Cụ nhắc thơ ca Cổ Nhuế thời hiện đại e mới nhớ ra văn học, thơ ca, âm nhạc thời Nguyễn đã sản sinh ra biết bao nhà văn nhà thơ, nhà sử học, nghệ nhân là niềm tự hào của dân tộc Việt, chỉ có thể là 1 triều đại thịnh trị, biết trọng nhân tài, nghệ thuật văn học thì mới được như thế
Khoa học nhân văn thời Nguyễn Sơ
Nói tới khoa học nhân văn thời này chủ yếu là nói về một nhà bác học bách khoa và hai cơ quan học thuật lớn của triều Nguyễn.
- Phan Huy Chú (1782-1840) là nhà bác học lớn ở thế kỷ 19. Đời làm quan của ông lắm lúc thăng trầm nên ông chán nãn đã xin từ quan về làng dạy học và viết sách. Cống hiến chủ yếu của Phan Huy Chú là công trình biên khảo đồ sộ Lịch triều hiến chương loại chí.
Bộ sách này gồm 49 quyển, chia thành 10 bộ môn: địa lý thiên nhiên và địa lý lịch sử Việt Nam; tiểu sử của các vua chúa, công thần, tướng lãnh và các nhà trí thức danh tiếng trong lịch sử đất nước; chế độ quan chức và guồng máy hành chính; lễ nghi và phẩm phục; chế độ khoa cử; chế độ thuế khóa; luật lệ; cách tổ chức và luyện tập quân đội; thư mục các sách Hán Nôm; chính sách và quan hệ ngoại giao. Lãnh vực nào Phan Huy Chú cũng tập hợp được tài liệu khá đầy đủ và sắp xếp có hệ thống. Đây là bộ bách khoa toàn thư lớn của thời đại quân chủ.
Cơ quan khoa học nhân văn quan trọng nhất thời Nguyễn là Quốc Sử Quán, được thành lập từ 1821, với những công trình quan trọng hàng đầu là :
- Đại Nam thực lục, 560 quyển ;
- Đại Nam liệt truyện, 85 quyển ;
- Đại Nam nhất thống chí, 45 quyển ;
- Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, 53 quyển, trên 4.000 trang, v.v.
- Âm nhạc và múa cung đình thời Nguyễn Sơ
Văn học
- Nguyễn Du (1765-1820) vừa là nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, vừa là danh nhân văn hóa thế giới. Khi Gia Long lên ngôi, ông ra làm quan đến chức Tham Tri bộ Lễ và từng đi sứ Trung Quốc. Là tác giả ba tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du được biết nhiều nhất vì đã viết ba áng văn Nôm.
- Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là một người theo đạo Công giáo đã từng chu du nhiều nơi trên thế giới như Hongkong, Singapore, Roma, Paris và học được nhiều điều hay của nền văn minh và công nghệ tiên tiến thế giới
- Cao Bá Quát (1809-1854)
Âm nhạc Phú Xuân gồm âm nhạc cổ điển, âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình.
Âm nhạc cổ điển Phú Xuân gồm ca Huế và đờn Huế, với khoảng 50 tác phẩm cơ bản, chia ra thành hai điệu thức lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc có những bài bản quen thuộc như Cổ Bản, Lộng Điệp, Long Ngâm… Điệu Nam có các bài bản như Nam Ai, Nam Bình, Tương Tư Khúc, Tứ Đại Cảnh...
Trong khi các nữ nghệ nhân ca Huế có những cách nhấn nhá, láy luyến, lấy hơi, đưa hơi điêu luyện thì các nam nhạc công nhạc Huế có những ngón đàn tế nhị tinh vi. Một nghệ nhân tài hoa có thể sử dụng trên đàn tì bà những ngón chày, hưởng, vả, mổ, bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rải...
Nhạc cung đình ngày nay chỉ còn tồn tại ở Huế. Đây là một bộ môn âm nhạc đã được Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ đề cao, gồm có Đại Nhạc và Tiểu Nhạc. Dàn Đại Nhạc gồm kèn, trống, bộ gõ và nhiều cây đàn; dàn Tiểu Nhạc gồm sáo, đàn nguyệt, đàn nhị, tì bà. Nổi tiếng nhất là các bản Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ Quảng, Liên hoàn, Bình báng, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã…
Do tính chất phong phú điêu luyện của nó, nhạc cung đình Phú Xuân-Huế đã được UNESCO công nhận là một bộ phận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2003.