[Funland] Việt Thanh chiến dịch - Nguyễn Duy Chính

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Chương V: đại lễ phong vương (tiếp theo)

PHẦN II: PHÁI ĐOÀN THÀNH LÂM

Thủ tục phong vương như thế nào?

Nhà Thanh là triều đại lễ nghi phức tạp hơn hết trong lịch sử Trung Hoa. Mọi sinh hoạt đều được qui định rất chi tiết nên chúng ta có thể hiểu được nhiều ẩn dấu nội bộ khi quan sát cặn kẽ từ bên ngoài. Sự phân biệt về màu sắc, y phục, hay những vật dụng nho nhỏ tưởng như đồ trang sức thực ra đều có ý nghĩa riêng. Thứ tự trong danh sách ban thưởng hay sắp đặt chỗ ngồi trên bàn tiệc phản ảnh rõ rệt vị thế và uy vọng của từng người. Ngay cả cách dùng chữ, cách xưng hô cũng được qui định rất chặt chẽ. Vua Ung Chính đã từng khiển trách một viên quan người Hán vì tự xưng “nô tài” là danh hiệu chỉ người Mãn mới được dùng. Vua Quang Trung trước khi được phong vương chỉ dám nhận là “tiểu phiên” chứ không dám xưng ‘thần” và nhà Thanh cũng chỉ gọi ông là “quốc trưởng” chứ không gọi là “quốc vương”.

Theo Lễ Chí (禮志), phần Phiên Quốc Lễ (藩國禮) trong chương Tân Lễ (賓禮) thì “[…] Từ khi quốc gia kiến tạo đến nay, cả đức lẫn uy đều lan rộng, thanh giáo tràn tới nên không đâu là không đến triều đình … chiếu theo sách cũ cũng đều coi như nhau.” Cũng theo Phiên Quốc Lễ, Thanh triều qui định rằng việc sách phong cho phiên thuộc thì sẽ sai đại thần mang “ tín ước”(信约) sang, khi [sứ thần] đến biên giới của nước đó sẽ kiểm tra (验视) tín ước cùng chức danh của đại thần phụng sai cùng nghi lễ sách phong phi báo cho thủ lãnh [quốc trưởng] nước đó. Quốc trưởng nước kia sẽ ra tới nơi cách năm dặm, xuống ngựa quì ở bên phải đường đi, đợi khi chế sách đi qua sẽ cưỡi ngựa tuỳ hành.

Sứ thần cùng đi đến phủ đệ của thủ lãnh kia, bày hương án, sứ thần bưng chế sắc để trên hương án, thủ lãnh làm lễ tam quị cửu khấu [ba lần quì, chín lần rập đầu], nghi độc quan [viên quan được chỉ định đọc tờ sắc] sẽ đọc tờ chế phong, thủ lãnh kia lại làm lễ tam quị cửu khấu lần nữa, sau đó quay qua cùng sứ thần hai người làm lễ nhị quị lục khấu [hai lần quì, sáu lần rập đầu], ấy là hoàn tất nghi thức sách phong.

Cũng trong sách này, việc sách phong cho hai nước Lưu Cầu, An Nam được chép như sau:

Định chế đời Sùng Đức [1636-1643], một khi ngoại bang qui thuận thì đều ban sách phong tích tước vị để khi có điều gì tâu lên được dùng niên hiệu Đại Thanh. Nếu nước triều cống không có người nối ngôi thì phải sai bồi thần sang xin phép thiên triều, khi đó bộ Lễ sẽ tâu lên để sai một chánh, một phó sứ mang cờ tiết sang phong vương. Được đặc biệt ban cho triều phục nhất phẩm có thêu kỳ lân để chuyến đi thêm long trọng.

Đến ngày đi, bộ Công sẽ cấp cho kỳ trượng (旗仗 –cờ và các món binh khí trang sức), bộ Binh cấp cho thừa truyền (乘传 –xe dành riêng cho người đi xa), phong sứ sẽ đến bộ Lễ, một viên quan thuộc Nghi Chế Ty sẽ cầm cờ tiết, một người cầm chiếu sắc trao cho quan lớn của bộ [Lễ] để trao lại cho chánh , phó sứ quì nhận lấy, đứng lên. Hai người đi ra thay chinh y, ngồi xe lên đường. Khi đến cảnh giới nước kia thì kẻ biên lại nước ấy đã chuẩn bị xe ngựa phu dịch sẵn sàng, những nơi nào phải đi ngang qua đều có viên chức quì đón cùng bồi thần của người được nối ngôi nghinh tiếp, làm lễ tam quị cửu khấu, sứ giả sẽ đáp lại nhất quị tam khấu, sau đó mới vào trong quán. Sau khi đã trần thiết các loại cờ tiết long đình rồi, mọi người hành lễ theo nghi thức, ai đến yết kiến sứ thần thì khấu đầu ba lần, sứ thần không phải đáp lễ.

Đến ngày làm lễ phong vương, nhà vua đem bồi thần đến quán, làm lễ [kiến diện] xong, vua về trước. Khi rước long đình đi thì có cờ quạt và nhạc công đi đầu, phong sứ đi theo sau. Vào trong cửa bày ra ở chính giữa, sứ giả và người đi theo xuống ngựa. Chánh sứ cầm cờ tiết, phó sứ bưng chiếu sắc, vào trong điện để lên trên án, lui ra đứng ở bên cạnh phía đông.

Nhà vua dẫn trăm quan đứng quay mặt về hướng bắc làm lễ tam quị cửu khấu, đứng lên đi đến vị trí phong vương rồi quì xuống. Phó sứ bưng chiếu thư giao cho tuyên độc quan (viên quan đọc chiếu). Đọc xong, nhà vua hành lễ, làm như lúc trước sau đó ra khỏi điện. Sứ giả đi ra, các quan quì tiễn rồi đãi tiệc ở công quán. Khi sứ giả trở về triều, nhà vua soạn biểu văn cùng các phương vật sai bồi thần đến cửa quan tạ ơn.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Chính vì những qui định chặt chẽ như thế, chúng ta có thể nhận ra một số chi tiết không đúng cách khiến cho quan lại nước ta đặt thành nghi vấn chẳng hạn sứ giả không phải do hoàng đế chỉ định [qua sự đề nghị của bộ Lễ và sự sắp xếp của bộ Công, bộ Binh] trong khi Thành Lâm lại đi từ Quảng Đông, không đem theo sắc thư, bảo tỉ mà mang ngự thi, đặc dụ …

Thoạt đầu, Phúc Khang An cử Thành Lâm, một viên ngoại lang đang đi thanh tra và chờ bổ nhiệm coi một đạo [đơn vị nhỏ hơn tỉnh] là người Mãn Châu duy nhất có mặt tại địa phương đem tờ đặc dụ và bài ngự thi sang cho vua Quang Trung. Có lẽ cũng nhận ra rằng nếu tổ chức rềnh rang như ý muốn của vua Càn Long [cho một sứ bộ sang báo tin và thanh tra các dịch trạm, công quán trước rồi một phái đoàn phong vương sang sau] thì Phúc Khang An phải chờ cho Nguyễn Quang Hiển về đến Quảng Tây rồi sẽ cùng sang An Nam làm lễ. Việc hai sứ đoàn không những gây tốn kém, khó nhọc lại mất thì giờ và thêm phức tạp nên sau đó chính Phúc Khang An đã ngầm tâu lên để gộp lại làm một gây quan ngại cho nước ta đã đành mà còn khó khăn trong việc tổ chức nghi lễ.

Chúng ta không biết quyết định thay đổi đó xảy ra lúc nào – có lẽ trong khoảng cuối tháng Tám và chi tiết [nếu có] cũng nằm trong những tấu triệp mật viết bằng Mãn văn chúng tôi chưa được tham khảo. Cũng vì sự thay đổi gấp rút và nhiều vấn đề chưa giải quyết thoả đáng nên Phúc Khang An phải gửi riêng một đặc sứ [tổng quản] đi cùng với phái đoàn để bàn luận về việc Nguyễn Quang Bình sang chúc thọ vua Càn Long.

Chính vì có sự lấn cấn và phải trì hoãn ngoài ý muốn nên Thành Lâm đến Quảng Tây từ tháng Bảy nhưng phải đến tháng Chín mới làm lễ mở cửa đi sang nước ta còn triều đình Quang Trung thì chưa thấy Nguyễn Quang Hiển trở về nên cũng nghi ngại khi một thủ tục dạo đầu nay trở thành lễ phong vương mà lại không có sắc ấn.

Do đó, vua Quang Trung tuy đã thụ phong từ ngày 15 tháng Mười nhưng đến tháng Chạp thì ấn và sắc mới về đến Thăng Long nên các tờ biểu gửi lên vua Càn Long cũng phải chờ đến sau lễ khai ấn đầu năm Canh Tuất mới chính thức áp triện An Nam quốc vương.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
ĐẶC DỤ

Tờ đặc dụ của vua Càn Long [mà Thành Lâm mang sang cùng với bài thơ ngự chế] nguyên văn ghi lại trong KDANKL (quyển XXII) như sau:

Dịch nghĩa

Theo như Hiệp Biện đại học sĩ tước công là tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An tâu lên thì trong biểu tạ ân ngươi đã giãi bày thành thực mọi điều. Trẫm phê duyệt biểu văn thấy lời lẽ khẩn khoản, lại xin được sang năm tiến kinh nhập cận chúc thọ, ân cần tha thiết, thực là cung cẩn. Những cống vật mà ngươi mang tới trẫm đã gửi dụ ra lệnh thu nhận để toại lòng dâng tiến những món quà nhỏ mọn của ngươi.

Trong biểu cũng xin được gia ân vượt mức ban cho phong hiệu để có danh phận cưu tập tiểu bang. Nước An Nam trước đây Lê Duy Kỳ tầm thường kém cỏi không có tài năng nên trời ghét bỏ, quốc tộ cáo chung. Ngươi hiện đã hối tội đầu thành, sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển mang biểu chiêm cận, cầu xin khẩn thiết đến mấy lần.

Trẫm thuận theo trời mà làm, có phế có hưng điều gì cũng đều đại công chí chính. Trước đây vốn định rằng đợi sang năm khi ngươi thân hành khấu cận sẽ thưởng cho tước vương. Thế nhưng khi xem những điều ngươi viết trong biểu, là lúc mới tạo bang nên cần được vinh sủng của thiên triều mới có thể giá ngự được dân chúng.

Lại nghĩ nước ngươi vừa trải qua nhiều cơn binh lửa, dân chúng chưa an cư tập hợp, nếu không được phong hiệu của thiên triều, thì e rằng gọi không có người thưa, tình hình quả như thế, ngươi đã cứ thực mà trình bày, không vẽ vời chút nào, trẫm rất là khen ngợi.

Vả lại bậc vương giả chia đất nhưng không chia dân, An Nam tuy ở nơi viêm hoang xa xôi nhưng cũng đều là con đỏ của trẫm cả, trung ngoại cũng đều như nhau. Ngươi phải dựa vàoân sủng của thiên triều mới có thể vỗ về sắp đặt để cho dân gian trong nước ai nấy an ninh làm ăn, đó là thâm nguyện của trẫm vậy.

Vì thế nay giáng ân luân, phong ngươi làm An Nam quốc vương để có danh hiệu mà cai trị vỗ về, lại đích thân làm một bài thơ ban cho ngươi để làm quốc bảo truyền đời. Từ nay mỗi khi trình tiến biểu từ cùng hành văn trong nước đều chuẩn cho viết theo danh hiệu quốc vương. Còn việc phát cấp ấn tín, sắc thư, hiện trẫm đã giao cho các nha môn soạn văn đúc triện, đợi cháu ngươi Nguyễn Quang Hiển đến kinh, giao cho đem về.

Về việc các đề trấn đại viên của thiên triều, bỏ mình trong khi lâm trận, trong nước ngươi đã lập miếu thờ cúng đủ biết đã hối tội sợ hãi nên xin quan hàm húy hiệu, trẫm cũng đã sắc cho bộ ban phát sau. Vậy ngươi hãy chăm lo kính sợ, giữ phận phiên phong để mãi mãi thừa hưởng ân quyến.

Ðặc dụ.

NGỰ THI

Bài thơ ngự chế do chính vua Càn Long viết để ban cho vua Quang Trung như sau:

Dịch nghĩa

Ba phen dụng binh không phải là chuyện tốt lành,

Năm ngoái đem quân sang nước Nam cũng chỉ để chinh phạt.

Không nề lấy lại nước cho nhà Lê nhưng nhà Lê thiếu đức,

Giao lại cho nhà Nguyễn (Tây Sơn) vì đã thành tâm qui phục.

Cố gắng giữ gìn đừng để rơi vào tay họ khác,

Truyền cho con cháu giốc lòng phụng nhà Thanh.

May mắn được tắm gội ơn trời cho lâu dài,

Ngày ngày phải kính cẩn như bưng bát nước đầy.

Trong dịp bệ kiến ở Nhiệt Hà, Vũ Huy Tấn đã hoạ bài thơ này được nhà vua khen ngợi và thưởng cho một hộp mười cây bút Khuê Tảo Long Chương [奎藻龍章].

Dịch nghĩa

Đời thánh nhân lấy y thường thay cho binh giáp,

Hàng phục bằng lời nói chính đáng chứ không phải bằng chinh phạt.

Chưa từng lấy một tấc đất để thay việc triều cống,

Sớm đem gánh nặng thiên tử để xét cho dạ chí thành.

Như xưa kia nước ở góc bể cũng cho phụ vào,

Thì hôm nay phên dậu cũng thuộc nhà Thanh.

Ơn to lớn biết rằng không có thể đáp đền được,

Đạo tôi con tin tưởng lâu dài chẳng khác gì chum đầy.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
PHÀN III

Sự chuẩn bị của nước ta

Sơ lược về giao thiệp với Trung Hoa


Nước ta là nước nhỏ ở cạnh một nước lớn thường xuyên bị xâm lấn nên trong việc đối xử với Trung Hoa luôn luôn phải nhún nhường nhưng lúc nào cũng thận trọng cảnh giác. Nhờ vị trí địa lý cách bức với lục địa bằng những dãy núi hiểm trở, lại thêm tính khí quật cường nên sau hàng nghìn năm nội thuộc ông cha ta vẫn giành lại được quyền tự chủ. Phan Huy Chú chép trong LTHCLC, quyển XLVI, mục Bang Giao Chí như sau:

Nước Việt ta có cả cõi đất phía nam mà thông hiếu với Trung-hoa, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoài thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế. Cho nên lễ sách phong, lễ cống sính, việc bang giao các đời đều xem là quan trọng. Kỳ gian thể lệ có khinh có trọng, có giản có phiền, trước sau hoặc có khác nhau, không thể không cho biết rõ.

Khi mới được độc lập, vua nước ta đời Đinh, Lê chỉ được phong là Giao chỉ quận vương, cuối đời Lý mới được phong An Nam quốc vương.

Năm Thiên-cảm-chí-bảo thứ 2 [1175] (ngang với năm Thuần-hy thứ 2 nhà Tống), nhà Tống phong vua làm An-nam quốc vương. Bấy giờ sứ nước ta tự xa đến sính, vua Tống rất vui lòng, lại cho là vua được phong nối ngôi đã lâu ngày, biệt đãi bằng lễ khác thường, bèn chiếu cho các quan bàn bạc điển cố về việc cho tên nước mà tâu lên. [Vua Tống] đặc cách cho tên là An-nam quốc, ban ấn vàng quốc vương. Nước ta xưng là An-nam bắt đầu từ đấy.

Khi nhà Tống sắp sửa diệt vong, nhà Nguyên đang mạnh, không đợi nước ta cầu xin, cả hai triều đình nhà Tống và nhà Nguyên đều cho người sang phong cho vua Trần Thánh Tông làm An-nam quốc vương. Phan Huy Chú nhận định rằng:

Các vua nhà Trần được nhường ngôi, chưa từng cầu phong ở Trung-quốc. Nhân-tông được lập, nhà Nguyên thường cho sứ sang trách là không xin mệnh mà tự lập, dụ vào chầu, nhưng Nhân-tông không nghe, cho nên Nguyên Thái-tổ chứa giận đã lâu, bèn muốn sinh sự. Năm ấy [tức là năm Trùng-hưng thứ 2,1286] muốn đưa Trần Ích Tắc về nước không được, mới đem quân xâm lược, nhưng rốt cuộc bị thua. Vì nhà Nguyên rất bất bình với nhà Trần, cho nên về sau dù có sính sứ đi lại, mà lễ sách phong suốt đời nhà Nguyên không thi hành nữa.

Khi nhà Minh mới lập, vua Trần Dụ Tông sai sứ sang Trung Hoa, sau đó Minh Thái Tổ cho thị độc học sĩ Trương Dĩ Ninh và điển tịch Ngưu Lượng sang phong cho vua Trần làm An Nam quốc vương, ban cho quả ấn bằng bạc mạ vàng, núm hình lạc đà nhưng sứ giả chưa đến thì nghe tin vua Dụ Tông mất nên lại trở về.

Sang đời Lê, sau khi đánh đuổi được giặc Minh, Lê Lợi giả lập Trần Cảo làm vua dâng biểu cầu phong, nhà Minh không thuận nên lại phải gửi thư trần tình và xin nạp người vàng thế thân. Vua Minh bằng lòng sai Lý Kỳ mang chiếu dụ và sắc phong Trần Cảo làm An Nam quốc vương.

Sau khi Trần Cảo qua đời [1428], Lê Lợi trình rằng con cháu nhà Trần không còn ai để xin phong vương nhưng mãi đến 3 năm sau [1431] mới được nhà Minh mang ấn sang cho “quyền thự An Nam quốc sự” nghĩa là chỉ tạm thời trông coi việc nước mà thôi. Phan Huy Chú nhận xét:

Buổi đầu nhà Lê, sau khi đã bình giặc Ngô, chưa tiện nói rõ cầu phong, bấy giờ phải quyền nghi cho xong việc, cho nên trước hết giả lập con cháu họ Trần, dùng lời nói dịu dàng mềm dẻo để nhà Minh thôi việc binh mà nhận việc hoà hiếu. Đến khi Trần Cảo đã chết mới lại một phen bày tỏ, nói rõ cầu phong, thế mà vua Minh hãy còn lần lữa chưa cho trải ba năm mà mới cho tạm quyền việc nước, chưa chính thức phong vương vị. Như thế cũng đủ thấy sự thể bấy giờ là khó.

Năm 1434, vua Lê Thái Tông sai sứ sang báo tang vua Thái Tổ nhưng nhà Minh cũng vẫn chỉ phong cho vua Lê làm “quyền thự quốc sự”. Đến năm 1443, sau khi vua Thái Tông mất, nhà Minh khi đó mới chính thức phong cho vua Lê Nhân Tông làm An Nam quốc vương. Từ đó về sau các vua nhà Lê đều được phong làm quốc vương.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, truyền đến đời cháu là Mạc Phúc Hải, năm Gia Tĩnh 19 (1540) nhà Minh thuận cho đầu phục nhưng không phong vương mà chỉ cho làm An Nam đô thống sứ, đổi nước ta thành đô thống sứ ti coi như một phần đất nội thuộc. Đô thống sứ ti là chức vụ ngang hàng tòng nhị phẩm nhưng được thế tập, ấn bằng bạc. Mạc Đăng Dung phải dâng cho nhà Minh bốn động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc về Khâm Châu và bảy châu Quảng Lăng và các trại Hồng Y và những nơi phụ cận thuộc về Vân Nam cùng đúc người vàng thế mạng. Trong tờ chiếu của vua Minh Thế Tông có đoạn như sau:

[…] Đất An-nam nhà ngươi, ở cõi Nam xa, đời đời chức cống, nhưng gần đây không đến triều cống, trẫm đã xét ra duyên do tội đó là ở ông ngươi là Đăng Dung, cho nên đã phái quan sang khám xét và đánh dẹp. Vì ông ngươi đã biết ăn năn sửa lỗi, dâng biểu xin hàng, nhận tội tự tiện truyền nối, xin hiến đất và dân, để tuỳ lệnh triều đình phân xử. Thượng thư Mao Bá-ôn tâu báo, Binh bộ đã họp bàn và đề thỉnh nói rằng ông ngươi là Đăng Dung đã biết sợ oai xin hàng và thực tình đợi tội. Trẫm trên thể theo đức hiếu sinh của thượng đế, dưới thuận theo tình muốn yên của nhân dân, tha cho hết cả mọi tội, nhưng bỏ quốc hiệu và tước vương, cho chức Đô thống sứ, và ấn bạc nha môn tòng nhị phẩm để theo chính sóc và giữ triều cống, con cháu được nối đời giữ đất

Tới năm Vạn Lịch 25 (1597) khi vua Lê Thế Tông đã dẹp được nhà Mạc mới sai Phùng Khắc Khoan sang xin phong vương, biện bạch mãi nhưng cũng chỉ được phong làm An Nam đô thống sứ, ban cho ấn bạc mang về nước. Trải qua các đời vua Thế Tông, Kính Tông, Thần Tông đều chỉ được ban cho chức Đô thống sứ. Mãi đến năm 1647, khi nhà Minh bị quân Thanh đánh bại phải chạy về Vân Nam, cần nương cậy vào nước ta thì mới phong cho vua Lê Chân Tông làm An Nam quốc vương rồi sau đó lại phong cho chúa Trịnh Tráng làm An Nam phó quốc vương đại nguyên soái tổng quốc chính Thanh vương. Phan Huy Chú nhận xét rằng:

Nhà Lê buổi đầu trung hưng cầu phong vương luôn luôn mà nhà Minh chưa cho. Đến đây nhà Minh đã phong quốc vương, lại có mệnh phong phó quốc vương và phụ chính vương cho Trịnh, sứ giả sách phong sang luôn không ngớt, so với trước thực khác hẳn. Đó là bởi bấy giờ nhà Minh phải chạy về phương Nam, sự thế cùng quẫn, muốn cầu cứu ở nước ta, sớm chiều mong mỏi, cho nên ân mệnh ban nhiều, không ngại gì phiền nhảm. Nay cứ đọc tờ cáo sách cũng có thể tưởng tượng biết được tình trạng đó, mà vận hội thịnh suy của nhà Minh, cũng thực đáng than.

Khi nhà Thanh lấy được trung nguyên, đời Thanh Thuận Trị có đưa sắc thư sang dụ nước ta nạp ấn sắc nhà Minh ban cho nhưng lúc ấy vua Lê mới được nhà Minh phong vương nên không nhận. Khi nhà Minh hoàn toàn bị diệt, nước ta mới đem giao nạp ấn cũ và được vua Khang Hi sai bảng nhãn Trình Phương Triều và hoàng giáp Trương Dịch Bí sang phong cho vua Huyền Tông làm An Nam quốc vương, ban cho ấn bạc mạ vàng, làm lễ ở kinh đô (1667).

Năm Quí Hợi (1683), vua Khang Hi sai Ô Hắc và Chu Xán sang phong cho vua Hi Tông làm An Nam quốc vương, lại ban cho bốn chữ ngự bút đại tự “Trung Hiếu Thủ Bang” (忠孝守邦) để ban khen.

Lễ nghi nước ta tuy cũng có tham bác điển lệ nhà Thanh để hai bên không lệch nhau nhưng có qui định riêng cho đúng thể thống. Nhà Thanh đặt trọng tâm vào việc phải đón rước bất cứ những gì được ban cho như chính hoàng đế ở trước mặt nên phải làm lễ “tam quị cửu khấu” là lễ triều kiến nhà vua. Ngoài ra, mỗi hành động, mỗi giai đoạn đều có qui luật sao cho đúng với điển lệ không thể sai sót. Dưới triều Lê hai bên đã tranh biện nhiều lần về thể thức, có khi tranh cãi đến hàng tháng vẫn chưa đi đến thoả hiệp.

Về việc này sử Trung Hoa chép:

Vua Càn Long nghe thế rất khó chịu nói rằng:An Nam nhiều đời là thuộc quốc, mỗi khi gặp sứ thần của triều đình đến sách phong thì phải tuân theo lễ ba quì chín rập đầu, có điều vua nước kia quen thói nước nhỏ kiến thức thô lậu … là ngoại phiên không biết thể chế, vậy bộ thần [quan bộ Lễ] phải dự bị mà bảo cho biết trước để về sau khi có việc sách phong cho An Nam thì đem điển lễ phải làm gì, cái nào trước cái nào sau nghi tiết quì lạy cho chánh phó sứ biết để mãi mãi từ nay tuân hành.”
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Nghi lễ triều Tây Sơn

Trước khi cử phái đoàn sang nước ta, quan nhà Thanh gửi thư hỏi thủ tục nghi lễ nước ta thế nào, và triều đình Tây Sơn trả lời như sau:

Trước đây chúng tôi có nhận được trát sức cho bản quốc tra chiếu điển lễ sách phong và chương trình đón tiếp các loại sự nghi gửi triệp bẩm lên để đưa tới đài chế hiến tra xét.

Theo như thế chúng tôi kê cứu rõ ràng. Điển cố bản quốc từ khi binh lửa về sau không còn gì nữa. Duy có năm Tân Tị (Càn Long 26, 1761), khâm phụng sắc phong cho vua Lê trước đây là Duy Đoan thì điển lễ còn có thể khảo được 1, 2 phần…

Năm Nhâm Ngọ Càn Long 27 (1762), vua Thanh sai sứ thần là Đức Bảo và Cố Nhữ Tu sang sách phong cho Lê Duy Đoan (tức vua Hiển Tông) làm An Nam quốc vương. Nước ta xin được làm lễ “ngũ bái sự thiên” (năm vái thờ thiên tử) để thay cho lễ tam quị cửu khấu nhưng sứ nhà Thanh không đồng ý.

Nguyên từ năm Canh Thân (1740), Trịnh Doanh ép vua Ý Tông truyền ngôi cho cháu là vua Hiển Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng nhưng đến năm Kỷ Mão (1759), thượng hoàng Ý Tông mất mới sai Trần Huy Mật và Lê Quí Đôn sang tiến cống và cáo ai để xin phong vương cho vua Hiển Tông. Thành thử khi được phong vương thì vua Lê đã lên ngôi hơn 20 năm rồi.

Tính đến năm Kỷ Dậu (1789), tài liệu này là điển lệ gần nhất được dùng làm nghi thức tham chiếu và chuẩn bị cho nghi lễ phong vương cho vua Quang Trung. Tuy mấy tháng trước đây, Tôn Sĩ Nghị có làm lễ phong vương cho vua Chiêu Thống nhưng chỉ làm cho có lệ để báo cáo về triều đình nên không theo điển cũ.

Theo như thế, điển lễ nước ta mỗi kỳ lại thay đổi nên Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích phải soạn thành chương trình mới để gửi lên cho Phúc Khang An. Chúng ta cũng có thể đoán được đại lễ phong vương soạn minh bạch và ghi lại chi tiết trên giấy trắng mực đen trong Đại Việt Quốc Thư là do hai ông Phan, Ngô đã châm chước những tài liệu cũ mà biên soạn cho đầy đủ. Việc này cũng cho chúng ta biết điển lễ được biên chép cho rành mạch thành nguyên tắc là từ đời Tây Sơn, sau đó đời Nguyễn kế thừa di sản này qua công trình của hai họ Phan Huy, Ngô Thì. Vì nước ta là thuộc quốc, việc ghi chép chú trọng vào đón tiếp cung ứng sao cho phải đạo, còn nghi lễ thường phải tuỳ thuộc vào sứ thần và đòi hỏi của Trung Hoa như GS Hoàng Xuân Hãn nhận xét.

Sứ thần Trung Hoa sang phong vương khi trở về đều ghi lại chi tiết và hành trình để tâu lên vua Thanh, nước ta cũng có khi tường thuật nhưng không mấy tỏ tường, thường nặng về tranh biện ngoại giao và thơ văn xướng hoạ. Dựa theo điển lệ và những công văn còn lưu lại, việc phong vương năm Kỷ Dậu đánh dấu một thịnh sự của nước ta.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Lễ phong vương cho vua Quang Trung

Phân phối và điều động nhân sự


Chính vì đặt nặng vấn đề tiếp đón nên nhiều trọng điểm ngoại giao không được quan tâm, hậu nhân khó có thể biết được lập luận của người xưa như thế nào về những việc hai bên không đồng ý. Điều may mắn cho người nghiên cứu là chính Phan Huy Ích lại trông coi việc giao thiệp với nhà Thanh đầu triều Nguyễn vốn căn cứ vào các cuộc tiếp sứ đời Lê, đời Tây Sơn nên chúng ta có thể dựng lại khá rõ ràng về tổ chức mặc dầu không nhiều về sự kiện. Cứ như các công văn qua lại trong Đại Việt Quốc Thư chúng ta biết được việc phân phối nhân sự đại lược như sau:

TRUNG ƯƠNG

Trong khi tiến hành đại lễ phong vương, vua Quang Trung tuy có qua lại giữa các trung tâm Phú Xuân, Nghệ An và Thăng Long nhưng phần lớn ông lưu ngụ tại Nghệ An là kinh đô mới chọn và đang xúc tiến việc xây dựng thành quách, cung điện. Khi mới lên ngôi, vua Quang Trung có sử dụng một số văn quan đóng vai trò cố vấn trong đó Nguyễn Thiếp chuyên về phong thuỷ, đạo thuật liên quan đến kiến trúc tân đô ở Nghệ An, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích lo việc từ hàn giao thiệp với Trung Hoa ở Thăng Long còn Trần Văn Kỷ lo việc nội trị và hành chánh chủ yếu ở Phú Xuân.

Trước đây, GS Hoàng Xuân Hãn – dựa trên vài lời khen ngợi trong một số văn thư – có khuynh hướng cho rằng Nguyễn Thiếp là cố vấn cho vua Quang Trung về sách lược [một mẫu hình quân sư trong tiểu thuyết chương hồi], nhưng cũng chỉ là suy đoán, không có chứng cớ gì rõ rệt. Xét trên tài liệu còn để lại, Nguyễn Thiếp không hẳn đã thân cận hơn Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Vũ Huy Tấn … nên những gì đề cao xem ra chỉ là những văn sức ngoại giao thường thấy trong thư từ ngày trước.

Theo sử triều Nguyễn và nhiều chi tiết trong gia phả họ Phan, vua Quang Trung uỷ nhiệm toàn quyền về liên lạc với nhà Thanh và điều động nhân sự trong đại lễ phong vương cho hai ông Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích. Đại Việt Quốc Thư cũng còn một lá thư Ngô Văn Sở gửi cho Ngô Thì Nhậm bằng chữ nôm như sau:

Đại đô đốc Chấn Quận Công kính gửi đến Lại Bộ Tả Thị Lang Tinh Phái Hầu được rõ:

Từ khi thiểm chức về triều phụng thị, những việc lo liệu cho sứ thần nội địa, thư từ qua lại và những điều hiền hầu khải bẩm thì thiểm chức đã diện tấu hoàng thượng ngự lãm rồi.

Hoàng thượng lại ban lời hiền hầu, vì thiểm chức còn đương chầu chực nên riêng việc lo liệu cho sứ thần nội địa thì trông vào hiền hầu cả.

Vậy phải kính sửa giấy trát lấy đức liệu tình, như rầy [từ nay] việc nội địa có thư từ đưa sang, hiền hầu phải cho hết sức, khéo ở từ mệnh, cần kinh thì kinh, cần quyền thì quyền. Làm sao xong việc nước thời hiền hầu liệu lý cho thập phần ổn thoả, rồi sớm muộn độ một hai tháng, thiểm chức cũng ra đó cùng lo quốc sự.

Quan san vạn dặm, tâm sự bán tiên, nay có mấy lời.

Quang Trung năm thứ hai, ngày mười bảy tháng Bảy.

Theo phối hợp hàng ngang, Ngô Thì Nhậm ở lại Thăng Long lo chuẩn bị nghi lễ ở Lễ Bộ Đường trong kinh thành và trạm đón khách ở Kiên Nghĩa Đình ở bờ sông Nhĩ Hà [còn gọi là Phú Lương giang]. Phan Huy Ích lo liệu việc tiếp đón phái đoàn Thành Lâm ở Nam Quan rồi cùng đi từ Lạng Sơn về kinh đô. Về hàng võ, tại Thăng Long có đại tư mã Ngô Văn Sở (tước Chấn Quận Công), nội hầu Phan Văn Lân (tước Mưu Lược Hầu) cung ứng nhân sự, vệ sĩ và binh mã.

Trong dịp này, triều đình Quang Trung cũng lập riêng một bộ lấy tên lả Sách Phong Bộ (Đại Việt Quốc Thư, tr. 226), một dạng cơ quan đặc nhiệm nhằm phối hợp và điều động văn võ các cấp từ trung ương đến địa phương để lo công việc này từ lúc chuẩn bị cho đến khi hoàn tất. Theo các văn thư trong Đại Việt Quốc Thư thì hai người được coi như chủ trì là Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm mặc dù sau này vua Quang Trung có sai Nguyễn Quang Thuỳ thay mặt quốc vương ra Thăng Long đón các sứ thần thì tuy là người đứng đầu mọi sự nhưng chỉ trên danh nghĩa.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Tháng Tám năm đó, trung thư tỉnh lại Nguyễn Chí gửi văn thư cho các huyện Cẩm Giang, Đường An, Đường Hào triệu tập các quan văn võ cựu triều như Nguyễn Đình Huấn, Nguyễn Đình Bưu, Ngô Trọng Cẩn, Nguyễn Thực Uyên, Lê Hữu Thể phải chuẩn bị áo mũ đến ứng trực ở kinh đô để diễn tập nghi lễ. Những quan văn phải mặc áo thanh cát (áo dài màu xanh đen), khăn đội đầu (lương cân) và giày vớ là y phục khi vào chầu trong phủ chúa trước đây. Những chi tiết đó cho thấy y phục và đội ngũ nghinh đón sứ thẩn theo lễ nghi nước ta cũng không khác gì các đời trước. GS Hoàng Xuân Hãn chép về nghi lễ tại hoàng cung trong kỳ tiếp sứ năm Quí Hợi (1683) như sau:

… Ngày 15 (tháng Mười) các quân bộ và thủy dàn bày trận theo đồ thứ. Hai bên đường sứ đi, bày lính, voi, long kỳ, ngũ kỳ và vải mầu. Từ cửa Tam môn trở vào, thì dùng áo và mũ bằng nỉ đỏ; từ ngoài cửa Tam môn trở ra thì dùng áo vải cát bá xanh và mũ nỉ đỏ. Các quan quản binh thì từ thự vệ trở lên đã có phẩm phục, còn những người hầu nội điện từ tả hiệu điểm trở xuống thì mặc áo mũ cát bá xanh, để đứng sắp hàng.

Trong điện Kính thiên có 180 lính đứng chực… Đứng đầu về phía nam thì có các quan Đề đốc quận công và Tham đốc quận công. Trên sân điện Kính thiên, có 560 lính đứng hai bên, mỗi bên 4 hàng…

Trong sân điện Thị triều có 760 lính đứng hai bên, mỗi bên 4 hàng… Trong sân cửa Đoan môn có 1064 lính đứng hai bên, mỗi bên 4 hàng … Trong sân điện Triều nguyên có 792 lính đứng 2 bên, mỗi bên 3 hàng.

Từ cửa Tam môn đến cửa Đại hưng, bộ binh sắp hàng hai bên đường, mỗi bên hai hàng. Từ cửa Đại hưng đến dinh Tá lý ở Cấm chỉ cũng vậy. Từ Cấm chỉ đến Hàng Vải dàn 15 cơ đội bộ binh. Từ Ngã ba Hàng Vải đến sông bến Chùa Mọc dàn 27 cơ đội thủy binh.

Cắt 60 quân đội Tả xa và Hữu xa để giữ ba cửa: Đoan môn, Tam môn và Đại hưng, mỗi cửa 20 người đứng hai phía tả hữu ở trong và ngoài cửa.

Xét như thế, việc bài trí, bài binh trong kỳ phong vương cho vua Quang Trung chắc cũng tương tự vì chiếu theo cách thức đón tiếp đời Lê.

Theo Đại Việt Quốc Thư, Thận Đức Hầu (không rõ tên, có lẽ là đô đốc Nguyễn Văn Thận, trấn thủ Nghệ An) được lệnh vẽ bản đồ đường đi từ đình Kiên Nghĩa “theo bờ sông vào cửa Ô Môn đến hàng Mắm, qua hàng Buồm, xuống hàng Áo, đến hàng Đào, rẽ ra hàng Túi, qua ngã ba hàng Gương lên chợ huyện, qua Cẩm Chỉ lên đình Quảng Văn vào cửa Vò Vò lên nội điện

Trong hoàng thành Thăng Long, ngoài điện Kính Thiên là nơi làm đại lễ phong vương còn có điện Cần Chính [ở trước điện Kính Thiên] và điện Tiếp Thụ là nơi các sứ thần và phái đoàn ngừng lại. Theo lệ, sứ giả nhà Thanh tới Nam Môn thì những người đi theo xuống ngựa tới bên ngoài cửa Đông Trường An thì khâm sứ xuống kiệu, vua nước ta đón vào điện Kính Thiên.

Theo Đại Việt Quốc Thư, ngay giữa điện Kính Thiên là nơi để long đình, trước long đình bày hương án, dưới đất trải chiếu hoa cạp điều. Vua Quang Trung sẽ làm lễ ở trước hương án, dưới lót nan tre trải chiếu hoa cạp điều loại tốt.

Khâm sứ nhà Thanh sẽ đứng phía bên trái hương án chếch về hướng bắc, còn nhà vua đứng ở phía bên phải hương án [cùng đều trải chiếu hoa cạp điều loại tốt].

Lại bộ tả thị lang Tinh Phái Hầu (tức Ngô Thì Nhậm) và lang trung bộ Hộ Liên Phong Bá (không rõ tên) hai người đảm trách nhiệm vụ sắp xếp và bố trí mọi việc.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
PHẦN IV

Nghi lễ đón tiếp

Trước đây, khi định cử một phái đoàn tiền sát, nhà Thanh theo đúng lệ chuẩn bị mọi phương tiện và chỉ nhờ nước ta điều động một số phu phen, xe ngựa để thay thế khi mệt nhọc.Vì có sự chuyển đổi từ một phái đoàn báo tin thành sứ thần phong vương, việc tổ chức đón rước cũng thay đổi theo, cờ quạt chiêng trống dài đến mấy dặm.

Từ Nam Quan xuống Thăng Long phải đi qua hai trấn là Lạng Sơn gồm 4 trạm và Kinh Bắc gồm 6 trạm rồi mới tới kinh đô. Đường sá nước ta thì 6 trạm đầu [4 trạm Lạng Sơn và 2 trạm Kinh Bắc] là đường núi nên việc đi lại khó khăn, mỗi trạm cách nhau 3 trống canh (tính ra đi khoảng 6 giờ ngày nay) vì dịp này là những tháng mưa dầm, lầy lội nên xa mã không thể đi nhanh. Từ Thọ Xương xuống kinh đô đường sá bằng phẳng rộng rãi nên cần biểu dương cờ quạt tiền hô hậu ủng để dân chúng có dịp chiêm ngưỡng.

Tổ chức nghi lễ

Tổ chức các trạm đón tiếp

Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, sứ thần Trung Hoa sang phong vương cho vua nước ta đều làm lễ ở Thăng Long. Việc tiếp đãi và cung đốn cho phái đoàn được điển chế qui định rõ ràng.
 

dugianghubt

Xe điện
Biển số
OF-145812
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
2,863
Động cơ
380,531 Mã lực
Oánh dấu lúc nào rảnh cò cưa
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Việc cung đốn ở các công quán được ghi lại kỹ lưỡng trong Đại Việt Quốc Thư, tập III. Nói chung, cách thức bài trí, tiếp đãi, sắp đặt và cung ứng cho từng địa điểm được coi như lề luật chung cho mọi thời kỳ. GS Hoàng Xuân Hãn viết như sau:

Phần lớn, trong vùng núi, nhà lợp tranh, chia làm hai khu, có rào kín hai tầng. Vào địa phận Kinh-bắc, trạm thường có nhà gỗ, nhưng khi sứ tới thì làm thêm nhà tre. Các trạm Thọ-xương, Thị-cầu và Lã-côi ở tại những làng lớn, thì dùng đình làng làm nhà chính. Ý chừng Công-quán ở Gia-quất có dinh-thự đàng hoàng vĩnh viễn, cho nên không thấy Phan Huy Chú nói gì tới. Còn dụng cụ thì kể ra cũng thô sơ trừ ở Công quán, nơi các sứ trú lại khá lâu. Ở đấy mỗi Chánh sứ được cấp: 1 bộ đài chén bạc, 1 bình rượu bạc, 6 bát sứ bít bạc, 12 đĩa bít bạc, 2 chậu thau, một bằng thau, một bằng gỗ sơn son, 4 đôi đũa ngà cắm giá khảm xà cừ, 1 ghế tréo sơn son, 1 bàn sơn cánh gián, 1 đẳng, 1 giường, 1 phản đều sơn cánh gián, vân vân … Tại các trạm, có lệ cung đốn các thức ăn uống, do các địa phương nộp. Riêng ở Công quán, triều đình thường mời mọc dự yến tiệc

Hành trình của sứ bộ

Lễ mở cửa quan


Theo Đại Việt Quốc Thư (tr. 96-101), ngày 13 tháng Chín (Kỷ Dậu), giờ Mùi, hai bên đã làm lễ mở cửa quan để sứ thần Thành Lâm, Vương Phủ Đường và phái đoàn từ Lạng Sơn xuống Thăng Long làm lễ phong vương cho vua Quang Trung. Nghi thức đó được nhà Thanh tường thuật như sau:

Ngày hôm đó văn võ quan viên đã đến cửa quan từ trước. Quan binh người Hán đã sắp hàng chỉnh tề thành đội ngũ. Chấp sự các ti ai vào việc nấy đợi đại nhân từ mạc phủ khởi hành, trước hết báo hiệu đã qua núi rồi đến nghi trượng của đội đi đầu, chiêng trống đưa tòa long đình, hai đôi lính cầm giáo, ngựa và lọng quạt các loại, sau đó đại nhân [tức sứ thần nhà Thanh Thành Lâm] qua cửa quan.

Nhạc trổi lên rồi nổ ba tiếng pháo bắn lên trời. Các quan viên văn võ ở Chiêu Đức đài quì xuống đón tiếp long đình vào trong đài xếp đặt. Sau đó mời đại nhân tiến vào trong các an tọa.

Đến giờ tốt bẩm sự quan mời sứ thần rời Chiêu Đức đài cùng các quan văn võ đứng hầu bên trái phải long đình.

Bẩm sự quan xướng:

– Tế thổ thần, quan thần [thần đất và thần coi cửa Nam Quan]

Lễ sinh dẫn quan viên tế thổ thần. Lễ xong, bẩm sự quan quì dưới đài xướng:

– Phát cổ lôi [đánh trống]

Quan đánh trống gióng ba hồi. Bẩm sự quan lại xướng:

– Cổ báo tất [trống báo hiệu đã xong]

Rồi ở dưới đài bẩm xin lệnh vua để mở cửa quan. Hai viên hoàng lệnh quan quì dưới đài xướng:

– Lãnh hoàng lệnh [nhận lệnh vua]

Hai viên quan phát hoàng lệnh bưng hoàng lệnh đưa cho chấp hoàng lệnh quan nhận chìa khóa [tỏa dược] quì xuống dưới đài xướng:

– Tỏa thược phát [đưa chìa khóa]

Viên tỏa thược quan đưa chìa khóa cho viên lãnh tỏa thược quan rồi cùng với chấp hoàng lệnh quan cầm lệnh vua đến mở cửa quan. Lễ sinh lại xướng:

– Khai quan [mở cửa]

Lãnh tỏa dược quan cầm chìa khóa mở cửa. Nhạc trổi lên. Ba tiếng pháo lệnh. Quan binh người Hán đâm nhứ ba lượt giáo. Lãnh tỏa dược quan và quan cầm hoàng lệnh đều quay về dưới đài chia ra đứng hai bên tả hữu. Lãnh tỏa dược quan lại xướng:

– Kiểu tỏa dược [cất chìa khóa]

Viên quan giữ chìa khóa nhận lại để lên bàn. Bẩm sự quan quì dưới đài xướng:

– Mời hoàng lệnh đưa di quan nhập quan.

Hai viên chấp hoàng lệnh quan cùng đem hoàng lệnh tới cửa quan, dụ cho hai người thông sự ra khỏi cửa quan đưa các di quan vào, tới dưới đài hướng về long đình hành lễ. Nhạc lại trổi lên, lễ sinh xướng:

– Bài ban, ban tề [xếp thành hàng ngang, quay mặt vào long đình]

Sau đó làm lễ tam quị cửu khấu [ba lần quì, chín lần khấu đầu là lễ bái kiến hoàng đế. Ở đây tuy không có vua Thanh nhưng sắc thư cũng là đại diện của nhà vua].

Chấp hoàng lệnh quan dẫn các di quan [các nước bên ngoài Trung Hoa gọi là di quốc nên quan nước ta họ gọi là di quan] ra khỏi cửa quan đem các đồ dự bị đón long đình vào Chiêu Đức đài, các nghi trượng cũng vào theo. Nhạc lại trổi.

Quan bưng sắc cùng quan bưng ngự thi trao cho di quan. Di quan quì xuống nhận lấy, đứng lên chia ra hai bên, cung kính để lên long đình. Lại ba tiếng pháo thăng thiên [pháo lệnh] nổ, các nghi trượng đi trước, kế đến là văn võ quan viên chia ra hai bên quì xuống đưa tiễn long đình xuất quan.

Đoàn người tạm dừng ở đài Ngưỡng Đức [đài Ngưỡng Đức ở phía nước ta, đối xứng với đài Chiêu Đức ở phía Trung Hoa]. Bẩm sự quan lại xướng:

– Xin đại nhân lên nội các.

Viên thông ngôn dẫn các di quan tiến vào, lễ sinh xướng:

– Làm lễ nhất quị tam khấu đầu.

Đại nhân [tức sứ thần nhà Thanh] đứng dậy chắp tay rồi ngồi xuống ra lệnh cho di quan ngồi trên tấm chăn đỏ trải dưới đất ở phía bên phải, ban cho trà. Uống trà xong, thông sự dẫn di quan đứng lên rồi mời sứ thần lên ngựa ra khỏi cửa quan, những người được sai đi hộ tống cũng ra theo. Các quan văn võ, hai người lễ sinh, hai người thông sự [thông ngôn], các chấp sự, binh dịch mang hành trang xuất quan sau cùng.

Nhạc lại trổi lên, súng bắn lên ba lần, các quan viên văn võ đứng trước cửa quan đưa tiễn xong, những người ra khỏi cửa quan lên đường, Nghi trượng và tiếng hiệu quá sơn, những người tấu nhạc các loại đi đầu, kế đến là long đình, sau nữa là hai chiếc lọng đi ngang bên ngựa. Đi sau là sứ thần rồi đến tọa kỵ các người tùy tòng rồi đến các viên mục đến đón, các vệ sĩ có nhiệm vụ áp tống nghi trượng và viên mục, liền được lệnh đi trước để tiện việc ước thúc binh lính, phu dịch, để không ai đi nhanh lên trước hay lạc ở sau. Còn các thùng hòm hành lý thì đưa cho người mang đi đến các trạm trước, đến trạm sắp đặt cung ứng.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Nghi thức này cũng phù hợp với những thủ tục chép trong sử nước ta đời Lê hay đời Nguyễn. Đại Nam Hội Điển Sự Lệ quyển 129 chép:

Khi tiếp được tin báo ngày mở cửa quan [ngày 13 tháng Chín], lập tức đem số mục nhân viên sứ bộ cùng số rương gánh phi báo cho các địa phương, tề tựu 2 đài Ngưỡng Đức trên cửa quan, bài trí sẵn voi, ngựa, cờ, giáo.

Sứ Thanh đến cửa quan, bắn 3 phát pháo lệnh rồi mở khoá cửa. Bên ta cũng bắn 3 phát pháo lệnh trả lời; quân sĩ mở cờ, đồng thanh dạ ran hưởng ứng. Kế đó súng điểu sang đều bắn 3 phát.

Chờ khi nước Thanh uỷ người đến mời thời quan đón mệnh, quan tỉnh Lạng Sơn cùng các viên thù phụng thư ký đều mặc mũ áo đến trước đài Chiêu Đức làm lễ triều bái. Sứ Thanh mời vào hậu đường thời đưa thơ và phẩm vật ra mừng các viên đi hộ tống sứ bộ, làm lễ chào yết. Chờ họ sai người đem những rương tải đến giao nhận xong, liền sai vệ sĩ đem long đình, hương án, nghi hương, nhã nhạc đến trước đài Chiêu Đức. Sứ nước Thanh bưng cáo văn, sắc thư đặt vào 1 long đình, lại bưng dụ văn đặt vào một long đình nữa. Bên Thanh và bên ta đều bắn 3 phát pháo lệnh rồi qua cửa quan. Quân sĩ đồng thanh dạ ran đều bắn 3 phát điểu sang rồi chiếu theo lệ hành quân, nổi trống lớn tiến hành. Nghi trượng đi trước, nhã nhạc tiếp theo – nhã nhạc rước đi nhưng không cử nhạc – Thứ đến gươm trường, thứ đến long đình, thứ đến kiệu sứ Thanh, thứ nữa đến ngựa nhân viên tuỳ tòng. Võng ngựa các quan đợi mệnh tiếp theo đi hộ tống. Biền binh, voi, ngựa đều lần lượt theo sau. Những viên thù phụng, thư ký đều theo đi. Khi đến công quán Lãng Mai [Lạng Mai là Mai Pha thuộc Lạng Sơn, tức Đồng Đăng], Các viên đón mệnh đem theo và phẩm vật đến làm lễ chào yết sứ nước Thanh.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Trong tấu thư của Phúc Khang An dựa theo bẩm thiếp của Thành Lâm gửi từ trạm Nhân Lý thì hành trình như sau:

Cứ như bẩm thiếp của Thành Lâm tại trạm Nhân Lý nước An Nam gửi đến trong đó định ngày xuất quan là 13 tháng Chín.

Trước đó 12 ngày, quốc vương đã ủy thác cho Lê Xuân Tài đưa một nghìn nhân phu, một trăm con ngựa cùng năm trăm vệ sĩ cung kính dàn nghi trượng ở trước cửa quan, nghinh đón sắc thư và ngự thi.

Lê Xuân Tài tiến quan đến trước long đình đặt ở Chiêu Ðức Ðài hành tam quị cửu khấu lễ rồi lui ra quan ngoại ở đó. Ngày 13 mở cửa xuất quan thấy nghi trượng đầy đủ, di quan văn võ lớn nhỏ suất lãnh vệ sĩ, hộ vệ long đình, kèn trống chấp sự kéo dài đến bảy tám dặm, khi đi ngang qua thôn xã nào thì người dân đỡ già bồng trẻ đứng dọc hai bên đường hoan nghênh.

Ngày hôm đó đến châu Văn Uyên, thấy ngoài thôn dọn sạch một khoảnh đất rộng, thiết lập một tòa công quán cực kỳ sạch sẽ, cung kính rước long đình lên đặt ngay giữa sảnh đường, các quan viên binh biền ở những phòng ốc phía sau và hai bên tả hữu. Theo lời Lê Xuân Tài bẩm xin yết kiến nói rằng quốc trưởng nước tôi được ơn lớn như trời của đại hoàng đế ban cho phong hiệu, toàn dân trong nước ai ai cũng chắp tay lên trán nói rằng bách tính An Nam từ nay được hưởng thái bình mãi mãi.

Ðây là trạm đầu tiên ở ngoài quan ải già trẻ chiêm ngưỡng long đình, ai nấy đều rập đầu tận đất lạy tạ thánh ân. Năm nay nước mưa thu quá nhiều, đường sá lầy lội hiện đang tu sửa gấp gáp nhưng lúc mưa lúc tạnh bất thường.

Từ Lê thành đến Trấn Nam Quan chia ra chuẩn bị mười trạm để phòng giữa đường có trở ngại. Quốc trưởng nước tôi hiện đang từ Nghĩa An trở về Lê thành nên sai chúng tôi đến trước cung kính nghinh đón ân phong và chuẩn bị mọi việc.

Y lại bẩm rằng đã đem đến bò dê gà lợn cùng các loại củi gạo rau xin cho biết cần dùng bao nhiêu để chuẩn bị đem đến. Các ủy viên nói rằng đồ ăn thức uống cùng vật dụng cần dùng hàng ngày cũng đã chuẩn bị mang theo còn củi gạo rau dưa và những nhu cầu bất thường thì có thể mua sắm tại địa phương, các ông không phải lo liệu nhiều.

Bọn họ khẩn khoản nài nỉ nói rằng chúng tôi được sai đến đây chỉ để cung nghinh sắc thư và ngự thi cùng chiếu liệu phu mã trên đường, các đồ ăn uống đã chuẩn bị đầy đủ, nếu không thưởng thu để quốc trưởng biết được thì sẽ khiển trách. Chúng tôi trao trả các loại bò dê và thực phẩm sống, các loại khác mười phần chỉ lấy một hai. Lại xem trong số phu mã xuất quan chọn ra những người ngựa mệt mỏi theo đúng số lượng đổi với họ nhưng cũng thưởng cấp ngân lượng.

Chiều tối hôm đó các di quan nghỉ ngơi ngay bên cạnh long đình. Lê Xuân Tài ở ngoài cửa chỉ huy vệ sĩ bố trí canh gác chung quanh, cực kỳ nghiêm túc. Sáng sớm ngày 14 lại rước long đình ra đi, nghi trượng kèn trống giống như trước, đến Lạng Sơn nghỉ lại. Ngày 15 đến trạm Nhân Lý, nơi đây cũng đã thiết lập công quán.

Quan ngoại từ Lạng Sơn trở về nam hầu hết là núi non, khe suối sông ngòi đều đã dựng cầu, đường đi cũng tu bổ nên không trở ngại. Hỏi thì các di quan nói rằng lúc này đã qua mùa hoàng mao chướng, khí hậu mát hơn xin cứ an tâm mà đi. Sau khi xuất quan hỏi thăm tình hình các nơi trong nước thì đều an ninh.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Sứ thần nhà Thanh ghi chép về việc đi xuống Thăng Long tương đối giản lược:

Nói về long đình cùng đại nhân [sứ thần nhà Thanh] trên đường đi, di quan nghinh tiếp, mỗi khi long đình đến đều ở hai bên đường quỳ đón. Mỗi khi đến quán xá đều đặt ngay tại chính giữa phòng cho tiện việc tiếp đón.

Các viên mục đều làm lễ tam quị cửu khấu thủ [ba lần quì, chín lần rập đầu] nhưng người đi qua thì được miễn. Nếu gặp sứ thần đến thì di mục nghinh tiếp, quì ở bên đường mà đón, đại nhân ngồi trong kiệu chắp tay nói miễn lễ.

Khi đến Lê thành rồi, quốc vương nước này nghinh tiếp long đình đúng như điển lễ đã qui định gửi đến từ trước và kính cẩn tuân theo nghi lễ đã bày ra.

Tính theo hành trình, chúng ta thấy:

13 tháng Chín xuất quan đến châu Văn Uyên

14 tháng Chín đến Lạng Sơn

15 tháng Chín đến Nhân Lý

16 tháng Chín đến Chi Lăng

17 tháng Chín đến Tiên Lệ

18 tháng Chín đến Cần Doanh

19 tháng Chín đến Thọ Xương

20 tháng Chín đến Thị Cầu

21 tháng Chín đến Lã Khôi

22 tháng Chín đến Gia Quất

Ngày 20 tháng Chín, con thứ vua Quang Trung là Nguyễn Quang Thuỳ cùng các đại thần Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm và các viên chức lưu thủ thành Thăng Long là Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Danh, Đặng Văn Chân, Nguyễn Văn Dụng … thay mặt quốc vương đến đón sứ thần.

Các văn thư của nước ta cho thấy phái đoàn nhà Thanh có tới ba thành phần đảm trách ba nhiệm vụ khác nhau:

– Thành Lâm đóng vai chính sứ sang trao đặc dụ của vua Càn Long [nhưng nói lấp lửng là sắc thư],

– Vương Phủ Đường mang bài thơ do chính tay vua Càn Long viết [ngự thi],

– Tổng quản thay mặt Phúc Khang An “mang chỉ thừa lệnh công tước các bộ đường” và quà riêng của tổng đốc Lưỡng Quảng mừng vua Quang Trung.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Vì vua Quang Trung chưa ra kịp, phái đoàn nhà Thanh phải ngừng lại ở công quán Gia Quất từ ngày 22 tháng Chín đến ngày 15 tháng Mười. Trong suốt thời gian phải tạm trú tại đây tuy không có biến cố nào lớn nhưng cũng có một vài việc đáng ghi nhận.

Trước hết, việc một phái đoàn tiền hô hậu ủng của nhà Thanh ngừng lại đây trong một thời gian khá dài cũng tạo nên sự tò mò của dân chúng miền Bắc. Coi đây là một hỉ sự muôn đời khó gặp nhiều người ở xa cũng lặn lội đến xem long đình, trong đó có hai viên mục tuổi đã ngoại bát tuần là Đinh Phụ Tể và Cấn Danh Văn. Dân chúng cũng đến mỗi ngày mấy đợt như thói thường của người dân quê nước ta.

Theo báo cáo của quan nhà Thanh, hàng ngày Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm đều đến thăm hỏi và trao đổi tin tức nhưng có lẽ không phải chỉ xã giao bình thường mà đến để biện bác về việc nước ta đòi sứ thần nhà Thanh phải xuống Nghệ An hay Phú Xuân làm lễ cho chính thống. Rất tiếc rằng chúng ta không biết rõ nội dung hai bên đưa ra như thế nào vì chưa tìm thấy những ghi chép về việc này. Năm Quí Hợi (1683) khi nhà Thanh sang phong vương cho vua Lê Hi Tông, hai bên đã tranh luận rất nhiều về việc trả lại ấn cũ, dụ tế và sách phong nhưng vì nước ta có ghi diễn tiến trong một tập hồi ký nhan đề Thiên Triều Khâm Sứ Sách Phong Tứ Tuất Nhị Bộ Lược Biên và quan nhà Thanh có chép nội vụ trong Sứ Giao Kỷ Sự nên chi tiết tương đối tường tận.

Cũng dịp này, nước ta cũng thông báo năm Kỷ Dậu đúng kỳ tuế cống nên dự định sẽ đưa sứ thần đi cùng với phái đoàn tạ ơn sang Bắc Kinh sau khi làm lễ xong.

Ngô Văn Sở cũng xin được tham gia trong phái đoàn đi cùng với vua Quang Trung sang chúc thọ. Đáng để ý hơn cả, vì phái đoàn phải ở lại Gia Quất khá lâu nên không biết vô tình hay có sắp xếp trước, một người đàn bà nước ta tên là Nguyễn Thị Tam đã đến và tặng cho sứ giả một thiên trường thi (không rõ bao nhiêu bài chỉ biết rằng bao gồm cả thể luật thi đời Đường lẫn từ khúc đời Tống), Thành Lâm lấy cớ bận rộn nên chỉ hoạ lại một bài như sau:

Dịch nghĩa

Đi đến Gia Quất sứ thần ngừng lại nghỉ,

Phải nói rằng bậc quốc sĩ quả là vô song.

Giao Châu, Hoan Châu từ xưa vẫn nhiều người đọc sách,

Vì là đất văn vật nên đến nay nước vẫn đông.

Bảy chữ làm thành thơ Đường luật,

Còn lời từ thì người đời Tống cũng không bằng.

Thế mới biết đời thánh nhân nên văn minh thịnh trị,

Thơ ở nơi biên thuỳ tới tận sông Phú Lương.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Xem như thế, có lẽ người nước ta cũng chờ đợi nếu có dịp sẽ thử tài sứ thần Trung Hoa như truyền tụng trong sử sách. Ở đây là một người đàn bà chứng tỏ nữ lưu thời Lê Trịnh cũng có nhiều người được học hành chu đáo. Có lẽ việc thù tạc, trao đổi văn chương khi được truyền ra ngoài đã bị bình dân hoá thành những câu chuyện cười như kiểu Trạng Quỳnh, Đoàn Thị Điểm trong dân gian.

Vì lưu lại lâu, sứ thần nhà Thanh cũng hỏi mượn sách của nước ta để đọc cho qua ngày giờ. Họ cũng tặng cho các quan ta một số trà Tàu và hỏi thăm về tình hình trong nước.

Cũng dịp đó, một đoàn hát gồm 10 người ả đào cũng đến phô diễn những điệu múa của nước ta và được thưởng mỗi người một lượng bạc trong bữa tiệc và sau đó giúp vui nên được thưởng 60 lượng cho cả đội nên có lời tạ ơn như sau:

Con hát Phan Ngọc Đào , Trần Cẩm Liên , Nguyễn Thuý Tiêu , Dư Kim Tuyết ,Đặng Quang Đát , Lưu Bích Đại , Phạm Hồng Niễu , Hoàng Cúc Phương , Trần Lan Anh , Trịnh Tú Quỳnh trăm lạy bẩm lên trước trướng các vị đại nhân để soi xét

Bọn tiện thiếp vốn phận liễu bồ, may được dự vào vườn lê, ca hát không uyển chuyển, múa may không đẹp đẽ, nay nhún nhẩy chốn lữ đình trông lên cùng hỉ khánh. Phượng kêu buổi sớm, được ơn ban thưởng.

Bọn tiện thiếp khấu đầu trăm lạy, cung kính giãi bày chút lòng thành để đáp lại thịnh tâm.

Cẩn bẩm.

Số bạc ban thưởng 60 lượng bạc chúng tôi kính cẩn chia đều cho nhau.

Cũng nên biết thêm, người Trung Hoa tuy có các kỹ nữ đánh đàn ngâm thơ giúp vui nhưng trong trình diễn tuồng tích không dùng đàn bà mà do nam nhân đóng giả gái, việc các phụ nữ ca múa hẳn khiến cho các sứ thần Trung Hoa ngạc nhiên và cảm phục.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
PHẦN V

Nghi lễ sách phong

Tài liệu duy nhất mà chúng tôi kiếm được là một đoạn ngắn ghi chép lễ sách phong cho vua Quang Trung trong Lịch Triều Tạp Kỷ, quyển VI như sau:

Khi nghiên cứu về Phan Huy Ích, hầu như các sử gia đã bỏ quên vai trò quan trọng của ông trong những năm đầu triều Gia Long rồi tiếp tục trong đời Minh Mạng. Chính vì vai trò có một không hai này, những văn thư giao thiệp với Trung Hoa đã không bị rơi vào số phận nghiệt ngã như các tài liệu cung đình khác đời Tây Sơn.

Để bổ túc và tìm hiểu cho kỹ lưỡng về việc tiếp đón sứ thần, chúng ta có thể tham khảo thêm hai biên khảo của GS Hoàng Xuân Hãn về nghi thức phong vương, dụ tế … đời Lê-Trịnh:

  1. Cuộc tiếp sứ Thanh năm 1683 (Tập san KHXH, Paris số 3 tháng 11/1977) được in lại trong bộ La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II (Hà Nội: Giáo Dục, 1998) từ trang 747-827.
  2. Vụ Bắc Sứ năm Canh-thìn đời Cảnh-hưng với Lê Quý-Đôn và bài trình bằng văn nôm đăng trong Tập San Sử Địa Saigon số 6-1967 và 11-1968 (nhưng chưa hoàn tất). Bài này được đăng lại trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II (Hà Nội: Giáo Dục, 1998) từ trang 828-864.
Ngoài hai biên khảo rất công phu nêu trên, hai bộ điển lệ quan trọng khác tuy được soạn dưới triều Nguyễn nhưng nhiều chi tiết, văn kiện ghi lại từ thư tịch các triều đại cũ.

  1. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chú do Phan Huy Chú soạn, hoàn thành năm Gia Long 18 (1819) và đem dâng vua Minh Mạng năm 1821 khi làm biên tu ở Viện Hàn Lâm.
  2. Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ do Nội Các Triều Nguyễn soạn đã được dịch Viện Sử Học Hà Nội dịch và ấn hành. Trong bộ sách này, từ quyển 128 đến quyển 131 là điển lệ bang giao riêng với Trung Hoa, ghi rõ chuyện đi sứ và các lễ tuyên phong, dụ tế và các việc ở biên giới … trong giao thiệp với tông chủ quốc là nhà Thanh. Từ quyển 132 đến quyển 136 ghi các điển lệ giao thiệp với các nước chung quanh.
Chúng ta cũng có thể đọc thêm một số chi tiết trong Tang Thương Ngẫu Lục và Vũ Trung Tuỳ Bút của Phạm Đình Hổ để biết rằng nước ta vẫn thường phải tranh luận về nghi lễ với sứ thần Trung Hoa. Riêng việc đón tiếp long đình, sứ nhà Thanh là Chu Xán chép:

Còn như nghinh tiếp long đình thì vua đứng chờ ở bên ngoài quốc môn, khi sứ giả xuống kiệu thì nghinh tiếp đưa lên thềm xuống thềm. Người ngoài trông vào thấy nghiêm túc mà cung thuận.

Theo như thế, nhà Thanh không đòi hỏi vua nước ta phải quì đón long đình như Triều Tiên mà chỉ đứng đợi để đón ở ngoài cửa và tương kiến với sứ giả rồi đưa và trong điện làm lễ. Nghi lễ này cũng đúng như đã chép trong Lịch Triều Tạp Kỷ rằng chỉ có vương tử Nguyễn Quang Thuỳ và văn võ quan viên đến Gia Quất đưa phái đoàn đến Thăng Long để làm lễ còn quốc vương không phải ra khỏi thành để nghinh đón như qui định.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Lễ sách phong theo điển lệ

NHỮNG BẤT ĐẲNG TRONG LỄ PHONG VƯƠNG


Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng việc vua Quang Trung lần khân không chịu ra Thăng Long là do những nghi ngại và hiềm khích, có người còn diễn dịch một cách chủ quan là “không thèm” chịu phong vương.

Nguyễn Thị Tây Sơn KýLiệt Truyện chép như sau:

[…] Huệ gửi biểu tạ ơn, xin được mùa xuân năm sau nhập cận. Thanh đế tin là thật nên lập tức sách phong làm An Nam quốc vương, ra lệnh cho hậu bổ Quảng Tây Thành Lâm đi sang. Khi Thành Lâm đến cửa quan [sang phong vương], Huệ thác rằng Thăng Long vượng khí nay không còn, xin đến Phú Xuân nhưng Thành Lâm cho rằng không đúng thể lệ nên không bằng lòng.

Huệ bèn cáo bệnh để diên trì rồi sai cháu là Phạm Công Trị giả mạo mình thụ phong …”

Lối chép sơ sài không phản ảnh trung thực những biến chuyển phức tạp và sẽ không hiểu được những gì đã xảy ra nếu không quay trở lại các chặng đường phong vương.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Thanh triều

Theo Khâm Định Đại Thanh Hội Điển Sự Lệ quyển 502-504 (Lễ Bộ – Triều Cống), nghi lễ sách phong [viết về Triều Tiên nhưng qui định chung cho mọi phiên thuộc] đại lược như sau:

…Nếu nước kia có việc tập phong thì Thanh triều sai chánh và phó sứ đi làm lễ.

Khi qua khỏi biên cảnh rồi thì bồi thần của vua nước ấy đã chờ sẵn, cung nghinh chiếu sắc và long đình về kinh đô. Bồi thần [nước ấy] hành lễ tam quị cửu khấu [ba quì, chín khấu đầu] long đình đựng sắc thư. Hành lễ xong, quay sang gặp sứ thần hành lễ nhất quị tam khấu [một quì, ba khấu đầu]. (đây là lễ giao tiếp, hai bên cùng nhất quị, tam khấu chào nhau bình đẳng)

Đến ngày hành lễ [tại kinh đô] bưng chiếu sắc và các món khí vật ban thưởng đặt tại sứ quán. Sau khi hành lễ, bồi thần nước đó vào yết kiến sứ thần đều làm lễ tam khấu (ba lần khấu đầu). Chánh phó sứ nhận lễ rồi chọn ngày để tuyên đọc chiếu sắc.

Quốc vương dẫn thế tử và bối thần đến công quán nghinh đón. [Sứ thần] bưng chiếu sắc đặt vào long đình, hành lễ xong, quốc vương trở về trước. Chiếu sắc và long đình cùng các món được ban cho sẽ được đưa lên kiệu khiêng đi. Trống nhạc và nghi trượng dẫn đường. Chánh phó sứ đi theo. Đoàn đi theo cửa chính giữa, chánh phó sứ bưng chiếu sắc lên điện, để trên chiếc án thư màu vàng. Các món khí tệ được ban đặt tại bàn bên cạnh.

Quốc vương vào bái vị (nơi quốc vương sẽ quì để nhận lễ sách phong) cùng với thế tử và bồi thần làm lễ tam quị cửu khấu. Đứng lên tới vị trí nhận chiếu sắc quì xuống. Sứ giả tuyên đọc chiếu sắc. Tuyên đọc xong bưng lên để trên án. Quốc vương phủ phục làm lễ tam quị cửu khấu rồi đứng lên. Chánh phó sứ đi ra, quốc vương dẫn thuộc hạ tống tiễn rồi quay vể.

Xem như vậy, điển lệ nhà Thanh chỉ qui định tổng quát về nghi lễ khi tiếp nhận sắc phong, các việc tổ chức đón tiếp khác, yến tiệc, quà cáp, trao đổi thì tuỳ nghi theo từng nơi. Theo qui mô trong việc chuẩn bị công quán, đồ đạc cung ứng cùng nghi vệ trên đường đi cho thấy việc đưa đón sứ thần tuỳ tùng cũng là một cách phô diễn và chứng tỏ văn hiến của nước ta.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Nguyễn triều

[…] Ngày Quí Mão, làm đại lễ bang giao. Hôm ấy sáng sớm, đặt lỗ bộ đại giá ở sân điện Kính Thiên đến cửa Chu tước, ngoài cửa đến bến sông Nhị Hà thì bày nghi vệ binh tượng; sai thân thần Tôn Thất Chương đến công quán Gia Quất, Ðô thống chế Phan Văn Triệu, Hộ bộ Nguyễn Văn Khiêm, Tham tri Hộ bộ Nguyễn Ðình Ðức đến nhà tiếp sứ ở bến sông để nghinh tiếp.

Vua ngự ở cửa Chu tước, hoàng thân và trăm quan theo hầu. Sứ giả nhà Thanh đến, vào điện Kính thiên làm lễ tuyên phong. Chưởng Tiền quân Nguyễn Văn Thành sung việc thụ sắc, chưởng Thần võ quân Phạm Văn Nhân sung việc thụ ấn. Lễ xong, mời Bố Sâm đến điện Cần Chánh, thong thả mời trà rồi lui...

Trên đây là trích đoạn trong Đại Nam Thực Lục về lễ sách phong cho vua Gia Long. Trên nguyên tắc, việc sách phong cho vua Quang Trung cũng tương tự vì cả hai đều là người khởi đầu một triều đại, nhận sắc phong và ấn bạc củng một lúc.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là khi Thành Lâm sang nước ta, phái đoàn nhà Thanh không phải là một khâm sai đại thần từ Bắc Kinh đem theo sắc và ấn sang phong vương như Tề Bố Sâm. Thành Lâm chỉ là người do Phúc Khang An cử đi, mang một đặc dụ và một bài ngự thi mà trên danh nghĩa không thể so với một sắc thư phong vương.

Việc phái đoàn không mang theo ấn bạc tạo nên rất nhiều nghi vấn cho các đại thần phụ trách nghi lễ của nước ta đưa đến việc tìm cách diên trì để chờ phái đoàn Nguyễn Quang Hiển về tới cho hợp thể chế. Đó chính là đầu mối của những bất thường khi phái đoàn Thành Lâm tới Thăng Long.

Lịch sử nước ta không thấy có tài liệu nào ghi chép diễn tiến buổi đại lễ phong vương cho vua Quang Trung, hoặc vì người nước ta không có thói quen tường thuật những biến cố, nếu có chắc cũng đã bị huỷ hoại theo binh lửa. Tuy nhiên, theo truyền thồng, nghi lễ phong vương của nước ta đã thành định chế từ lâu nên mọi động tác đều có cơ sở. Dưới triều Lê, nhà Thanh cử người sang nước ta làm lễ phong vương nhiều lần, được ghi lại tương đối kỹ lưỡng nên dù không có tài liệu đầu tay (firsthand accounts) nào về thời Tây Sơn nhưng đối chiếu với các đại lễ trước và sau chúng ta cũng có thể hình dung được các chi tiết.

Như đã tường thuật, nghi lễ phong vương về phía nhà Thanh chú trọng vào việc tiếp nhận, làm lễ tam quị cửu khấu như một động thái thần phục thiên triều, trong trường hợp có cả trao ấn và sắc thì phía nước ta phải có hai đại thần đầu triều đứng ra nhận, một người hàng văn nhận sắc, một người hàng võ nhận ấn. Các nghi lễ lỗ bộ và hình thức tiếp đón, yến tiệc, quà cáp để làm cho đại lễ thêm long trọng và huy hoàng chủ yếu là do qui định của nước ta.

Đời Tây Sơn, nghi lễ chủ yếu do hai đại thần là Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích sắp đặt. Vì cận thần của vua Gia Long không có ai quen thuộc với nghi lễ nhà Thanh, hai ông này cũng được dùng làm cố vấn dưới triều Nguyễn. Tuy Ngô Thì Nhậm chết sớm nhưng Phan Huy Ích vẫn trực tiếp trông coi các lễ nghi, từ mệnh không phải chỉ trong đời Gia Long mà tới tận đầu đời Minh Mạng trước khi qua đời. Vai trò của ông đã giúp cho gia đình bảo tồn được gần như đầy đủ các văn thư liên quan đến bang giao thời Quang Trung, Cảnh Thịnh và cả sau này đời Gia Long. Tuy con ông là Phan Huy Chú không đề cập đến nghi lễ đời Tây Sơn nhưng chắc chắn những tài liệu viết về đời Lê cũng tham bác từ chính thân phụ là Phan Huy Ích là người đảm trách nghi lễ triều đại này.

Theo lệ cũ, sáng sớm ngày 15 tháng Mười năm Kỷ Dậu, các quan lo tiếp sứ ở Kiên Nghĩa Đình là Đông Lĩnh Hầu, Diên Xuyên Hầu, Đức Phong Bá (Nguyễn Đề) cùng các quan hầu tiếp đem hương án, long đình, kết giá, tàn vàng, trượng son cùng các lực sĩ qua sông vào công quán Gia Quất đón sứ thần, rước tới bến đò Ái Mộ để xuống thuyền qua sông vào hoàng thành. Khi thuyền đến Bến Mọc thì rước long đình lên đường cái. Đường sá từ bến sông vào nội điện đã sửa sang và phái đoàn đi theo hành trình sau đây:

Quan khâm sứ lên kiệu từ đình Kiên Nghĩa (bến Cầu Cháy) đi tới do quan đề lĩnh và quân lính đi trước phụng nghinh sắc qua cửa hàng Mắm, qua hàng Buồm, xuống hàng Áo, đến hàng Đào, rẽ ra hàng Túi [Đũi?], qua ngã ba hàng Gương (Ngang?), lên chợ huyện, qua Cấm Chỉ, lên đình Quảng Văn, vào qua cửa Vò Vò lên nội điện.

Sách vở không ghi chép rõ và cũng không biết vua Quang Trung ra đón ở bên ngoài hoàng thành hay vào tới điện mới làm lễ nghinh tiếp tuy sau này Thăng Long về báo cáo là đã theo nghi thức mà nhận tuyên phong nhưng cũng có thể ít nhiều tiết giảm nhất là việc điển lệ nhà Thanh đòi hỏi phải quì đón ở ngoài đường, một nghi lễ mà nước ta trước nay vẫn từ chối không thực hiện vì nhẹ quốc thể. Theo nghi lễ các triều trước, quốc vương chỉ làm lễ tam quị cửu khấu khi vào trong điện Kính Thiên.

Về y phục của vua Quang Trung, sử sách không ghi rõ nay chỉ còn biết qua một số hình vẽ và miêu tả từ bên ngoài vào lúc ông sang kinh đô nhà Thanh chúc thọ nên cũng không thực sự biết ông mặc như thế nào khi làm lễ phong vương.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top