Cách đây hơn một thế kỷ, tỉnh Vân Nam, là một tỉnh vùng sâu vùng xa của Trung Quốc
Không có đường biển, không có đường sắt, muốn thông thương với các tỉnh ở Trung Quốc phải trải qua hàng nghìn km đường bộ, vận tải bằng ngựa (thời đó ô tô vừa ra đời)
Con đường vòng qua Việt Nam để ra biển và cũng để giao thương với các tỉnh ven biển Trung Quốc là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất
Nhà Thanh đã ký thoả ước với Pháp, cho Pháp đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam
Công việc bắt đầu từ 1901, Pháp làm chủ đầu tư, thuê mướn nhân công chủ yếu là người Việt.
Chính vì thế ở Vân Nam hiện có nhiều việt Kiều sinh sống
Công trình đường sắt Hải Phòng - Vân Nam hoàn thành năm 1910
Tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh (khổ hẹp 0,98 m) dài 855 km, do Pháp xây dựng từ 1901-1910, trong đó Hải Phòng-Lào Cai dài 389 km, Hà Khẩu - Côn Minh dài 466 km, qua 173 cầu và 158 đường hầm xuyên núi. Tuyến đường sắt Vân Nam là một kỳ công về kỹ thuật vào đầu thế kỷ 20 và là niềm tự hào của ngành cầu đường nước Pháp. Ít nhất 12.000 trong tổng số 60.000 công nhân bản địa và khoảng 80 người châu Âu đã chết trong thời gian xây dựng tuyến đường sắt, trong đó nhiều người chết vì sốt rét
Năm 1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam, sau đó Việt Nam không cho phép tàu hoả từ Vân Nam qua lãnh thổ Việt Nam, khiến
tỉnh Vân Nam bị thiệt hại kinh tế nặng nề
Hiện Trung Quốc muốn cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Vân Nam - Yên Viên - Kép (Bắc Giang) – cảng Cái Lân (Hạ Long) để Vân Nam có lối ra biển
Trong thời kỳ chiến tranh, từ 1965 Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt Kép (Bắc Giang) - Cái Lân (Hạ Long) dài 120 km, khổ rộng 1,435.
Từ ngày khánh thành đến nay gần 50 năm, tuyến đường này vẫn thi gan cùng tuế nguyệt, chưa phục vụ hiệu quả cho Việt Nam