[Thảo luận] Vinfast: Vài nhận định từ góc độ đầu tư

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,816
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc bài của chủ thớt, em lại nhớ đến anh VINAXUKI. Nhà máy Vinaxuki đóng ở Bỉm Sơn Thanh Hoá. Vì em đi qua đấy suốt, tuần 2_3lần.
Bác Huyên Vinaxuki mắc sai lầm là dựa vào Trung quốc khi làm xe.

Vinfast dường như mắc sai lầm ở chiều ngược lại là dựa vào Đức khi làm xe.

Một đằng là không đủ tầm, một đằng là quá tầm.
 

hoangdong1269

Xe tăng
Biển số
OF-6877
Ngày cấp bằng
9/7/07
Số km
1,204
Động cơ
550,413 Mã lực
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Carl Rock ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Cụ cứ để ý. Những người thành công rực rỡ trên một lĩnh vực , ngành nghế nào đó thì họ thường áp nguyên mô hình cũ của họ vào lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề mới.
Bởi vì họ đã thành công và họ tin sẽ thành công. Đặc điểm của họ có thể nhận ra là: Anh Vượng, nhỏ hơn là anh Vũ, nhỏ hơn nữa thì có nhiều anh luôn thích mọi người gọi mình là chủ tịch và luôn là người ban ơn cho mọi người.
 

LoiNhuDon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-485458
Ngày cấp bằng
23/1/17
Số km
1,063
Động cơ
201,320 Mã lực
Tuổi
44
Đối tác liên doanh sản xuất khung vỏ với VF rút rồi. Chẳng biết là anh ấy đẩy ra hay họ tự rút nữa. Em thấy đây là thông tin xấu.

Cụ là người làm ở VinFast hay AAPICO mà có thông tin này vậy ?
 

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,678
Động cơ
448,309 Mã lực

Phonglantrang

Xe buýt
Biển số
OF-190032
Ngày cấp bằng
16/4/13
Số km
944
Động cơ
26,504 Mã lực
Nơi ở
Trăng và sao
Tôi không nói Vin chết không kịp ngáp, mà chỉ là rất không lạc quan vì VF đang mắc những sai lầm chiến lược.

Các sai lầm chiến lược này thứ nhất là rất khó sửa chữa, thứ hai là sẽ làm VF lỗ dài dài mà không có đường ra.

Việc lấy tiền từ nguồn khác đầu tư bổ sung vào VF nó chỉ là kiểu uống rượu giải khát, càng uống càng khát.

Cách duy nhất để giải quyết là hợp lý hóa thiết kế, giảm chi phí, hạ giá xe để tăng số lượng bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với phong cách của anh Vượng và quy mô đầu tư ban đầu quá lớn của VF.

Đây là một thế cục rất khoai cần có một dàn chuyên gia sản xuất và tài chính cực kỳ cao tay mà tôi không thấy ở VF lúc này.
Bài viết của cụ và các trả lời sau rất hay, rất đúng về mọi quy luật đằut thông thường và cách tư duy thông thường của mọi nhà đầu tư được đào tạo bài bản.
Giờ em thử đặt cách tư duy khác thông thường rồi cụ phán tiếp nhé:
1. Tại sao VG đầu từ vào ô tô, 1 ngành đỏi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, hàm lượng chất xám.... mà hầu hết doanh nghiệp nội địa ko thể làm được: vì đây là nhiệm vụ chánh trệ. VG đã kiếm được quá nhiều ở nội địa từ BĐS mà hầu như ko tạo ra nhiều giá trị ( chủ yếu từ chênh lệch địa tô và tư bảm thân hữu) hay nói cách khác là hút máu VN. Như vậy việc trả lại cho xã hội 1 phần tài sản kiếm được âu cũng là điều chấp nhận đc.
2. Tại sao VG lại đầu tư quy mô lớn như vậy, ko giống tư duy thông thường ( đầu tư tối thiểu để có giá thành sản phẩm thấp nhất): Việc này có 2 yếu tố
- tất nhiên là do đẳng cấp vin, thuơng hiệu vin nên cái gì cũng phải nhất
- lý do này theo e sẽ quan trong hơn: cụ có để ý hiện tại từ Trường Hải đến Thành Công lắp ráp rất nhiều thương hiệu khác nhau với số lượng sản phẩm ra thị trường rất lớn nhưng họ ko có nhà máy hàn dập, nhà máy động cơ.... và vẫn phải nhập những chi tiết đó mà cụ biết nhập ở đâu ko? - Khựa đấy ạ. Mai kia tất cả việc hàn, dập, gia công các chi tiết này sẽ do các nhà máy của Vin đảm nhiệm ( phù hợp với công xuất thiết kế)
- Đối với việc dịch chuyển các nhà máy gia công khỏi TQ (ko bao gồm sx ô tô) thì VN cũng sẽ là điểm đến lý tưởng nên việc chuẩn bị mặt bằng với vị trí đắc địa như vậy đối bới VG là con gà đẻ trứng vàng (
Ko đầu tư lớn hỏi có xin đc nhiều đất như vậy ko).
Với các lý do trên việc bỏ ra 1,5 củ Trum liệu có phải là việc nên làm?????.
E mà có tiền e cũng làm. Tư duy phải khác người thì mới làm đc chuyện lớn, e nghĩ là như vậy
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Bài viết của cụ và các trả lời sau rất hay, rất đúng về mọi quy luật đằut thông thường và cách tư duy thông thường của mọi nhà đầu tư được đào tạo bài bản.
Giờ em thử đặt cách tư duy khác thông thường rồi cụ phán tiếp nhé:
1. Tại sao VG đầu từ vào ô tô, 1 ngành đỏi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, hàm lượng chất xám.... mà hầu hết doanh nghiệp nội địa ko thể làm được: vì đây là nhiệm vụ chánh trệ. VG đã kiếm được quá nhiều ở nội địa từ BĐS mà hầu như ko tạo ra nhiều giá trị ( chủ yếu từ chênh lệch địa tô và tư bảm thân hữu) hay nói cách khác là hút máu VN. Như vậy việc trả lại cho xã hội 1 phần tài sản kiếm được âu cũng là điều chấp nhận đc.
2. Tại sao VG lại đầu tư quy mô lớn như vậy, ko giống tư duy thông thường ( đầu tư tối thiểu để có giá thành sản phẩm thấp nhất): Việc này có 2 yếu tố
- tất nhiên là do đẳng cấp vin, thuơng hiệu vin nên cái gì cũng phải nhất
- lý do này theo e sẽ quan trong hơn: cụ có để ý hiện tại từ Trường Hải đến Thành Công lắp ráp rất nhiều thương hiệu khác nhau với số lượng sản phẩm ra thị trường rất lớn nhưng họ ko có nhà máy hàn dập, nhà máy động cơ.... và vẫn phải nhập những chi tiết đó mà cụ biết nhập ở đâu ko? - Khựa đấy ạ. Mai kia tất cả việc hàn, dập, gia công các chi tiết này sẽ do các nhà máy của Vin đảm nhiệm ( phù hợp với công xuất thiết kế)
- Đối với việc dịch chuyển các nhà máy gia công khỏi TQ (ko bao gồm sx ô tô) thì VN cũng sẽ là điểm đến lý tưởng nên việc chuẩn bị mặt bằng với vị trí đắc địa như vậy đối bới VG là con gà đẻ trứng vàng (
Ko đầu tư lớn hỏi có xin đc nhiều đất như vậy ko).
Với các lý do trên việc bỏ ra 1,5 củ Trum liệu có phải là việc nên làm?????.
E mà có tiền e cũng làm. Tư duy phải khác người thì mới làm đc chuyện lớn, e nghĩ là như vậy
Cái "nhiệm vụ chánh chị" là do các cụ nói. Chứ làm gì có thằng nào bảo đâu? Vô Va đã từng bảo với Mr Hùng: có tiền thì phải đầu tư, mà hắn rà soát 1 lượt thấy chỉ còn mỗi ngành ô tô là có tiềm năng hơn cả nên mới đổ tiền vào đấy. Còn mấy ông "chánh chị" em thấy toàn "theo voi hít bã mía" thì có. Toàn theo Vô Va để vỗ tay kể thành tích đấy thây. Từ anh gì Con Con ở HN cho tới mấy ông chủ tịch tĩnh phải lobby mới gặp được Vô Va mời về đầu tư hay sao mà.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,941
Động cơ
246,533 Mã lực
Tuổi
51
Theo ý kiến cá nhân của em, VG đã có chiến lược và ngách đi khác rồi, ví dụ cho thuê, bán cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, chạy xe dịch vụ...
Sẽ sớm có những văn bản, quy định để hạn chế các bên khách như Grap, Be... để rộng đường cho VG vào
Tóm lại theo em nghĩ là anh Vượng chắc tính cả rồi, cân đo đong đếm chán mới làm
Em nghe nói Vinfast phải làm rất gấp, nên anh Vova ko thể nào có đủ thời gian tính toán đâu bác ạ.
 

phamhungbs

Xe điện
Biển số
OF-77059
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
3,677
Động cơ
465,719 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Đống Đa
Đọc bài của chủ thớt, em lại nhớ đến anh VINAXUKI. Nhà máy Vinaxuki đóng ở Bỉm Sơn Thanh Hoá. Vì em đi qua đấy suốt, tuần 2_3lần.
Chỗ cụ nói là nhà máy của Veam cụ ah, vẫn hoạt động; còn của Vinaxuki thì vào tận Hậu Lộc và đã xóa sổ rồi.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,941
Động cơ
246,533 Mã lực
Tuổi
51
Tổng tiền đầu tư vào VF khoảng 70.000 tỷ. Nếu khấu hao cho 3.500.000 xe thì mỗi con xe gánh 20.000.000 đồng( Hai mươi triệu) khấu hao đầu tư, cũng đâu có nhiều. Cơ bản là anh ấy đã nói là có thể chấp nhận không khấu hao, coi như lấy tiền từ BĐS để mua 1 nhà máy và khấu hao =0 rồi đấy thôi.
Em nghe anh bạn người Nhật bên Toyota nói là thị trường VN tất tần tật mỗi năm tiêu thụ có 120 nghìn xe. Tính ra con số 3 triệu rưỡi xe của bác là 30 năm đấy ạ.
 

Phonglantrang

Xe buýt
Biển số
OF-190032
Ngày cấp bằng
16/4/13
Số km
944
Động cơ
26,504 Mã lực
Nơi ở
Trăng và sao
Cái "nhiệm vụ chánh chị" là do các cụ nói. Chứ làm gì có thằng nào bảo đâu? Vô Va đã từng bảo với Mr Hùng: có tiền thì phải đầu tư, mà hắn rà soát 1 lượt thấy chỉ còn mỗi ngành ô tô là có tiềm năng hơn cả nên mới đổ tiền vào đấy. Còn mấy ông "chánh chị" em thấy toàn "theo voi hít bã mía" thì có. Toàn theo Vô Va để vỗ tay kể thành tích đấy thây. Từ anh gì Con Con ở HN cho tới mấy ông chủ tịch tĩnh phải lobby mới gặp được Vô Va mời về đầu tư hay sao mà.
Vâng tất nhiên là không ai nói ra mồm là tao làm cái này cái kia là vì cái lọ cái chai... nhưng ko là vì cái đó liệu có công ty nào có thể xin được cả 1 núi ưu đãi đủ các kiểu ko? Và sau đây sẽ còn nhiều ưu đãi nữa.
Tất nhiên khi nó đã thàn hình thành dáng rồi thì tội gì mà không " theo voi hít bã mía" hả cụ. Ko nhẽ đứng nhìn thằng khác nó hít?
Sau này khi vê hưu, mối khi nhắc lại có quyền tự hào mà khoe với con cháu" đấy nhiệm kỳ của tau làm được cái lọ cái chai" có phải ngon ko ạ?
 

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,678
Động cơ
448,309 Mã lực

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,941
Động cơ
246,533 Mã lực
Tuổi
51
Tôi không nói Vin chết không kịp ngáp, mà chỉ là rất không lạc quan vì VF đang mắc những sai lầm chiến lược.

Các sai lầm chiến lược này thứ nhất là rất khó sửa chữa, thứ hai là sẽ làm VF lỗ dài dài mà không có đường ra.

Việc lấy tiền từ nguồn khác đầu tư bổ sung vào VF nó chỉ là kiểu uống rượu giải khát, càng uống càng khát.

Cách duy nhất để giải quyết là hợp lý hóa thiết kế, giảm chi phí, hạ giá xe để tăng số lượng bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với phong cách của anh Vượng và quy mô đầu tư ban đầu quá lớn của VF.

Đây là một thế cục rất khoai cần có một dàn chuyên gia sản xuất và tài chính cực kỳ cao tay mà tôi không thấy ở VF lúc này.
Kinh nghiệm của em là " người có danh tiếng thì nhiều nhưng người giỏi thì ko có bao nhiêu ".
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
7,621
Động cơ
542,689 Mã lực
Em chả có gì chém nhưng đọc thấy tư duy của người viết bài này chỉ ngang ngang với thằng buôn thúng bán mẹt như em, chả lẽ anh V và đội ngũ hùng hậu ko bằng thế. :))
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Em nghe anh bạn người Nhật bên Toyota nói là thị trường VN tất tần tật mỗi năm tiêu thụ có 120 nghìn xe. Tính ra con số 3 triệu rưỡi xe của bác là 30 năm đấy ạ.
Cần quái gì ông Nhật nào, cụ google là ra cả đống kết quả tiêu thụ xe, tính đến từng chiếc từng hãng luôn ấy chứ.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,076
Động cơ
81,467 Mã lực
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Carl Rock ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Phản biện lại cụ chủ tý vì thấy cụ đầy kinh nghiệm trong sx.
1. Trc nay ngành Sx của Việt nam luôn lụp xụp với mái lá, nhà tranh vì vậy A Vin với vai trò đầu tầu muốn đi cửa trên muốn mua cái dây truyền xịn nhất về chơi, và muốn cái xịn nhất nên anh mới ra hai mẫu Lux, thứ nhất để thử dây truyền, thứ 2 để chứng tỏ xe Vinfast ko thu kém bất kỳ hãng xe nào về chất lượng. Ở đây a ý tận dụng lợi thế người đi sau, cái mà Các DN và dân Việt rất kém khi nghĩ nội địa nhật tốt hơn đồ mới.
2.Với dòng xe thứ 3. (Fadil): sau khi mua lại hệ thống cửa hàng GM, hệ thống đại lý trc đây sống nhờ spark và bán tải... sau khi Vin mua lại hàng xe nhỏ ko có đại lý lay lắt, các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách gạ chuyển đổi, nên anh phải lâp dòng A, và ko muốn thương hiệu của mình bị quy vào thấp cấp nên anh chọn động cơ 1.4 và hàng loạt option vào, đẩy giá xe lên cao, rất tiếc do vội nên anh lấy nguyên bộ vỏ của karl rock (spark A400) nên nhỏ và thiết kế ngoại thất khá xấu (vì là xe mỹ). Lại bị tâm lý dìm hàng của người viêt, Nên chưa chiếm đc thị trường. Sắp tới có vài mẫu mới ra chắc sẽ cải thiện nhiều.
Em chỉ thấy cái sai là anh đầu tư công xuất lớn quá cho giai đoạn 1 (chắc bị bọn bán hàng bơm). Vì trong lúc loay hoai chọn mẫu xe, thì cái công xuất 250.000 quá dư thừa, cá nhân em nhận định chỉ nên đầu tư ở mức <100.000. Với mức hiện đại hoá tương tự. Có thể anh tính bài khác mà mình chưa đủ tầm nhận ra, chứ ít nhất 5-7 năm sau anh mới đạt sản lượng 100.000 nếu đi đúng hướng.


Đối tác liên doanh sản xuất khung vỏ với VF rút rồi. Chẳng biết là anh ấy đẩy ra hay họ tự rút nữa. Em thấy đây là thông tin xấu.

Cụ là người làm ở VinFast hay AAPICO mà có thông tin này vậy ?
Sự rút này là bình thường mà cụ, Vin cam kết các đối tác liên doanh có thể bán lại cổ phần bất cứ khi nào, a ý muốn lợi dụng kinh nghiệm sx của họ để đầu tư nhà máy, thay vì tự đầu tư.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,655
Động cơ
626,076 Mã lực
Cũng chỉ là lý thuyết thôi, thực tế sẽ có câu trả lời chính xác.
 

Ali chemist

Xe hơi
Biển số
OF-8118
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
176
Động cơ
538,134 Mã lực
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Carl Rock ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
1 sai lầm nữa của anh Vova là cách làm marketing chửi rủa thậm tệ người quan tâm có ý kiến khác mình.

Vova nuôi 1 đám ong ve hùng hậu để sẵn sàng bật, vùi dập, chửi bới mạt sát cá nhân bất cứ ai có ý nghi ngờ Vinh phát.

Đây là cách làm tự sát.
1. Đám ong ve kia cầm tiền để khen anh nhưng chúng nó ko mua xe của anh
2. Đám có ý định mua (hoặc quan tâm) khi đặt câu hỏi thì bị chửi ngay => đ éo mua nữa
3. Đám đứng ngoài quan sát thấy đội chó giữ nhà Vinh phát hung dữ quá => sợ

Thế thì anh định bán hàng cho ai đây? :))
Kết hợp của những sai lầm này nên VF sẽ tiêu của anh Vova 1 khoản kha khá mà nếu dứt ra sớm có khi lại tốt hơn cho Vin
 

húp sùm sụp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-609954
Ngày cấp bằng
16/1/19
Số km
1,964
Động cơ
140,110 Mã lực
Cụ chủ viết dài quá, Vin nô nó lại vào hiến đá cho cụ xây nhà “đừng dạy tỏi phú tiêu xiền”. Mở cùng lúc nhiều lĩnh vực lĩnh vực nào cũng chỉ là tay mơ thì biểu hiện hồi quang phản chiếu rõ ra rồi. Thời gian không biết nói dối, chỉ biết trả lời.
Bác chủ thớt tuy chưa nhiều tiền bằng anh Vượn nhưng tiền của bác ý cũng đủ sức đập vỡ mồm bọn mang tiền ra làm lý do khinh người :)
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Carl Rock ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Cụ có lý!

BDS ko bán đc giữ lại đầu cơ vẫn tăng giá tại VN do 2 yếu tố là nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và VND mất giá cũng nhanh. Còn ô tô tốt nhất là ko có hàng tồn kho. Một dòng xe tốt giá rẻ với PK nhỏ thôi, với PK cỡ 0.8-1 chấm và đánh mạnh vào phân khúc này chiếm lấy số đông khách hàng chuyển đổi từ xe 2 bánh hợp lý hơn.

Tuy nhiên Vin có thể điều chỉnh chiến lược chưa muộn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top