Chữ quốc ngữ Việt dạng sơ khai là do linh mục Alexandre de Rohdes ( một người Pháp gốc Bồ Đào Nha ) phát minh ra năm 1651 nhằm mục đích truyền đạo vào Đông dương.
Đến 1772, với những cải cách quan trọng của Giám mục người Pháp Pigneau de Behaine thì chữ quốc ngữ mới có diện mạo như chữ tiếng Việt mà chúng ta dùng ngày nay.
Sự kiện đánh dấu vị thế chữ quốc ngữ là khi Pháp hoàn thành xâm chiếm NK vào khoảng 1860. Ngày 22/2 năm 1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngũ thay thế chữ Hán trong các công văn ở NK. Nghị định 82 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký ngày 6/4/1878 cũng đề ra mốc hẹn trong 4 năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ quốc ngữ. Sang TK 20, CP Đông Dương thuộc Pháp mở rộng chính sách dùng chữ quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910.
Việc cổ động cho học "chữ Quốc ngữ" ở toàn cõi nước Việt gắn với các phong trào cải cách trong giai đoạn 1890–1910 như phong trào Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục và ngành báo chí mới hình thành, đã thừa nhận và cổ vũ học "chữ Quốc ngữ", coi là phương tiện thuận lợi cho học hành nâng cao dân trí.
Theo tư liệu trong "Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ (25/5/1938)" do Bộ GD-ĐT VN tổ chức ngày 25/5/2008, thì Hội ra đời ngày 25/5/1938, đến ngày 29/7/1938, Thống sứ Bắc kỳ người Pháp công nhận sự hợp pháp của Hội. Đó là dấu mốc chắc chắn cho vị thế "chữ Quốc ngữ".
Ngày nay do chữ quốc ngữ là chữ ký tự Latin, đồng văn tự với phần lớn ngôn ngữ trên thế giới, việc giao tiếp ngôn ngữ trên internet trở nên dễ dàng hơn so với các bộ chữ tượng hình như chữ Nôm và chữ Hán. Tuy nhiên chữ Quốc Ngữ có nhược điểm là vì thuộc dạng ký tự biểu âm, nên không có khả năng biểu nghĩa rõ ràng như chữ Hán và chữ Nôm, do vậy lại gây ra sự đồng âm khác nghĩa và hiểu sai nghĩa của từ vựng trong tiếng Việt (nếu các từ đứng độc lập, đặc biệt là tên người hay tên địa danh).
Cùng với đó là việc không thể quy chuẩn cách viết các từ ngoại lai và tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt là nên theo viết theo âm đọc (như
tivi,
in-tơ-nét, ma-két-tinh,
Ma Rốc,
Ả Rập Xê Út) hay theo từ gốc (như
TV,
internet,
marketing,
Maroc,
Arab Saudi). Gần đây thì các từ ngoại lai mới được sử dụng trong tiếng Việt đang theo xu hướng chung là thay vì viết theo âm tiếng Việt thì sẽ viết theo kiểu nguyên bản nhiều hơn, nhưng phần lớn các báo hay sách lại không viết thêm cách đọc theo âm tiếng Việt (dù chỉ cần một lần trong cặp ngoặc đơn cũng không có), điều này dẫn đến vấn đề là khiến nguời Việt thường phát âm sai các từ ngoại lai (do thường quen đọc theo âm của chữ Quốc ngữ). Cũng như việc đọc tên người hay địa danh nước ngoài, vì tuỳ từng ngôn ngữ dùng chữ Latinh (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức...) sẽ có cách phát âm là khác nhau dù ký tự giống nhau, và các hệ thống chuyển tự Latin cũng chỉ biểu diễn cách đọc mang tính tương đối, nên nguời Việt cũng hay phát âm sai tên người nước ngoài.
Ví dụ như: tay vợt Andy Murray hay bị truyền thông Việt đọc phần họ là "Mu-ray", thực ra phát âm đúng phải là "Ma-ri" (/ˈmʌɹi/); họ Choi ở Hàn Quốc đọc đúng phải là "Chuê"; khi mới sang Việt Nam, huấn luyện viên Park Hang-Seo hay bị truyền thông Việt đọc tên là "Pắc Hang Xeo" như đọc chữ Quốc ngữ, và phải mất một thời gian sau tên ông mới được đọc lại là "Pắc Hang-sơ" cho đúng với âm của tiếng Hàn. Riêng tên HLV đội tuyển Đức Joachim Lowe.....ở VN đã có ít nhất 2 cách phát âm, nào là " Hoa kim Lu", nào là " Doa chim lớp"....
Chúng ta phải công bằng mà nói, người Pháp tuy đô hộ VN ( và Đông Dương ) nhưng họ không hề cưỡng bức đồng hóa dân ta, mà vẫn cho phép văn hóa bản địa được phát triển song song nền văn hóa Pháp du nhập vào, phải công bằng mà nói VN có chữ quốc ngữ là nhờ người Pháp.