[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,038
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
đó là vì chữ lating thuận lợi hơn chữ Hán và Nôm.
nhưng có một điều quan trọng khi thay đổi chữ lúc ý dân ta tỷ lệ mù chữ cao, tài liệu hồ sơ,... chưa có.
chứ mà để giờ mà thay thì có tiện bằng giời cũng không thể thích là thay được.
Giống a nhật bản chữ thì khó mà ko dám thay đổi bảo bọn nhật viết chữ chúng nó chịu chết vì ko học là quên ngay
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,355
Động cơ
334,284 Mã lực
Trong quá khứ người Việt dùng chữ Nôm, là hệ chữ ngữ tố dùng để viết tiếng Việt . Nó bao gồm một bộ chữ Hán (chủ yếu là phồn thể và các dị thể đã xuất hiện trước thế kỉ 20) để viết các từ Hán-Việt và dựa theo quy tắc ký âm của chữ Hán để tạo ra các ký tự mới để viết và biểu nghĩa các từ thuần Việt không có trong chữ Hán.

Sang thế kỷ 17, một giáo sĩ thiên chúa giáo đã phát minh chữ quốc ngữ và đưa vào VN để truyền đạo. Chữ quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rô-man đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp. Ưu điểm của chữ quốc ngữ là dễ học, dễ viết, dễ đọc.

Chữ quốc ngữ thực tế ko được dùng phổ biến trong 200 năm đầu tồn tại, đây là điều chắc chắn vì VN thời nhà Nguyễn vẫn là nước rất nặng vh phương Đông, suốt 200 năm đầu tồn tại chữ quốc ngữ chỉ dùng trong nhóm thiếu số ng Công Giáo. Cho tới khi người Pháp xâm lược, chiếm Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, thì tên gọi và vị trí của nó mới được xác lập.(theo tuoitre.vn thì khi quân Pháp đến VN chữ quốc ngữ còn vô danh, họ chỉ biết đến và ấn tượng với loại chữ viết này sau khi nhờ những nhà truyền giáo tại đây thông ngôn cho họ với dân Việt. https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm )

Wiki viết:

Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán trong các công văn ở Nam Kỳ.

Ngày 6 Tháng 4, 1878 Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký đề ra mốc năm 1882 thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:


Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 một lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này. Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.

Sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng:



Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở Trung Kỳ thì đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28 tháng 12 năm 1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế. Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của người Việt trong khi địa vị Chữ Hán và chữ Nôm càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.




tuoitre.vn viết:
Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.




Nhiều cụ OF cho rằng chữ quốc ngữ sau 1945 mới phổ biến, thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy trc 1945 chữ quốc ngữ đã đi sâu vào đời sống VN
Truyện tắt đèn bản in 1939 (theo http://tapchisonghuong.com.vn/)


Truyện số đỏ, bản in 1936, theo wiki




Truyện Kiều bằng chữ Nôm và quốc ngữ
.



Vì càng ngày càng ghét thằng tàu.
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
903
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
Chữ nôm chữ hán khó in ấn hơn chữ la tinh nhiều. Em thấy may mắn khi mình dùng được chữ la tinh chứ không phải dùng mấy cái nét ngoằn ngoèo của chữ hán nôm hay chũ gì như con cua bò của mấy anh láng giềng xung quanh. Tuy nhiên em vẫn ghét mấy cái dấu và ngôn ngữ vẫn ảnh hưởng bởi bọn hán nho quá nhiều.
 

XámChâuPhi

Xe tải
Biển số
OF-787405
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
382
Động cơ
36,429 Mã lực
Tuổi
55
Cụ nói thế chỉ đúng được một phần. Dân ta phải cảm ơn cái ông giáo sĩ ấy. Ông ta quá hiểu cái cách mà người Việt phát âm nên mới phát minh ra được cách ghép âm ghép vần như vậy.
Tại sao phát minh đó không do người VN tạo ra? Sau này ông BÙi Hiền phát minh kiểu chữ mới , vẫn chỉ là trên nền cái cũ . Chỉ thay hình dạng chữ cái thôi.
Cụ nhìn sang Nhật Bản mà xem. Họ sáng tạo ra hệ chữ mềm nhưng vẫn phải tham khảo rất nhiều chữ Hán. Kiểu sáng tạo nửa mùa . Học chữ Nhật vẫn siêu khó. Bên mình học để nhớ chữ rất dễ, nghĩa của nó thì mới khó.
Ông Giáo sĩ lấy chữ Latinh + dấu Hylap mới ra được chữ Quốc ngữ
Người Việt lúc đó không thể nghĩ ra, sáng tạo ra được/ Có chăng sáng tạo ra chữ giun dế như Lào, Cam, Thái
 

dixelead

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617749
Ngày cấp bằng
21/2/19
Số km
93
Động cơ
117,328 Mã lực
Mục đích ban đầu của các nhà truyền giáo này là phổ cập đạo Công giáo cho toàn bộ dân Việt thời ấy; nhưng sự bất đồng ngôn ngữ đã tạo khoảng cách lớn gây thêm khó khăn, nên họ đã sử dụng các loại văn mẫu với các chữ cái Latinh được hệ thống hóa để phục vụ cho việc giảng dạy.

Trong đó có hai người đã góp phần lớn về chữ Quốc ngữ ngày nay; một là ông Francisco de Pina, người tiên phong trong việc sáng tạo nên hệ thống chữ cái tiếng Việt ( dựa vào bảng chữ cái của La Mã để tạo ra các mặt chữ cái mới ).

Người thứ hai là ông Alexandre de Rhodes, ông này là người đã theo học ngôn ngữ Việt do ông Pina chỉ dẫn, và cũng là người giúp phát triển toàn diện hệ thống chữ Quốc ngữ. Trong quá trình phát triển ông cũng viết ra một vài tác phẩm văn học tạo nên nguồn cảm hứng cho các nhà văn trong nước, dần dần xuất hiện thêm nhiều tác phẩm văn học tiếng Việt hoàn chỉnh và ngày càng phong phú hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

mmxhung

Xe điện
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
4,053
Động cơ
302,547 Mã lực
Hình như là nhờ các vua Hùng đem con chữ về cho buôn làng mình ấy chứ, đất nước ta có hình chữ S từ thời Âu cơ quen Lạc long quân rồi chia nhau đào núi lấp biển, phân lô bán nền.
 

xomlieuhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803466
Ngày cấp bằng
3/2/22
Số km
181
Động cơ
14,268 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Có một cái em luôn thắc mắc. Ngày xưa học tiểu học, khi đọc truyện tranh gặp từ lạ em vẫn phiên âm và hỏi bố từ này nghĩa là gì. Vậy trẻ con Nhật và Tung Của, giả sử gặp chữ/ký tự mới thì bọn nó đọc kiểu gì?
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
903
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
Có một cái em luôn thắc mắc. Ngày xưa học tiểu học, khi đọc truyện tranh gặp từ lạ em vẫn phiên âm và hỏi bố từ này nghĩa là gì. Vậy trẻ con Nhật và Tung Của, giả sử gặp chữ/ký tự mới thì bọn nó đọc kiểu gì?
Hình như nó học phải nhớ hết mặt chữ và cách đọc.
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
Chưa chắc đã tốt, lịch sử chứng minh, những nước nào dùng kiểu chữ như chữ tàu, đều là nước giàu và mạnh.
Vâng cụ, nhóm G7 dùng chữ tàu là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh là phụ thôi =))
 

conkynhong1998

Xe buýt
Biển số
OF-746343
Ngày cấp bằng
14/10/20
Số km
662
Động cơ
63,317 Mã lực
Tuổi
26
Sau 1945 mới phổ cập thì đúng hơn. Còn trước đó thì thơ văn, báo chí, nhạc... đã xuất bản bằng chữ Quốc ngữ cả.
Phần lớn nhà văn VN sinh trong tk 20 ko biết chữ nôm, Tố Hữu, Chế Lan Viên chắc ko biết
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
Nhât, Hàn, Đài, TQ, có gì mà không chuẩn.
À thêm cả Sing nữa
Lạy cụ, cụ phán tiếng Hàn mà như tiếng TQ thì đúng là cụ quá chuẩn!
Singapore có bốn ngôn ngữ chính thức, đứng đầu là tiếng Anh rồi đến tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil, do đặc thù của cơ cấu dân số.
Đài Loan dân chủ yếu là người TQ ở đó thì còn thắc mắc gì nữa, cùng 1 nước TQ tách ra.
Tiếng Nhật thì có 1 trong 3 bộ chữ là Kanji có vay mượn từ tiếng Hán, nhưng ko hẳn giống nhau, vì chính du học sinh TQ cũng học tiếng Nhật méo cả mồm :))
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,152
Động cơ
400,605 Mã lực

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,210
Động cơ
220,948 Mã lực
Chữ tượng hình rối rắm thật đó, dù cũng có quy luật nhớ theo bộ thủ, nhưng vẫn rất dễ quên. Thường là phải tốt nghiệp cấp 3 thì mới gọi là chắc và quên ít. Còn nếu chỉ tốt nghiệp cấp 1 là quên rất nhiều đối với bọn tượng hình, quên từ cách phát âm đến nghĩa. Nên tỷ lệ tài mù chữ cao.

Còn đối với latin, học hết cấp 1 là gần như nhớ suốt đời, về phát âm và phần lớn nghĩa từ.
Bọn Trung Quốc học hết tiểu học mà nhớ được 2 ngàn chữ là coi như xuất sắc lắm rồi. Nhiều đứa học đại học hẳn hoi mà khi viết tay, nhiều từ chúng nó quên không viết được. Dùng máy tính thì ok vì có hỗ trợ chứ viết tay sai là bình thường. Nên Tàu mới có câu "tam sao thất bản", viết loành quành lắm nét thế thì nhớ làm sao được.
Nhật bản đỡ hơn tý nhưng vẫn có bộ chữ Hán phải sử dụng. Trẻ con gần như không viết, đọc được bộ chữ Hán. Người lớn lâu không dùng cũng quên. Nên Nhật Bản cũng đang cố giảm dần bộ chữ Hán, thay bằng chữ kí âm.
Hệ Latin như Việt Nam quá thuận lợi. Học 3 tháng là xóa mù, hết tiểu học thì coi như biết chữ vĩnh viễn, không bao giờ quên. Học xong viết cái gì cũng được, nghe được là diễn tả bằng chữ viết được. Còn hiểu hay không tính sau. Đấy là may mắn cho nước ta.
 

thanh8318

Xe đạp
Biển số
OF-778465
Ngày cấp bằng
26/5/21
Số km
40
Động cơ
34,666 Mã lực
Tuổi
37
Không biết các cụ nghĩ sao chứ em thấy chữ Việt mình quá thông minh và tiện ah, chả có bất quy tắc này nọ, học xong bảng chữ cái khi nghe người khác nói là viết được luôn. Cữ Hán, hay chữ Anh hàng năm đều phải bổ sung từ mới, cái này ko học là ko biết luôn.
Mình người Việt đẻ ra rồi học thấy dễ viết chứ Tây nó quen hệ thống chữ viết nó đến khi sang học tiếng Việt nó mới thấy sợ, cùng một chữ latinh nhưng dùng hoàn cảnh này thì nghĩa này, dùng hoàn cảnh khác nghĩa khác, chưa kể cụ học sâu ngữ pháp TV thì cũng ối giời ơi lắm, chia đực cái mình cũng lung tung như đang cái kéo, cái bút, cái thìa thì lại Con dao. =)) giải thích ngữ pháp tiếng Việt thì mệt thôi rồi luôn ý. Chả phải tự nhiên mà Tiếng Việt hàng năm thuộc nhóm ngôn ngữ khó trung bình trên thế giới.
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
903
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
Mình người Việt đẻ ra rồi học thấy dễ viết chứ Tây nó quen hệ thống chữ viết nó đến khi sang học tiếng Việt nó mới thấy sợ, cùng một chữ latinh nhưng dùng hoàn cảnh này thì nghĩa này, dùng hoàn cảnh khác nghĩa khác, chưa kể cụ học sâu ngữ pháp TV thì cũng ối giời ơi lắm, chia đực cái mình cũng lung tung như đang cái kéo, cái bút, cái thìa thì lại Con dao. =)) giải thích ngữ pháp tiếng Việt thì mệt thôi rồi luôn ý. Chả phải tự nhiên mà Tiếng Việt hàng năm thuộc nhóm ngôn ngữ khó trung bình trên thế giới.
tiếng Việt lươn lẹo do ảnh hưởng của bọn tàu. Từ ngữ trừu tượng thì thiếu nhưng một từ thì lươn lẹo ra đủ thứ kiểu.
 

datbq

Xe tải
Biển số
OF-206699
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
396
Động cơ
321,772 Mã lực
Cụ nhầm to!
Chữ quốc ngữ cũng chỉ giành cho con nhà giàu.
Chữ quốc ngữ chỉ phổ biến sau khi cụ Hồ ra chương trình bình dân học vụ.
Cụ Google hội truyền bá chữ quốc ngữ để biết dân ta chủ động tiếp nhận như thế nào
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,166
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Có một cái em luôn thắc mắc. Ngày xưa học tiểu học, khi đọc truyện tranh gặp từ lạ em vẫn phiên âm và hỏi bố từ này nghĩa là gì. Vậy trẻ con Nhật và Tung Của, giả sử gặp chữ/ký tự mới thì bọn nó đọc kiểu gì?
Trẻ con TQ, ĐL, HK học vỡ lòng cũng phải học phiên âm. Sau này gặp từ không biết thì tra từ điển hoặc hỏi bố như cụ thôi =)).
Đùa chút, chắc cụ muốn hỏi thời xưa khi chưa có bộ chữ phiên âm. Cái này thì trẻ con ở VN khi đó cũng học bằng cách thầy dạy cho chữ nào thì biết chữ đó. Bắt đầu bằng những từ cơ bản dành cho các lớp đồng ấu như tam tự kinh, tam thiên tự. Thuộc được khoảng 3000 chữ là dùng cũng tàm tạm rồi. Sau này gặp chữ khó thì lại hỏi thầy hoặc tra từ điển. Từ thời cổ đến nay nghe đồn chỉ có 3 ông TQ nhớ được hết tất cả các chữ.
Bonus thêm cho cụ là chữ Hán cũng có từ điển từ thời Hán, bao gồm cả cách viết lẫn cách đọc gọi là phiên thiết.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top