- Biển số
- OF-346713
- Ngày cấp bằng
- 14/12/14
- Số km
- 526
- Động cơ
- 274,080 Mã lực
Hoạt động ngoại giao của chính quyền Nguyễn Ánh với Xiêm La thời gian 1788 – 1802
Trong thời gian 1788 – 1802, sứ giả của chính quyền Nguyễn Ánh qua lại Bangkok nườm nượp như đi chợ, năm nào cũng có, thậm chí có năm có tới hai ba đoàn, điều này cho thấy Ánh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng quan hệ với Xiêm La. Các hoạt động có liên quan với Xiêm khác của Ánh đều nhằm phục vụ nhiệm vụ này. Chẳng hạn cuối 1789, Xiêm bị đói, qua Gia Định xin mua gạo. Nguyễn Ánh ra lệnh cho hơn 8.000 phương gạo, đến 1793 Xiêm lại bị đói, qua xin mua gạo ở Kiên Giang, Quản đạo Kiên Giang Nguyễn Tiến Lượng tâu lên, Ánh nói “Nước ta với Xiêm vốn có tình láng giềng tốt với nhau, dân Xiêm cũng như dân ta, sao nỡ thấy người
ta đói kém mà không thương?”, ra lệnh bán gạo cho. Hay năm 1789, nước Tà Ni (biệt danh nước Chà Và) sai sứ đến hiến sản vật địa phương và xin quân giúp đánh Xiêm. Nguyễn Ánh từ chối lễ vật mà bảo về, nhân viết thư báo cho nước Xiêm. Nhưng quan hệ giữa Gia Định với Xiêm La trước 1802 còn có nhiều điểm tế nhị chung quanh các vấn đề Chân Lạp, Ba Thắc và Hà Tiên, đây chỉ giới thiệu sơ lược.
Ngay sau khi chiếm lại được Gia Định năm1788, Ánh đã sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhơn và Cai đội Tống Phước Châu qua Xiêm báo tin thắng trận. Qua 1789 nhân Nguyễn Huỳnh Đức từ Xiêm về, vua Xiêm gởi giúp Ánh 50 chiến thuyền cùng lưu hoàng, diêm tiêu, súng ống.
Năm 1790 Phụ chính Chân Lạp Chiêu Chủy Biện vì Gia Định sai người giữ Ba Thắc nên oán giận, nói với vua Xiêm rằng Nguyễn Ánh có ý đánh Xiêm. Ánh bèn sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn, Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng sung Chánh Phó sứ qua Xiêm (Tặng Phật vương một đôi lồng đèn pha lê, hai tấm gương lớn, một cây hoa vàng, một cây hoa bạc, một chiếc thuyền lê lớn, cho Nhị vương một đôi lồng đèn pha lê, hai tấm gương lớn, đường cát, đường phèn, sáp ong mỗi thứ 500 cân), vua Xiêm được thư bèn thôi.
Năm 1791, vua Xiêm sai Sa Lật Vằn Tri Khôn Sĩ Thi Na đến hiến sản vật (2 con ngựa hồng và bạch, 10 cây long bào gấm, 4 chiếc chiêng đồng). Trước đó Tây Sơn đánh Vạn Tượng đòi nộp cống, Vạn Tượng không chịu, đánh bại Tây Sơn, đưa tù binh qua Xiêm. Vua Xiêm bèn sai sứ sang báo tin và đưa cả những cờ trống đã bắt được của Tây Sơn để làm tin. Khi sứ giả tới, Nguyễn Ánh hậu đãi rồi cho về, sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn và Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng cùng đi (Tặng Phật vương 30 cỗ cáng, cho Nhị vương một đôi hoa vàng bạc).
Năm 1791, đầu tiên người Xiêm đưa Mạc Công Bính (cháu nội Mạc Thiên Tích) về giữ Hà Tiên, nhưng Nguyễn Ánh sai Bính giữ đạo Long Xuyên. Đến lúc ấy người Xiêm gửi thư trách, Bính sợ, tâu với Nguyễn Ánh, lại xin về Gia Định triều kiến. Ánh dụ “Ngươi một lòng trung ái, theo được thói tốt của ông ngươi, ta há không biết sao! Nhưng từ Hà Tiên thất thủ, quyến thuộc nhà ngươi đều chạy sang Xiêm nương nhờ, dẫu không ơn lớn, cũng có ơn nhỏ. Nay hãy nín náu theo họ, trở về Hà Tiên, đợi khi mọi việc yên rồi, sẽ có cách xử trí. Cũng bất tất phải vào chầu, hoặc có kẻ nhỏ nhen, nhân đó gièm pha, lại thêm hiềm khích”, theo đó đủ biết sau chiến tranh Hà Tiên thời Đàng Trong, các chính quyền ở Xiêm từ Trịnh Tân tới Rama I đều không từ bỏ tham vọng của mình ở Hà Tiên mặc dù không dám chính thức chiếm đóng vùng này.
Năm 1793, Nhị vương nước Xiêm đem quân giúp Ánh, thủy bộ 50.000 người đóng ở Phnom Penh, chiến thuyền 500 chiếc đậu ở Hà Tiên, sai sứ mang thư tới Gia Định. Lưu trấn thần đưa sứ giả ra Quy Nhơn gặp Ánh, nhưng Ánh đã rút được bài học về việc cầu viện ngoại nhân sau trận Rạch Gầm năm 1785 nên sai trả lời nói sắp đến mùa gió bấc, đường thủy không tiện, quân Xiêm bèn rút về.
Đầu năm 1796, sai Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng và Cai cơ Nguyễn Văn Thoại sung Chánh Phó sứ sang Xiêm (Tặng Phật vương một tòa bảo tháp bằng đá trắng, một xâu đèn thủy tinh, mười lượng kỳ nam, sáp ong, đường phèn, đường hoa, đường cát mỗi thứ 500 cân). Năm 1797, sai Khâm sai Cai cơ Trần Phúc Chất mang quốc thư sang Xiêm báo việc binh, nói nghe tin Diến Điện mượn thủy quân Hồng Mao đánh Xiêm, nếu đúng thì Gia Định sẽ phát thủy quân đánh giúp. Vua Xiêm viết thư cảm tạ, hiến 10 vạn cân diêm tiêu, nói ngày nào quân Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, nếu thiếu quân dụng sẽ xin giúp. Năm 1798, sai Phó tướng Hữu quân Nguyễn Đức Thành và Tham tri Hình bộ Nguyễn Hoài Quỳnh đi sứ qua Xiêm. Năm 1799, Xiêm La sai sứ là Khôn Sĩ Thi Na tới mừng, Nguyễn Ánh ban thưởng rất hậu cho về, lại sai Khâm sai Thuộc nội Cai cơ Tống Phước Châu và Tham tri bộ Binh Trần Phước Tri qua Xiêm đáp lễ.
Năm 1798 Diến Điện đánh Xiêm, Xiêm sai sứ qua xin giúp, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Trương đem quân cứu viện, nhưng tới Côn Lôn thì nghe tin quân Diến Điện đã rút, Trương đem quân về, còn Đức qua Xiêm bàn việc giao hiếu.
Năm 1799, Nguyễn Ánh sai Khâm sai Thống binh Cai cơ Nguyễn Văn Thoại và Khâm sai Cai đội Lưu Phước Tường sung Chánh Phó sứ đem quốc thư qua Xiêm (tặng Phật vương một thuyền đại hiệu Phụ quốc và mười cỗ súng lớn bằng gang). Thư đại ý nói hiện Tây Sơn đang cốt nhục hại nhau, lại ngờ vực giết cả quan cũ tướng cũ, sắp đến ngày diệt vong, nên đã chỉnh đốn binh giáp, định ngày tấn công. Nếu được đại tướng của Xiêm điều động quân Chân Lạp và Vạn Tượng theo đường thượng đạo đánh xuống Nghệ An giúp thanh thế cho, thì Tây Sơn trước mặt
sau lưng đều bị đánh, không rảnh mà mưu tính được, mình có thể thừa cơ hội thu phục đất cũ. Vua Xiêm bằng lòng, truyền hịch cho các sách Man ở thượng đạo chuẩn bị quân và voi để chờ lệnh.
Nhìn chung với các hoạt động kiểu này, Nguyễn Ánh đã thành công trong việc biến Xiêm La thành nước đứng đầu mặt trận ảo của mình phía tây Trường Sơn để uy hiếp Nghệ An khiến Tây Sơn phải phân tâm chia sức. Nói là mặt trận ảo vì như người ta sẽ thấy, Ánh không bao giờ để quân Xiêm đặt chân lên Việt Nam lần nữa mà tự mình liên hệ với Vạn Tượng năm 1801 trong việc liên kết tấn công Nghệ An.
Trong thời gian 1788 – 1802, sứ giả của chính quyền Nguyễn Ánh qua lại Bangkok nườm nượp như đi chợ, năm nào cũng có, thậm chí có năm có tới hai ba đoàn, điều này cho thấy Ánh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng quan hệ với Xiêm La. Các hoạt động có liên quan với Xiêm khác của Ánh đều nhằm phục vụ nhiệm vụ này. Chẳng hạn cuối 1789, Xiêm bị đói, qua Gia Định xin mua gạo. Nguyễn Ánh ra lệnh cho hơn 8.000 phương gạo, đến 1793 Xiêm lại bị đói, qua xin mua gạo ở Kiên Giang, Quản đạo Kiên Giang Nguyễn Tiến Lượng tâu lên, Ánh nói “Nước ta với Xiêm vốn có tình láng giềng tốt với nhau, dân Xiêm cũng như dân ta, sao nỡ thấy người
ta đói kém mà không thương?”, ra lệnh bán gạo cho. Hay năm 1789, nước Tà Ni (biệt danh nước Chà Và) sai sứ đến hiến sản vật địa phương và xin quân giúp đánh Xiêm. Nguyễn Ánh từ chối lễ vật mà bảo về, nhân viết thư báo cho nước Xiêm. Nhưng quan hệ giữa Gia Định với Xiêm La trước 1802 còn có nhiều điểm tế nhị chung quanh các vấn đề Chân Lạp, Ba Thắc và Hà Tiên, đây chỉ giới thiệu sơ lược.
Ngay sau khi chiếm lại được Gia Định năm1788, Ánh đã sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhơn và Cai đội Tống Phước Châu qua Xiêm báo tin thắng trận. Qua 1789 nhân Nguyễn Huỳnh Đức từ Xiêm về, vua Xiêm gởi giúp Ánh 50 chiến thuyền cùng lưu hoàng, diêm tiêu, súng ống.
Năm 1790 Phụ chính Chân Lạp Chiêu Chủy Biện vì Gia Định sai người giữ Ba Thắc nên oán giận, nói với vua Xiêm rằng Nguyễn Ánh có ý đánh Xiêm. Ánh bèn sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn, Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng sung Chánh Phó sứ qua Xiêm (Tặng Phật vương một đôi lồng đèn pha lê, hai tấm gương lớn, một cây hoa vàng, một cây hoa bạc, một chiếc thuyền lê lớn, cho Nhị vương một đôi lồng đèn pha lê, hai tấm gương lớn, đường cát, đường phèn, sáp ong mỗi thứ 500 cân), vua Xiêm được thư bèn thôi.
Năm 1791, vua Xiêm sai Sa Lật Vằn Tri Khôn Sĩ Thi Na đến hiến sản vật (2 con ngựa hồng và bạch, 10 cây long bào gấm, 4 chiếc chiêng đồng). Trước đó Tây Sơn đánh Vạn Tượng đòi nộp cống, Vạn Tượng không chịu, đánh bại Tây Sơn, đưa tù binh qua Xiêm. Vua Xiêm bèn sai sứ sang báo tin và đưa cả những cờ trống đã bắt được của Tây Sơn để làm tin. Khi sứ giả tới, Nguyễn Ánh hậu đãi rồi cho về, sai Bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn và Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng cùng đi (Tặng Phật vương 30 cỗ cáng, cho Nhị vương một đôi hoa vàng bạc).
Năm 1791, đầu tiên người Xiêm đưa Mạc Công Bính (cháu nội Mạc Thiên Tích) về giữ Hà Tiên, nhưng Nguyễn Ánh sai Bính giữ đạo Long Xuyên. Đến lúc ấy người Xiêm gửi thư trách, Bính sợ, tâu với Nguyễn Ánh, lại xin về Gia Định triều kiến. Ánh dụ “Ngươi một lòng trung ái, theo được thói tốt của ông ngươi, ta há không biết sao! Nhưng từ Hà Tiên thất thủ, quyến thuộc nhà ngươi đều chạy sang Xiêm nương nhờ, dẫu không ơn lớn, cũng có ơn nhỏ. Nay hãy nín náu theo họ, trở về Hà Tiên, đợi khi mọi việc yên rồi, sẽ có cách xử trí. Cũng bất tất phải vào chầu, hoặc có kẻ nhỏ nhen, nhân đó gièm pha, lại thêm hiềm khích”, theo đó đủ biết sau chiến tranh Hà Tiên thời Đàng Trong, các chính quyền ở Xiêm từ Trịnh Tân tới Rama I đều không từ bỏ tham vọng của mình ở Hà Tiên mặc dù không dám chính thức chiếm đóng vùng này.
Năm 1793, Nhị vương nước Xiêm đem quân giúp Ánh, thủy bộ 50.000 người đóng ở Phnom Penh, chiến thuyền 500 chiếc đậu ở Hà Tiên, sai sứ mang thư tới Gia Định. Lưu trấn thần đưa sứ giả ra Quy Nhơn gặp Ánh, nhưng Ánh đã rút được bài học về việc cầu viện ngoại nhân sau trận Rạch Gầm năm 1785 nên sai trả lời nói sắp đến mùa gió bấc, đường thủy không tiện, quân Xiêm bèn rút về.
Đầu năm 1796, sai Cai cơ Nguyễn Tiến Lượng và Cai cơ Nguyễn Văn Thoại sung Chánh Phó sứ sang Xiêm (Tặng Phật vương một tòa bảo tháp bằng đá trắng, một xâu đèn thủy tinh, mười lượng kỳ nam, sáp ong, đường phèn, đường hoa, đường cát mỗi thứ 500 cân). Năm 1797, sai Khâm sai Cai cơ Trần Phúc Chất mang quốc thư sang Xiêm báo việc binh, nói nghe tin Diến Điện mượn thủy quân Hồng Mao đánh Xiêm, nếu đúng thì Gia Định sẽ phát thủy quân đánh giúp. Vua Xiêm viết thư cảm tạ, hiến 10 vạn cân diêm tiêu, nói ngày nào quân Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, nếu thiếu quân dụng sẽ xin giúp. Năm 1798, sai Phó tướng Hữu quân Nguyễn Đức Thành và Tham tri Hình bộ Nguyễn Hoài Quỳnh đi sứ qua Xiêm. Năm 1799, Xiêm La sai sứ là Khôn Sĩ Thi Na tới mừng, Nguyễn Ánh ban thưởng rất hậu cho về, lại sai Khâm sai Thuộc nội Cai cơ Tống Phước Châu và Tham tri bộ Binh Trần Phước Tri qua Xiêm đáp lễ.
Năm 1798 Diến Điện đánh Xiêm, Xiêm sai sứ qua xin giúp, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Trương đem quân cứu viện, nhưng tới Côn Lôn thì nghe tin quân Diến Điện đã rút, Trương đem quân về, còn Đức qua Xiêm bàn việc giao hiếu.
Năm 1799, Nguyễn Ánh sai Khâm sai Thống binh Cai cơ Nguyễn Văn Thoại và Khâm sai Cai đội Lưu Phước Tường sung Chánh Phó sứ đem quốc thư qua Xiêm (tặng Phật vương một thuyền đại hiệu Phụ quốc và mười cỗ súng lớn bằng gang). Thư đại ý nói hiện Tây Sơn đang cốt nhục hại nhau, lại ngờ vực giết cả quan cũ tướng cũ, sắp đến ngày diệt vong, nên đã chỉnh đốn binh giáp, định ngày tấn công. Nếu được đại tướng của Xiêm điều động quân Chân Lạp và Vạn Tượng theo đường thượng đạo đánh xuống Nghệ An giúp thanh thế cho, thì Tây Sơn trước mặt
sau lưng đều bị đánh, không rảnh mà mưu tính được, mình có thể thừa cơ hội thu phục đất cũ. Vua Xiêm bằng lòng, truyền hịch cho các sách Man ở thượng đạo chuẩn bị quân và voi để chờ lệnh.
Nhìn chung với các hoạt động kiểu này, Nguyễn Ánh đã thành công trong việc biến Xiêm La thành nước đứng đầu mặt trận ảo của mình phía tây Trường Sơn để uy hiếp Nghệ An khiến Tây Sơn phải phân tâm chia sức. Nói là mặt trận ảo vì như người ta sẽ thấy, Ánh không bao giờ để quân Xiêm đặt chân lên Việt Nam lần nữa mà tự mình liên hệ với Vạn Tượng năm 1801 trong việc liên kết tấn công Nghệ An.