Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Nguyễn Ánh, Gia Long lại có mối thâm thù và muốn trả món nợ cừu hận ấy? Phải chăng Nguyễn Huệ cũng xử sự tàn độc khi chiến thắng?
Những việc làm “tàn độc” của Tây Sơn hầu như bị sử sách bỏ quên
Việc Nguyễn Ánh làm thì được kể lại kỹ càng. Nhưng việc của Tây Sơn làm thì không đụng tới. Phải được hiểu như thế nào về sự việc này?
Xin đọc trích dẫn một số sự việc khi Nguyễn Huệ Bắc tiến do linh mục Thomas Thiện viết phúc trình:
“Chừng một tháng nay, một vị tướng của tầu Attila, Nguyễn Huệ tên là Vach Quinh ðã trở lại xứ Nghệ mộ rất nhiều lính. và bắt dân chúng cung cấp một số gạo lớn. Với những hành ðộng tối dã man, tên ác quỷ ðó thường hay xẻo tai, lột da mặt từ trán cho tới miệng, ðánh nhừ tử cho ðến chết những viên xã trưởng hay những ðại diện cho các làng xã không tuân lệnh hắn ngay (…) Ai nếu ðều tin chắc rằng Bắc Vương ra Bắc Kỳ là ðể chiếm ngai vàng vương quốc mà thôi.
Những người ra trình diện ðều bị bắt ngay lập tức. Họ phaỉ trả một số tiền chuộc ít hay nhiều tùy theo chức vụ và tư cách của họ nếu họ muốn chạy tội. Còn nếu không có tiền chuộc, họ sẽ bị xử tử (…) Phẫn nộ trước các hành ðộng khinh thị ý ngài, Bắc Vương liền cho bắt họ lại và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Ngược lại họ cứng ðầu mãi, thì họ sẽ bị giết (…) Quân Tây Sơn ra lệnh cho dân làng ông phải ðem nộp ông ta ngay nếu không cả làng sẽ bị cướp phá hoàn toàn. Dân làng buộc lòng phải tuân lệnh và vị quan khốn nạn này lại rơi vào tay của quân Tây Sơn “ bạo tàn”, chúng liền xử tử ông và treo ðầu ông bên lề ðường.”
Ký tên. Thomas Thiện, linh mục người Bắc Kỳ.
Trích Tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Đăng Phương Nghi,Tập san sử địa, số 9-10, Sàigòn, 1968, từ trang 196-198.
Có hai tài liệu do Ngô Bắc dịch mới đây chứng minh rằng Tây Sơn đã dùng hải tặc Trung Hoa trong việc Bắc tiến. Đám Hải tặc Trung Hoa đã gây nhiều kiếp nạn trong vùng mà chúng đi qua hoặc trú đóng đúng như nội dung bản phúc trình của Thomas Thiện vừa được trích dẫn ở trên. Tài liệu do Dian H. Murray viết với tựa đề: Các ảnh hưởng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn trên sự phát triển của Hải tặc Trung Hoa. Để viết tài liệu này, Murray cũng đã dẫn chứng hàng chục tài liệu liên quan của các sử gia Tầu như Shun-tehsien-chih, Kuang-tung t’ung-chih, Chu Huai,8 chuan, 1827, v.v…
Điều đó cho thấy binh đội Tây Sơn đi đến đâu dân chúng lầm than khổ sở vì bị cướp bóc, bắt lính và tàn sát dân chúng đến đó.
Nào ai đã viết lại về các sự việc này?
Riêng đối với dòng họ Nguyễn Ánh thì kể như không một người nào sống sót dưới bàn tay của Tây Sơn, trừ lại còn mình Nguyễn Ánh. Theo Trần Gia Phụng ghi lại thì:
- Thứ nhất chú, bác ruột Nguyễn Ánh bị giết là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương.
- Thứ nhì anh em ruột của Nguyễn Ánh cũng bị Tây Sơn giết là Nguyễn Phúc Đông (anh ruột) và Nguyễn Phúc Mân, Nguyễn Phúc Thiên (em ruột).
- Thứ ba quan trọng hơn cả, Tây Sơn đã cho quật mộ Nguyễn Phúc Côn (thân phụ cuả Gia Long) đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790.
Về việc này, xin đọc kỹ chính sử nhà Nguyễn đã viết lại như sau:
“Tháng 9, ngày Ất Hợi, sửa lại sơn lăng.
Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu rất tốt, định dem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấ. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quẳng xuống vưc…(…) Đến nay Huyên đem việc tâu lên Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại.(..) Ngày kỷ Hợi, vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả“
Trích ĐNTL, trang 466.
Chẳng những thế, Tây Sơn Nguyễn Huệ còn đào hết lăng tẩm 8 đời của chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, ném xuống sông. Nhưng điều mà Nguyễn Ánh không thể tha thứ được là phần mộ của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh của Nguyễn Ánh cũng bị khai quật và hài cốt bị ném xuống sông.
Dưới cái nhìn thông tục, đời thường, cụ Võ Hương An cho rằng cuộc trả thù của Nguyễn Ánh chỉ là một cuộc vay trả. Đời có vay thì có trả. Nói khác đi sự trả thù có ý nghĩa chính đáng, chấp nhận được nếu đặt trong bối cảnh một xã hội theo thứ “Văn Hóa nuôi thù” vốn tồn tại nơi người Việt Nam.
Trả thù đôi khi trở thành một thúc bách luân lý và bổn phận.