[Funland] Việt Nam có nên xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ?

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,734
Động cơ
319,853 Mã lực
Túm lại cụ không hiểu gì về điện, nhưng thích nói chuyện điện, thành ra nói chuyện điên nặng :)) :)) :))
Cụ mất công làm gì. Em đọc vị là trong đầu cụ ấy định hướng âu mỹ rồi nên chán chả buồn còm.🤣
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
11,925
Động cơ
513,092 Mã lực
Tôi thấy công nghệ của bọn mỹ, phớp rất ok
Anh tàu cũng okie nhưng mà không tin được
Vấn đề bây giờ là địa điểm đặt, nói thật bọn kêu đặt ở Ninh Thuận rất ....bậy, chiến tranh xảy ra nó táng 1 quả từ ngoài biển vào gây ô nhiễm phóng xạ thì việc điều quân 2 đầu đất nước rất khó khăn
Đấy là ngu kiến của em
Chiến tranh gây mất an toàn như cụ nói cũng chưa đáng ngại. Vừa rồi nhà máy điện hạt nhân của UK đánh nhau ầm ầm có sao đâu. Ngại nhất là bị sóng thần như ở Nhật Bản trước đây thôi. Nhưng mình dự nhà máy điện hạt nhân cũng chưa thông qua được đâu. Vì nguồn điện sạch còn dồi dào lắm như điện mặt trời, sức gió, sóng biển...
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,734
Động cơ
319,853 Mã lực
Thớt nhà máy hột le trước cũng rất hay bên Ttvnol, công của cụ Huy phúc và vài cụ khác... Em tóm tắt lại:
- Nhà máy Ninh Thuận do LX khảo sát địa điểm rất kỹ. Đáp ứng rất nhiều điều kiện kỹ thuật nghiêm ngặt đối với nhà máy điện hột le.
- Công nghệ lò VER 1000 bắt nguồn từ dự án Ninh Thuận. Nay đã lên 1200
- Hiện nay Nga là trùm trong công nghiệp hột le dân sự. Bảo kê toàn bộ từ nhà máy xịn giá rẻ, cung cấp thanh nhiên liệu, đến bưng bô đổ chậu xử lý rác thải... Chỉ duy nhất cái quan trọng anh ý kém là khoản... tiền. Làm tốt nên hoa hồng không chi đậm, không chi cho báo chí tẩy não, thủ tục cho vay tiền xây nhà máy hơi rắc rối. Khổ.
- Mỹ sập hẳn về nhà máy điện hột le dân sự. Bán thương hiệu cho Toshiba Nhật. Các cụ nhớ lấy cái tên Toshiba, nếu nó leve ở nước ta thì đích thị là hàng chết toi Mỹ.
- Công nghệ Nhật Mỹ được chứng minh là lởm, không đảm bảo an toàn.
- Pháp bi giờ cũng còn cái vỏ tiếp thị thôi. Sau đó toàn thuê Séc và Đức gia công. Các nhà máy gần đây Pháp làm trục trặc suốt.
- Do Nhật nhảy vào cạnh tranh. Cái Ninh Thuận bị chia 2. 4 lò thì 2 lò Nga 2 lò Nhật Mỹ. Như vậy coi như phải làm 2 nhà máy cùng 1 địa điểm. Cực kỳ lãng phí.
- May là Nhật bị quả Fukusima nổ tanh bành nên dừng toàn bộ. Nếu theo Nga thì hiện nay lên đời luôn Ver 1200, lúc trước chỉ Ver1000 đời chót không phổ biến, hiệu quả thấp.
Cụ chuẩn, em ưng. Vốt 1 phiếu lò nga ver1200 không nói nhiều. Tiếc thế hện cbvh đợt đầu đào tạo tại nga giờ đến tuổi hưu rồi. Quá lãng phí nguồn nl quý hiếm🤣
 

111NoName111

Xe tải
Biển số
OF-758346
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
263
Động cơ
58,762 Mã lực
Tuổi
113
Chiến tranh gây mất an toàn như cụ nói cũng chưa đáng ngại. Vừa rồi nhà máy điện hạt nhân của UK đánh nhau ầm ầm có sao đâu. Ngại nhất là bị sóng thần như ở Nhật Bản trước đây thôi. Nhưng mình dự nhà máy điện hạt nhân cũng chưa thông qua được đâu. Vì nguồn điện sạch còn dồi dào lắm như điện mặt trời, sức gió, sóng biển...
Nó "sạch" nhưng nó lởm.
Thì toàn tiến sĩ "bàn về hành vi nịnh trong công sở" nên nó thế
Tiến sĩ xịn là phải lượng hóa được mô hình kinh tế
Ví dụ : đầu tư 1 nhà máy điện hạt nhân là bao nhiêu, số tiền này so với mức đầu tư các loại hình năng lượng khác có sẵn có hiệu quả bằng không??? Mức đầu tư này có mang lại giá trị đặc biệt khác so với các loại hình năng lượng khác (trên cùng giá trị đầu tư 1tr đô) là gì, giá trị đầu tư tối ưu là bao nhiêu (toán kinh tế sử dụng đạo hàm là đây), chuyên gia kinh tế xịn là như vậy, phải xây dựng được mô hình lượng hóa và lợi nhuận biên của đầu tư
Chứ không phải bọn ăn theo nói leo ạ
Hồi dịch có nhóm Toàn Sáng làm như vậy đấy, kết quả sao nhỉ !?
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,057
Động cơ
400,000 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
"- Bangladesh: 2 (chú ý rằng Bangladesh nghèo hơn VN rất nhiều) ": Vì nó nghèo nên mới chơi cú hột nhân, vì nó rẻ bác ạ.
Tôi tin thế.
Cũng chẳng có nguồn nào Ổn định + Không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu + Rẻ tiền + Xử lý chất thải dễ dàng như cái anh Hột nhưn này.

Than + Gas + ..., phụ thuộc nguyên liệu và giá cả nhảy tưng tưng.
Điện hạt nhân cần vốn ban đầu rất lớn cụ ạ, gấp khoảng gần 4 lần so với điện than.

Nhà máy ĐHN của Bangladesh có công suất 2.400MW, dự kiến đầu tư 13 tỉ đô. Trong khi đo, nhà máy rất tai tiếng của VN là Nhiệt điện TB2 công suất 1.200MW đầu tư cũng có 1,9 tỉ.

Tuy nhiên xây xong thì chi phí nguyên liệu (mua/xử lý) của điện hạt nhân lại thấp và tiện lợi hơn nhiệt điện.

Tóm lại là chính phủ Bangladesh khá dũng cảm.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,383
Động cơ
639,394 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Mặc dù điện từ các nguồn năng lượng tái tạo được sx ở VN ngày càng tăng, hiện đã có tỷ trọng hơn 30%, nhưng VN dường như vẫn sẽ thiếu điện.

Hàng năm VN vẫn phải mua điện từ Lào và TQ. :D
30% rồi cơ à cụ?
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,713
Động cơ
115,479 Mã lực
Điện hạt nhân cần vốn ban đầu rất lớn cụ ạ, gấp khoảng gần 4 lần so với điện than.

Nhà máy ĐHN của Bangladesh có công suất 2.400MW, dự kiến đầu tư 13 tỉ đô. Trong khi đo, nhà máy rất tai tiếng của VN là Nhiệt điện TB2 công suất 1.200MW đầu tư cũng có 1,9 tỉ.

Tuy nhiên xây xong thì chi phí nguyên liệu (mua/xử lý) của điện hạt nhân lại thấp và tiện lợi hơn nhiệt điện.

Tóm lại là chính phủ Bangladesh khá dũng cảm.
Vốn lớn, đã đành.
Nhưng nó chia ra Đơn giá chi phí theo công suất + tuổi thọ chứ bác.
Xét như thế, thì điện hạt nhân rẻ.
Đi kèm với ổn định + ..., nó cũng có rủi ro an toàn + ...

Trước đây, Pháp và Đức có tỷ lệ điện hạt nhân rất cao, rồi anh Đức giảm dần.
Đến vụ Fukusima thì chị Merkel quyết định đóng cửa hết.
Riêng tiền đóng cửa + dừng hoạt động đã cả tỷ Euro.

Vậy mà, nó vẫn có lãi.

Tỷ lệ điện hạt nhân của Pháp, công nhận ác thật.
 

Spencie

Xe tăng
Biển số
OF-733395
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
1,494
Động cơ
84,289 Mã lực
Nga hiện là nước xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới đấy cụ ạ. Pháp thứ 2, Nhật Mỹ không đáng kể.

Liệt kê cho cụ nhé:

1. Các dự án điện hạt nhân Nga đang cung cấp và tổng thầu:
- Thổ: 1
- Bangladesh: 2 (chú ý rằng Bangladesh nghèo hơn VN rất nhiều)
- Belarus: 2
- Ấn độ: 3
- Iran: 3
- Trung quốc: 5
- Slovakia: 1
- Czech: 1
- Jordania: 1
- Armenia: 1
- Chưa nói đến các dự án ở Ukr (1) và Phần lan (1) đã bãi bỏ do chính trị

2. Các dự án Pháp đang cung cấp:
- Phần lan: 1
- Trung quốc: 2
- Italia: 1

Các cụ đã thấy chênh lệch chưa?
Cụ thiếu 14 dự án điện hạt nhân Pháp đã cung cấp ở Mỹ, và Canada. :D

Công nghệ hạt nhân Pháp kinh đới.
Cụ tham khảo cty Framatome nhé: https://www.framatome.com/EN/businessnews-356/framatome-in-the-world-us-platform.html
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,057
Động cơ
400,000 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vốn lớn, đã đành.
Nhưng nó chia ra Đơn giá chi phí theo công suất + tuổi thọ chứ bác.
Xét như thế, thì điện hạt nhân rẻ.
Đi kèm với ổn định + ..., nó cũng có rủi ro an toàn + ...

Trước đây, Pháp và Đức có tỷ lệ điện hạt nhân rất cao, rồi anh Đức giảm dần.
Đến vụ Fukusima thì chị Merkel quyết định đóng cửa hết.
Riêng tiền đóng cửa + dừng hoạt động đã cả tỷ Euro.

Vậy mà, nó vẫn có lãi.

Tỷ lệ điện hạt nhân của Pháp, công nhận ác thật.
Đức khác Pháp là ở Đức phong trào môi trường và Đảng Xanh khá mạnh nên ép được chính phủ bỏ điện hạt nhân. Quyết định của Merkel là kết quả của nhiều năm vận động chính trị của cả nước Đức chứ không phải của riêng Merkel.

Tuy nhiên, cái hài hước là trong khi đóng cửa điện hạt nhân của mình thì Đức lại đi mua điện hạt nhân của Pháp, chứng tỏ việc làm của Đức cũng chỉ là dân túy và nửa vời.

Điều mà dân chúng "lo lắng" nhất về điện HN là sự an toàn thì cả 3 tai nạn ĐHN lớn nhất cho đến nay (Three Miles Island, Tchernobyl và Fukushima) đều là các lò phản ứng thế hệ 2. Từ 30 năm nay thế giới đã chuyển sang thế hệ 3 và 3+ (các lò mà Nga trang bị ở Bangladesh là thế hệ 3+), an toàn và hiệu quả hơn nhiều.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,438
Động cơ
208,826 Mã lực
Đấy là đã bị kìm lại nhiều do căng thẳng đường đấu nối điện mặt trời vào lưới điện quốc gia đấy.
Nếu hạ tầng đường dây điện VN tốt thì có khi phải trên 50%.
Bác định hướng quá nhỉ
Điện tái tạo nó sẽ có 2 thông số là Công suất lắp đặt và Sản lượng điện.
Công suất lắp đặt tầm 27%, nhưng sản lượng điện thì chỉ có 15%. Một phần do truyền tải, nhưng phần lớn là do công suất điện tái tạo không phải là full cả ngày, điển hình như điện mặt trời.
1655887718913.png

Còn điện gió thì, lúc cần anh ấy lại đếch thèm phát.
1655887827897.png
 
  • Vodka
Reactions: A98

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,753 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói gì thì nói, tuy VN có tiềm năng về sx điện từ năng lượng gió, mặt trời và thủy điện. Nhưng các nguồn sx điện này cũng có nhiều bất cập và thiếu độ ổn định, dẫn đến sản lượng điện trồi sụt phụ thuộc vào " ông Trời ".
- Điện gió thì phụ thuộc gió, cũng có ngày đứng gió.
- Điện mặt trời phụ thuộc nắng, cũng có ngày ít nắng.
- Thủy điện phụ thuộc thời tiến mưa, hạn hán. Lúc mưa nhiều thừa nước, nhà máy thủy điện không xả lũ thì cũng nguy hiểm cho nhà máy, mà xả lũ thì lại nguy hiểm cho nhân dân sống ở vùng hạ lưu....

Cho nên, điện sx từ các nguồn năng lượng tái tạo không nên là nguồn chính, nó chỉ nên là nguồn phụ mà thôi.
Em nghĩ điện hạt nhân mới là nguồn điện ổn định nhất, chi phí xây dựng ban đầu cao nhưng sau đó chi phí vận hành lại rất vừa phải.
Chọn công nghệ nước nào là quyết định của Nhà nước, của các chuyên gia đầu ngành và cả các yếu tố "abcxyz" nữa, nhưng việc xd Nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết đối với Việt Nam.
 

CarlVinson

Xe tải
Biển số
OF-724395
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
274
Động cơ
8,496 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Ebeland
Túm lại cụ không hiểu gì về điện, nhưng thích nói chuyện điện, thành ra nói chuyện điên nặng :)) :)) :))
Vấn đề ĐHN của ta đâu phải đơn thuần kỹ thuật .
Cụ lại rỗi việc đi quất còm với họ .
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,914
Động cơ
459,148 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Nói gì thì nói, tuy VN có tiềm năng về sx điện từ năng lượng gió, mặt trời và thủy điện. Nhưng các nguồn sx điện này cũng có nhiều bất cập và thiếu độ ổn định, dẫn đến sản lượng điện trồi sụt phụ thuộc vào " ông Trời ".
- Điện gió thì phụ thuộc gió, cũng có ngày đứng gió.
- Điện mặt trời phụ thuộc nắng, cũng có ngày ít nắng.
- Thủy điện phụ thuộc thời tiến mưa, hạn hán. Lúc mưa nhiều thừa nước, nhà máy thủy điện không xả lũ thì cũng nguy hiểm cho nhà máy, mà xả lũ thì lại nguy hiểm cho nhân dân sống ở vùng hạ lưu....

Cho nên, điện sx từ các nguồn năng lượng tái tạo không nên là nguồn chính, nó chỉ nên là nguồn phụ mà thôi.
Em nghĩ điện hạt nhân mới là nguồn điện ổn định nhất, chi phí xây dựng ban đầu cao nhưng sau đó chi phí vận hành lại rất vừa phải.
Chọn công nghệ nước nào là quyết định của Nhà nước, của các chuyên gia đầu ngành và cả các yếu tố "abcxyz" nữa, nhưng việc xd Nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết đối với Việt Nam.
Tiềm năng của năng lượng tái tạo là báo chí nói ( định hướng ). Chứ nguồn điện thì thiếu ổn định, giá thì cao thì em không biết tiềm năng ở điểm nào. Năng lượng tái tạo nó chỉ phù hợp với những nước có nền kinh tế thiên về dịch vụ. Ở những nước có nền kinh tế thiên về sản xuất thì không ổn, một nhà máy hoạt động không ngừng nghỉ 24 tiếng 1 ngày họ không thể chờ mặt trời lên hoặc gió thổi thì mới hoạt động được.
 

Vinsmoke Sanji

Xe tăng
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,036
Động cơ
137,657 Mã lực
Tuổi
34
Điện hạt nhân là chắc chắn. Bác thủ đợt dự hội thải biến đổi khí hậu nói rồi tuyên bố cắt giảm bao nhiêu% khí thải rồi có nghĩa là hiẻu ngầm là tao sẽ làm điện hạt nhân. Đợt vừa rồi quốc hội cũng bảo là dự án điện hạt nhân bị tạm dừng chứ ko phải là huỷ bỏ rồi. Muốn đất nước pt theo hướng công nghiệp cần một nguồn điện rẻ và ổn định. Ở bên nhật bản máy móc cơ khí nó nhiều nhu quân nguyên toàn loại công suất lớn dây cáp nguồn toàn to bằng cổ tay thử hỏi ko có điện ổn đinh thì chạy thế nào, ở bên nhật e ở một năm mà chưa mất điện một lần nào luôn. Cái khó của ta chắc là liên quan đến chính trị nhiều hơn, hi vọng a ajinomoto đủ bản lĩnh để làm, chứ như a nghẹo nó mói doạ phát đã phải chạy ra cúi cúi gập gập xin lỗi nó thì méo ăn thua.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,057
Động cơ
400,000 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ thiếu 14 dự án điện hạt nhân Pháp đã cung cấp ở Mỹ, và Canada. :D

Công nghệ hạt nhân Pháp kinh đới.
Cụ tham khảo cty Framatome nhé: https://www.framatome.com/EN/businessnews-356/framatome-in-the-world-us-platform.html
Hình như cụ nhầm đấy ạ.

14 dự án ở Mỹ như cụ nói thì không phải Pháp hay Framatome cung cấp, mà là của Westinghouse. Sau đó Framatome mua Westinghouse thì về hình thức nó là của Framatome.

Còn nói về các lò phản ứng mà Pháp đã cung cấp thì con số đó là 11:
- Bỉ: 3 lò (Tihange 1-2, Doel 3)
- Trung quốc: 4 lò (Linggao 1-2, Daya 1-2), như vậy TQ tổng cộng mua 6 lò của Pháp
- Nam Phi: 2 lò (Koeberg 1-2)
- Hàn quốc: 2 lò (Ulchin 1-2)
 

hongins174

Xe buýt
Biển số
OF-453653
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
802
Động cơ
469,584 Mã lực
Phải xác định dân trí mình không biết đã tăng lên nhiều so với 10 năm về trước chưa.
Chứ dân trí còn thấp mà phải đi thuê kiểu chìa khóa trao tay thì dễ bị đội giá mà chất lượng, hiệu quả chưa biết thế nào. Có khi còn không bằng mua điện nước ngoài ý chứ.
Dân trí thấp không phải em nói đâu nhé, là ĐBQH nói ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top