Con đường đi của thị giá VFS trong 4 ngày giao dịch vừa qua khá giống với cách mà bác Vượng bán xe ICE, cũng khá giống với tính cách "thật nhanh" của bác Vượng.
- Đầu tiên là niêm yết giá xe ICE thật cao, sau đó giá thật sự mà người mua phải trả, giảm rất nhiều bằng voucher, tạo ra cảm giác xe đã rẻ đi. Tương tự như vậy, ngay trong ngày đầu niêm yết, VFS được đẩy giá lên rất cao (~ $38), sau đó VFS rơi tự do xuống mức $12 ~ $16, tạo ra cảm giác giá cổ phiếu VFS đã "rẻ" đi rất nhiều.
- Thay vì cần thời gian vài tháng để tăng gấp 2 -3 lần (pump and jump) như những cổ phiếu khác, VFS chỉ cần 4 ngày giao dịch (khá giống với tính cách "thật nhanh" của bác Vượng).
(Lưu ý: đây chỉ là cảm nhận sự giống nhau giữa đường đi của thị giá VFS và cách mà bác Vượng bán xe ICE, không hề có bất kỳ sự ám chỉ nào cho rằng bác Vượng đã tác động đến thị giá VFS trong những ngày qua).
Bác Vượng đang rất cần tiền để nuôi VFS và dưới đây là những cách có thể thu được tiền:
(1) Nhặt bạc lẻ: có tin đồn cho rằng bác Vượng có thể bán ngay cổ phiếu VFS mà bác đang sở hữu, thay vì phải chờ 180 ngày. Tin đồn không có bằng chứng xác thực, nhưng khá logic với thực tế thị giá VFS đã được đẩy lên rất cao, rồi rơi xuống mức có thể kích thích nhà đầu tư nhỏ lẻ chấp nhận mua vào vì cảm giác VFS đã "rẻ đi". Khi những nhà đầu tư nhỏ chấp nhận mua vào, bác Vượng có thể từ từ bán ra cổ phiếu VFS để thu về tiền lẻ.
(2) Nhặt bạc chẵn: phát hành trái phiếu 3-0 cho các cá nhân và các tổ chức (đợt phát hành thứ nhất là 4.000 tỷ VND, trong tổng số 10.000 tỷ).
(3) Nhặt bạc lớn: phát hành thêm cổ phiếu VFS và bán cho những nhà đầu tư lớn (đã có cam kết của Gotion mua vào 15 triệu cổ phiếu giá $10), muốn thu hút được tiền của những nhà đầu tư lớn thì VFS phải bán được số lượng xe EV như kế hoạch dự kiến (hoặc hơn dự kiến).
Vậy một nhà đầu tư nhỏ, làm thế nào để kiếm tiền từ VFS?
(3) Cách này thì không được rồi, vì không đủ tư cách tham gia.
(2) Cách này thì không nên vì rủi ro rất lớn.
(1) Cách này có thể được, nhưng tiềm ẩn rủi ro như sau:
(1a) Nếu bác Vượng coi VFS là "gà đẻ trứng vàng" và nuôi nó để lấy trứng hàng ngày (bán dần cổ phiếu VFS hàng ngày ở mức giá hợp lý). Muốn nuôi được "gà đẻ trứng vàng" thì phải thu được tiền từ phát hành trái phiếu 3-0 và thu được tiền từ phát hành thêm cổ phiếu VFS cho những nhà đầu tư lớn.
(1b) Nếu bác Vượng rơi vào tình thế phải giết "gà đẻ trứng vàng" (nếu không thành công trong việc phát hành trái phiếu 3-0 và không thu được tiền từ phát hành thêm cổ phiếu VFS cho những nhà đầu tư lớn), khi đó có thể xảy ra khả năng cổ phiếu VFS bị bác Vượng bán ra ồ ạt, thị giá VFS có thể rơi xuống rất sâu, rơi tới mức "giá trị thật" của VFS ("giá trị thật" này, chỉ mình bác Vượng mới biết được).
Trong tương lai gần, rất khó để dự đoán được trong hai tình huống (1a) và (1b), tình huống nào sẽ xảy ra. Đầu mối khả thi nhất để căn cứ vào đó mà dự đoán là kết quả của việc phát hành đợt 1 giá trị 4000 tỷ VND của trái phiếu 3-0 (kết quả sơ bộ có thể có trong tháng Mười năm 2023).
Nhà đầu tư nhỏ nên chờ đến tháng Mười năm 2023, khi đã có kết quả sơ bộ của đợt 1 phát hành trái phiếu 3-0, khi đó tham gia đầu tư vào VFS, rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều so với hiện nay. Chúc mọi người đầu tư thành công!!!