Cầu LB trong 10 năm đầu tiên sau khi hoàn thành đừng sắt đi chung với xe ô tô, sau đó năm 1922 chính quyền mới mở rộng hau bên cánh gà như bây giờ đang thấy.
Khi cầu Long Biên hoàn thành, đường sắt trên cầu cũng xong để chuẩn bị khớp nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Phủ Lạng Thương. Cũng năm 1902, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng dài 100km bắt đầu được xây dựng để phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa từ cảng về Hà Nội. Trong 10 năm đầu chỉ có người đi bộ, xe tay, ô tô con mới được qua cầu, còn xe tải từ Hà Nội đi các tỉnh phía Đông và phía Bắc hoặc ngược lại phải đi phà Cầu Đất. Để ô tô tải qua lại được, năm 1922, chính quyền cho mở rộng hai bên cánh gà, mỗi bên rộng 3,2m và 40cm dành cho người đi bộ. Lan can bằng sắt và gang do thợ sắt phố Lò Rèn thực hiện. Việc thi công hoàn thành vào năm 1924. Để giảm tải cho ga Hàng Cỏ, chính quyền cho xây thêm ga bên nội thành, đặt tên là ga Đầu Cầu (sau đổi thành ga Long Biên). Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), do thiết bị, hàng hóa quân sự của quân đội Pháp vận chuyển bằng ô tô từ Hải Phòng về Hà Nội với khối lượng quá lớn khiến cầu có nguy cơ không cân nên người ta đã thay đổi chiều đi - về hai bên. Vì thế mới có chiều đi từ Hà Nội ở bên tay trái và chiều về Long Biên ở bên tay phải như ngày nay.