[Funland] Vì sao không có tên đường Nguyễn Phúc Ánh hay Gia Long?

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,046
Động cơ
438,063 Mã lực
Nước Việt của Phan đình Phùng nên cụ Phan phải bảo vệ quyền lợi của họ Phan ở Việt Nam. Còn Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân vì sao phải làm Việt gian, chỉ điểm cho Pháp, đàn áp khởi nghĩa thì phải xem hoàn cảnh lịch sử. Có thể các cụ í muốn theo Pháp để ăn sung mặc sướng, vinh thân phì gia, cũng nên thông cảm cho các cụ í, phỏng ạ?
Lại đánh bắt xa bờ hả cụ :D
Ở đây đang nói ở cấp các vị hoàng đế có thẩm quyền và trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ lãnh thổ ạ :D
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,530 Mã lực
Nước Việt của Phan đình Phùng nên cụ Phan phải bảo vệ quyền lợi của họ Phan ở Việt Nam. Còn Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân vì sao phải làm Việt gian, chỉ điểm cho Pháp, đàn áp khởi nghĩa thì phải xem hoàn cảnh lịch sử. Có thể các cụ í muốn theo Pháp để ăn sung mặc sướng, vinh thân phì gia, cũng nên thông cảm cho các cụ í, phỏng ạ?
Còn lúc cụ Ánh chưa lên ngôi thì các chú Xiêm sang đây đê, xõa thoải mái đê, hãm hiếp, giết nguời mệt nghỉ đê.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,530 Mã lực
Lại đánh bắt xa bờ hả cụ :D
Ở đây đang nói ở cấp các vị hoàng đế có thẩm quyền và trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ lãnh thổ ạ :D
Còn lúc cụ Ánh chưa làm hoàng đế thì các chú Xiêm sang đây đê, xõa thoải mái đê, hãm hiếp, giết nguời mệt nghỉ đê.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,046
Động cơ
438,063 Mã lực
Hoàng Sa, Trường Sa - sự nghiệp lẫy lừng nhất của Gia Long
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/su-nghiep-lay-lung-tren-bien-cua-vua-gia-long-n20110721162944894.htm
Như thế, GS Vu Hướng Đông đã nói khá đúng về những công tích lẫy lừng trên biển của vua Gia Long. Chỉ tiếc một điều (có thể ông đã quên, hay cố tình quên) là chưa nói tới hoạt động thực thi chủ quyền của vua Gia Long và Vương triều Gia Long ở Hoàng Sa và Trường Sa, mà theo tôi đấy mới chính là sự nghiệp lẫy lừng nhất của vua Gia Long ở trên biển.



Bản dập mộc bản thời Nguyễn nói về việc vua Gia Long phái thủy quân ra Hoàng Sa đo đạc


Theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì vào năm 1803, nghĩa là chỉ mới mấy tháng sau khi thành lập Vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã chính thức “sai mộ dân ngoại tịch lập đội Hoàng Sa” theo như truyền thống có từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên gần 2 thế kỷ trước. Đặc biệt liên tục trong các năm 1815, 1816, ông “sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển” và triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ. Ông còn mở rộng quan hệ với các nước, nhận địa đồ đảo Hoàng Sa từ thuyền Mã Cao năm 1817, tuyên bố về hoạt động chủ quyền của Vương triều mình ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào phản đối hay có ý định tranh giành với ông. Đây là một trong những trang đẹp nhất, rạng rỡ và ngời sáng nhất của lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ riêng Việt Nam, mà cả thế giới đều biết.

Về thăm đảo Lý Sơn - quê hương của đội Hoàng Sa, chúng tôi thấy nhà thờ Phạm Quang Ảnh có đôi câu đối mà theo chúng tôi chính là biểu tượng tuyệt vời của truyền thống anh hùng quả cảm Việt Nam ngoài biển đảo:


“Trung can huyền nhật nguyệt,

Nghĩa khí quán càn khôn”.



Điều rất đặc biệt là người dân địa phương cho đến nay vẫn còn giữ được rất nhiều tư liệu quý báu minh chứng cho một lịch sử vô cùng gian khó và hào hùng khai chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các nguồn tài liệu phong phú và độc đáo này, có một số tư liệu vô giá của thời Gia Long như Tờ kê trình của Phú Nhuận hầu viết vào năm Gia Long thứ 2 (1803); Đơn của phường An Vĩnh ngày 11 tháng 2 năm Gia Long thứ ba (1804), Văn khế bán đoạn đất của xã An Vĩnh phục vụ cho hoạt động của đội Hoàng Sa lập vào năm Gia Long thứ 15 (1816)...


"Nhân tố biển đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thế lực bất cứ các chúa Nguyễn"

Hoạt động chủ quyền của vua Gia Long ở Hoàng Sa và Trường Sa đã được người phương Tây vô cùng khâm phục và đặc biệt đề cao. Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) từng viết hồi ký xác nhận: “Xứ Đàng Trong mà Quốc vương ngày nay mang danh hiệu Hoàng đế bao gồm xứ Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc của Cao Miên, một vài đảo có người ở không xa bờ biển và quần đảo Hoàng Sa, gồm có những đảo nhỏ, bãi đá ngầm và mỏm đá không người ở. Chỉ đến năm 1816 thì nhà vua hiện nay (vua Gia Long) mới chiếm hữu được quần đảo này”.


Giám mục Jean Louis Taberd cho rằng: Quần đảo Pracel “Vào năm 1816, nhà vua (vua Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta”. Ông còn cho xuất bản cuốn Từ điển La Tinh An Nam và kèm theo tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, trong đó có vẽ một cụm các đảo nhỏ với dòng chữ ghi chú: Paracel Seu Cát Vàng, khẳng định chính thức và chính xác Paracel hay là Bãi Cát Vàng thuộc vào bản đồ nước Việt Nam.

Tiến sĩ Gutzlaff, hội viên của Hội địa lý Hoàng gia Luân Đôn, biên soạn cuốn sách Geography Of The Cochinchinese Empire cho biết: “Chính phủ An Nam nhận thấy lợi ích có thể đem lại được nếu như dựng lên một ngạch quan thuế và đã duy trì những thuyền đánh thuế và một đội quân nhỏ đồn trú ở tại chỗ để thu thuế đối với tất cả những ai đến đó, và để bảo vệ những dân chài của nước họ”.

Năm 1850, M.A.Dubois de Jancigny viết sách nói rõ: “Chúng tôi chỉ muốn nhận xét rằng đã từ 34 năm nay (tức là từ 1816 đến 1850), quần đảo Paracels (mà những người An Nam gọi là Cát Vàng), thật là một chốn mê cung chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát thật sự đã làm những người đi biển kinh hãi và chỉ có thể kể đến trong số những địa điểm hoang vu cằn cỗi nhất của địa cầu, quần đảo do đã bị các người xứ Đàng Trong chiếm giữ. Chúng tôi không rõ họ đã có đặt một cơ sở nào không (có thể với mục đích là bảo vệ công việc đánh cá), nhưng chắc chắn rằng nhà vua Gia Long đã chủ tâm đính thêm đoá hoa độc nhất vô nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó”.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
Lại oánh võng hả cụ :D
Khi cụ Ánh lên ngôi trở thành Gia Long - vị vua của nước VN thống nhất thì khi đó cụ ấy mới đủ thẩm quyền và tính chính danh để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi, lãnh thổ của nhà Nguyễn chứ, và cụ ấy đã làm tốt chuyện này :D
Cụ ÁNh chả oánh được giặc ngoại xâm nào, nên chả dạy được ai về chuyện này ;))
Con cháu cụ Ánh gặp ngoại xâm bị nó vo viên nặn thành bù nhìn ;)), mấy ông tiền nhân này nêu ra bài học là: không buôn bán công nghiệp hóa như cụ Mã đã dạy thì Tây nó bóp mũi ;))
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Vấn đề là lúc này mặc dù Nguyễn Ánh và Nguyễn triều đã đc nhìn nhận tích cực hơn tuy nhiên vẫn còn khá e dè trong việc luận công và tội. Vậy nên vẫn chưa có tên đường. Nếu chỉ xét toàn công thôi thì e rằng quá tâng bốc nhưng xét toàn tội ko thì quá phũ.


SG vẫn còn giữ đường Sãi Vương - Nguyễn Phúc Nguyên. Theo em, việc khôi phục lại tên đường Gia Long chỉ còn là vấn đề thời gian.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
Hoàng Sa, Trường Sa - sự nghiệp lẫy lừng nhất của Gia Long
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/su-nghiep-lay-lung-tren-bien-cua-vua-gia-long-n20110721162944894.htm
---------------

Giám mục Jean Louis Taberd cho rằng: Quần đảo Pracel “Vào năm 1816, nhà vua (vua Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta”. Ông còn cho xuất bản cuốn Từ điển La Tinh An Nam và kèm theo tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, trong đó có vẽ một cụm các đảo nhỏ với dòng chữ ghi chú: Paracel Seu Cát Vàng, khẳng định chính thức và chính xác Paracel hay là Bãi Cát Vàng thuộc vào bản đồ nước Việt Nam.

-------------.
THật á, cụ đưa cái sử liệu ghi cụ ÁNh bơi thuyền thúng ra cắm cờ ở Paracel cái, khéo trước khi đi phải viết di chúc cụ nhề ;))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
SG vẫn còn giữ đường Sãi Vương - Nguyễn Phúc Nguyên. Theo em, việc khôi phục lại tên đường Gia Long chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nếu cụ nhiệt tâm thế thì nên thúc làm sớm, kẻo dư luận lâu ngày lại cứ nhớ cụ ÁNh cõng rắn thì hỏng.
CŨng như đường cụ Mạc, cứ nhớ đến chuyện tự trói mình thoai ;))
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,046
Động cơ
438,063 Mã lực


SG vẫn còn giữ đường Sãi Vương - Nguyễn Phúc Nguyên. Theo em, việc khôi phục lại tên đường Gia Long chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thế này mấy cụ anti nhà Nguyễn chuẩn bị đơn khiếu nại đi là vừa :D
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,259
Động cơ
519,647 Mã lực
Nếu cụ nhiệt tâm thế thì nên thúc làm sớm, kẻo dư luận lâu ngày lại cứ nhớ cụ ÁNh cõng rắn thì hỏng.
CŨng như đường cụ Mạc, cứ nhớ đến chuyện tự trói mình thoai ;))
Em mà được phép đặt tên đường sẽ cho đặt theo tên các loài hoa, loài thú hoặc đánh số cho dễ nhớ. Đặt tên người vô cùng phiền phức, ông này được chế độ ưa thì được đặt tên, mai mốt chế độ khác không ưa lại phải đặt tên khác tốn xèng. Trong Nam có đường Tổ Hủ Tiếu đọc trại tên Ngô tổng thống (Ngô Đình Diệm), ngoài Bắc thì lại có chuyện "buồn đới thì lên đầu LD mà đới". Đấy, tên đường tưởng hoành mà thực ra chả tráng tý nào!. Nghĩ mà cám cảnh cho các vĩ nhân tỉnh lẻ.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,046
Động cơ
438,063 Mã lực
Từ khi lên ngôi ngoài việc thảm sát tất cả những ai từng giúp Tây Sơn kể cả giúp Tây Sơn đánh giặc ngoại xâm, trả thù thi thể người có công giữ nước thì cụ Ánh không làm mất tấc đất nào ;))
Nhảm, tập đọc sách sử thêm cụ nhé.

“Thả xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp về. Thiếp là người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, đậu Hương tiến đời Lê, làm quan huyện Thanh Chương, bỏ quan về nhà. Khi nhà Lê mất, theo lời mời của Nguyễn Quang Toản mà ở lại Phú Xuân. Tới nay vào yết kiến, xin trở về làng. Vua [Nguyễn Vương] dụ rằng ‘Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta.’ [người viết in đậm]. Bèn sai quan quân đưa về (Thực lục I,tr.445)
Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẻ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẻ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544)
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
Em mà được phép đặt tên đường sẽ cho đặt theo tên các loài hoa, loài thú hoặc đánh số cho dễ nhớ. Đặt tên người vô cùng phiền phức, ông này được chế độ ưa thì được đặt tên, mai mốt chế độ khác không ưa lại phải đặt tên khác tốn xèng. Trong Nam có đường Tổ Hủ Tiếu đọc trại tên Ngô tổng thống (Ngô Đình Diệm), ngoài Bắc thì lại có chuyện "buồn đới thì lên đầu LD mà đới". Đấy, tên đường tưởng hoành mà thực ra chả tráng tý nào!. Nghĩ mà cám cảnh cho các vĩ nhân tỉnh lẻ.
Kể ra cứ phố Hàng Bột với Hàng Cỏ, ngõ Tạm Thương với ngõ Gạch rồi phố xưa nhà cổ thì nó cũng ý nghĩa lắm.
Ngặt vì ngày xưa các cụ làm đường hơi ít, nhẽ cứ sáp nhập dăm phát có phải tha hồ đặt tên không. Ai lại QUnag Trung Hà Đông rồi QUang Trung gần hồ, chả biết cụ Trung nào là cái cụ cưỡi voi ;))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
Nhảm, tập đọc sách sử thêm cụ nhé.

“Thả xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp về. Thiếp là người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, đậu Hương tiến đời Lê, làm quan huyện Thanh Chương, bỏ quan về nhà. Khi nhà Lê mất, theo lời mời của Nguyễn Quang Toản mà ở lại Phú Xuân. Tới nay vào yết kiến, xin trở về làng. Vua [Nguyễn Vương] dụ rằng ‘Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta.’ [người viết in đậm]. Bèn sai quan quân đưa về (Thực lục I,tr.445)
Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẻ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẻ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân **** của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544)
Không thịt cụ Thiếp thì thịt cụ Nhậm.
EM họ mới tha chứng tỏ em ruột cháu ruột thịt hết rồi.
ĐỌc sử đi kụ
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
Công trình tô hồng cụ Ánh xem ra mãi vẫn chưa làm cụ ÁNh thành con ngoan trò giỏi của mái trường XHCN rùi, ho ho.
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,046
Động cơ
438,063 Mã lực
Không thịt cụ Thiếp thì thịt cụ Nhậm.
EM họ mới tha chứng tỏ em ruột cháu ruột thịt hết rồi.
ĐỌc sử đi kụ
Có công thì thưởng, có tội thì phạt là lẽ thường tình! Nhất là tội đào mả quăng xác 9 đời chúa Nguyễn thì tha thế nào được!
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,046
Động cơ
438,063 Mã lực
Công trình tô hồng cụ Ánh xem ra mãi vẫn chưa làm cụ ÁNh thành con ngoan trò giỏi của mái trường XHCN rùi, ho ho.
Bôi nhọ mãi ko được thì cũng phải đành chịu thôi, cụ ấm ức mà làm gì :D
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Có công thì thưởng, có tội thì phạt là lẽ thường tình! Nhất là tội đào mả quăng xác 9 đời chúa Nguyễn thì tha thế nào được!
Lại tội đào mả, quăng xác, chả ai biết chỉ có sử gia nhà Nguyễn và người họ Nguyễn biết để kể lại, rõ là hay và thần thánh mỗi tội chả giống nhau ;))

Đại Nam Thực Lục: " ... Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đ.ảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng ... "

Nguyễn Phúc Tộc thế phả: “Theo truyền thuyết khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi đi tìm lại hài cốt của thân phụ nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này ...”
 
Chỉnh sửa cuối:

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
2,312
Động cơ
278,530 Mã lực
Lại tội đào mả, quăng xác, chả ai biết chỉ có sử gia nhà Nguyễn và người họ Nguyễn biết để kể lại, rõ là hay và thần thánh mỗi tội chả giống nhau ;))

Đại Nam Thực Lục: " ... Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đ.ảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng ... "

Nguyễn Phúc Tộc thế phả: “Theo truyền thuyết khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi đi tìm lại hài cốt của thân phụ nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này ...”
Sử Nguyễn ghi chép chân thực, khách quan.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top