Hồ Hoàn Kiếm thì đúng hơn. Cái nhà hàng Thủy Tạ 2 tầng.Hình như Hồ Tây
Hồ Hoàn Kiếm thì đúng hơn. Cái nhà hàng Thủy Tạ 2 tầng.Hình như Hồ Tây
Nhìn như trước cửa chợ Hàng Da.Chỗ nào đây các cụ???
Đói + xe đạp + đi bộ thì làm sao mà béo được.Một đặc điểm chung là thời kỳ đó vẫn đói khổ nên không ai béo tốt cả.
Kem nhà máy đường VT thật đấy cụ nhà e gần đấy, thấy họ làm thật màMột cậu bé mua kem mút và ông già bán kem.
Chuyện mua Kem mút thời xưa có mà kể cả ngày, các cụ OF còn bé ai cũng mê kem mút, giá hình như 10 đồng/que??? Có hàng kem còn đổi nhôm, sắt, nhựa hỏng nữa, làm nhiều cụ ăn trộm của bố mẹ đi đổi.
Kem thì có kem Tràng Tiền, trên em hay quảng cáo kem nhà máy Đường VIệt Trì ( làm gì ra), kem đựng trong thùng xốp, người bán kem có cái còi lắp vào quả bóng cao su bóp kêu: pe-píp, pe-píp, nghe thấy là em nhảy dựng cả người lên....
Thêm quả : Ai lông gà lông vịt, nhôm đồng sắt vụn dép nhựa hỏng...bán đê, đổi kẹo kéo và kẹo mạch nha nữa cụCảm giác xơi kem mút phê hơn ăn tiệc bây giờ cụ nhỉ???
Chuẩn cụ ơi, thời trước kem Tràng tiền là chất lượng cao nhất. Hồi đó có nhiều cơ sở làm kem gia công, nhiều cơ sở làm kem sử dụng nguyên liệu ko chuẩn, sử dụng lượng đường hóa học nhiều nên kem nó cứng, ăn xong có vị đắng ở họng và cảm giác nhớt. Kem VT làm bằng đường kính, công đoạn quy trình chuẩn nênăn mềm, ngọt dịu và thanh gần sánh với kem Thủy tạ Tràng tiên. Những năm đầu 6x nhà cháu đi Hà nội chỉ thích đến Bờ hồ ăn kem, đặc biệt là kem cốc ạ. Còn đi Việt trì thì đến cổng nhà máy Đường ăn kem Việt trì.Kem nhà máy đường VT thật đấy cụ nhà e gần đấy, thấy họ làm thật mà
Mùa hè, cậu hay dì đến chơi hay cho bọn e ra quán kem cổng nhà máy, làm 1 que thôi mà thấy thiên đường hơn cả kem Pháp, Ý ... bây giờ
Tất nhiên sợ do thám rồiKhông phải CA khuyên tốt hay nghĩ đến an toàn cho cậu ấy đâu. Sợ cậu ta do thám đấy.
Nhớ lại hồi năm 82-83 gì đó, cũng đổi dép rách linh tinh mà em có cái còi nhựa hình máy bay phản lực. Thích lắm giữ như vàng, xong rồi cô em gái làm hỏng mà em tiếc đến mức đấm nó một phát vào lưng. Ân hận việc đó đến tận bây giờ.Thêm quả : Ai lông gà lông vịt, nhôm đồng sắt vụn dép nhựa hỏng...bán đê, đổi kẹo kéo và kẹo mạch nha nữa cụ
Bia BGI kìa, ngày xưa có quảng cáo "hết giờ làm rồi, bia BGI thôi"Một anh Tây đang ăn hải sản, anh cười hết cỡ
Keke, Em có ông Cậu ruột đúng như trường hợp cụ nói, Cấp tá của Sư 361 hồi ấy đóng quân chỗ cầu Trung Hòa đi vào thì phải, được phân mảnh đất lúc về hưu bán luôn mua được con 81 hàng bãi, đạp phát nổ ngay , sau này cứ ngồi tiếc rẻ.Khu vực LTT cũng 1 dạo sốt đấy,khu này đất của bên QĐ, Phòng không không quân và Quân khu thủ đô cấp cho cán bộ sĩ quan. Phần lớn họ bán đi để lấy tiền,sau này lên giá vùn vụt. Năm 1994,nhà cháu có ô chú,ô này là sĩ quan bên Phòng không,đơn vị đóng xung quanh bãi than Yên Phụ. Lúc về hưu,ô chú đc đơn vị cấp cho mảnh 70m,ô ý bán luôn được hơn 20 củ và nhờ nhà cháu mua cho con 81-86 máy 70 màu dưa hấu với giá 16,5 củ.
Biển 75, cầu Phú xuân HuếCầu nào đây các cụ?
Trong dòng xe ga máy 50 cm3 có con Honda Dio ZX là nổi đình nổi đám nhất,giá cũng cao ngất ngưởng.Em thì lại đoán cái Honda đó đời 80 vì cái lọc gió bé tẹo (81 hộp vuông). Còn cái xe ga thì lại là con Tact. Hóng các cao thủ dĩ vãng vào soi ạ.
Chắn tàu Trần Phú-Điện Biên Phủ.Hình như khu ga Văn Điển???
Chợ Hàng Bè thì phải. Bây giờ chợ này bị dẹp rồi.Chợ hoa nào đây các cụ, nhìn mợ bán hoa rất xinh dù có con nhỏ
giờ nhà cháu toàn ăn kem Thủy Tạ, Merino, Kínhdo thôi, thỉnh thoảng thì kem hồ Tây nữa. Kem Tràng Tiền đã lâu ko còn nằm trong list.Chuẩn cụ ơi, thời trước kem Tràng tiền là chất lượng cao nhất. Hồi đó có nhiều cơ sở làm kem gia công, nhiều cơ sở làm kem sử dụng nguyên liệu ko chuẩn, sử dụng lượng đường hóa học nhiều nên kem nó cứng, ăn xong có vị đắng ở họng và cảm giác nhớt. Kem VT làm bằng đường kính, công đoạn quy trình chuẩn nênăn mềm, ngọt dịu và thanh gần sánh với kem Thủy tạ Tràng tiên. Những năm đầu 6x nhà cháu đi Hà nội chỉ thích đến Bờ hồ ăn kem, đặc biệt là kem cốc ạ. Còn đi Việt trì thì đến cổng nhà máy Đường ăn kem Việt trì.
Em 6 năm nhảy tàu điện đi học tuyến Quán Thánh nhưng chỉ ngồi sau boong để nhảy cho dễ. Có lần cuống quá tóm mẹ nó cái dây thừng để đu lên thì cái cần tuột ra khỏi dây điện trên cao chổng phộc lên trời. Báo hại cả bọn chạy chối chết vì ông lái tàu đuổi. Hôm đó cuốc bộ đi học.Cụ chủ chưa đi tàu điện HN bao giờ nên khá ngộ phải không? chỗ này có đường ray phình ra 2 đoạn song song nhau, là đoạn để tránh tàu, có công dụng đôi khi cắt bớt toa hoặc nhập thêm toa vào đoàn tàu khác, lúc họ tách và lập toa thì khách phải xuống hết. Tàu điện HN thường là 2 toa, tuyến đông thì 3 toa, các tuyến vắng khách như Cửa nam-ga HN-Vọng thì 1 toa là đầu máy thôi. Tuyến Ngã tư sở - Hà đông cũng 1 toa thì phải, lấu quá không nhớ, chỉ còn nhớ hình ảnh 2 tuyến này vắng, tàu lao vun vút, tiếng động cơ điện rít liên hồi theo vòng tua tai lái bác tài.
Tránh tàu là đoạn chờ đoàn tàu khác hướng ngược lại chạy đến, rẽ vào đoạn tránh, và đoàn tàu chờ lúc đó mới có đường chạy tiếp, cái này là bắt buộc phải chờ, trong thời gian chờ tránh tàu khá lâu thì vắng khách thôi.
Chú ý tàu điện chạy 2 chiều thoải mái, chỉ cần đảo cần tiếp điện (có sợi dây thừng thõng xuống phía sau, để nhấc cái puli ra khỏi dây điện và điều chỉnh cần hướng cần tiếp điện), người lái tàu tháo cái cần lái (tay quay) ra, lắp vào bệ lái ở phía 1 trong 2 đầu tàu là chạy. Trong hình cần lái đang ở hướng cho biết tàu này sẽ chậy tiếp hướng Đồng Xuân đi Hàng đậu- Quán thánh- Thụy Khuê (chặng cuối) có depot sửa chữa các đầu máy và toa xe điện của công ty xe điện HN.
Chắc chụp ở Văn Miếu.Hình như bà Tây đang nói chuyện với chị em cô bé này
5 Xu thì là thời năm 6 mấy à? Năm 87-88 em nhớ đâu đó khoảng 5 đồng rồi.Hồi đó gọi người soát vé tàu là ông "sơ vơ", vé tàu điện có giá 5 xu thì phải, đi suốt cả tuyến.
Để chèn và buộc mái cho nó khỏi bay mất khi có gió bão.Hồi đó rất hay thấy người ta để lốp cũ trên mái nhà như này. Để làm gì các cụ nhỉ?
Quán hoa ở dải vườn hoa Trung tâm Hải PhòngHình như phố hoa Ngọc Hà