[Funland] Việt Thanh chiến dịch - Nguyễn Duy Chính

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
NGHI THỨC SÁCH PHONG

Nghi lễ đời Lê-Trịnh theo Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí [Phan Huy Chú]

Trước ba ngày, Thượng thiết ty đặt long đình ở giữa điện Kính-thiên, đặt hương án ở phía nam Long-đình, đặt vị bái của vua ở trước hương án (vị bái dưới dùng chiếu tre, trên trải chiếu cạp), đặt vị đứng của khâm sứ ở trước hương án (hơi về hướng bắc, vị đứng dưới dùng chiếu tre, trên trải chiếu cạp), đặt vị trí đứng của vua ở bên hữu hương án (vị đứng dưới dùng chiếu tre, trên trải chiếu cạp).

Một viên điển nghi, một viên tuyên chiếu, hai viên triển chiếu, đều đứng ở bên tả điện, một viên thự chiếu, hai viên nội tán, đều đứng ở bên hữu điện; tám viên củ nghi, hai viên đứng hai bên tả hữu sân điện, hai viên đứng hai bên tả hữu long trì [thềm rồng, ở trong], hai viên đứng hai bên tả hữu đan trì [thềm son, ở ngoài], hai viên đứng hai bên tả hữu ngoài cửa Đoan-môn; tám viên ngoại tán, hai viên đứng hai bên tả hữu sân điện, hai viên đứng hai bên tả hữu long trì, hai viên đứng hai bên tả hữu đan trì, hai viên đứng hai bên tả hữu cửa Đoan-môn, đều đứng dưới các quan củ nghi.

Trước hai ngày, vua phải ăn chay, cáo tế trời đất, điện Thái-miếu, điện Chí-kính.

Trước một ngày, 36 phố trong kinh đều kết hoa ở đường phố (dùng 50 tấm vừa lụa vàng, lụa đỏ, trồng hai cột sơn đỏ, đầu cột có ngù nhọn). Tự ngoài bến sông cho đến cửa Đông tràng an, đường sá các phường các xứ đều dọn dẹp sửa sang.

Sáng sớm hôm làm lễ, phụng chỉ của chúa, các quan vào đan trì trước. Dự sai ba viên văn võ trọng thần đôn đốc các tướng tá binh mã, nhã nhạc, giáo phường và nghi trượng ra bài trí ở ngoài bến sông; mặc áo mũ theo phẩm tước, đợi khi long đình đến thì làm lễ 5 lạy 3 vái (từ năm giáp dần đã theo làm lễ 3 quì 9 vái).

Làm lễ xong, các văn võ trọng thần đi trước, rồi đến giáo phường, đến nghi trượng, đến nhã nhạc, đến hương án, đến long đình, đến kiệu khâm sứ, đến người ngựa theo hầu khâm sứ.

Khi đến cửa Nam môn người theo hầu xuống ngựa. Đến ngoài cửa Đông tràng-an, viên thông sự mời khâm sứ xuống kiệu. Vua đội mũ xung thiên, mặc áo hoàng bào, đeo đai ngọc, đứng đón ở bên hữu ngoài ba cửa, các quan chia ban theo hầu. Vua gặp khâm sứ vái chào.

Long đình tiến vào theo cửa chính. Khâm sứ tiến vào theo cửa tả. Vua tiến vào do cửa hữu. Khi vào đến điện Kính thiên thì đặt long đình vào vị. Quan điển lễ mời khâm sứ đến vị đứng. Quan nội tán tâu xin vua đến vị đứng, các quan chia ban đứng hai bên tả hữu sân điện, long trì và đan trì, và ngoài cửa Đoan môn. Các viên chấp sự tựu vị, ai giữ việc nấy.

Viên nội tán tâu vua đến vị bái. Ngoại tán xướng: “Bài ban” (các quan đều đứng vào ban), lại xướng: “Ban tề” (các quan quay mặt vào hương án). Nội tán: “Tấu tam bái ngũ khấu đầu”, “hưng”, “bình thân”. Ngoại tán cũng xướng như thế.

Viên điển lễ xướng: “Tuyên chiếu”. Nội tán: “Tấu quỵ”. Ngoại tán cũng xướng như thế. Khâm sứ bưng tờ chiếu trao cho quan tuyên chiếu. Hai viên triển chiếu đến mở tờ chiếu. Viên tuyên chiếu đọc xong, bưng tờ chiếu đặt lên hương án rồi ra đứng ở vị mình.

Quan điển nghi: “Tấu thụ chiếu”. Viên khâm sứ bưng tờ chiếu trao cho vua, vua nhận tờ chiếu, giơ lên ngang trán, rồi trao cho quan thụ chiếu, quan thụ chiếu quỳ xuống nhận tờ chiếu, đứng lên, ra đứng ở chỗ trước. Khâm sứ ra đứng ở chỗ trước. Nội tán: “Tấu phủ phục”, “hưng”, “bình thân”. Ở ngoài cũng xướng như thế. Nội tán: “Tấu phục vị”. Nội tán: “Tấu hành tạ ân lễ ngũ bái tam khấu đầu”. [Tâu làm lễ tạ ơn ba lạy năm vái]. Ngoại tán cũng xướng như thế.

Nội tán: “Tấu lễ tất”. Các quan chia ban đứng hầu. Nội tán: “Tấu hoàng thượng hướng khâm sứ hành nhị ấp lễ” [Tâu hoàng thượng làm lễ vái khâm sứ hai vái]. Khâm sứ xuống điện đi ra.

Vua đến điện Cần-chánh. Vua cùng khâm sứ chia hai phía đông tây cùng ngồi, làm lễ tiếp đãi (uống nước chè, ăn trầu). Xong rồi lại tiễn sứ đến ngoài ba cửa. Vua vái chào xong, khâm sứ đi ra lên kiệu. Sai quan nghinh tiếp khâm sứ vào nhà công quán (ở nha môn Lễ bộ) thết yến. Vua ngự về điện Cần-chánh, các quan theo hầu, Khi đến điện, nội tán tâu vua ngự lên ngai, các quan làm lễ khánh hạ 5 lạy 3 vái. Vua về cung. Các quan lần lượt đi ra.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Ghi chú:

Ngoài ra, khi xem lại một số nghi lễ được ghi lại dưới đời Nguyễn chúng ta thấy việc tuyên phong hầu như có chung một thể thức như dưới thời Lê-Trịnh hay Tây Sơn.- chẳng hạn như:

– Sách phong cho vua Minh Mạng năm Minh Mạng thứ hai do thượng thư bộ Lễ họ Huỳnh, được dịch bởi Hoàng Yến, thông dịch toà Khâm Sứ dưới nhan đề “Minh-Mạng va Recevoir l’Investuture a Hanoi” (Vua Minh Mạng ra nhận lễ tuyên phong ở Hà Nội) do khâm sứ nhà Thanh là Án Sát Quảng Tây Phan Cung Thì làm lễ ngày 20 tháng Chạp năm Tân Tị (12-1-1822).

– Tường thuật “Comment l’Empereur de Chine conféra l’Investiture a Tu-Duc” (Lễ sách phong của hoàng đế Trung Hoa cho vua Tự Đức như thế nào?) của giám mục Pellerin do linh mục Cadière trong Bộ Truyền Giáo kể lại về lễ sách phong cho vua Tự Đức ở Huế ngày 22 tháng Bảy (AL) năm Kỷ Dậu (10-9-1849) ghi nhận những quan sát từ bên ngoài.

– Cũng lễ này, một tài liệu của thượng thư bộ Lễ ghi lại tương đối đầy đủ và tri huyện Ngô Đình Khôi đã dịch trong “L’Ambassade Chinoise qui conféra l’Investiture a Tu-Duc”

Cũng trong dịp này, Phúc Khang An đã gửi biếu vua Quang Trung ba thanh như ý bằng ngọc, và gấm vóc thêu tuấn mã để chúc mừng nên sau đó nước ta gửi thư cảm ơn kèm một bài từ chúc mừng sinh nhật viên tổng đốc. Lá thư đó còn lưu trong BGHT dưới nhan đề “Mông Tặng Ngọc Như Ý Cung Thượng Thọ Từ Tạ Bẩm” [tr. 696-7] trong đó có đoạn như sau:

… Trước đây tiểu phiên thỉnh phong, từng được đại nhân trước sau ngọc thành cho nên mới sớm được ân phong, điển sách long trọng thực nước tôi từ trước đến nay chưa bao giờ được vinh dự như thế nên vua tôi ai ai cũng cảm kích, không thể nào hình dung cho hết. Lại được ban cho ba thanh như ý bằng ngọc quí, cùng một tấm đoạn màu thêu hùng mã, sai tổng quản lão gia đem sang mừng, ơn thi trùng điệp, sóng vỗ lại nhiều, từ xưa đến nay phong cương đại thần của triều đình Trung Hoa chưa bao giờ đãi kẻ ngoại phiên mà thiết tha ưu dị như thế.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Ngày 27 tháng Mười, vua Càn Long gửi cho Phúc Khang An và Tôn Vĩnh Thanh để hỏi xem việc tuyên phong đã xong chưa? Cũng nhân dịp này ông gửi ban cho vua Quang Trung một chuỗi triều châu bằng san hô, một đôi ngự dụng đại hà bao lớn và 2 đôi hà bao nhỏ để chúc cho ông mau bình phục.

Trong dụ chỉ này, vua Càn Long có hỏi đến việc Ngô Văn Sở xin được cùng đi với vua Quang Trung sang Bắc Kinh vào năm sau và dụ rằng vì nước mới dựng còn nhiều việc phải làm nên nếu Ngô Văn Sở đi theo vua Quang Trung thì không có người cư thủ, vậy hãy đợi khi vua Quang Trung trở về rồi, đến kỳ tiến cống hãy sang triều cận.

Theo BGHT, sau khi vua Quang Trung gặp Nguyễn Quang Hiển ở Thăng Long ngày 18 tháng Chạp ông đã gửi biểu tạ ơn vào đầu năm. Tạ biểu này còn ghi trong KDANKL như sau:

Dịch nghĩa

Thần là An Nam quốc vương mới được phong Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên hoàng thượng:

Khâm phụng dụ chỉ đặc biệt ban cho thần một chuỗi triều châu làm bằng san hô, một đôi ngự dụng hà bao lớn, hai đôi hà bao nhỏ.

Vì thần đột nhiên bị bệnh, cũng may đến ngày lãnh phong thì đã thuyên giảm, đặc biệt được bộ thần đề tấu nên lại thêm ngự chỉ gia ân nên thần vui vẻ mà khỏi bệnh.

Cúi nghĩ thần là kẻ kém đức ngu muội, nay được phong làm phiên thuộc, ban cho tỉ thư sắc mệnh, thân chế thi chương, lại ngự tứ san hô triều châu, cùng hà bao lớn nhỏ, quyến cố ân vinh, thật là ưu đãi thương mến đến cùng cực, lồng lộng như đức của trời, không đâu cho xiết.

Vì thần mỏng manh không biết lấy gì báo đáp, chỉ có đích thân nhập cận khuyết đình, chúc vạn niên nơi bệ tía, nguyện đời đời tuân phục mong ba lần dịch để được làm kẻ phiên thần nên nay kính cẩn dâng biểu tạ ơn.

Cúi lạy mà rằng

Ðức đẹp mong được sáng mãi, nơi biển xa kính ngưỡng ơn giáo hoá hiệp hoà. Ơn ban xuống khắp mọi nơi, nước mới mong được trên ngó xuống.

Rập đầu trùng tiêu, dãi lòng vạn dặm

Kính mong đại hoàng đế bệ hạ

Như vua mà cũng như cha. Như thánh mà cũng như thần

Cầm cương càn khôn mà giữ lấy điều trung

Chín kinh tám điều

Tác dụng quả quen như thế

Ðức trải rộng mà đẹp đã từ lâu. Sáu loại chư hầu cùng qui tụ,

Nay nước vừa mới mở, đạo nhu hoài hạ quốc cũng chẳng khác gì

Vun trồng vì nước nhỏ lại càng chăm sóc.

Lời vàng ngọc dạy rằng hãy giữ lấy, tình thân ái có khác gì cha con một nhà.

Món ăn ngon đều chia cho, khí dụng cũng ban xuống. Sủng vinh như thế xưa nay quân thần nào có mấy ai.

Khánh thưởng bao lần nơi hành điện. Lại ân thi cho ngựa chạy đem đến.

Thần may mắn thân thể khang cường, cũng nhờ ánh quang minh cao trên tỏa xuống.

Thần nước vừa mới dựng, sao may được hưởng mênh mông sóng cả bao la.

Cửu trùng thể tất thật lớn rộng, ba lần ơn trên ban thật hậu.

Vòng châu rực rỡ là đồ báu nhà Phật, thấy thánh triều gần xa đều hưởng gió tốt lành.

Hà bao thơm ngát hương trời, thấy hoàng cực lớn nhỏ đều gói tròn trong thịnh đức.

Thần thật nhận ơn mà không chán, chỉ biết chăm chăm gìn giữ.

Cửa rồng mở nên thần được bái áo vua Nghiêu, xin chúc thánh thượng thọ như Nam sơn.

Mặt trời chiếu xuống kinh đô lên y phục vua Vũ, mong các chư hầu cung kính hướng về phương Bắc.

Thần hạ được chiêm ngưỡng thiên nhan, thật vui mừng khôn xiết. Kính cẩn dâng tờ biểu tạ ơn này.

Xin tâu lên.

Hoàng thượng châu phê:

Trẫm đọc rất vui mừng, bồi thần của khanh vừa đến nên giao lại để đem về. Khanh đọc lời phê bằng mực son của trẫm sẽ càng sung sướng. Chẳng bao lâu sẽ gặp, trẫm cũng vui như khanh vậy.

Đây là tờ biểu đầu tiên dùng ấn An Nam quốc vương mới được phong.

Ngoài ra, vua Quang Trung cũng sai Ngô Thì Nhậm viết thư cảm ơn Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp, Lâm Hổ Bảng …
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
PHẦN VI

Tiễn khách

Sau khi làm lễ xong, Thành Lâm hỏi han về tình hình trong nước thì vua Quang Trung nói là nước vốn 13 đạo, nay 12 đạo qui phụ chỉ còn đạo Cao Bình còn do cựu thần nhà Lê chiếm giữ. Về việc gặp gỡ với Nguyễn Quang Bình, Thành Lâm trong lời khai với Quân Cơ đại thần khi được triệu lên kinh nguyên văn như sau:

Tuân chỉ tra hỏi Thành Lâm khai rằng khi tương kiến với Nguyễn Quang Bình thì Nguyễn Quang Bình nói y [vua Quang Trung] ở Quảng Nam xa xôi nóng nực chưa từng đến nội địa nhưng nghe rằng đại hoàng đế lên ngôi đã 54 năm, bốn biển thăng bình, trong ngoài nhất thống, kể cà văn đức võ công đều vượt lên hơn mọi đời trước. Thánh thượng nay đã đến tuổi bát tuần nhưng vẫn an khang mạnh khoẻ người ở xa không biết, nay xin được nghe cho tỏ tường.

Thành Lâm nhân thế mới cho hay rằng đại hoàng đế kính trời, chăm lo cho dân, ngày ngày coi sóc mọi việc không hề bê trễ, tuy ở ngôi cao đã 54 năm mà cũng như một ngày, vạn quốc cửu châu đâu đâu cũng thành tâm quay về.

Hoàng thượng có đủ cả ân uy, những kẻ không chịu ở yên như Y Lê, Hồi bộ Lưỡng Kim Xuyên thì ra quân hỏi tội, giáo trời chỉ xuống thì đều quét sạch, mở đất khai cương hơn hai vạn dặm khiến cho bờ cõi rộng lớn sử sách ít khi nghe tới. Đến như tấu thư chương sớ, công việc của bề dưới trong triều ngoài tỉnh, lớn nhỏ cũng đều xem hết, đích thân phê đáp.

Còn như các nghề thêm vào, thơ văn ngự chế đến mấy vạn thiên, không bài nào mà không lo lắng đến dân, quan hoài đến chính vụ. Đến nay thánh thọ bát tuần, tinh thần vững chãi, thiên nhan chẳng khác gì lúc tráng thời. Mỗi năm cử hành điển lễ thu tiển [đi săn mùa thu] cưỡi ngựa vây bắt, đích thân cung tên, bắn trúng như thần. Đến kỳ tế lễ giao miếu cũng đều tự mình hành lễ, đăng hiến nghi văn đều nghiêm trang kính cẩn đủ biết thánh thượng khang cường, kiện hành bất tức . Lại thêm năm đời một nhà, cháu chắt đầy đàn, thật là việc thịnh từ xưa chưa từng có.

Nguyễn Quang Bình nghe xong rất là hân hoan, vui mừng quả là chí thành lộ ra hỏi lại về gia thế, niên kỷ của Phúc Khang An cùng con cái thế nào, đang giữ chức gì.

Thành Lâm cho biết Phúc Khang An là cháu [thân điệt – cháu gọi bằng cô hay dì] hoàng hậu Hiếu Hiền, là con trai của đại học sĩ Trung Dũng Công Phó Hằng nhân vì xuất sư Kim Xuyên bình định giặc Hồi được phong Gia Dũng Hầu. Năm ngoái đem binh vượt biển tiêu diệt tặc phỉ Đài Loan nên được tấn phong công tước, năm nay 36 tuổi, có 1 con trai còn nhỏ.

Nguyễn Quang Bình thấy Phúc Khang An vốn dòng dõi công thần lại mấy lần lập được công lao, còn chuyện bình định Đài Loan thì Quảng Nam đường biển tương thông nên cũng đã từng nghe rồi.

Thành Lâm xem sắc mặt thấy có vẻ kính phục sợ hãi nên cũng hứa sẽ tâu lên lòng cung thuận thay y. Nguyễn Quang Bình tỏ vẻ cảm kích lại hỏi đến gia thế tuổi tác Thành Lâm, có con cái chưa?

Thành Lâm nói rằng tôi là người Mãn Châu, 38 tuổi, cha là Hạc Niên , anh là Quế Lâm cũng đều từng làm việc dưới quyền tổng đốc Lưỡng Quảng.

Thành Lâm sau đó cùng quan lại nước ta đến tế các tướng sĩ trận vong ở miếu mới lập ở phía nam bờ sông. Cũng nhân dịp này, nhà Thanh cũng thoả hiệp với nước ta để đem các thi thể binh sĩ nhà Thanh tử trận đem về nước chôn cất .
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Chương VI : Tái lập bang giao

Ngày 17 tháng Mười năm Kỷ Dậu [3-12-1789], phái đoàn phong vương của Thành Lâm từ Thăng Long lên đường về nước. Theo lời tâu của Thành Lâm thi khi hai bên cáo biệt, vua Quang Trung “chắp tay đưa tiễn, ra chiều lưu luyến”, sai con là Nguyễn Quang Thùy cùng văn võ đại viên đưa ra đến ngoài 15 dặm, còn Ngô Văn Sở thì tiễn đến ngoài 20 dặm.

Nhân dịp này, vua Quang Trung sai Thanh Tiết Hầu Nguyễn Hoành Khuông làm chánh sứ, Hiển Trạch Bá Tống Danh Lãng, Lê Lương Thận làm phó sứ mang tờ biểu tạ ơn vua Càn Long đã ban cho và sứ bộ tuế cống do Trần Ðăng Thiên làm chánh sứ, Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề làm phó sứ cùng đi với phái đoàn nhà Thanh đem 3 biểu văn tạ ơn và lễ vật sang Quảng Tây.

BIỂU TẠ ƠN VÀ TRẦN TÌNH

Dịch nghĩa

Quốc vương mới được phong nước An Nam là Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên để mong thánh thượng trông xuống xem xét cho tấm lòng thành của thần.

Ðất An Nam của thần vốn là che chắn bên ngoài ngũ phục. Từ triều đại Ðinh mở nước ngày trước thì đã nội thuộc thụ phong. Tuy náu ở đất Quế, đất Giao, xa cách thiên triều bệ ngọc, thành ra ở ngoài vùng giáo hoá nhưng sắc thư nhà Tống phong cho vua Lê Hằng (Hoàn?), nhà Nguyên phong cho vua Trần Huyễn vẫn còn, mười năm tín sử, có thể làm bằng chứng.

Nói chung mùa thu tiêu điều nhưng ý vẫn nhiều, mùa xuân ấm áp nhưng ân thấm cũng không được mấy. Thế mà thần vừa xin phong hỏi mệnh, đã được trả lại, thi ân lớp lớp, nào là trân châu, nào là ngọc đẹp, sủng ban dụ xuống, nét bút huy hoàng, ngự bút kèm theo sắc thư mà vinh tích, long ân như đại hoàng đế ngày hôm nay thật quả là tao ngộ của thần Nguyễn Quang Bình vậy.

Thần là con nhà điền dã đất Quảng Nam, vì trời khiến cho nhà Lê mờ tối, cường thần làm loạn, lênh đênh bại vong khiến cho đất Giao ở phương nam vô chủ, thần may gặp những người cùng chí hướng thúc đẩy, gõ cửa khuyết thỉnh mệnh. Tuy có lòng thành khác cung nhưng chưa tỏ kính vào triều tam cận. Thần đã sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển dâng biểu đầu thuận tuy thân chưa đến được cửa khuyết, vậy mà ơn đã ban xuống rồi.

Thần lại sai gia thần Hoàng Ðạo Tú dâng lên biểu văn tạ ơn, còn đang đợi lệnh ở cửa quan thì sủng ân đã đến. Thần quì đọc thánh dụ sắc thư trước sau, khăng khắng theo lẽ trời, lời lời ôn tồn, lòng của bậc thánh nhân quả là lòng trời, vun đắp ngả nghiêng, cốt thuận với tự nhiên, sinh cơ tạo hoá, theo chữ trinh xuống cho dân, đi từ thuở ban đầu. Lại còn vòng đeo tay bằng ngọc trai, thiên tử ban cho, đúng là liên châu hợp bích, là tượng rực rỡ không cùng của sao Bắc Thần vậy.

Còn bài thơ ngự tứ, khắng khít nhắc việc truyền tử lưu tôn giữ lấy bờ cõi, lại phải luôn luôn tuân theo đạo để được lâu dài, chăm chăm như bưng bát canh đầy, nơm nớp lo giữ lấy nghiệp nước, kế thừa mệnh trời để trường kỳ giữ phận nơi nam phục.

Phàm nghĩa lớn của Xuân Thu ấy là nhất thống, thánh thiên tử đãi ai cũng đồng nhân, bao phủ hết cả mọi nơi, ân trạch thấm nhuần thanh giáo, nên những nước nhỏ thấp hèn cũng được ở dưới bóng râm của mái đình nên dù thần đức kém, ngu muội cũng được hưởng vinh quang. Còn bản quốc từ Lê, Trần trở về trước đến tận vua Lạc Long dựng nước, ít thấy mà cũng không được nghe, biết làm sao để báo đáp ơn cao dầy một phần trong muôn vạn?

Thần nghe tin chỉ được phong, lập tức từ Nghệ An khởi trình, sung sướng cảm kích, mong sớm được nhận ân mệnh, nào ngờ lao lực mệt nhọc nên cảm hàn, bệnh cũ trở lại. Trộm nghĩ thần được phong tước rồi, ấy là phên dậu ở cõi nam, nếu không biết yêu lấy thân mình để cho bệnh thêm nguy kịch thì đối với nhà với nước của thần là chuyện nhỏ nhưng phụ ơn như trời của đại hoàng đế đó mới thật là tội lớn nên đành phải tâu lên rõ ràng về việc điều trị, xin thay đổi nhật kỳ tuyên phong.

Trong lúc vội vã rên xiết, nghĩ đến thiên ân vô lượng, ấy thực là dày rộng, phủ ngoài da, thấm vào tuỷ khiến cho bệnh tật biến mất. Ngày 15 tháng Mười, kính cẩn lãnh thụ ngự thi và sắc thư, từ nay chăn dắt đất Nam Giao, thần đời đời con cháu, tuân theo thánh huấn, phụng sự nhà Ðại Thanh.

Thần vốn chỉ là kẻ áo vải đất Tây Sơn, được vinh dự phong hiệu, tự biết không thể nào báo đáp được, chỉ mong thượng tuần tháng ba sang năm, khởi thân lên kinh, chiêm ngưỡng thiên nhan, chúc mừng đại hoàng đế bát tuần vạn thọ, mong được ngày ngày nghe lời thánh dụ, biết qua căn bản chính trị, tuân phụng thi hành, dân chúng thần tử trong nước cũng được nhờ ấy là đại nguyện của thần vậy.

Thần cảm kích ơn đức sâu dày, chỉ có chút mọn đạm bạc, kính cẩn sai kẻ gia thần thân tín là Nguyễn Hoành Khuông, Tống Danh Lang, Lê Lương Thận đem biểu văn tạ ơn và chút lễ dâng lên. Lại tra theo lệ, năm nay đúng là kỳ hạn tuế cống của nước thần, lễ thổ sản không dám thiếu sót, kính cẩn sai gia thần là Trần Phong Ðại[đúng ra là Trần Đăng Thiên], Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề đem cống nghi đến cửa quan.

Trộm mong ơn thánh soi xuống kẻ dưới, chấp thuận cho những người thần sai đi được cung kính đến nơi cửa khuyết chiêm cận, để được dâng lên cống vật tạ ơn, lòng thành giữ theo lệ cũ mãi mãi được thấm nhuần ân trạch, không thiếu bổn phận kẻ cộng cầu, không rơi nhiệm vụ làm phên dậu. Hạ thần không được chiêm ngưỡng thiên nhan, thánh thể, nhưng thật hết dạ cầu mong.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
TẠ ÂN BIỂU

Dịch nghĩa

Quốc vương mới được phong nước An Nam là Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên rằng:

Thần được đặc ân ban cho sắc thư, lại được thưởng thơ ngự chế do đích thân hoàng đế viết,

Lời lẽ huy hoàng, nét bút sáng sủa.

Từ khi chim trĩ trắng cống cho nhà Chu trở về sau, kim chỉ nam đưa về đất Lĩnh Kiệu mới lại được sáng thêm lần nữa. Nước Việt từ khi còn là Chu Diên tới giờ, tinh tú chầu về phương Bắc càng thêm rực rỡ, ấy là ơn hiếm có của thiên triều, thực xưa nay khó mà gặp được.

Thần khấu đầu nhận ơn, trong lòng cảm đức,

Lượng trên quả lớn như trời đất cha mẹ, nên không sao có thể hình dung,

Phận nhỏ nhoi như hạt bụi, như mạt nước biết làm sao báo đáp.

Kính cẩn dâng biểu cảm tạ:

Phục dĩ

Bảo hợp thái hoà, đạo càn lấy long đức chính trung làm gốc

Chư hầu hội hợp, trông hồng ân ban xuống khắp mọi nơi

Ân trạch thấm tới tận nơi xa

Ngẩng lên cao mong tưới xuống

Khâm duy đại hoàng đế bệ hạ, mối giềng rộng mở, phép tắc trung hoà

Luôn luôn kính ngưỡng, đạo bền giáo hoá cho thiên hạ

Văn tư an an, lấy đức để thu phục man di

Sao sáng nơi cực Bắc

Sóng lặng tại biển Nam

Lòng thánh vỗ về người xa đến, sau sấm chớp ơn mưa móc lại đầy tràn

Ðạo trời tài bồi kẻ ngả nghiêng, non cao với vực sâu nay đổi chỗ

Việc rèn đúc quả thật công bằng, phép hoàng cực không hề phe đảng

Mười dòng chữ trên thiên chiếu ban cho, dặn dò thần việc trấn phủ

Chuẩn cho lời tâu, lại thêm một chương tám câu thần

Dặn thần gắng sức giữ gìn bảo vệ phong cương, thật sáng láng như ánh đuốc

Ân chỉ đưa xuống do ngựa trạm đưa về, đức bề trên tràn đầy đất Giao, đất Quế

Những lời chỉ dạy của thánh thượng, thần xin cung kính tuân theo.

Mặt rồng chỉ trong gang tấc, đến sang năm đích thân sang nơi cung phượng để nghe khúc quân thiều,

Ðất mười ba đạo, nguyện đời đời luôn được mang ngọc lụa sang triều cống [ ý nói chung sống hoà bình, ngọc lụa thay gươm giáo]

Thần chưa có dịp chiêm ngưỡng thiên [nhan], thánh [thể], không khỏi bồn chồn, hết sức lưu luyến, kính cẩn dâng lên biểu văn tạ ơn này.

Kính cẩn sai ba gia thần đem cống phẩm là Nguyễn Hoành Khuông, Tống Danh Lãng, Lê Lương Thận.

Phụng tiến các vật tạ ơn: hai mươi dật vàng, một trăm dật bạc, lụa một trăm tấm, sa một trăm tấm, ba đôi ngà voi nặng tổng cộng hai trăm cân.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
TUẾ CỐNG BIỂU

Dịch nghĩa

Quốc vương mới được phong nước An Nam là Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên rằng:

Từ khi thần được ân chỉ của bệ hạ, sắc phong làm vua nước An Nam, chiếu theo thể lệ cũ, năm nay chính là đến kỳ tuế cống.

Trộm nghĩ thần đã được dự vào chốn thực đình, thì cũng phải theo chế độ của minh đường, qua ba lần dịch để dâng lên.

Thần may mắn được tắm gội ân quang, ban cho vương tước, cho làm ti mục, vâng theo mệnh trời rộng lớn, có chút phẩm vật, theo điển cũ để tỏ lòng thành kính. Cho nên dâng biểu lên thánh thượng:

Cúi lạy:

Khăng khăng giữ điều trung, ngẩng lên xem đức sáng của vua Nghiêu

Chỉ nhận cho vừa đủ, đem ngọc lụa để cống vua Hạ Vũ.

Rập đầu thấy trời, cúi xuống đốt hương.

Kính xin đại hoàng đế bệ hạ

Phúc đức của bậc thánh nhân

Mối giềng của đấng tông chủ

Sống thọ để sắp đặt cương kỷ, ra ngoài theo quẻ chấn, xét việc như quẻ ly, nói năng như quẻ đoài, nỗ lực như quẻ khảm, để mọi việc tốt đẹp dài lâu.

Lời nói việc làm đều dạy bảo, khuôn phép, thu góp ở đông, hoàn bị ở tây, khởi đầu ở bắc, kết thúc ở nam, mực thước lấy chi [cung kính] lấy đức hoá.

Nghiệp lớn được trở lại cũng là nhờ thánh thượng độ cho, ban bố khắp bốn phương cũng là do lòng thiên tử.

Vì thành thực qui phục bằng tấm lòng trung, nên không giới hạn trụ đồng mà không toả ánh nắng ấm,

Nhận làm phên dậu nên yêu ban mệnh mới, lại thương mến không nệ hủ lậu mà cho thêm bảo thư.

Lượng trên thật to như biển cả, như Thái Sơn

Tài hèn mọn như thìa, như bụi làm sao báo đáp

Thần,

Ơn trên đào tạo, hết sức hết lòng

Cộng cầu kính đem chút nhỏ mọn, vượt chín ngàn dặm núi biển đến dâng

Nơi triều đình đều là thịnh hội, chúc [thiên tử] sáng mãi như nhật nguyệt

Hạ thần không thể tự mình đến chiêm thiên ngưỡng thánh, mong mỏi không biết chừng nào, kính cẩn dâng lên bài văn này.

Kính sai ba gia thần mang đồ cống là Trần Ðăng Thiên, Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề

Phụng tiến tuế cống những phẩm vật sau đây: lò hương và bình hoa bằng vàng bốn đôi, nặng cả thảy hai trăm lẻ chín lượng, vàng ròng hai mươi nén, bồn bạc mười hai cái, nặng cả thảy hai trăm lẻ chín lượng, bạc ròng sáu mươi chín nén, trầm hương tám trăm mười hai lượng, tốc hương một nghìn không trăm chín mươi lăm lượng.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
LIÊN LẠC VỚI QUAN LẠI NHÀ THANH

Cũng trong dịp này, vua Quang Trung cũng gửi lễ vật tạ ơn Phúc Khang An đồng thời kèm theo quà chúc thọ nhân kỳ sinh nhật của họ Phúc và cũng không quên tạ ơn Lâm Hổ Bảng, Thang Hùng Nghiệp. Những văn thư này còn ghi trong Lịch Triều Tạp Kỷ, quyển VI. Tuy chủ yếu vẫn là văn chương thù tạc, đa hư thiểu thực nhưng qua nội dung chúng ta cũng biết được phần nào giao tình của triều đình Tây Sơn với quan lại nhà Thanh ở biên giới, vốn dĩ là trạm nối liền của Thanh – Việt. Một số chi tiết về việc đàm phán và giảng hoà cũng được nhắc đến như chứng tích về công tác tái lập bang giao.

Vua Quang Trung cũng sai Nguyễn Quang Thùy, Ngô Văn Sở đem một số phương vật cảm tạ những giới chức nhà Thanh.

THÀNH LÂM – VƯƠNG PHỦ ĐƯỜNG

Thiếp gửi đến Thành Lâm và Vương Phủ Đường nội dung như sau:

Nay xe tiên lên đường trở về cửa ngọc [đây chỉ Nam Quan] cùng các hành viên theo hầu vạn dặm. Hạ ấp đơn sơ không kịp chuẩn bị hành lý nên chỉ có 50 dật bạc đưa tặng để nhớ đến người ở xa, mong xem xét nhận cho để tự phân cấp.

Còn hai viên tuần kiểm thì gửi biếu thêm 2 cân nhục quế, mười thiên bả tổng 10 cân nhục quế.

Phẩm vật tạ ơn Thành Lâm và Vương Phủ Đường

Vàng 5 dật
Bạc 50 dật
Thổ quyên 200 tấm
La hoàn 200 tấm
Ngà voi 2 đôi
Hoa tê giác 1 cái
Ô tê giác 1 cái
Nhục quế Thanh Hoa 40 cân
Huân hương 2 bình

Phẩm vật tạ ơn tổng quản

Vàng 2 dật
Bạc 20 dật
Thổ quyên 100 tấm
La hoàn 100 tấm
Ngà voi 2 đôi
Ô tê giác 2 cái
Nhục quế 10 cân
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
LÂM HỔ BẢNG

Thư gửi Lâm Hổ Bảng như sau:

Trước đây bản quốc gõ cửa quan xin thần phục, được quí đài phụng mệnh hộ tống trên đường đi, mọi việc đều được bẩm trước cho tỏ tường. Nghĩ đến thịnh tình chiếu cố và truyền đạt tấm lòng nhân của thiên tử vỗ về người ở xa và tỏ cái lòng bao dung của chế hiến tôn đại nhân (tức tổng đốc Phúc Khang An) nên những công văn đệ lên đều được hết sức phi đạt khiến cho tấm lòng cung thuận của kẻ hèn này đã được thiên tử nghe đến.

Chỉ trong một tuần tôi đã nhận được chỉ giáng xuống ban cho phong hiệu, sắc thư rực rỡ, lãnh kiệu sinh huy. Bộc có được sự gặp gỡ hiếm loi kỳ lạ như thế này phần nhiều là nhờ vào sự giúp đỡ của đại nhân vậy.

Kịp khi sứ thần mang cờ tiết xuất quan, mọi việc nghi thức đưa đón lại cũng do quí đài dạy bảo cho biết trước, bản quốc chỉ kính cẩn tuân hành. Việc tiếp đón ở mười dịch trạm thật là qua loa nhưng nhờ tình nghĩ đến nên cũng chu toàn may mà không gây sai sót. Còn như đại điển tuyên phong tuy đã nhận được công văn định ngày nhưng vì bộc bất ngờ bị bệnh nên phải đổi hạn kỳ, trình lên hai vị tướng sự đại viên để đưa lên ngài xem xét.

Vậy nên ngày 15 tháng Mười đã bái lãnh ân của thiên triều gồm sắc thư và ngự thi, mãi mãi làm phiên phục. Nay soạn biểu văn cùng chuẩn bị nghi vật tạ ơn và tiến cống sai bồi thần mang đến cửa quan để đợi tiến cận cùng sai người đem bẩm văn, nghi vật khấu tạ trước viên môn chế hiến tôn đại nhân.

Lần này ngoài người được cử lên hầu mệnh ở ngoài cửa quan, cũng mong được đại nhân dạy bảo để cho mọi sự được hợp với thể thức tỏ tấm lòng cảm ơn vá thành thực của bản quốc.

Kèm theo lá thư này là các phẫm vật tạ ơn Lâm Hổ Bảng

Thổ quyên 50 tấm
La hoàn 50 tấm
Ngà voi 5 đôi
Hoa tê giác 2 cái
Nhục quế hạng nhất 10 cân
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
THANG HÙNG NGHIỆP

Thư gửi Thang Hùng Nghiệp như sau:

Trộm nghe Kinh Dịch có nói rằng: Hạc minh tại âm, kỳ tử hoạ chi . Trong Hệ từ Khổng phu tử giảng rằng: Quân tử cư thất, xuất kỳ ngôn thiện tắc thiên lý chi ngoại, ứng chi. Cho nên âm hoà thì tìm đến nhau là lý tất nhiên của mọi vật, lời thiện ứng với nhau là điều đương nhiên của đạo làm người.

Đầu năm Mậu Thân, bộc đem tình hình trong nước gõ cửa quan xin đầu khoản, nhưng không được quan tổng đốc tiền nhiệm nhận cho, khiến gây ra một phen tranh chấp. Khi ấy tấm lòng tin chưa đệ đạt lên nên tiếng kêu cũng chưa được nghe đến nên dẫu muốn cho tiếng hoạ được ứng theo thì cũng không biết do đâu mà làm vậy. Thành ra chỉ đành ấm ức giữ riêng trong lòng.

Tự nghĩ: Đại hoàng đế như trời. Trời không che chở riêng ai nhưng cũng có chỗ chưa đoái tới. Hay là khi khúc thành có lúc cũng không thấu đến việc nhỏ nhoi nên người nói trước được thắng, còn phong cương đại thần chỉ mới nghe lời dèm pha của một bên mà giúp cho nên mới gửi văn thư cho tổng đốc tiền nhiệm kèm theo bút chú để nhờ trình lên, về sau lại hối vì xem ra cũng chẳng ích lợi gì. Phong thư đó vừa gửi qua lại e rằng một lời mà gây chuyện binh đao, hối hận cũng không kịp.

Thế nhưng chỉ trong một tuần thì nhận được thư của đại nhân khuyên những điều nên tránh, chớ đem giận dữ mà gây thêm rắc rối, sẽ giữ lá thư trước không gửi đi để cho bộc này có thể tự tân rồi sẽ ở bên trong giúp đỡ cho cơ hội ngọc thành.

Bộc nghe lời chỉ bảo đều nhất nhất tuân theo, biết đại nhân ắt có cách đóng mở ảo diệu, nếu không cửa khuyết vạn dặm, dù to như núi Thái hay nhỏ như hạt bụi, một lòng thành kính nếu không ai đề đạt lên cũng chẳng khác gì những việc nhỏ nhoi khác không được biết tới.

Việc bộc này được phụng sự đại hoàng đế, làm bầy tôi phên dậu bên ngoài, từ nay sinh linh bản quốc đều được hưởng phúc, mấu chốt cũng là do một câu “giới nộ” để làm phương thuốc chữa cho cái ngu tối của tôi. Lòng đại nhân thực không khác gì nước mùa thu, lượng của đại nhân chẳng kém gì núi mùa xuân nên đã soi thấu cái lòng kính sợ thiên tử, thờ nước lớn không ra ngoài vòng giáo hoá nên nhân khi đốc bộ đường tiền nhiệm được điều về kinh bệ kiến đã đề đạt lên trước trung đường Phúc công gia, lại hết sức lo liệu không để cho lúc còn mờ mịt mà gạt bỏ.

Công trung đường vốn là tay chân tâm phúc của thiên tử, hoàng thường nguyên cát (áo bào vàng hàng đầu quan lại, chỉ văn quan) dùng mềm dẻo để cai trị vạn bang, xích tích bất hà (mang hia đỏ không tì vết, chỉ võ nghiệp), lấy thư thái mà vỗ về bốn phía. Cho nên trong việc qui phụ này, đại nhân đã nhận soái tiết (lệnh vua làm nguyên soái) đến tận cửa quan, bằng lòng nhận tờ biểu chuyển tấu, cho phép Nguyễn Quang Hiển thay mặt(vua Quang Trung) hành lễ rồi sau đó hoàn thành việc chiêm cận (lên kinh đô triều kiến vua Càn Long), chỉ hơn một tháng, đã khâm phụng sắc thư ngự ban, lại ban cho vòng đeo bằng trân châu cùng thưởng cho cả những người cùng đến nhập cận thiên nhan. Đại nhân lại lãnh mệnh đi cùng lên kinh đô (chỉ Thang Hùng Nghiệp bạn tống Nguyễn Quang Hiển), đường xa gian khổ.

Quả đúng như phong cương đại thần đề đạt lên hoàng thượng, lập tức có lệnh phong vương và được đại hoàng đế ban xuống sắc thư, ngự thi và công trung đường sai bọn Thành đại nhân sang nước tôi tuyên thị.

Ngày vọng tháng Mười (tức 15) hoàn thành đại lễ tuyên phong, vinh dự khác thường, xưa nay chưa từng nghe đến khiến cho tôi hết sức xúc động, không thể nào hình dung cho hết được. Hiện nay ấn vàng và cáo sắc nhà vua ban cho thì Nguyễn Quang Hiển đã về đến nhà, lại đem theo các món thưởng tứ, thật là dồi dào ưu hậu, đủ thấy công ơn trời che đất chở của đại hoàng đế.

Nhành mai nở rộ, biết được gió đông nay hộ trì. Bèo xanh toả sáng, nhận ra thuỷ tê đang dẫn chiếu. Nếu hoạ lại nguyên âm của vũ trụ thì ứng với tiếng của hạc linh. Phàm trong nhà của người quân tử có lời nói lành thì mới được như thế.

Truyện viết:

Một lời có thể làm hưng đất nước, lời nói người nhân thì lợi to lớn là nhường nào.

Người nhân không đòi báo đáp nhưng thói thường không thể không lo đáp đền. Bộc lúc đầu muốn trả ơn thì nghĩ rằng Giao Nam là nơi hoang vắng, quê mùa được lễ nghĩa văn chương Trung Quốc dạy cho, vậy dùng lễ mà báo đáp.

Phép nước không cho vượt biên cảnh, chưa được tham yết nên một tấm vải không đủ gọi là báo đền. Bộc lại nghĩ rằng Giao Nam tuy nhỏ nhưng sản xuất được cả ngũ kim, dùng vật chẳng hay sao? Người quân tử không ham vật lạ, dù có trân châu Hợp Phố, ngọc bích họ Hoà, cũng không đủ để đáp lại. Suy nghĩ thêm nữa

Nhân dịp chánh sứ Thanh Tiết Hầu Nguyễn Hoành Khuông đem biểu tạ ơn và tiến cống nên vua Quang Trung cũng sai đem tặng cho Thang Hùng Nghiệp như sau:

Bạc 10 dật
Thổ quyên 50 tấm
La hoàn 50 tấm
Ngà voi 2 đôi
Nhục quế hạng nhất 40 cân
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
PHÚC KHANG AN

Riêng Phúc Khang An là mệnh quan của nhà Thanh, lại là người trung gian công lao rất nhiều nên vua Quang Trung gửi thư cám ơn như sau:

Trộm nghe: Việc cao nhất ở trên đời không gì bằng thi (ân) báo (đáp). Cho nên trời cao vô tình nhưng linh khí đều tụ cả vào đấy. Những bậc cao minh đều theo đường hoà để đạt được thuận.

Vậy nên Kinh Lễ dạy có qua có lại, Kinh Thi ca ngợi việc báo đáp là tình người phải có mà thiên lý cũng là chuyện đương nhiên.

Vừa đây tiểu phiên xin được phong vương, cũng nhờ tôn đại nhân từ đầu chí cuối ngọc thành nên may mắn sớm được ân phong, điển sách long trọng, thật là vinh dự chưa từng có của bản quốc, ngũ quan đều cảm kích bội phục, không sao hình dung cho hết.

Lại được vật quí gồm ba thanh ngọc như ý, một con hùng mã, mười tấm thái đoạn sai tổng quản lão gia đem qua làm quà mừng. Được thi ân mấy đợt, sóng tràn thật nhiều, từ xưa phong cương đại thần của thiên triều đãi ngộ ngoại phiên thực chưa bao giờ lại chăm lo khác thường đến như thế.

Tiểu phiên vốn phận nhỏ bé nghèo hèn, nay được vào hàng mũ đai ở chốn minh đường, Xét kỹ căn do, nếu chẳng được tôn đại nhân chỉ bảo khai sáng thì làm sao đến được cửa trời vạn dặm? Lại còn ban cho tân bang vật hiếm quí trên đời, thấm ướt vượt mức đến khắp hạ ấp. Ngày tiểu phiên được lãnh phong những vật chúc mừng thượng hạng kia đã kính cẩn bái lãnh.

Tự nghĩ mình chỉ nhỏ như một hạt bụi, không biết cách nào báo đáp ơn cao trong muôn một. Chỉ có cách đeo ngọc quỳnh để cảm nhận ân trạch lam điền, cài hoa mai để biết ơn nặng của gió đông. Cái tình nâng đỡ không thể nào quên. Kính dâng lòng thành giãi lên mấy lời trên lụa hiến thọ cẩm đường. Lại sửa soạn chút thổ nghi đưa lên tạ ơn.

Thêm nữa gia điệt là Nguyễn Quang Hiển cung tiến nghi vật thỉnh phong đã được thu nhận, chỉ có vài món quà nhỏ hiện đã trả về. Đây chỉ là chút lòng thành đơn bạc mong được đưa lên bộ đường nên kính cẩn sai gia thần theo hai vị tướng sự đại nhân (tức Thành Lâm và Vương Phủ Đường) cùng đi lên cửa quan trình hiến. Mong được tôn đại nhân soi xét rõ ràng, sương vực bao la mà dung cho tình báo đáp gửi trong lễ vật cho tới trước viên môn để đệ lên những món tạ nghi này, đợi để thu nạp.

Ấy là dẫu chưa đủ lời báo nhưng may mắn tả những lời này đến bậc cao minh, mong nhận chút quà nhỏ mọn.

Ngoài lá thư cám ơn này, vua Quang Trung cũng gửi một bài văn chúc thọ nhân dịp sinh nhật của Phúc Khang An có tên là Hiến Thọ Cẩm Đường Văn thêu trên trục gấm như sau:

Bản dịch Hoàng Văn Lâu

Ngô Cao Lãng. Lịch Triều Tạp Kỷ [bản dịch Hoa Bằng và Hoàng Văn Lâu] (KHXH, 1995) tr. 675-6

Thái hoà hội mở, danh thế theo vận nước Hoàng Hà trong; tấn phong sắc ban, nước dưới nhận ơn trên nhuần khắp. Ngưỡng phúc ân mà xúc động trong lòng, vọng đài toạ mà hồn bay muôn dặm. Kính nghĩ:

Đốc bộ đường tôn đại nhân, đức trung, hiền nổi tiếng trên đời, tài văn, võ dựng nền đất nước. Tựa Ngân Hà, làm phúc tâm đế thất, đứng đầu các quan, bầy mưu hay hai chục năm nay, rỡ ràng hia đỏ, áo vàng vinh hạnh!

Như đỉnh ngọc, là tai mắt nhà trời, theo hầu đài các, trị nước giỏi bên ngoài ngàn dặm, trấn giữ trời băng, biển thẳm bao la. Xe đức để nguồn vui cho khắp cõi Mân, cờ suý soi ánh sáng mọi miền Bách Việt. Thế đức cưu mang ở nơi thềm bệ, suy lòng nhân che chở tựa nhà to; soi lòng hướng dương cung thuận chân thành, lặng sóng gió dập vùi thuyền giữa bể. Dâng biểu văn tới tận chốn triều đường; truyền sắc mệnh ban từ nơi cửa khuyết.

Huy hoàng lệnh mới sáng nơi nơi, vùng Dực, Chẩn ánh ngời tăng chính sắc; ưu ái ban ngọc châu sang trước, sông Nhị, Lô sóng cuộn tự trong lòng !

Ôi ! công tác thành còn hơn cả đức nhân, mà báo đáp có gì hơn vun xới ! Ơn tài bồi trông lòng trời ban xuống, đã thấy cảnh xuân tươi hưởng nắng của Phục Hi; đức nuôi nấng tựa ánh nhật chiếu soi, dâng chúc lời vạn thọ vô cương đời Thiệu Hổ.

Lời rằng: Ánh soi nhuần khắp, như ngọn Tung sơn chung đúc đức nhân, dòng giống tiên vốn nẩy tự Tống thần; Văn vũ gồm hai, phẩm đức, uy vọng nổi danh khắp cõi, ngoài phiên, trong Các, mưu cao, công lớn vang dội xưa nay.

Thực đúng là sao phụ bật giáng trần, tài đức sáng vòm trời, xoay vần theo tạo hoá. Gió xuân thổi ấm, nắng sưởi ngày đông. Thành công qui về thái cực. Phu tử không lời. Lớp lớp Côn Sơn ân trạch nặng, gấm mây Chức nữ xuống điểm tô. Ban ân khắp, ca bài Phúc lộc dâng tới viên môn.

Việc quốc vương An Nam gửi thư mừng sinh nhật một viên quan nhà Thanh có kèm theo thọ lễ là việc ít xảy ra và cũng là đầu mối của tin đồn là nước ta phải đút lót cho xong việc. Xem những thư này, phần nào có thể hiểu được diễn tiến việc đàm phán trong đó Thang Hùng Nghiệp làm con thoi để giúp cho việc cầu phong được khứng hợp với đòi hỏi và mong đợi của nhà Thanh.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Trên đường lên kinh đô

Ngày 18 tháng 12 năm Kỷ Dậu [2-1-1790] phái đoàn Nguyễn Hoành Khuông [tổng cộng 18 người] được Tống Văn Hình đưa đến Quảng Tây. Việc An Nam hai lần tạ ơn kèm theo cống phẩm, khiến cho vua Càn Long rất xứng ý nhưng cũng phiền trách là làm như thế hao tốn cho tài nguyên nên đã gửi chỉ dụ ra lệnh phải làm sao để phái bộ An Nam lên kinh đô trước ngày 10 tháng giêng ngõ hầu được vào dự yến vào dịp đầu năm.

Phái bộ cũng được tặng cho áo bông, mũ da, giày vớ vì miền bắc đang vào mùa đông, khí hậu giá buốt cần y phục ngự hàn. Tôn Vĩnh Thanh cũng cử hậu bổ đạo Hoàng Phù Thải và phó tướng Đức Khắc Tinh Ngạch hộ tống lên kinh.

Việc vua Quang Trung gửi ngay phái bộ Nguyễn Hoành Khuông sang kinh đô là một biến cố lớn, đánh dấu việc công nhận nhà Tây Sơn đã hoàn tất. Vua Càn Long nhiều lần gửi thư hoả tốc về hành trình và đã nặng lời khiển trách Tôn Vĩnh Thanh vì viên tuần phủ Quảng Tây đã theo đúng thủ tục chờ cho triều đình chấp thuận mới đưa phái bộ lên kinh đô. Trong dụ chỉ ngày 24 tháng Chạp năm Kỷ Dậu, có đoạn như sau:

… An Nam cống sứ tiến quan đã lâu, Tôn Vĩnh Thanh vẫn không lập tức ra lệnh khởi trình mà cứ giữ tại Thái Bình, Nam Ninh lần lữa, mãi đến đầu tháng Chạp mới từ Quế Lâm ra đi, tính toán hành trình không thể đến kinh trước cuối năm nay mà phải Tết Hoa Đăng sang năm mới đến kinh đô được. Như vậy các sứ thần đó đi đường mệt nhọc cũng vì viên tuần phủ này câu nệ diên trì mà ra.

Tôn Vĩnh Thanh trong nhiệm vụ tuần phủ đã mấy lần sai lầm đáng ra không thể lưu nhiệm nhưng vì Nguyễn Quang Bình đã định sang xuân nhập cận mà Tôn Vĩnh Thanh ở đây chiếu liệu vốn đã thuần thuộc nên không tiện đổi đi, lại cũng dễ khiến Nguyễn Quang Bình sinh nghi …

Tôn Vĩnh Thanh còn bị truất bổng dưỡng liêm và số tiền đó được sử dụng vào việc xây cất nhà cửa, phòng ốc cho nhóm Lê Duy Kỳ được đưa lên kinh đô vào đầu năm Canh Tuất. Cũng theo tài liệu trong cung, vua Càn Long đã ra lệnh cho các tỉnh báo cáo bằng phương tiện hoả tốc đường đi của phái đoàn.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Nhờ đọc việt thanh chiến dịch mà mình phát hiện nhiều điều mới. Hoá ra sách sử trước kia toàn nói xạo
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Tấu thư của Tôn Vĩnh Thanh

Ngày 18 tháng Giêng năm Càn Long 55

Nhận lỗi đã chậm trễ trong việc đưa sứ thần An Nam lên kinh đô

Ngày 13 tháng Chạp, sứ bộ đến Trường Sa, tính toán sẽ có thể đến kinh ngày 12 tháng Giêng. Ngày 21 tháng Chạp, sứ bộ đến Hà Nam, lại nhận được sắc dụ thúc giục phải đi nhanh hơn để đến kịp dịp tết Hoa Đăng. Ngày 25 tháng Chạp, phái đoàn đến Hứa Châu, Hà Nam thì lại nhận được tờ trát thứ ba bảo phải đi gấp để sao cho sáng sớm ngày mồng 6 tháng Giêng đến được kinh đô. Nhưng trong thời gian đó, gió bấc thổi mạnh e rằng không thể vượt qua sông Hoàng Hà nên vua Càn Long gia hạn cho đến mồng 9. Cũng nên thêm rằng khi phái đoàn đến Hà Nam thì đã vào Tết Nguyên Đán nhưng không được ăn tết mà còn cố gắng đi nhanh hơn cho kịp ngày giờ đủ biết vua Càn Long quan tâm đến việc nước ta thần phục biết chừng nào.

Ngày 29 tháng Chạp, phái đoàn đến cảnh giới tỉnh Trực Lệ, ngày mồng 3 tháng Giêng đến Bảo Định và dự tính sẽ đến kinh đô ngày mồng 5 và vào ăn yến ngày mồng 6.

Khuya ngày mồng 5 tháng Giêng, Phúc Trường An tâu lên:

Bọn cống sứ nước An Nam Nguyễn Hoành Khuông ngày mồng 5 giờ Hợi [tức nửa đêm] đã đến kinh đô. Thần lập tức tuân chỉ đến ngay Tứ Dịch Quán để xem và đã phụng dụ chỉ cho biết là quốc vương sai các ngươi tiến cống, tạ ơn đủ biết thành tâm qui phục.

Các ngươi khi đến cửa quan hoàng thượng vốn đã bảo tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh lập tức lo liệu khởi hành để cho đi được thong thả. Thế nhưng Tôn tuần phủ câu nệ diên trì bắt các ngươi phải chờ ở cửa quan khiến cho phải đi gấp mới kịp ăn yến vào đầu năm, đường đi không khỏi khó nhọc. Hoàng thượng đã gửi chỉ nghiêm nghị trách mắng Tôn tuần phủ và sai đến an ủi các ngươi hỏi xem đường đi lao khổ thế nào.

Thần lại bưng biểu văn của Nguyễn Quang Bình có lời châu phê cho các bồi thần được xem và nói rằng hoàng thượng xem tấu biểu của quốc vương các ngươi thấy tình từ khẩn thiết nên hết sức khen ngợi nên đặc biệt dùng bút son phê lên để cho các ngươi đem về trình cho quốc vương xem. Quốc vương các ngươi nhận được những ưu đãi đặc biệt như thế của đại hoàng đế ắt là sẽ rất vui vẻ đến khuyết đình chúc thọ để tỏ lòng thành hầu mãi mãi được hưởng ân quyến.

Bọn Nguyễn Hoành Khuông khấu đầu tạ ơn nói rằng bọn Hoành Khuông nhận lệnh quốc vương Nguyễn Quang Bình sai đem biểu tiến cống khiến cho bồi thần ở nơi hoang viễn được biết đến cảnh thổ Trung Hoa vốn là ân điển đặc biệt của việc chiêm tựu [chiêm vân tựu nhật, ý nói được triều kiến hoàng đế]. Nay tới kinh đô dự yến đầu năm để thấy vạn quốc lũ lượt kéo đến cùng hưởng ân trạch thấm ướt thật vui mừng vượt qua mong đợi nên phải đi đường xa cũng không mệt nhọc chút nào. Huống chi trên đường phu mã cung đốn không đâu không trông lên ân điển nên đã đến kịp thực là vạn hạnh.

Còn như biểu văn của quốc vương Nguyễn Quang Bình lại được đại hoàng đế ngự bút thân phê ưu hậu trông xuống, quả thật ngoại phiên xưa nay hiếm gặp, bọn Hoành Khuông sẽ kính cẩn đem về thì khi quốc vương quì đọc rồi sẽ cảm kích truyền cho con cháu đời đời làm quốc bảo
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Ngày 11 tháng giêng, vua Càn Long mở tiệc tại phòng bên phải của Sơn Cao Thuỷ Trường Các trong vườn Viên Minh. Theo lời tường thuật của phái bộ Triều Tiên thì các sứ thần được ngồi cùng với các vương công, chỉ cách chỗ ngồi của vua Càn Long trong gang tấc. Ngoài vương công và đại quan, năm phái đoàn phiên thuộc có mặt là Triều Tiên [nay là Hàn Quốc], An Nam [tức Ðại Việt], Lưu Cầu [tức quần đảo Ryukyu, nguyên là một tiểu quốc, bị sáp nhập vào Nhật Bản từ 1872, nay là Okinawa], Tiêm La [tức Thái Lan ngày nay], và Khuếch Nhĩ Khách [tức Gurkha, tiểu quốc vùng Népal, Bắc Ấn Ðộ].

Theo Hoa Trình Tiêu Khiển Tập của Nguyễn Đề thì sứ thần được đích thân vua Càn Long ban rượu và dự Thiên Tẩu Yến dành riêng cho những người từ 70 tuổi trở lên. Nguyễn Đề, phó sứ nước ta, là người ít tuổi nhất dự đại tiệc này. Phái đoàn cũng được theo hầu vua Càn Long du ngoạn trên thuyền rồng trên hồ tại Viên Minh Viên.

Hoạ thơ vua càn long

Theo Dưỡng Cát Trai Tùng Lục của Ngô Chấn Vực thì vua Càn Long ban yến ở ngự viên. Sáu sứ thần nước ta được dự các buổi đại yến vì vua Quang Trung năm đó hẹn sẽ sang dự lễ khánh thọ bát tuần nên hoàng đế Trung Hoa rất lấy làm đắc ý. Theo tường thuật của sứ bộ Triều Tiên, Lễ bộ thượng thư Thường Thanh đưa từng người lên quì trước ngự toạ [chỗ vua ngồi] để hoàng đế nhà Thanh tự tay rót rượu ban cho và nói vài lời phủ dụ. Việc đích thân nhà vua ban rượu là một nghi lễ đặc biệt của triều Mãn Thanh du nhập từ tập tục của dân du mục, người trên chia xẻ cho kẻ dưới, vốn dĩ trước đây chưa từng có. Chính vì thế, những ai đi sứ được ban ngự tửu đều vinh dự đặc biệt.

Giờ Ngọ hôm đó, vua Càn Long cho tuyên đọc một bài ngự chế thi [thơ nhà vua làm] để cho những sứ thần có thể hoạ lại. Trong dịp này, sứ thần các nước đã dâng lên 9 bài thơ, trong đó có 6 bài do 6 sứ thần nước Nam trổ tài
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
NGUYÊN THI

Theo Thanh Cao Tông Ngự Chế thi văn toàn tập, tập Ðệ Ngũ, quyển 52, trang 4-5 thì bài thơ của vua Càn Long như sau:

Dịch nghĩa

Lễ mừng khánh thọ năm nay là tuổi tám mươi,

Tiệc tùng liên tiếp nhiều lần để cùng vui.

Chung lại cùng với nhau năm nước phiên thuộc,

Trướng võ khum khum che phủ đủ cho cả trăm người.

Ðặc biệt tuyên gọi các chánh sứ lên tận bên cạnh,

Ban [rượu] cho người nào cũng trịnh trọng nâng lên cao.

Trong ngoài một nhà quả thực là hoà hợp,

Mong phúc đến khắp nơi để tạo được điều nhân.

CÁC BÀI HOẠ LẠI CỦA SỨ THẦN AN NAM

Hình Bộ Hữu Thị Lang Nguyễn Hoành Khuông là chánh sứ tạ ân nước ta hoạ lại như sau:

Dịch nghĩa

Tiệc vào lúc đầu năm để mở đầu một tuần mới

Mùa xuân ấm áp nơi khu vườn danh tiếng được vua vời lên hỏi mấy lần

Ơn rộng rãi che phủ tất cả mọi vật

Trạch thấm nhuần đều khắp mọi người

Dùng đường lối cai trị mềm dẻo với kẻ ở xa, quả là trời sinh bậc thánh

Ðược đức dầy nên thấy sáng, kẻ làm con cái ngưỡng mộ cha mẹ

Giáo hoá bên ngoài nên may mắn được dự hội của bậc đai mũ

Vào kỳ chúc thọ nay được lạy bậc vua nhân từ

Phó sứ tạ ân An Nam là Ðông Các Học Sĩ Tống Danh Lang

Dịch nghĩa

Ðến triều đình nước Ngu được ban ơn cho triều kiến vào lúc thượng tuần

Bái phụng ơn thiên tử mấy lần ban yến

Mùa xuân ấm áp không vì nơi xứ lạ mà không đầy tràn

Cao trạch bề trên thật ưu đãi kẻ xa đến

Khắp cả thịt da chỗ nào cũng thấm đầy ơn nhà vua

Ðưôc thấy mặt trời và mây [lành] thật thoả lòng

Phận che chắn bên ngoài biết lấy gì báo đáp

Chỉ đành tung hô chúc thọ vị vua nhân từ

Phó sứ tạ ân An Nam Hàn Lâm Viện Ðãi Chế Lê Lương Thận

Dịch nghĩa

Trời ngó xuống bậc hoàng đế vui mừng vào thọ tuần

Ơn của vua thánh hàng vạn năm biết bao lời chúc tụng

Ánh mặt trời ấm áp ở ngự viên đầy khí tốt

Tiệc thịnh soạn mùa xuân ban cho kẻ ở xa

Ngôi sao xoay quanh thật không khác gì Bắc Thần

Mặt rồng ở gần trong gang tấc khiến cho ngưỡng mộ như người thân

Ðược vinh hạnh dự vào trong minh đường

Từ trên xuống dưới chỗ nào cũng thấm ướt đức nhân mưa móc

Chính sứ tiến cống An Nam Hàn Lâm Viện Thị Ðộc Trần Ðăng Thiên

Dịch nghĩa

Bệ Ngu đâu cần phải đợi múa vài ba tuần

Các đại thần đã được nhiều lần hưởng ơn mưa móc

Ân cần vồn vã đâu phân biệt kẻ xa hàng nghìn dặm

Vỗ về như thể người cùng trong một nhà

May mắn được ngồi trong tiệc nhà Chu để hưởng thanh quang

Nhà vua rót rượu ban cho đứng gần trong gang tấc

Là kẻ mới được sủng ái cùng với những nước khác

Cùng nhau chúc tụng bậc vua nhân từ

Phó sứ tiến cống An Nam Ðông Các Học Sĩ Nguyễn Chỉ Tín

Dịch nghĩa

Ngày xuân may thay được gặp tuần vạn thọ

Chén mùa xuân chúc nhà vua khấu đầu mấy lần

Các đại thần cùng các sứ thần cùng trong một vương hội

Yến tiệc và tiếng nhạc uỷ lạo kẻ từ xa đến

Ngước nhìn nhà vua tuổi cao ban cho chén rượu ấm

Triều kiến hoàng đế may mắn được gần gũi

Khi về nam nguyện sẽ trình lên vua nước tôi

Mau sớm sớm đến thềm son bái kiến bậc chí nhân

Phó sứ tiến cống An Nam Hàn Lâm Viện Nguyễn Ðề hoạ lại như sau:

Dịch nghĩa

Chín mươi ngày mùa xuân nay đã được hai tuần rồi

Trong vườn ngự uyển chim oanh chim yến đã báo xuân mấy lần

Ngày đêm rong ruổi xe đến nơi hành điện

Các đại thần tụ tập đông đảo để bái kiến bậc thánh nhân

Ngưỡng mộ bậc anh quân vì có đức nên được đại thọ

Ðủ biết mệnh trời kính và rất thân

Thơ trên giấy vàng là hồng ân của nhà vua ban xuống chiếu ngọc

Ðức nhân của nhà vua rót ruợu ban cho người ở sông Lô núi Tản
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Ban thưởng

Theo danh sách ở Việt Nam Tập Lược (Từ Diên Húc, đời Thanh) quyển 42 được Lý Quang Ðào chép lại trong Ký Càn Long Niên Bình Ðịnh An Nam Chi Dịch (Ðài Bắc, 1976) tr. 170-1 thì sứ bộ Nguyễn Hoành Khuông trong chuyến đi này đã nhận được năm lần ban thưởng như sau đây:

Quốc vương (5 lần)

– Lần thứ nhất: Như ý bằng ngọc, Quan Âm bằng ngọc, triều châu bằng thuỷ tinh màu xanh lục, bình thuỷ tinh, bình sứ đỏ mỗi món một cái. Hộp đan bằng sợi bạc (2 cái), cẩm đoạn (3 tấm), giấy hoa tiên (3 cuộn).

– Lần thứ hai: Mãng đoạn [mãng là rồng chân có bốn móng, dành cho bậc thân vương], thiểm đoạn, thô đoạn mỗi thứ hai tấm.

– Lần thứ ba: Trà Trịnh Trạch (4 hộp), trà Phổ Nhĩ (4 bánh) , trà cao (2 hộp), bình ngửi [tị yên là loại bình đựng hương liệu của quí tộc] (2 cái), phật thủ (1 mâm).

– Lần thứ tư: Như ý, bình ngửi, bát bằng gỗ sơn mài, chén pháp lang [chén theo kiểu Âu Châu chế tạo, tráng men] mỗi thứ một món. Ðoạn thêu nhiều màu sắc, chương nhung [một loại vải] mỗi thứ 3 tấm.

– Lần thứ năm: Bình sứ lớn, đĩa sứ lớn, đĩa sơn mài, bát, lò hương mỗi thứ hai cái, dao nhỏ (một cái).

Chánh sứ (5 lần)

– Lần thứ nhất: Như ý bằng ngọc, Quan Âm bằng sứ, bình thuỷ tinh [mỗi thứ một món], cẩm đoạn (2 tấm), hộp đan bằng sợi chỉ bạc (2 cái), giấy hoa tiên (2 cuộn).

– Lần thứ hai: Ðoạn nhiều màu, đoạn dệt bằng 8 loại tơ [mỗi thứ 2 tấm], sa cuộn nhỏ [bốn cuộn]

– Lần thứ ba: Trà Liên Tâm (một bình), trà Tử Dương (một hộp), trà cao (2 hộp), trà Phổ Nhĩ (4 bánh), bình ngửi (1 cái), chén sứ, bình sứ (mỗi thứ 1 cái), phật thủ (1 mâm).

– Lần thứ tư: Như ý (1 cái), đoạn màu, chương nhung (mỗi thứ 2 tấm), bình ngửi (1 cái), hà bao (1 đôi).

– Lần thứ năm: Bình hoa bằng sứ, đĩa lớn bằng sứ, tô sơn mài, dao nhỏ, bình sứ nhỏ (mỗi thứ một món).

Phó sứ (5 lần)

– Lần thứ nhất: Như ý bằng ngọc (một cái) , hộp đan bằng tơ bạc (hai cái), cẩm đoạn (2 tấm), giấy hoa tiên (2 cuộn).

– Lần thứ hai: Ðoạn nhiều màu, đoạn dệt bằng 8 loại tơ (mỗi thứ 1 tấm), đoạn dệt bằng 5 loại tơ (6 tấm).

– Lần thứ ba: Trà cao (1 hộp), bình nhiều màu (1 cái), trà Phổ Nhĩ (4 bánh), phật thủ (2 mâm).

– Lần thứ tư: Ðoạn (3 tấm), Như ý (1 cái), hà bao (1 đôi), bình ngửi bằng sứ (1 cái).

– Lần thứ năm: Ðĩa sứ lớn, bát sứ, dao nhỏ (mỗi thứ 1 món)

Hành nhân [người nhà đi theo để sai phái] năm người, mỗi người được thưởng 10 lượng bạc, tòng nhân [người đi theo mang vác đồ đạc] 10 người, mỗi người 5 lượng bạc.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Ngày 11 tháng Giêng, vua Càn Long lại chiếu theo lệ cũ ban thưởng cho vua Quang Trung một chữ Phúc do chính tay ông viết. Vua Càn Long cũng cho biết sẽ đặc biệt dùng lễ bão kiến thỉnh an để đón vua Quang Trung. Những sứ thần hoạ thơ cũng được thưởng vải vóc, bút mực, ngọc như ý và các loại đồ sứ.

Quốc vương

Ngự bút chữ Phúc 1 tờ
Ngọc như ý 1 thanh
Giấy có in hình chữ Phúc vuông 100 tờ
Ngọc khí 2 món
Đồ sứ 4 món
Pha lê 4 món
Giấy lụa lớn nhỏ Mỗi thứ 4 tờ
Mực 3 hộp
Bút 3 hộp
Nghiên 2 cái
Hộp sơn mài 4 cái

Thưởng các sứ thần hoạ thơ (mỗi người)

Đại đoạn 1 tấm
Bút 2 hộp
Mực 2 hộp
Giấy hoa tiên 2 cuộn
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Ngày 17 tháng Giêng, vua Càn Long lại ra một đặc chỉ cho phép các sứ thần nước ta được trả lời thư của vua Quang Trung [do Tôn Vĩnh Thanh chuyển]. Lá thư đó được gửi về Quảng Tây để quan nhà Thanh đưa đến Nam Quan chạy trạm về Thăng Long.

Nguyên trước đây, khi phái bộ Nguyễn Hoành Khuông đã sang Quảng Tây, vua Quang Trung có gửi theo một tờ thư dặn trình lên về việc xung đột giữa Xiêm La và An Nam để xin vua Càn Long cứu xét. Quân Cơ Xứ cũng trỉnh lên một tấu thư về việc đó như sau:

… Cứ như bọn Nguyễn Hoành Khuông quì tâu rằng vua nước tôi Nguyễn Quang Bình nhận được ơn điển vượt mức của thiên triều thật là to lớn. Nguyên trước đây đã từng gây hấn với Xiêm La nên giao binh nên sợ rằng sứ thần nước Xiêm khéo lời trình lên tố cáo với thiên triều nên quốc vương Nguyễn Quang Bình đã gửi thư cho Hoành Khuông thành thực tâu lên nguyên do hai bên tranh chấp. Mong đại hoàng đế sắc dụ quốc vương và sứ thần cùng đứng trong triều ban điển nghi nghiêm chỉnh không để hai bên lời qua tiếng lại mà như vô sự.

Thể chế thiên triều không hỏi đến việc riêng của ngoại phiên, hoàng đế vỗ về trong ngoài đều cùng như nhau vậy nên quốc vương Nguyễn Quang Bình nhận được lời của thiên tử sáng sủa ắt là bao nhiêu nghi ngại đều tiêu giảm từ nay đối với lân bang tốt đẹp để cùng tắm gội ơn trên.

Còn như quốc mẫu tuổi cao, khí thể hơi suy nên quốc vương có ra lệnh cho Hoành Khuông mua nhân sâm để phụng dưỡng nên đại hoàng đế thể tuất thưởng cho một cân nhân sâm. Vì quốc vương chưa khởi trình đến cửa quan nên theo đường dịch 600 dặm gửi cho để thoả lòng hiếu thảo sớm có thể lên đường nhập cận. Ấy là ân quyến khó gặp lại thêm tạ ân biểu lần trước có châu phê cũng gửi lại cả kèm với lời tra hỏi bọn Hoành Khuông và lời bẩm lên phụ vào.

Đại hoàng đế ân trạch dày, lòng nhân sâu không chỗ nhỏ nhoi nào không xét đến, quốc vương Nguyễn Quang Bình quì lãnh rồi không biết sẽ cảm kích đến chừng nào sẽ chạy đến khuyết đình tạ ơn sủng quyến.

Bọn Hoành Khuông cũng hết sức vui sướng nói rằng họ đã soạn thư gửi quốc vương nay sẽ viết lại cho rõ ràng để sớm giao cho đem đi …
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top