- Biển số
- OF-113030
- Ngày cấp bằng
- 16/9/11
- Số km
- 13,195
- Động cơ
- 479,843 Mã lực
Em cũng chỉ ghé qua nhưng Huế ở lâu trong em.Cụ thạo Huế quá, em chỉ ghé qua chứ không ở lại lâu.
Em cũng chỉ ghé qua nhưng Huế ở lâu trong em.Cụ thạo Huế quá, em chỉ ghé qua chứ không ở lại lâu.
Những năm 78-82 nhà em cứ được đồng nào tiết kiệm lại mua mỳ chính để ủ ,khi cần tiền lại đem bán ,lúc nào cũng lãi vì nó chỉ có đắt lên chứ không giảm.Có khi trong nhà có đến mấy thúng loại 1lb nhưng chả dám bỏ ra ăn ,chỉ ăn loại của Việt Trì cánh nhỏ bết bệt.Câu đắt như "Mỳ chính cánh" có xuất xứ từ giai đoạn này.Giờ thì chả ai nhớ nữa cả .Sau giải phóng là có Ajinomoto rồi Cụ. Tuy không phổ biến vì nó rất đắt, nhưng không phải là không có. Các nguồn về thì cháu không chắc, nhưng chắc chắn là có một đường về qua Lào. Nhà cháu có người chuyện buôn bán qua Lào nên nắm rỗ vụ này.
Trên đường em đi bộ từ trường về nhà có 1 bến như này, ngay trước Gò Đống Đa ạCụ chủ chưa đi tàu điện HN bao giờ nên khá ngộ phải không? chỗ này có đường ray phình ra 2 đoạn song song nhau, là đoạn để tránh tàu, có công dụng đôi khi cắt bớt toa hoặc nhập thêm toa vào đoàn tàu khác, lúc họ tách và lập toa thì khách phải xuống hết. Tàu điện HN thường là 2 toa, tuyến đông thì 3 toa, các tuyến vắng khách như Cửa nam-ga HN-Vọng thì 1 toa là đầu máy thôi. Tuyến Ngã tư sở - Hà đông cũng 1 toa thì phải, lấu quá không nhớ, chỉ còn nhớ hình ảnh 2 tuyến này vắng, tàu lao vun vút, tiếng động cơ điện rít liên hồi theo vòng tua tai lái bác tài.
Tránh tàu là đoạn chờ đoàn tàu khác hướng ngược lại chạy đến, rẽ vào đoạn tránh, và đoàn tàu chờ lúc đó mới có đường chạy tiếp, cái này là bắt buộc phải chờ, trong thời gian chờ tránh tàu khá lâu thì vắng khách thôi.
Chú ý tàu điện chạy 2 chiều thoải mái, chỉ cần đảo cần tiếp điện (có sợi dây thừng thõng xuống phía sau, để nhấc cái puli ra khỏi dây điện và điều chỉnh cần hướng cần tiếp điện), người lái tàu tháo cái cần lái (tay quay) ra, lắp vào bệ lái ở phía 1 trong 2 đầu tàu là chạy. Trong hình cần lái đang ở hướng cho biết tàu này sẽ chậy tiếp hướng Đồng Xuân đi Hàng đậu- Quán thánh- Thụy Khuê (chặng cuối) có depot sửa chữa các đầu máy và toa xe điện của công ty xe điện HN.
Em chả bị thuyết phục. Vì từ Quảng Bình vào là ít ăn chuối tiêu, đây lại cả xích lô đầy.Em đoán là họ sang chợ Đông Ba, sáng đi qua cầu này chỉ có dân từ phía Nam Giao, An Cựu, phường Đúc sang; vì dân chỗ khác sẽ đi Trường Tiền. Thế nên gà chuối là hợp với vùng đấy.
Có thể nói nhà Cụ có của ăn, của để. Giai đoạn để mà có thùng mỳ chính trong nhà là phải nhà giàu rồi.Những năm 78-82 nhà em cứ được đồng nào tiết kiệm lại mua mỳ chính để ủ ,khi cần tiền lại đem bán ,lúc nào cũng lãi vì nó chỉ có đắt lên chứ không giảm.Có khi trong nhà có đến mấy thúng loại 1lb nhưng chả dám bỏ ra ăn ,chỉ ăn loại của Việt Trì cánh nhỏ bết bệt.Câu đắt như "Mỳ chính cánh" có xuất xứ từ giai đoạn này.Giờ thì chả ai nhớ nữa cả .
Hì, thực ra em chém vì ảnh là cầu Phú Xuân, nhưng chuối tiêu thì Huế cũng khá nổi tiếng, đặc biệt vùng A Lưới còn được gọi là vương quốc của chuối!Em chả bị thuyết phục. Vì từ Quảng Bình vào là ít ăn chuối tiêu, đây lại cả xích lô đầy.
Em cũng chém thôi, vì càng vào trong chuối tiêu quả dài rất ít, thậm chí ko có. Chỉ thấy bán chuối rất ngắn và nhỏ, miếng 1 quả.Hì, thực ra em chém vì ảnh là cầu Phú Xuân, nhưng chuối tiêu thì Huế cũng khá nổi tiếng, đặc biệt vùng A Lưới còn được gọi là vương quốc của chuối!
Tầm tuổi em!Những đứa trẻ trong ảnh này chắc cũng tầm tuổi nhiều cụ OF
Tùy nơi mức sống cũng khác nhau. Em ở HN nên không bị đói. Những năm 86-89 bánh mì chấm sữa đặc ăn thường xuyên. Thỉnh thoảng lại ra chợ Hòe Nhai chén bánh mì pate.Em tới những năm 90-91 mới không phải ăn cơm độn sắn + khoai, nên 83-86 ký ức tuổi thơ là đói nặng.
Con culi thì phải.Không rõ họ bán con gì đây các cụ???
Hình như cầu Hà Đông?
94-96 thì không còn tàu điện kiểu này.Có em Vespa Px150 côn tay số tay đỏ mận kia là phải tầm 1994-1996 rồi các Lão hầy
Có lẽ vậy. Cái nhà bên phải là KS Thống Nhất.Khóm Trúc bên vườn hoa Con Cóc.
Không phải chùa đâu cụ. Cái này là cung trong Huế .Một khu chùa có vẻ đổ nát
Em thì lại đoán cái Honda đó đời 80 vì cái lọc gió bé tẹo (81 hộp vuông). Còn cái xe ga thì lại là con Tact. Hóng các cao thủ dĩ vãng vào soi ạ.C
on này mới là 81 đời đầu thôi ạ, chưa phải kim vàng giọt lệ. Còn con kia không phải là vespa mà là Lead. Nhìn con này em mới nhớ là Lead có từ ngày ý nhưng không nhớ có phải của Honda không.
Đất đai ở HN thời đó chênh lệch khiếp nhỉ? Năm 89, bác em phá sản nên bán căn nhà mặt phố Nam Bộ, lúc đó còn là đường hai chiều và thuộc một trong các tuyến phố buôn bán sầm uất nhất nhì HN (đồ điện, phụ tùng xe đạp) được 35k$ (khách trả bằng $). Sau đó mua ngay một căn mặt đường phố Trần Nhân Tông, đối diện rạp xiếc TW giá 68 cây và một căn trong ngõ nhỏ Nam Bộ giá 15 cây. Xe thì có hai chiếc một DD, một 81-86-90 (giá em k rõ) cho hai ông con trai.Năm 1994 mua con Dream lùn tại cửa hàng với giá 2350 USD, nếu không mua xe với số tiền đó mua được 70m2 đất ở Mọc
Chuẩn đấy ạ. Nhà em còn có cái thùng sắt tây của bọn Aji này chuyên để đựng giấy tờ, huân huy chương các thể loại của bố mẹ em. Mà cuối 70' em đã thấy có nó rồi. Bia Heineken lon thì dày dặn, chắc chắn như lon sữa bò chứ không mỏng tang như bây giờ.Sau giải phóng là có Ajinomoto rồi Cụ. Tuy không phổ biến vì nó rất đắt, nhưng không phải là không có. Các nguồn về thì cháu không chắc, nhưng chắc chắn là có một đường về qua Lào. Nhà cháu có người chuyện buôn bán qua Lào nên nắm rỗ vụ này.