt vụt. Một lúc sau là tiếng còi báo yên. Mẹ con cháu phải chờ một lúc đợi bợi bố cháu kéo nắp hầm cá nhân (khá nặng) ra để trèo lên. Cháu lại theo mẹ cháu ra bể nước rửa chân để lên giường đi ngủ. Cháu chưa kịp ngủ thì lại có tiếng còi báo động, lại xuống hầm, tiêng B52 rồi còi báo yên lại lên rửa chân để đi ngủ rồi lại còi báo động. Cháu nhớ mang mang máng là đêm hôm ấy xuống hầm cá nhân 3 lần.

Cuối cùng cháu cũng được đi ngủ. Hôm sau mẹ cháu cho cháu dậy sớm và tức tốc đi nhờ xe com măng ca về nơi sơ tán ngay. Chiều hôm ấy, bố cháu cũng được lệnh rời khỏi Hà Nội vì Mỹ nó đánh dữ quá (hồi ấy, bố cháu đã là cán bộ trung cấp rồi).

Cháu không bao giờ quên cái đêm hôm ấy. Và cái mà còn đọng lại đến giờ là sự bình thản đến lạ lùng của dân quân Hà Nội khi đó. Nó hoàn toàn không phải là sự quá khích do nhồi sọ và chắc chắn không có nỗi sợ hãi trong đó, mặc dù mọi người đều biểu lộ sự lo lắng nhưng niềm tin thì vẫn còn nguyên. Sau này trưởng thành, cháu mới ngộ ra, cái sự bình thản đến lạ lùng ấy là một trong những nhân tố quyết định buộc người Mỹ phải chùn bước và thoái lui.

Cháu nhớ, đến khoảng những năm đầu thập kỷ 1980, còi báo động/báo yên trên nóc nhà hát lớn Hà Nội vẫn ủ vào chính ngọ. Hồi đấy Hà Nội vẫn còn bé tý và còn thanh vắng nên ở khu vực nào trong nội thành vẫn có thể nghe rõ mồm một. Thậm chí sau này nhà cháu chuyển ra cách xa hồ Gươm khoảng hơn 4km thỉnh thoảng vẫn nghe được tiếng đồng hồ báo 6 giờ chiều ở nóc nhà bưu điện Bờ Hồ vào những hôm gió thuận chiều!

Cảm ơn cụ Ngao nhiều nhiều!
Kỷ niệm không bao h quên được cụ ạ. Những năm tháng ấy :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực








 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,493
Động cơ
1,116,325 Mã lực




 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top