Lỗi thiết lý thiết kế của tụi Nhật. Các nhà máy điện Nhật (cả nhiệt điện lẫn điện khí...) đa phần đều thiết kế gần bờ biển, mục đích để lấy nước biển làm mát cho hệ thống, sau khi tua bin hơi phát điện thải ra. Họ thiết kế có kênh dẫn nước biển vào làm mát thô (ngâm trong bể xi phông), nên nền nhà máy điện thường thấp hơn so với mực nước biển (vài nơi nó còn dưới sâu luôn), cho đỡ phải bơm. Nhà máy điện HN Nhật cũng vậy, chính vì gần biển nên khi động đất và sóng thần (20m) thì toàn bộ hệ thống phụ trợ nhà máy lãnh đủ, gây ngập lụt, làm mất 3 nguồn: 1/mất nguồn tự dùng, 2/mất nguồn lưới hệ thống đến nhà máy, 3/mất hệ thống điện dự phòng là máy phát điện diesel bị ngập) là các nguồn cấp cho bơm nước làm mát các thanh nhiên liệu đã dùng, dẫn đến các thanh này nóng dần lên mãi và xảy ra sự cố cháy nổ lò, tụt lõi lò vào lòng đất...
Nhật hầu như không thiết kế hệ thống làm mát bằng tháp như trường phái của châu Âu hay Mỹ, có lẽ do tiết kiệm chi phí (phải bơm lên tháp, để tỏa nhiệt vào không khí, giảm hệ số % tự dùng), nhưng nguy hiểm gần bờ biển thì lĩnh đủ!