Xe Vinfast là chủ đề khá nóng trong mấy tuần gần đây. E thì rất ủng hộ xe VN. Nh cũng như trường hợp của Bphone, e nghĩ cần tg để kiểm chứng chất lượng, dịch vụ và tâm huyết của Vingroup
Làm xe kiểu bỏ tiền mua công nghệ và thiết kế thì đổ tiền là làm được. Tuy nhiên để kinh doanh ô tô thì ngoài việc bán còn phải dịch vụ sau bán hàng nữa. Ở VN ngoài Toyota thì chưa có hãng lớn nào có dịch vụ hơn được. Đó là lí do xe Toy tại VN dù khá dở so với bản TG. Nhưng lại bán rất chạy và dễ thanh khoản.
Thực tế là tại Đna thì chỉ có Malay đang có 02 hãng xe nội địa rất thành công. Họ xuất phát từ nước chuyên gia công sau đó tiến tới cho ra đời các hãng xe phục vụ trong nước. Công thức thành công là bảo hộ của chính phủ + xe công nghệ Nhật bền bỉ + giá siêu rẻ. Cho đến nay hai hãng xe này chiếm 50% thị phần tại Malay và xuất đi hơn 20 nước trên TG. Nhưng lại bỏ ngỏ hoàn toàn phân khúc cao cấp cho các hãng xe nước ngoài
Xe Vinfast sau khi bỏ tiền mua thiết kế, công nghệ, hệ thống phân phối coi như đã xong bước đầu tiên để bắt đầu bán xe. Điều mình quan tâm là chất lượng xe khi lắp ráp hàng loạt, dịch vụ sau bán hàng của hãng và tâm huyết của ng làm sẽ thế nào
Đầu tiên là chất lượng xe. Đây là cái quan trọng nhất và cũng mất nhiều tg để khẳng định nhất. Nếu lấy mẫu Innova của Toyota để kiểm chứng chất lượng của 1 mẫu xe thành công. Thì tức là cần ít nhất 8-10 năm để một chiếc xe thương hiệu Toyota cực mạnh, giá tốt, bền bỉ, tiết kiệm chứng tỏ được giá trị sử dụng. Tức là Vinfast cũng cần ít nhất 10 năm để tạo được niềm tin về chất lượng của xe do mình sx.
Chất lượng thì ok rồi tiếp đó là dịch vụ sau bán hàng. Mình đánh giá đây là yếu tố chiếm đến 50% sự thành công của 1 thương hiệu tại VN. Ko ai nhọc sức kiếm tiền lại muốn mua 1 cái xe mà lăn tăn về chế độ bảo dưỡng, bảo hành, thay phụ kiện khó khăn cả. Thực tế Mitsubishi, Nissan, Chevrolet, Ford...đều có những chiếc xe rất rất tốt. Tuy nhiên phần nhiều ko thành công xuất phát từ hệ thống dịch vụ sau bán hàng ko nổi trội bằng Toyota, Honda hay thậm chí là các hãng xe Hàn Quốc.
Cuối cùng là tâm huyết của người bán, ở đây là tập đoàn Vingroup. Rõ ràng bỏ tiền ra mua thiết kế, công nghệ để sớm có xe là rất dễ. Bỏ thêm tiền để mua cơ sở vật chất cho việc lắp ráp, hệ thống bán hàng, pr quảng cáo cũng ko khó. Cái khó tiếp theo sẽ là mở rộng hệ thống dịch vụ sau bán hàng. Cái nè sẽ cần cực kì nhiều tiền và tg đầu tư rất dài (10 năm?). Mở hệ thống dịch vụ là đầu tư rất nhiều về nhân lực, vật lực, kĩ thuật. Khả năng tg đầu sẽ chỉ ở những tp lớn như HN, SG, ĐN. Mỗi năm qua đi, tình hình kinh doanh sẽ quyết định đến chi phí đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Vinfast tg đầu chắc chắn sẽ lỗ nhiều do tâm lý ng dân dè dặt. Sẽ có số lượng được bán nhất định. Vinfast cần chấp nhận lỗ để phục vụ trong ít nhất 10 năm để thị trường bắt đầu dần chấp nhận xe Vinfast là 1 sản phẩm chất lượng, hệ thống dịch vụ tốt, tính thanh khoản. 1 thập kỷ sẽ rất nhiều thay đổi và chứng minh sự tâm huyết của Vinfast
Ở đây mình lại phân tích một chút về xe Vinfast. Rõ ràng việc định hướng sản phẩm cao cấp là việc của các chuyên gia, mình ko bàn đến. Mà đã là xe cao cấp thì dù công nghệ Nhật, Đức, Mỹ hay Hàn đều có 1 điểm chung là rất khó sữa chữa, chi phí đắt đỏ. Giá cả và dịch vụ sẽ là trở ngại lớn đối với ng tiêu dùng. Tại 1 thị trường đã quen với việc mang xe ra Gara ngoài để giảm bớt chi phí như ở VN thì việc phải mang xe vào hãng để nhận chi phí cao rõ ràng là khó tiếp cận. Người mua xe sẽ phải tính toán rất cẩn trọng trước khi quyết định xuống tiền. Chưa kể sự mất giá rất nhanh do chưa tạo được hiệu ứng thị trường sẽ càng khiến các thế hệ sau khó bật lên. Sự tiếp cận dè dặt của ng dùng sẽ là khó khăn rất lớn cho Vingroup có thể tiếp tục kêu gọi đầu tư vào hệ thống dịch vụ.
Trở lại với 02 hãng xe nội địa Malay. Với bệ phóng là nền công nghiệp lắp ráp phát triển, chính phủ bảo hộ giúp cho giá xe rất thấp. Việc dùng công nghệ Nhật và định hướng giá rẻ là nước đi hợp lý. Giá rẻ sẽ giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, máy móc Nhật phổ biến, bền bỉ và dễ sửa chữa hơn máy Đức Mỹ.
Chính vì vậy xe Vinfast có thể rất có tiềm năng. Nhưng cá nhân mình sẽ chờ đợi đánh giá của thị trường.