[Funland] Viết là con Hươu, tại sao đọc là Hiêu.

Viola2009

Xe buýt
Biển số
OF-203887
Ngày cấp bằng
28/7/13
Số km
552
Động cơ
324,767 Mã lực
Nó là cách phát âm khi nói,còn khi viết thì ko hề sai.Đa số người miền bắc hay dùng kiểu ntn.
Còn người miền Nam thì hay bị vướng về các dấu:? và ~,chữ t và chữ c- vd: mắc và mắt,mạc hay mạt.....
Những chữ cuối có chữ g-vd:bản hay bảng,hoàn hay hoàng vì giọng đọc nó na ná nhau
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,457 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Ở quê em - Vĩnh Phúc - nhiều vùng vẫn gọi là Hiêu, em cũng đôi khi nói vậy khi về quê, chả sao..
Đây là văn nói..
Văn nói và văn viết có chút khác nhau thì chả phải mỗi xứ ta đâu, xứ tây cũng có những thứ đc gọi là phát âm bất quy tắc hoặc mang tính địa phương cụ nhỉ.
Chả đâu là chuẩn đét cả. Đúng chỗ này thì sai chỗ kia.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,032
Động cơ
519,199 Mã lực
Nói ngọng chứ văn nói j cụ
Cũng ko hẳn là ngọng như lờ nờ.... nhưng thổ ngữ dân dã nhiều khi họ chấp nhận những sai sót theo thói quen, nhưng viết như nói thì thành ... ngu học:))
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,397
Động cơ
622,738 Mã lực
Không có địa phương nào trên cái đất VN này nói đúng như viết. Nói thế nghe rất lạ tai. Mà kể cả viết như thế này, đúng chính tả, thì cũng chỉ là qu'y ước để viết và diễn đạt từ ngữ, do cả 1 quá trình giao lưu văn hoá cả nước mà hình thành. Nói khác với viết không hẳn là nói sai, nói ngọng. Con "hiêu" là tiếng địa phương vùng này chỉ con vật đó. Nếu không có giao lưu với vùng khác thì vĩnh viễn nơi đó vẫn gọi nó là con hiêu. Nếu vùng đó có chữ viết riêng thì người ta sẽ viết nó là "hiêu" mà thôi. Chỉ khi thống nhất chữ viết toàn quốc và người ta đặt chuẩn mực là "hưou" thì mới sinh ra sự khác biệt. Bây giờ thì viết là phải theo chuẩn mực. Trước 1975, miền Bắc, miền Nam viết còn khác nhau nhiều thứ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Hiêu, diệu... chả sai gì cả, nó khác với chính tả chữ viết của toàn quốc, thế thôi. Chính tả "chuẩn" nó phản ánh cách phát âm mỗi vùng miền một ít. Những thứ tiếng nhiều người sử dụng như tiếng Anh, tiếng TQ, có một cách viết đúng nhưng phát âm khác nhau là chuyện thường.

Thực ra, tôi khó chịu với cách dùng từ, kể cả khi viết mà lại dễ dãi, lào phào ngu ngu ví như là chỉn chu? Phải là chỉnh chu mới đúng (chỉnh như trong chỉnh tề); cám ơn? Phải là cảm ơn mới đúng (cảm như trong cảm động, cảm xúc... chứ cám chỉ có cám lợn).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Văn nói và văn viết có chút khác nhau thì chả phải mỗi xứ ta đâu, xứ tây cũng có những thứ đc gọi là phát âm bất quy tắc hoặc mang tính địa phương cụ nhỉ.
Chả đâu là chuẩn đét cả. Đúng chỗ này thì sai chỗ kia.
Cái này chuẩn cụ, tiếng Anh vùng cũng khác nhau trong nước Anh, tiếng Pháp nà dân đảo Coóc nói thì nghe buồn cười, cái này là bình thường,
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Dân m.Bắc đa số (kể cả dân là HN gốc, các phát thanh viên, biên tập viên) phát âm ko p/biệt đc các vần "s/x; ch/tr; d/gi/r" với nhau.
Dân m.Nam thì ko phát âm đc vần "v" mà toàn đọc thành "zờ".
s/x, ch/tr, d/gi/r đều chỉ là ký âm La tinh, âm Việt gốc chỉ có x, ch, d thôi. Phát âm phân biệt rõ có thể là do các dân ven biển theo Đạo.

Dân miền Nam nói ngọng vờ vs zờ do họ bị ngọng theo dân Ba Tàu (Thanh Nhân), ngoài ngọng ra thì họ còn dùng nhiều từ Ba Tàu Triều Châu như uống rượu -> nhậu, bánh chưng -> bánh tét, ...
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,397
Động cơ
622,738 Mã lực
Hiêu, diệu... chả sai gì cả, nó khác với chính tả chữ viết của toàn quốc, thế thôi. Chính tả "chuẩn" nó phản ánh cách phát âm mỗi vùng miền một ít. Những thứ tiếng nhiều người sử dụng như tiếng Anh, tiếng TQ, có một cách viết đúng nhưng phát âm khác nhau là chuyện thường.

Thực ra, tôi khó chịu với cách dùng từ, kể cả khi viết mà lại dễ dãi, lào phào ngu ngu ví như là chỉn chu? Phải là chỉnh chu mới đúng (chỉnh như trong chỉnh tề); cám ơn? Phải là cảm ơn mới đúng (cảm như trong cảm động, cảm xúc... chứ cám chỉ có cám lợn).
Những từ Hán Việt thì hay viết khác nhau và nhiều khi không còn mang nghĩa gốc. Thấy cụ post bài thì em cũng thử tìm hiểu xem thì thấy bài này: http://www.vns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/21.-NGUYEN-THI-THANH-TUYEN---TR317-321.pdf
 

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,092
Động cơ
910,087 Mã lực
Cụ đúng là siêu như con hiêu ý :))
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,211
Động cơ
532,877 Mã lực
Quê thớt đọc là hiêu thì rõ là hiêu rồi, bao năm nay có ai ý kiến gì đâu mà giờ rắc rối thế.:))
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
606
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Ý cụ chủ thớt nói con hiêu à? 😃
 

toilatho

Xe tăng
Biển số
OF-293847
Ngày cấp bằng
26/9/13
Số km
1,494
Động cơ
2,044 Mã lực
Nơi ở
Khắp nơi đều là nhà
Website
topbds.vn
Khộ, cụ chụ top bị niém gạch đá biêu (bêu) đầu =))
 

bút hêt mực

Xe tăng
Biển số
OF-639158
Ngày cấp bằng
22/4/19
Số km
1,972
Động cơ
131,432 Mã lực
Ở quê em - Vĩnh Phúc - nhiều vùng vẫn gọi là Hiêu, em cũng đôi khi nói vậy khi về quê, chả sao..
Đây là văn nói..
Chắc hươu khó phát âm, ngày xưa trẻ con, thậm chí người lớn em gặp rất nhiều người ngọng những từ hươu, khuya.
 

emily1909

Xe buýt
Biển số
OF-334690
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
721
Động cơ
286,493 Mã lực
Nói chung em thấy cả nước Việt Nam nói ngọng. Bắc, Trung, Nam, mỗi nơi ngọng 1 kiểu.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Những từ Hán Việt thì hay viết khác nhau và nhiều khi không còn mang nghĩa gốc. Thấy cụ post bài thì em cũng thử tìm hiểu xem thì thấy bài này: http://www.vns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/21.-NGUYEN-THI-THANH-TUYEN---TR317-321.pdf
Ngôn ngữ không đứng yên mà luôn thay đổi, phát triển cùng với hơi thở cuộc sống bác nhể :) có điều tôi không bị thuyết phục bởi bài viết đã dẫn vì từ "chỉn" đứng một mình thì trong tiếng Việt không có nghĩa gì cả. Đây rõ ràng là cách phát âm vùng miền (tiếng địa phương, dialect) nghe quen tai rồi được chấp nhận như tiếng phổ thông, có nghĩa, chỉnh chu có trước, chỉn chu có sau.

Ngày xưa có ông cụ viết sách: Đường kách mệnh. Nay chả ai dùng từ ấy nữa, mà dùng là "cách mạng".
 

Mitu31

Xe hơi
Biển số
OF-682018
Ngày cấp bằng
4/7/19
Số km
161
Động cơ
105,364 Mã lực
Em chưa bao giờ gọi con Hươu là con Hiêu cả ạ
 

vuronaldo03

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-553921
Ngày cấp bằng
9/2/18
Số km
860
Động cơ
163,415 Mã lực
Tuổi
34
Hiêu, diệu... chả sai gì cả, nó khác với chính tả chữ viết của toàn quốc, thế thôi. Chính tả "chuẩn" nó phản ánh cách phát âm mỗi vùng miền một ít. Những thứ tiếng nhiều người sử dụng như tiếng Anh, tiếng TQ, có một cách viết đúng nhưng phát âm khác nhau là chuyện thường.

Thực ra, tôi khó chịu với cách dùng từ, kể cả khi viết mà lại dễ dãi, lào phào ngu ngu ví như là chỉn chu? Phải là chỉnh chu mới đúng (chỉnh như trong chỉnh tề); cám ơn? Phải là cảm ơn mới đúng (cảm như trong cảm động, cảm xúc... chứ cám chỉ có cám lợn).
Nói như cụ thì chữ "cám" trong "cám cảnh" thì là cũng là cám lợn à (?)

Muốn giải thích thì nên tìm hiểu cho rõ, không thì người ta lại nói biết 1 mà không biết 2:
“Cảm ơn” và “cám ơn” đều được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt và đều có nguồn gốc từ hai chữ tiếng Hán, có âm Hán Việt đều là “cảm ân”.

Trong từ “cảm ân”, “cảm” có nghĩa là cảm thấy, cảm động, còn “ân” có nghĩa là “ơn”. Có thể hiểu “cảm ân” có nghĩa là cảm động, cảm kích với những điều tốt nhận được từ người khác. “Cảm ơn” và “cảm ân” có ý nghĩa như nhau.

Còn với từ “cám ơn”, yếu tố “cám” trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng đều không liên quan đến sự “tỏ lòng biết ơn”. “Cám” trong tiếng Việt có hai từ, “cám” (1) trong “cám gạo” và “cám” (2) nghĩa là động lòng thương trước một cảnh ngộ nào đó. Trong “cám ơn”, “cám” chính là “cám” (2).

“Cảm” và “cám” có cùng âm vực cao nên khi phát âm chúng hay bị nhầm lẫn dẫn tới sử dụng sai.

Tóm lại, khi muốn bày tỏ làm cảm kích với những điều tốt mà người khác làm cho mình, dùng từ “cảm ơn” là chính xác nhất, chuẩn mực nhất chứ không phải là “cám ơn”. Mọi người nhớ để sử dụng cho đúng để giữ gìn bản sắc tiếng Việt nhé."
 

Thằng hề 06

Xe tăng
Biển số
OF-714441
Ngày cấp bằng
1/2/20
Số km
1,685
Động cơ
100,794 Mã lực
Sao các cụ cứ lăn tăn ở câu từ thế, nói để người nghe hiểu đc là mục đích của các cuộc trò chuyện với nhau ,ví dụ như nói chữ nồn thì thằng đe... ó nào cũng hiểu ,từ thằng nói sõi đến thằng nói ngọng, dù cho người nói phát âm sai, vậy thì bắt bẻ nhau làm cái căng củ cọt gì ,hay như miền bắc gọi là đi... t, miền nam là đù, miền trung là đụ, những từ đó làm cạc gì có trong từ điển sao khi nói vẫn hiểu đc ,vậy nên mỗi miền quê đều có cách nói và phát âm riêng, ko lên miệt thị, xin lỗi các thằng cụ hay miệt thị kiểu đó chứ các thằng cụ ấy chắc bòi gì đã hơn ai
 

kdchuyennghiep

Xe tăng
Biển số
OF-392470
Ngày cấp bằng
17/11/15
Số km
1,615
Động cơ
252,450 Mã lực
Tuổi
43
Em thấy chúng ta có nhiều điều rất khó hiểu, học thì 1 kiểu, nhưng thực tế áp dụng lại 1 kiểu, các cụ ở trỏng thì em không biết chứ miền bắc đa phần mọi người hay đọc là Hiêu, nhưng viết lại viết là Hươu. Không biết cc đọc là Hươu hay Hiêu. Em từ nhỏ cũng toàn gọi là Hiêu.
Cụ về học lại lớp 1 nhé
"Huơu" đọc và viết khác với "hiêu"
"Rượu" đọc và viết khác với "diệu"
Em thật quan ngại sâu sắc vs giáo dục tiểu học của 1 bộ phận không nhỏ trên otofun nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top