- Biển số
- OF-596094
- Ngày cấp bằng
- 25/10/18
- Số km
- 787
- Động cơ
- 136,581 Mã lực
Pin chỉ là 1 mặt của vấn đề, mặt còn lại là ô nhiễm do sản xuất ĐIỆN.Dùng pin là dùng hóa chất nói chung là không ổn.
Theo cháu giải pháp cơ bản nhất là chạy dây điện dưới tất cả các con đường. Ô tô điện lấy điện từ đó (dạng không dây) ra rồi chạy. Đường nào chưa chạy dây điện được thì vẫn kiểu truyền thống.
Nước ngoài nó chưa phổ cập xe ĐIỆN được là do bài toán chưa có ĐIỆN sạch để chạy xe thì chạy xe động cơ xăng dầu còn sạch môi trường hơn. Cụ đọc post so sánh của em ở trang 6 nhé.
coolpix8700 Policeman bàn phải dựa trên kế hoạch thực tế. Đây là kế hoạch xây dựng nhà máy điện than, trong đó 14 nhà máy nhỏ sắp được xây dựng ở Đồng bằng sông cửu long, nào có cái gì là điện mặt trời mà tưởng tượng?
Trong 23,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam 8 tháng qua, có gần 5 tỷ USD dành cho các dự án nhiệt điện than theo hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao).
Về phát triển nhiệt điện theo hình thức BOT, hiện Việt Nam đã có khá nhiều dự án nhiệt điện được đăng ký đầu tư, xây dựng và vận hành theo hình thức BOT, trong đó có Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 2; Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1,2 và 3... cùng một số dự án nhiệt điện Duyên hải.
Theo quy hoạch phát triển điện quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (gọi tắt là Tổng sơ đồ điện VII) nguồn phát điện cấp mới sẽ đưa vào vận hành là khoảng 90.000 MW, trong đó có khoảng 22.000 MW là thuộc các dự án BOT.
Điều đáng nói các dự án đầu tư theo hình thức BOT nói trên chủ yếu là nhiệt điện chạy than (than nhập hoặc than khai thác trong nước) với giá bán điện ưu đãi, thấp hơn so với giá bán của các loại điện tái tạo khác như điện gió, điện mặt trời.
Trong Tổng sơ đồ điện VII được bổ sung và sửa đổi tháng 3/2016, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ lệ nguồn cấp điện lớn. Năm 2020 tổng công suất điện than chiếm 49,3% điện sản xuất; năm 2025 là khoảng 55% và năm 2030 là khoảng 53,2%. Cơ cấu điện phụ thuộc khá lớn vào nhiệt điện chạy than vì có sự bổ sung của các dự án nhiệt điện than theo hình thức BOT có quy mô nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này gây áp lực nhập lượng than lớn để đáp ứng nhiên liệu cho các nhà máy.
Trong khi đó, nhiệt điện than hiện bị đánh giá gây ô nhiễm môi trường cao, phát thải gây hiệu ứng nhà kính, công nghệ cũ, hiệu năng thấp và khiến nhập khẩu than nhiều, không gia tăng hiệu quả sử dụng so với điện tái tạo.