[Funland] Việt Thanh chiến dịch - Nguyễn Duy Chính

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Nhân việc vua Quang Trung sai bọn Nguyễn Hoành Khuông mua nhân sâm cho mẹ, Phúc Khang An cũng lấy sâm trong kho của mình gửi sang. Ngày mồng 2 tháng 2, Phúc Khang An viết lá thư sau đây:

Về việc tiếp đón, thì theo bản văn nhận được của quốc vương gửi hồi đầu tháng giêng năm nay, nên trả lời kỹ càng mọi việc. Từ khi nghe tin quốc mẫu cần phải có sâm linh để tẩm bổ, (tôi đã) lấy sâm chi đang dùng, đem giao cho Tả Giang Thang (Hồng Nghiệp) đem gấp xuống Lạng Sơn, giao cho trấn mục quí quốc chuyển cho quốc vương. Sau đó lại nghe Ngô Văn Sở nói với Tả Giang đạo là xin cho được theo quốc vương tiến kinh, mong được thánh thượng thương tình mà cho phép, nhưng y là người đắc lực ở trong nước, quốc vương nhập quan triều cận thì nên ở lại để trông coi để không xảy ra chuyện gì trục trặc, và đã vội vã sức cho tuần phủ Minh Tích lo liệu việc đó, lần này không nên đi theo, đủ biết tấm lòng quyến cố không phải bình thường, ắt quốc vương trước sau đã nhận được đầy đủ.

Năm trước bọn uỷ viên tuyên phong họ Thành (tức Thành Lâm) trở về rồi, hoàng thượng quan tâm tình hình quý quốc, giáng chỉ ra lệnh cho sắp xếp việc tiến kinh, hỏi han kỹ lưỡng rồi ra lệnh cho khởi hành sớm sủa. Cứ như Thành Lâm từ kinh về cho biết, sau khi được hoàng thượng triệu vào hỏi là năm nay mùa màng thuế má thu được ra sao? Quốc vương tuổi tác bao nhiêu? Trước đây đau ốm nay đã khỏi chưa? Sau khi được phong vương sắp đặt thế nào? Dùng người trong việc hành chính có thích hợp không? Lòng người có theo về hay chăng? Mười ba đạo địa phương có yên tĩnh không? Mọi việc nhà vua hỏi han rất kỹ, Thành Lâm nhất nhất tâu lên, thánh tâm cực kỳ vui vẻ.

Về sau khi hoàng thượng nghe tin quốc vương đã định ngày nhập cận (vào yết kiến vua Thanh) là tháng ba, nên lại hỏi han thêm mũ đai ăn mặc ra sao, Thành Lâm tâu rõ ràng, liền sức cho tỉnh thần Giang Nam dệt tạo, sắp xếp các loại tơ lụa, hàng thêu, mãng bào, mũ miện rồng vàng, đai đeo màu kim hoàng để ban cho.

Hoàng thượng cũng dụ rằng đợi đến khi quốc vương đến kinh đô, sau khi làm lễ bão kiến thỉnh an xong rồi, sẽ thưởng thêm đai màu kim hoàng, để tăng thêm việc ưu đãi người ở nơi xa, cũng nhân việc đã uỷ thác cho cống sứ Nguyễn Hoành Khuông dâng thư trình lên để mong thánh chúa ngó xuống, quốc mẫu nay niên kỷ đã cao, cần có thuốc men tẩm bổ, quốc vương nghĩ đến công lao nuôi dưỡng, nên đặc biệt ban cho một cân nhân sâm trong nội phủ, lại soạn một đạo sắc thư, cùng ngự bút châu phê trên biểu văn sai dịch trạm giao cho phủ bộ Quảng Tây lập tức chuyển đệ.

Những ân sủng khác thường như thế, không chỉ phiên thần thuộc quốc chẳng dám mơ tưởng, ngay cả người thân quý của thiên triều cũng không mấy ai được, quốc vương từ năm ngoái đến nay, ân sủng mấy phen, quả là chưa từng có, lại được cả bút mực của hoàng thượng ngõ hầu yên lòng mà tới. Ðến như xin gì được nấy, cầu phong được phong, chỉ trong vài tháng, được ban cho danh phận chính thức của phiên vương, mở cửa ải cho buôn bán, ban lịch cho đúng ngày tháng, mấy lần được ban ơn, thật quả là thánh chúa lấy lòng trời mà chăn dắt, theo lòng dân mà đãi người hiền, ân trạch khắp vạn phần, quang vinh cũng hơn từ nghìn xưa trở lại.

Bản tước các bộ đường thay mặt quốc vương nhận những ân điển đó, trong lòng cảm kích lại thêm kính sợ, thấy rằng chịu ơn thì dễ mà báo đáp khó biết là nhường nào. Nếu chưa đáp đền được thì lúc ăn, lúc nghỉ, lúc ngủ, lúc thức, ắt có chiều áy náy không an, chỉ có cách sớm chạy đến bệ rồng, chiêm ngưỡng thiên nhan, để được nghe lời giáo huấn, dẫu những ơn kia không thể báo đáp, cũng là nghĩ đến báo đáp vậy.

Quốc vương ở đất Giao (Chỉ) xa xôi phương nam, chắc không thông hiểu cách thức của thiên triều. Phàm các bầy tôi vào triều cận, thường là nghi lễ bình thời, (còn như) bão kiến thỉnh an, ấy là vượt hẳn điển lệ, trước đây chỉ có tướng quân Triệu Công khi bình định Hồi bộ trở về, và tướng quân A Công, khi bình định hai Kim Xuyên xong, ca khúc khải hoàn vào triều kiến hoàng đế, hoàng thượng muốn tướng sĩ ra sức, khi đó mới cho thi hành đại lễ này. Còn như ban cho đai màu kim hoàng, thì cực kỳ phi thường, đến như ngự bút viết bằng chữ son, thuộc quốc lại càng khó được. Thế mà ngày nay quốc vương ở phương nam mới thần phục, mọi thứ đều được cả, thật là khó gặp ai được vinh sủng đến thế.

Khi quốc vương khởi trình đi lên kinh đô, có thể cứ dùng đai màu đỏ, đợi đến khi triều kiến hãy thay đổi qua đai được thưởng. Còn như nhân sâm là kết tụ sơn xuyên linh tú của đất Thịnh Kinh, phẩm chất thật là quí giá, không phải chỉ hiếm có ở đất An Nam mà ngay trong nội địa cũng khó mà kiếm được.

Trước đây có nghe Nguyễn Quang Hiển tìm mua ở kinh đô, đã định đợi khi quốc vương đến cận chúc, khi đó (tôi) sẽ thay mặt mà xin hoàng đế ban cho, nhưng cứ theo lời bẩm của Tả Giang đạo mới hay quốc vương đã khiến Nguyễn Hoành Khuông tìm mua rồi, bản tước bộ đường mới lấy bốn lượng sâm chi đang dùng, phẩm chất chỉ là loại trung bình thôi, không được như sâm trong nội khố là thứ tuyển chọn trong hàng nghìn cân mới lấy được một.

Ðến nay được hoàng thượng ban cho nhiều đến một cân, quốc mẫu được ân tứ thấm đến, cả nhà được hưởng ơn trên, thật là vô cùng vô lượng, quốc vương trong lòng thơ thới, khi vào triều cận không băn khoăn về chuyện ở nhà, tâm thái thân vinh, cũng đều do hồng ân ban cho, phàm là phận bầy tôi ai ai cũng đều vui thích, huống hồ là người được hưởng thì còn biết như thế nào.

Quốc vương mới khai ấn tín, ắt sẽ dâng biểu cung tạ sắc ấn thi chương kèm theo cống vật, khi đó sẽ sai sứ mang theo trên đường đi, hiện nay tôi đã phụng chỉ đợi khi biểu văn, cống vật đến cửa ải, sẽ lập tức thu nhận ngay, lại hộ tống bồi thần tới kinh đô, sắp đặt mọi việc tiếp đón.

Lại thêm việc quốc vương trong thư có bảo Nguyễn Hoành Khuông cứ thực trình bày việc xích mích giữa Tiêm La và An Nam, sau khi nguyên thư trình lên, hoàng thượng thấy quốc vương cẩn thận cung kính, nên cũng đã lo liệu mọi việc thật chu đáo. Hiện giờ bồi thần của cả hai nước cùng nhập triều, cùng ăn tiệc với nhau, chuyện nọ kia đều không nhắc đến, cũng không để lộ hình tích, lá thư cũng đã đưa cho Nguyễn Hoành Khuông được đọc.

Còn như việc hai nước trước đây có sự bất hoà, khi quốc vương tiến kinh, nên để Ngô Văn Sở ở lại trong nước, lo việc trấn thủ, đến lần tiến cống sau hãy đi, nhà vua cũng đã chỉ dụ cho bản tước các bộ đường rất minh bạch, sự lo lắng của bậc thánh minh ban xuống hết việc này đến việc khác, vậy hãy cố gắng mà noi theo Ân đức thiên triều rải ra khắp chốn, ban cho vạn quốc, đông tây nam bắc, tất cả đều nhận được, đến dịp bát tuần vạn thọ của hoàng thượng, ngũ đại nhất đường, thuyền bè xe cộ từ bốn biển kéo đến, ắt đầy cung khuyết.

Quốc vương khởi nghiệp ở Tây Sơn, nay được phong tước chẳng khác nào xem mây thấy mặt trời, đến triều kiến chúc thọ, thi hành lễ huân quí, thật là vinh hạnh biết bao, lại được quang sủng ân vinh đầy đủ, bản tước các bộ đường cũng được dự phần vào việc tao ngộ vui mừng của quốc vương.

Mưa thuận gió hoà, nay đã trọng xuân, bấm đốt ngón tay, ngày quốc vương nhập quan chẳng còn mấy chốc, bản tước các bộ đường đến cuối tháng hai sẽ lên đường về phương tây, đợi ở cửa quan để gặp gỡ, và tiếp đón ngài.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Trước khi tiếp tục, Em xin có một số cảm nhận. Các quan nước ta thật giỏi và khéo léo trong lĩnh vực ngoại giao (sau này các quan dưới trướng của vua Gia Long còn khéo hơn). Đơn cử việc họa thơ với vị vua Càn Long (văn võ song toàn) đã thể hiện điều ấy. Trong nhóm sứ thần các nước ngoại phiên có 9 bài thơ đề lên thì nước ta đã chiếm hết 6 bài làm vua Càn Long hết sức vui vẻ, hài lòng.
Để "buộc" vua Quang Trung phải nhập cận, triều Thanh đã ban cho nước ta rất nhiều ân điển mà các ngoại phiên từ trước đến nay chưa bao giờ có được. Vinh dự thay.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Chương VII :thành quả của bang giao

1/ Kết quả đầu tiên

Theo lời tâu của Thành Lâm thì sau lễ phong vương vua Quang Trung thỉnh cầu vua Càn Long chấp thuận cho ba việc:
  1. Ban cho chính sóc
  2. Xin dời đô
  3. Xin tái lập thông thương ở biên giới
Lịch thời hiến

Nhà Thanh từ năm 1644 làm chủ Trung Nguyên thay lịch Đại Thống nhà Minh bằng lịch Thời Hiến là lịch do giáo sĩ Thang Nhược Vọng (Adam Schall) tính toán từ cuối đời Minh nhưng chưa áp dụng nhưng phải đến năm 1669 mới triệt để theo tân pháp. Năm 1674, vua Khang Hy sai soạn Lịch Tượng Khảo Thành.

Về phần nước ta, dưới đời Lê dùng lịch Đại Thống của nhà Minh và có thể cả đời Tây Sơn nên đôi khi lịch nước ta và lịch Trung Hoa có sự khác biệt. Việc được ban cho lịch Thời Hiến cũng là việc được công nhận trong quĩ đạo Trung Hoa. Theo lời tâu của Thành Lâm thì sau khi được phong vương, vua Quang Trung đã xin được ban lịch Thời Hiến nhà Thanh:

… Cứ theo lời Nguyễn Quang Bình thì nước y mới dựng việc hàng đầu là thụ sóc , trước đây có lối tính riêng, vì ở khuất một cõi tây nam nên thiên triều chưa từng có lệ ban sóc, trong nước lại không có người thâm hiểu thiên văn, tôi đã từng tìm hiến thư của nội địa thỉnh thoảng lưu truyền một hai bản rồi theo đó san khắc để dùng thành ra lắm chỗ sai ngoa, lộn xộn, tứ thời tiết khí, có nhiều lầm lẫn. Nay mong thánh chúa cách ngoại long ân, ban cho để dùng thì toàn cõi Nam Giao nhân dân cày cấy gieo trồng có tiết khí làm chuẩn. Việc có được khâm định thời hiến thư không biết tâu xin thánh ân có được không? Nếu được thì từ nay mỗi khi mùa đông đến xin đại hoàng đế ban cho vài mươi bản, nhờ Tả Giang đạo gửi trát báo cho bản quốc tôi sẽ sai người đến cửa quan kính cẩn nhận lãnh để tiện tuân theo.

Bọn thần tra xét đạo lập quốc việc đầu tiên là đặt nặng mùa màng của dân, nay quốc vương vừa dựng nước đã xin thiên triều ban sóc, coi đó là việc cần kíp nhất. Bọn Thành Lâm đã nhận lời chuyển bẩm, lại đem về một bản hiến thư san khắc của nước đó. Bọn thần xem trang bìa có đề Càn Long thứ 54 hiến thư, đủ thấy có lòng chăm chú theo lịch nhưng khí hậu bốn mùa, trước sau lộn xộn sai lầm rất nhiều.

Vua Càn Long đã chấp thuận lời thỉnh cầu và ra lệnh kể từ cuối năm Càn Long 54 (Kỷ Dậu – 1789), mỗi năm bộ Lễ sẽ theo lệ ban cho Triều Tiên mà ban cho An Nam 20 bản lịch Thời Hiến của nhà Thanh giao cho tỉnh Quảng Tây rồi đem xuống Nam Quan cho nước ta.
 

mihkun

Tháo bánh
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Nhờ đọc việt thanh chiến dịch mà mình phát hiện nhiều điều mới. Hoá ra sách sử trước kia toàn nói xạo
Sách sử viết ra sau này toàn phải thông qua sự phê duyêt của những ông chả biết gì về sử hoặc thậm chí không biết gì ngoài nghị quyết nên chuyện sai lệch là dễ hiểu mà cụ :(
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Bên Tàu cũng xạo nhưng chắc ít hơn ta.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Thần là An Nam quốc vương mới được phong Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên hoàng thượng:

Khâm phụng dụ chỉ đặc biệt ban cho thần một chuỗi triều châu làm bằng san hô, một đôi ngự dụng hà bao lớn, hai đôi hà bao nhỏ.

Vì thần đột nhiên bị bệnh, cũng may đến ngày lãnh phong thì đã thuyên giảm, đặc biệt được bộ thần đề tấu nên lại thêm ngự chỉ gia ân nên thần vui vẻ mà khỏi bệnh.

Cúi nghĩ thần là kẻ kém đức ngu muội, nay được phong làm phiên thuộc, ban cho tỉ thư sắc mệnh, thân chế thi chương, lại ngự tứ san hô triều châu, cùng hà bao lớn nhỏ, quyến cố ân vinh, thật là ưu đãi thương mến đến cùng cực, lồng lộng như đức của trời, không đâu cho xiết.

Vì thần mỏng manh không biết lấy gì báo đáp, chỉ có đích thân nhập cận khuyết đình, chúc vạn niên nơi bệ tía, nguyện đời đời tuân phục mong ba lần dịch để được làm kẻ phiên thần nên nay kính cẩn dâng biểu tạ ơn.

Cúi lạy mà rằng

Ðức đẹp mong được sáng mãi, nơi biển xa kính ngưỡng ơn giáo hoá hiệp hoà. Ơn ban xuống khắp mọi nơi, nước mới mong được trên ngó xuống.

Rập đầu trùng tiêu, dãi lòng vạn dặm

Kính mong đại hoàng đế bệ hạ

Như vua mà cũng như cha. Như thánh mà cũng như thần

Cầm cương càn khôn mà giữ lấy điều trung

Chín kinh tám điều

Tác dụng quả quen như thế

Ðức trải rộng mà đẹp đã từ lâu. Sáu loại chư hầu cùng qui tụ,

Nay nước vừa mới mở, đạo nhu hoài hạ quốc cũng chẳng khác gì

Vun trồng vì nước nhỏ lại càng chăm sóc.

Lời vàng ngọc dạy rằng hãy giữ lấy, tình thân ái có khác gì cha con một nhà.

Món ăn ngon đều chia cho, khí dụng cũng ban xuống. Sủng vinh như thế xưa nay quân thần nào có mấy ai.

Khánh thưởng bao lần nơi hành điện. Lại ân thi cho ngựa chạy đem đến.

Thần may mắn thân thể khang cường, cũng nhờ ánh quang minh cao trên tỏa xuống.

Thần nước vừa mới dựng, sao may được hưởng mênh mông sóng cả bao la.

Cửu trùng thể tất thật lớn rộng, ba lần ơn trên ban thật hậu.

Vòng châu rực rỡ là đồ báu nhà Phật, thấy thánh triều gần xa đều hưởng gió tốt lành.

Hà bao thơm ngát hương trời, thấy hoàng cực lớn nhỏ đều gói tròn trong thịnh đức.

Thần thật nhận ơn mà không chán, chỉ biết chăm chăm gìn giữ.

Cửa rồng mở nên thần được bái áo vua Nghiêu, xin chúc thánh thượng thọ như Nam sơn.

Mặt trời chiếu xuống kinh đô lên y phục vua Vũ, mong các chư hầu cung kính hướng về phương Bắc.

Thần hạ được chiêm ngưỡng thiên nhan, thật vui mừng khôn xiết. Kính cẩn dâng tờ biểu tạ ơn này.

Xin tâu lên.
trước mình cũng nghĩ Nguyễn Huệ đối với nhà Thanh oai vệ biết bao nhiêu không ngờ thái độ với Càn Long lại luồn cùi đến như vậy. Mất hết phong độ
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Thần là An Nam quốc vương mới được phong Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên hoàng thượng:

Khâm phụng dụ chỉ đặc biệt ban cho thần một chuỗi triều châu làm bằng san hô, một đôi ngự dụng hà bao lớn, hai đôi hà bao nhỏ.

Vì thần đột nhiên bị bệnh, cũng may đến ngày lãnh phong thì đã thuyên giảm, đặc biệt được bộ thần đề tấu nên lại thêm ngự chỉ gia ân nên thần vui vẻ mà khỏi bệnh.

Cúi nghĩ thần là kẻ kém đức ngu muội, nay được phong làm phiên thuộc, ban cho tỉ thư sắc mệnh, thân chế thi chương, lại ngự tứ san hô triều châu, cùng hà bao lớn nhỏ, quyến cố ân vinh, thật là ưu đãi thương mến đến cùng cực, lồng lộng như đức của trời, không đâu cho xiết.

Vì thần mỏng manh không biết lấy gì báo đáp, chỉ có đích thân nhập cận khuyết đình, chúc vạn niên nơi bệ tía, nguyện đời đời tuân phục mong ba lần dịch để được làm kẻ phiên thần nên nay kính cẩn dâng biểu tạ ơn.

Cúi lạy mà rằng

Ðức đẹp mong được sáng mãi, nơi biển xa kính ngưỡng ơn giáo hoá hiệp hoà. Ơn ban xuống khắp mọi nơi, nước mới mong được trên ngó xuống.

Rập đầu trùng tiêu, dãi lòng vạn dặm

Kính mong đại hoàng đế bệ hạ

Như vua mà cũng như cha. Như thánh mà cũng như thần

Cầm cương càn khôn mà giữ lấy điều trung

Chín kinh tám điều

Tác dụng quả quen như thế

Ðức trải rộng mà đẹp đã từ lâu. Sáu loại chư hầu cùng qui tụ,

Nay nước vừa mới mở, đạo nhu hoài hạ quốc cũng chẳng khác gì

Vun trồng vì nước nhỏ lại càng chăm sóc.

Lời vàng ngọc dạy rằng hãy giữ lấy, tình thân ái có khác gì cha con một nhà.

Món ăn ngon đều chia cho, khí dụng cũng ban xuống. Sủng vinh như thế xưa nay quân thần nào có mấy ai.

Khánh thưởng bao lần nơi hành điện. Lại ân thi cho ngựa chạy đem đến.

Thần may mắn thân thể khang cường, cũng nhờ ánh quang minh cao trên tỏa xuống.

Thần nước vừa mới dựng, sao may được hưởng mênh mông sóng cả bao la.

Cửu trùng thể tất thật lớn rộng, ba lần ơn trên ban thật hậu.

Vòng châu rực rỡ là đồ báu nhà Phật, thấy thánh triều gần xa đều hưởng gió tốt lành.

Hà bao thơm ngát hương trời, thấy hoàng cực lớn nhỏ đều gói tròn trong thịnh đức.

Thần thật nhận ơn mà không chán, chỉ biết chăm chăm gìn giữ.

Cửa rồng mở nên thần được bái áo vua Nghiêu, xin chúc thánh thượng thọ như Nam sơn.

Mặt trời chiếu xuống kinh đô lên y phục vua Vũ, mong các chư hầu cung kính hướng về phương Bắc.

Thần hạ được chiêm ngưỡng thiên nhan, thật vui mừng khôn xiết. Kính cẩn dâng tờ biểu tạ ơn này.

Xin tâu lên.
trước mình cũng nghĩ Nguyễn Huệ đối với nhà Thanh oai vệ biết bao nhiêu không ngờ thái độ với Càn Long lại luồn cùi đến như vậy. Mất hết phong độ
Đó chẳng qua là những lời lẽ ngoại giao do các quan văn biên soạn (thay cho vua) từ xưa đến nay đều như thế. Không thể lấy đó để đánh giá được cụ ạ.
Nhưng qua những thư từ trao đổi qua lại giữa 2 nước thì ta thấy rõ rằng phương Bắc muôn đời đều xem nước chúng ta là "phiên quốc", là phên dậu. Mà đã là phiên quốc thì phải xoay quanh quỹ đạo do họ vạch sẵn. Nếu ngoan ngoãn thì muốn gì được đấy, còn nếu đi chệch lối thì sẽ lãnh hậu quả khó lường. Điều ấy giải thích vì sao vua Quang Trung, vua Gia Long hay bất cứ vị vua nào trong lịch sử nước ta đều lấy TH làm chuẩn mực, không dám xé rào.
Ví như thời Tây Sơn qua những dữ liệu được đưa lên ở trên ta cũng thấy, vua Quang Trung cũng chủ trương photocopy nguyên bản lề phép của phương Bắc như việc lấy lịch của họ để dùng cho thống nhất là một ví dụ điển hình.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Em xin phép tiếp tục.
Dời đô

Một trong những lý do để vua Quang Trung thoái thác việc nhà Thanh làm lễ phong vương tại Thăng Long là cố đô nay đã hết “vượng khí”. Lý do đó có thể được hiểu theo nhiều cách, vì Nguyễn Quang Bình không muốn đóng đô tại một nơi mà dân chúng còn lưu luyến cựu triều, cũng có thể quan niệm về tổ chức chính trị của ông bị ảnh hưởng văn minh Nam Á nên khi thiết lập một triều đại cần có một kinh đô khác với trước kia. Việc thay đổi kinh đô theo triều đại là một tập quán áp dụng ở nhiều nơi mà gần nhất là các nước Xiêm La, Chân Lạp hay Chiêm Thành vốn dĩ ảnh hưởng sâu đậm đến người dân Đàng Ngoài thời đó.

Nghiên cứu về văn minh và lịch sử Champa, Xiêm La, Chân Lạp chúng ta thấy họ thay đổi nhiều kinh đô và mỗi thời kỳ ngoài kinh đô chính có những kinh đô phụ, có chính vương và phó vương, chia đất thành những khu vực để cho anh em, con cháu mỗi người cai trị một vùng rất tương cận với việc vua Thái Đức chia cho các em hay vua Quang Trung chia cho các con mỗi người đứng đầu một cõi.

Quan niệm về vũ trụ và con người của các dân tộc Ðông Nam Á rất gần với khái niệm “thiên nhân tương dữ” của Trung Hoa khi cho rằng các tinh tú và thiên thể có liên quan trực tiếp đến sự thịnh vượng và an lạc của nhân loại. Kết cấu và sinh hoạt xã hội của con người ở trần gian phải phù hợp với vận hành của trời đất nên một vương quốc càng gần với hình ảnh của vũ trụ càng tốt.

Theo triết học Ấn Ðộ thì thế giới là những vòng tròn đồng tâm bao gồm một đại lục ở giữa hình tròn tên là Jambudvipa, bao quanh là bảy đại dương và bảy lục địa. Xa hơn nữa là những dãy núi cao. Ngay chính giữa đại lục Jambudvipa là ngọn núi Meru có mặt trời, mặt trăng và các tinh tú xoay quanh. Ðỉnh ngọn Meru là nơi các thần linh ngự trị có 8 vị Lokapalas trấn giữ chung quanh.

Từ ý niệm nguyên thuỷ đó, những dân tộc chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Ðộ đều coi việc xây dựng kinh đô là công tác tối quan trọng, không phải chỉ là một trung tâm văn hoá và chính trị mà còn là một linh địa qui tụ mọi tú khí của quốc gia. Việc chọn một khu vực làm đế kinh luôn luôn gắn liền với những huyền thoại siêu nhiên để tăng gia mức quan trọng của nó mặc dầu không thể không kèm theo những thuận lợi khác về phòng ngự cũng như về kinh tế.

Cũng tương tự như quan niệm của Trung Hoa coi nhà vua như vì sao Bắc Ðẩu để các tinh tú chầu vào, bốn phía kinh đô cũng có các thị trấn quan trọng do những cận thần hay người trong hoàng gia cai quản. Kinh đô thường vây quanh một vùng đất cao tượng trưng cho núi Meru. Kinh đô Angkor của Cambodia chẳng hạn, là một thành trì hình vuông, mỗi chiều hai dặm rưỡi, chính giữa là Phnom Bakheng, một ngọn núi nhỏ.

Việc tổ chức triều đình cũng dựa trên khuôn mẫu tương tự. Vua Miến Ðiện có bốn chính hậu (principal queens) và bốn thứ phi (secondary rank). Bốn chính cung được đặt tên là Bắc Cung Hoàng Hậu, Nam Cung Hoàng Hậu, Ðông Cung Hoàng Hậu, Tây Cung Hoàng Hậu tượng trưng cho bốn phương chính còn bốn thứ phi được đặt tên theo bốn phương bàng. Nhiều tài liệu cho thấy vào thời xưa, cung điện của các hậu phi được bố trí chung quanh cung vua theo các hướng. Triều đình cũng có bốn đại thần tượng trưng cho tứ thiên vương trong giáo lý Phật giáo. Mô hình này hiện hữu tại Xiêm La, Chân Lạp, Java. Ở Chân Lạp, bốn đại thần được mệnh danh là “tứ trụ” và theo truyền thống, những viên quan đó không phải chỉ nắm giữ trọng quyền mà còn có nhiệm vụ bảo vệ bốn phương chính.

Tại khu vực Bắc Thái và vùng đất thuộc Ai Lao hiện nay, vào thời đó các tiểu quốc được gọi là các muang (mường), chúa tể các mường gọi là chao (chậu), thường được dịch ra tiếng Hán Việt là chiêu. Những tiểu quốc đó thần phục một quốc gia lớn như những cánh hoa nên được đặt tên là mandala và có nghĩa vụ thần phục nhưng cũng được bảo vệ một khi bị xâm lấn. Theo O. W. Wolters thì:

Mandala tượng trưng cho một tình trạng chính trị đặc biệt và thường không cố định về một khu vực địa lý không có ranh giới rõ rệt mà các trung tâm nhỏ có khuynh hướng tìm an toàn từ mọi hướng… Mỗi trung tâm lại có nhiều lãnh địa phụ thuộc và khi có cơ hội thì những lãnh địa này cũng tách ra để nổi lên thiết lập một hệ thống thuộc địa cho chính mình.

Tương quan giữa nhị hoa (trung ương) và cánh hoa (địa phương) đó cũng gần giống như hình thức thiên triều và phiên thuộc của Trung Hoa nhưng linh động hơn và hai bên có những giao kết để tuân thủ những nghĩa vụ, chế tài và liên minh (obligations, sanctions, and allegiance).

Ràng buộc chặt chẽ nhất của hai bên là nghi lễ thần phục (ritual of submission), tương tự như cầu phong và triều cống mà Trung Hoa đòi hỏi các tiểu quốc ở chung quanh phải thi hành. Riêng ở Xiêm La, những nước chịu nhận họ làm thượng quốc thì hàng năm phải cho người đem sang một cây vàng bạc (gold and silver tree) kèm theo sản vật, tiền bạc, món quí giá… để biểu lộ sự trung thành. Ngược lại vua Xiêm cũng tặng lại những vật phẩm khác thường là có giá trị hơn những gì các tiểu quốc triều cống họ.

Chế tài là quyền “trừng phạt” một khi hạ quốc không làm tròn những nghĩa vụ đối với thượng quốc. Một người soán ngôi vua thường không được công nhận và có thể còn bị đem quân chinh phạt. Cho nên việc phong tước cũng là một cách để ràng buộc các nước nhỏ trung thành với nước lớn.

Quan trọng hơn hết trong tương quan nước lớn nước nhỏ là mỗi khi có việc binh đao, nếu được yêu cầu, nước lệ thuộc phải gửi quân đội, tàu bè, khí giới đến giúp nước lớn đánh trận. Ngược lại nước lớn cũng có nhiệm vụ bảo vệ nước nhỏ khi bị xâm lăng và hoặc trực tiếp gửi quân đội, khí giới đến giúp, hoặc điều động các tiểu quốc khác đem quân hỗ trợ.

Chính từ những giao ước về các nghĩa vụ và quyền lợi song phương, chúng ta có thể có những nhận định minh bạch hơn về liên hệ giữa Việt Nam và Xiêm La trong một bố cục chung của cả vùng. Những liên hệ đó thay đổi liên tục nên lắm khi chúng ta không thấy có những ranh giới rõ rệt để xem xét vấn đề cho chính xác.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
2. Chân mệnh đế vương

Từ quan niệm về tổ chức theo khuôn mẫu của vũ trụ, những quốc gia lớn tự đặt vào vị trí trung tâm một mandala. Trung tâm đó không phải chỉ là một vị trí chính trị mà cũng thường đóng vai một trọng điểm kinh tế. Trong nền kinh tế nông nghiệp, các vua chúa khi thấy đất đai ở kinh đô đã kém màu mỡ, vấn đề buôn bán qua lại kém sầm uất (mà họ cho rằng đã hết vượng khí) thường đi tìm một kinh đô mới tốt đẹp hơn. Những vùng đất mới đó thường là ở các cửa sông đổ ra biển, tàu bè ghé lại dễ dàng, đất tân bồi phì nhiêu hơn vì người ta cho rằng bao nhiêu linh khí của thượng nguồn sẽ đổ xuống hạ lưu và các tiểu quốc ở vùng núi cao phải thần phục.

… Các lãnh chúa dần dần hạn chế bớt quyền lực của các vùng cao nguyên và tạo ảnh hưởng bằng cách kiểm soát các khu vực hạ nguồn hay vùng đồng bằng trồng lúa đất đai màu mỡ. Bản đồ các con sông tự nhiên trở thành một biểu kế đo lường quyền thống trị. Giới sử gia đã tìm thấy sự tương quan rõ rệt giữa việc kiểm soát các con sông và hệ thống sông đào với sự gia tăng chuyên chế tại Ðông Nam Á.

Nắm được khu vực huyết mạch này có thể coi như một ân sủng đặc biệt mà nhiều khi người ta lẫn lộn giữa giả và thật. Vua chúa thường xưng là Phật vương (cũng như văn hoá Trung Hoa coi vua là con của trời – thiên tử) và được củng cố khi có những điềm lành [chẳng hạn như săn bắt được voi trắng]. Chính sử Xiêm La, Miến Ðiện thường ghi chép rất kỹ về những biến cố đặc biệt này. Ðể đánh dấu mỗi triều đại, nhiều đền đài dinh thự được xây cất bằng nhân công từ các tiểu quốc đến phục dịch và khi xẩy ra chiến tranh, những công nhân này cũng được điều động tham gia quân đội.

Trong những nghi lễ chính của một triều đại, việc lên ngôi được đặc biệt chú trọng. Nghi lễ này luôn luôn được cử hành trên một vùng đất cao với một ngai vàng cho nhà vua tượng trưng núi Meru, chung quanh là 8 tu sĩ tượng trưng cho 8 thiên vương. Nhiều dân tộc còn tin rằng nhà vua chính là thần Siva hay thần Vishnu giáng trần. Những chi tiết này được tìm thấy trong nhiều kinh văn khắc trên đá của người Chăm, người Java, người Chân Lạp. Ngôi đền nổi tiếng Angkor Wat do vua Suryavarman II của Cambodge dựng nên hồi thế kỷ XII là để kỷ niệm thần Vishnu mà ông cho rằng đã hiện thân. Việc thần thánh hoá các vị vua cũng có thể là một phương cách để hợp thức hoá những quá khứ không lấy gì làm minh bạch tương tự như kiểu người Trung Hoa cho rằng ngôi vua về tay những người có chân mệnh đế vương, chân long thiên tử.

Trong lịch sử các quốc gia Ðông Nam Á, việc tạo nên những huyền thoại để củng cố uy tín và xác định sự chính thống của một triều đại là điều rất phổ biến. Những cuộc nổi dậy để giành chính quyền luôn luôn được yểm trợ bởi các dật sự ly kỳ, sấm vĩ, đồng dao…
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
3. Ranh giới linh động

Một đặc điểm đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu lên là sự bất minh về ranh giới giữa các quốc gia được mệnh danh là vùng ảnh hưởng (sphere of influence), co dãn và thay đổi liên tục tuỳ theo tình hình chính trị, kinh tế.

Người Tây phương cho rằng lãnh thổ của một quốc gia kéo dài đến biên giới của nước láng giềng thì ở Ðông Nam Á lại luôn luôn có một “khoảng trống” giữa hai bên, vùng đất này không thuộc một quốc gia nào cả và nhiều khi đóng vai một trái đệm. Nếu người Tây phương dựng lên một bức tường vô hình và canh chừng để không ai có thể vi phạm thì biên giới các xứ ở Ðông Nam Á lại”xốp” không ngăn cấm dân chúng qua lại.

Ảnh hưởng của trung ương có mức độ khác nhau, có những vùng hoàn toàn dưới quyền kiểm soát, kể cả thừa kế hay lãnh thổ (cho thêm hoặc rút bớt) nhưng cũng có những nơi xa xôi hơn, thần phục chỉ là danh nghĩa qua một số cống phẩm hay triều kiến. Những khu vực đó thường được ghi lại dưới cái tên khu tự trị (autonomous regions), chẳng hạn vùng Bắc Lào bao gồm một vùng đất rộng bao phủ cả một phần bắc Việt Nam ngày nay.

Cũng như trong thời kỳ phong kiến ở Âu Châu, một vương quốc Ðông Nam Á là những vùng ảnh hưởng không rõ rệt, bao gồm lãnh thổ riêng của nhà vua mà ông ta hoàn toàn kiểm soát được, ra xa hơn nữa là những vùng phải triều cống được áp đặt bằng nhiều mức độ quyền hành. Bên ngoài nữa là những khu vực có vương quyền riêng mặc dù không hoàn toàn tự trị. Những vùng đó bị lệ thuộc vào một hay nhiều vương quốc, bắt buộc phải tiến cống và không được làm điều gì ngược lại với quyền lợi của thượng quốc.

Những quan niệm chặt chẽ về biên cương hành chánh, trước đây là của Trung Hoa và sau này là của Tây phương du nhập vào khu vực này đã tạo ra rất nhiều nghi vấn vì quan niệm hai bên hoàn toàn khác hẳn. Khi nghiên cứu về các bản đồ cổ của vùng Ðông Nam Á, những đường ranh giới biến dạng rất khó hiểu theo mỗi thời kỳ và nhiều câu hỏi về sự bành trướng của mỗi dân tộc được đặt ra dựa trên sự hiểu biết của chúng ta về địa lý hiện tại, lắm khi được củng cố bằng những lý thuyết đấu tranh trong thế kỷ XX.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Mở cửa thông thương

Theo lời tâu của Phúc Khang An [tổng đốc Lưỡng Quảng] và Tôn Vĩnh Thanh [tuần phủ Quảng Tây] tháng 12 năm Kỷ Dậu (1789) thì:

Lại theo quốc vương kia nói thì Giao Nam sản vật vốn ít, lại thêm nhiều năm binh lửa, nên vật lực suy kiệt, đại hoàng đế che chở cho quần sinh như ánh sáng mùa xuân chiếu xuống vạn vật, mong hoàng thượng ngó xuống đất viêm hoang ở bên ngoài cũng là con dân mà chuẩn cho mở lại cửa Thủy Khẩu để buôn bán qua lại, như thế thì sinh linh toàn cảnh An Nam đều được lợi và có đồ dùng. Bọn thần tra thấy An Nam vốn mậu dịch thông thương nhưng từ khi có lệnh cấm đến nay thì hàng hóa ở nội địa khó mà đến Nam Giao được, chẳng hạn thuốc men, trà lá là những thứ mà nước này cần dùng, gần đây cầu xin nhiều lần nhưng chưa được chấp thuận.

Trong lời tâu này, Phúc Khang An đề nghị đợi vua Quang Trung khi sang Trung Hoa dự lễ bát tuần khánh thọ sẽ xin và chấp thuận như một ân điển đặc biệt nhưng vua Càn Long đã bác khước giải pháp này và truyền chỉ lập tức mở cửa lại để hai bên thông thương:

…Còn các cửa quan Thủy Khẩu ở Việt Tây có đường thông thương, nếu không thuận cho ngay e rằng hóa vật ở nước đó khan hiếm, người dân không có mà dùng, xem ra không phải là ý nhất thị đồng nhân, thể tuất ngoại phiên của trẫm.

Nay trẫm đã minh giáng dụ chỉ, chuẩn cho mở cửa quan, thông thương chợ búa , không cần phải đợi đến khi quốc vương lai kinh, tận mặt cầu khẩn, khi đó mới bằng lòng.

Khi đọc về việc mở cửa thông thương, chúng ta thấy sự việc có vẻ giản dị nhưng thực ra đòi hỏi nhiều nỗ lực để thi hành. Tuy nhiên, đây là một thỏa hiệp song phương – nói theo ngôn ngữ thời nay là một hiệp ước thương mại mà cả hai bên đều có nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh nên ảnh hưởng của nó liên quan đến không phải chỉ nước ta mà cả vùng nam Trung Hoa.

Trước đây khi có chiến tranh với Miến Điện, vì thua trận nên vua Càn Long đã ra lệnh phong quan, nghiêm cấm mọi việc buôn bán qua lại vùng tây nam, trong đó có cả những cửa khẩu sang nước ta. Theo tài liệu nhà Thanh, dọc theo biên giới Việt Hoa có bách ải, tam quan là những nơi có thể qua lại. Tuy nhiên, việc buôn bán chỉ tập trung ở ba cửa lớn có đóng trọng binh là Trấn Nam, Bình Nhi và Thủy Khẩu. Ba cửa quan này một bên là phủ Thái Bình (Quảng Tây, Trung Hoa) một bên là hai trấn Cao Bằng (Thủy Khẩu, Bình Nhi) và Lạng Sơn (Trấn Nam) thuộc nước ta.

Khi mở cửa quan để buôn bán trở lại, mỗi bên thiết lập một nơi tập trung hàng hóa để kiểm soát và phân phối, bên phía nhà Thanh gọi là xưởng còn bên nước ta gọi là chợ [thị]. Ở Cao Bằng, chợ họp tại Mục Mã còn ở Lạng Sơn thì tập trung tại Kỳ Lừa thuộc Ðồng Ðăng. Vì khu vực Nam Quan có nhiều con buôn từ xa đổ đến nên tại Kỳ Lừa chia thành hai khu, một khu gọi là Thái Hòa cho dân từ Quảng Ðông đến, một khu gọi là Phong Thịnh cho người Quảng Tây đến. Mỗi khu vực lại có nhân viên quản lý và bảo vệ. Trấn Nam Quan không mở ra cho dân chúng qua lại mà chỉ khi nào có sứ thần thì binh lính canh gác mới mở để cho qua, đôi khi còn làm khó thử tài văn chương nữa. Tuy nhiên ở gần đó có một ải gọi là Do Thôn là nơi khách thương qua lại và hàng hóa theo đường này.

Tuy không có số liệu cụ thể, việc mở cửa lại các cửa quan đã ảnh hưởng lớn đến việc giao thương ở miền Bắc, vực dậy một khu vực bị chiến tranh và nạn cát cứ tàn phá trong một thời gian dài. Chỉ ba năm sau, Thành Lâm [khi đó là đồng tri Ninh Minh] đã tâu lên vua Càn Long:

Từ năm 56 được thánh ân chuẩn cho nước An Nam thông thị đến nay, lúc đầu các loại hàng hóa xuất khẩu chỉ có các loại dầu, đồ sứ, giấy bản, nồi gang… đều là những món nặng nề, thô kệch.

Gần đây, dân chúng nước ấy vui vẻ làm ăn nên những đồ cần dùng gia tăng gấp bội khi trước, nô tài qua lại Trấn Nam Quan mục kích trên đường đến ải Do Thôn hàng hóa xuất khẩu cuồn cuộn không dứt.

Tra hỏi họ đem những hàng hóa gì thì biết là có vải tơ, trà thơm và những món hàng không nặng lắm. Còn Bình Nhi, Thủy Khẩu hai cửa thuộc đồng tri Long Châu kinh lý, cách Trấn Nam Quan khá xa, hỏi ra thì đồng tri Vương Khẳng Ðường cũng nói rằng gần đây hàng hóa xuất khẩu so với khi mới mở chợ, mỗi ngày một nhiều…
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Quang Trung thay đổi nơi đóng đô lý do chính là quân sự. Nơi phải dễ phòng thủ.......giặc đến thì có thời gian củng cố, đánh trả và ko bỏ chạy.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Giao thiệp sau lễ phong vương

Nhận sắc ấn: Việc đầu tiên vua Quang Trung cần phải hoàn tất là nhận sắc ấn của nhà Thanh do Nguyễn Quang Hiển đem về. Theo tấu thư của tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh thì ngày 12 tháng chạp năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng các vệ sĩ lên đến Nam Quan.

Ngày 13 tháng Chạp vua Quang Trung sai hai bồi thần là Nguyễn Văn Danh và Ngô Văn Sở sang Chiêu Đức Đài (tức phía Trung Hoa) để làm lễ nhận sắc ấn. Theo lời Ngô Văn Sở thì quốc vương đã định rằng trong khoảng tháng Ba sẽ lên đường phó kinh để dự lễ Vạn Thọ và Ngô Văn Sở xin được cùng đi cho thoả lòng chiêm cận rồi trình lên biểu văn ta ơn của nước ta.

Ngày mồng 5 tháng Giêng năm Canh Tuất, khi nhận được biểu văn này, vua Càn Long hết sức mừng rỡ phê lên trên biểu: “Ta rất vui mừng xem biểu này. Khi bồi thần khanh sai đến đây sẽ lập tức giao cho mang về để khanh xem châu phê của trẫm mà thêm hoan hỉ. Sắp gặp nhau rồi, trẫm cũng ân cần nghĩ đến như khanh vậy”

Cũng trong dịp này, sứ thần nước ta là Nguyễn Hoành Khuông vừa tới Bắc Kinh nên được xem biểu văn có châu phê để mang về nước. Về việc vua Quang Trung có đến Nam Quan hay không thì ngoài lời tâu của Tôn Vĩnh Thanh (dựa theo lời của Thang Hùng Nghiệp) nên chúng ta cũng đoán là y bịa ra cho vua Càn Long vui lòng chứ thực sự chỉ có Ngô Văn Sở và Nguyễn Văn Danh. Sau này trong một tờ biểu khác, Phan Huy Ích cũng nói rằng Nguyễn Quang Hiển về đến Thăng Long mới gặp vua Quang Trung vào ngày 18 tháng Chạp.

Sau khi nghi lễ hoàn tất, việc giao thiệp với nhà Thanh trở nên nhộn nhịp. Ngoài các nghi lễ vốn là một phần trong tương quan thiên triều – phiên thuộc mà nước ta phải thi hành như tuế cống, tạ ơn … như đã nói ở trên thì vấn đề qua lại, thù tạc với các quan nhà Thanh ở sát biên giới điển hình là tổng đốc Lưỡng Quảng và các quan cấp dưới nhất là sau chuyến đi của Nguyễn Quang Hiển.

Mùa xuân năm đó, vua Quang Trung sai Vũ Huy Tấn viết văn thư cám ơn tổng đốc Phúc Khang An (Tạ Phúc tước các bộ đường khải), đề đốc Hải Lộc trông coi binh bị hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thay thế Hứa Thế Hanh đã tử trận (Tạ Hải đề đốc khải), tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh (Tạ Tôn bộ viện khải), Thang Hùng Nghiệp (Tạ Tả Giang binh bị đạo Thang khải), Vương Lâm (Tạ Hữu Giang Vương đô đốc phủ khải).

Nhân dịp sinh nhật Phúc Khang An, vua Quang Trung cũng sai người đem quà mừng (Tạ Phúc tước các bộ đường thọ đản khải). Nước ta cũng làm giỗ cho các tướng sĩ nhà Thanh tử trận để chứng tỏ cho mọi người biết hai bên đã tái lập bang giao.

Hiện nay trong Hoa Nguyên Tuỳ Bộ Tập còn ghi lại bài văn tế của Vũ Huy Tấn nhưng có lẽ không phải trong dịp Thành Lâm qua nước ta (vì khi đó họ Vũ tham dự phái bộ Nguyễn Quang Hiển còn đang trên đường về nước) mà có lẽ trong dịp đầu năm khi kỷ niệm trận đánh. Ngoài ra còn có một bản văn Nôm tế tướng sĩ nhà Thanh Bài văn có tên là “Thiên Triều Văn” được Tạ Ngọc Liễn phát hiện và phiên dịch “Phát hiện tài liệu Nôm thời Tây Sơn: Văn cúng quân Thanh chết trận Đống Đa”.

Việc Vũ Huy Tấn chủ trì một số liên lạc sau lễ phong vương cho thấy ông cũng là nhân vật có nhiều tin tức nhất về nhà Thanh sau chuyến đi cùng với Nguyễn Quang Hiển. Trong hoàn cảnh đó, họ Vũ đã đóng vai cố vấn quan trọng về việc bang giao và có một tiếng nói quan trọng trong quyết định của vua Quang Trung dẫn đầu một phái đoàn sang Bắc Kinh chúc thọ năm Canh Tuất. Chỉ ba tháng sau khi về đến nhà, một lần nữa ông lại đóng vai trò tuỳ viên trong phái đoàn Quang Trung, một vinh dự hầu như độc nhất vô nhị đời Tây Sơn.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Quang Trung thay đổi nơi đóng đô lý do chính là quân sự. Nơi phải dễ phòng thủ.......giặc đến thì có thời gian củng cố, đánh trả và ko bỏ chạy.
Lý do của cụ cũng có cơ sở đấy ạ. Dân Thanh Nghệ là lực lượng chiến đấu khá thiện chiến nên được nhiều đời vua quan tâm. Bắc hà thì khá thủ cựu , thậm chí thù địch nên không hợp để đóng đô.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Quang Trung thay đổi nơi đóng đô lý do chính là quân sự. Nơi phải dễ phòng thủ.......giặc đến thì có thời gian củng cố, đánh trả và ko bỏ chạy.
đất nghệ an chỉ thủ được mặt bắc. Còn từ phía nam đánh ra rất dễ chiếm được đất này. Chúa nguyễn mấy lần bắc phạt đều dễ dàng chiếm nghệ an nguyễn hữu chỉnh nguyễn ánh hành quân từ nam ra đều chiếm nghệ an dễ dàng
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Thanh Nghệ Tĩnh là vùng dân đông nên khi cần quân có thể huy động được ngay....mặc dù phản loạn cũng từ đây mà ra. Quang Trung từ quân sự mà ra nơi đóng đô phải dễ thủ nên thường ko có tính kinh tế....phải ánh tư tưởng không bỏ chạy.
  • Tôn Sĩ Nghị vào Thang Long ngay nhưng ko dám tiến xa......Ngô Văn Sở cũng chẳng dám ở lại Thăng Long khi quân Thanh vào.
  • HN ngày nay ko còn 1 căn nhà cổ lý do là vì ko phòng thủ được mỗi lần giặc tới là vườn ko nhà trống..ko có 1 công trính nào lớn kể cả sách vở...tất cả đều bị hủy....Chế Bồng Nga còn chiếm được cả Thăng Long.......
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
  • Thanh Nghệ Tĩnh là vùng dân đông nên khi cần quân có thể huy động được ngay....mặc dù phản loạn cũng từ đây mà ra. Quang Trung từ quân sự mà ra nơi đóng đô phải dễ thủ nên thường ko có tính kinh tế....phải ánh tư tưởng không bỏ chạy.
  • Tôn Sĩ Nghị vào Thang Long ngay nhưng ko dám tiến xa......Ngô Văn Sở cũng chẳng dám ở lại Thăng Long khi quân Thanh vào.
  • HN ngày nay ko còn 1 căn nhà cổ lý do là vì ko phòng thủ được mỗi lần giặc tới là vườn ko nhà trống..ko có 1 công trính nào lớn kể cả sách vở...tất cả đều bị hủy....Chế Bồng Nga còn chiếm được cả Thăng Long.......
Tôn sĩ nghị không tiến xa vì Càn Long không cho. Tiến xa đòi hỏi kinh phí quá lớn lương thực cũng không đủ. Càn Long đã mật lênh cho họ Tôn rút về.
chọn đất Nghệ an là sai lầm to lớn của Nguyễn Huệ, tầm nhìn của 1 ông vua trị nước hoàn toàn không có
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top